VÌ SAO CHUỘT SỢ MÙI MÈO?
Mèo, chuột cống và các loài săn mồi khác phát ra một tín hiệu hóa học gây nên cảm giác sợ hãi ở chuột nhắt.
Ảnh: AP.
BBC cho biết, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Scripps ở La Jolla, California, Mỹ khám phá ra rằng chuột nhắt và có thể cả các loài có vú khác phát triển những cơ quan thụ cảm tiếp nhận được các tín hiệu hóa học từ loài khác. Do đó, chuột sẽ có phản ứng sợ hãi khi phát hiện ra một số loại protein đặc trưng có trong nước bọt của mèo và nước tiểu của chuột cống.
Các protein này, có tên Mup, tác động vào các tế bào trong một cơ quan cảm giác đặc biệt ở chuột nhắt gọi là cơ quan khứu giác ở vòm miệng. Cơ quan khứu giác ở vòm miệng chứa các tế bào thần kinh nhận biết các protein đó. Cơ quan này được nối với các vùng liên quan đến trí nhớ, cảm xúc, và giải phóng hoóc môn trong não bộ. Ở nhiều loài động vật có vú, đây là cơ quan nhận biết pheromone (tín hiệu hóa học chứa thông tin giữa các cá thể cùng loài). Các pheromone ấy có thể tác động trực tiếp đến hành vi của động vật.
Nhưng trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học lại thấy các tế bào thần kinh trong cơ quan khứu giác vòm miệng ở chuột nhắt cũng bị các tín hiệu hóa học từ loài săn mồi kích thích. Các protein đó khiến chuột có các biểu hiện sợ hãi như bất động hoặc nằm sát mặt đất khi chúng đánh hơi và thăm dò xung quanh.
Lisa Stowers, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận định phát hiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một khi động vật đã phát triển một cơ quan thụ cảm nhận biết một loại protein Mup thì các gen gốc cũng có thể làm phát triển các cơ quan thụ cảm mới nhận biết protein từ các loài động vật khác. Điều đó sẽ giúp chúng tránh bị ăn thịt.
Tuy nhiên, điều làm giáo sư Stowers ngạc nhiên là kết quả thí nghiệm khi bà và nhóm nghiên cứu kích hoạt cơ quan khứu giác vòm miệng ở chuột nhắt rồi cho chúng tiếp xúc với một con chuột cống còn sống nhưng bị gây mê. Do không thể nhận biết protein Mup, những con chuột nhắt từng đối mặt với chuột cống hoàn toàn không thể hiện sự sợ hãi, mặc dù chúng vẫn nhìn thấy con chuột cống ngay trước mặt.
Stowers nói: “Một con chuột thí nghiệm đã cuộn mình nằm ngủ ngay cạnh con chuột cống. Chúng tôi nghĩ nó mất cảm giác sợ chuột cống”.
Nhưng trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học lại thấy các tế bào thần kinh trong cơ quan khứu giác vòm miệng ở chuột nhắt cũng bị các tín hiệu hóa học từ loài săn mồi kích thích. Các protein đó khiến chuột có các biểu hiện sợ hãi như bất động hoặc nằm sát mặt đất khi chúng đánh hơi và thăm dò xung quanh.
Lisa Stowers, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận định phát hiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một khi động vật đã phát triển một cơ quan thụ cảm nhận biết một loại protein Mup thì các gen gốc cũng có thể làm phát triển các cơ quan thụ cảm mới nhận biết protein từ các loài động vật khác. Điều đó sẽ giúp chúng tránh bị ăn thịt.
Tuy nhiên, điều làm giáo sư Stowers ngạc nhiên là kết quả thí nghiệm khi bà và nhóm nghiên cứu kích hoạt cơ quan khứu giác vòm miệng ở chuột nhắt rồi cho chúng tiếp xúc với một con chuột cống còn sống nhưng bị gây mê. Do không thể nhận biết protein Mup, những con chuột nhắt từng đối mặt với chuột cống hoàn toàn không thể hiện sự sợ hãi, mặc dù chúng vẫn nhìn thấy con chuột cống ngay trước mặt.
Stowers nói: “Một con chuột thí nghiệm đã cuộn mình nằm ngủ ngay cạnh con chuột cống. Chúng tôi nghĩ nó mất cảm giác sợ chuột cống”.
Ngọc Thúy