Vì sao các nước EU phát triển các liên kết vùng?

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
VÌ SAO CÁC NƯỚC EU PHÁT TRIỂN CÁC LIÊN KẾT VÙNG

Các anh chị cho em hỏi vì sao các nước EU phát triển liên kết vùng? Mục đich và ý nghĩa? Cảm ơn các anh các chị nhiều.
 
- Vì sao các nước EU phát triển liên kết vùng?

* Trước tiên: cần hiểu khái niệm liên kết vùng châu Âu là gì:

Liên kết vùng Châu Âu (Euroregion): Chỉ 1 khu vực biên giới Eu mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành các hoạt động hợp tác kinh tế, XH, văn hóa một cách tự nguyện vì lợi ích chung các bên tham gia.

=> EU liên kết vùng vì lợi ích chung khu vực EU.
Vào 1/1/1993 EU đã thiết lập một thị trường chung. Trong thị trường này việc thực hiện tự do lưu thông về tiền vốn, hàng hóa, dịch vụ, con người giữa các nước thành viên được đảm bảo, đặc biệt việc ra đời đồng tiền chung ơ-rô đã tạo một bước tiến lớn trong quá trình liên kết EU.

- Ngoài ra EU còn tiến hành hợp tác trên các sản xuất và dịch vụ đồng thời đẩy mạnh các mối quan hệ giao lưu về kinh tế- văn hóa xã hội thông qua việc thực hiện liên kết vùng.

-----> Những hoạt động đó đã chứng minh cho ý tưởng đầy tham vọng của EU là nhất thể hóa Châu Âu và thực sự chính nhờ việc đẩy mạnh hợp tác, liên kết như vậy, EU đã trở thành một tổ chức liên kết khu vực tương đối thống nhất, chặt chẽ. Vậy cụ thể việc hình thành một EU thống nhất đã mang lại những lợi ích nhất định.


- Mục đich và ý nghĩa?

- Mục đích:
- Xây dựng EU thành một khu vực thống nhất:

+ Tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ,con người và tiền vốn.

+ Tăng cường hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp và nội vụ, an ninh và đối ngoại

- Ý nghĩa:

* việc hình thành thị trường chung châu Âu

+ Tăng cường tự do lưu thông về con người, hàng hóa, dịch vụ, tiền vốn.

VD: Các xe tải vượt chặng đường 1200 km qua các biên giới giảm từ 58 giờ xuống 36 giờ
- Người Đan Mạch có thể làm việc ở mọi nơi trên đất Pháp như người Pháp
- Một chiếc ô tô của Italia bán sang các nước EU khác thì không phải nộp thuế
- Một người Bồ Đào Nha có thể dễ dàng mở tài khoản tại các nước EU khác.

+ Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa ở EU về các mặt kinh tế- xã hội
VD:
- Các hãng bưu chính, viễn thông của Anh, Đức có thể tự do kinh doanh ở Bỉ
- Một luật sư người Italia có thể hành nghề ở Béc-lin như một luật sư Đức
- Một
sinh viên kiến trúc Hi Lạp có thể theo học một khóa đào tạo về thiết kế nhà gỗ ở Hen-xinh-ki như một sinh viên người Phần Lan

Hoặc:
Cùng là mạng viễn thông nhưng hãng Vodafone của Anh - một trong những hãng viễn thông lớn nhất thế giới( chỉ đứng sau hãng Chinamobile của Trung Quốc).

Hãng này có thể tự do kinh doanh ở mọi nước trong khối EU
Nhưng ngược lại nếu hãng Vieettel, Vinaphone của Việt Nam nếu muốn hoạt động trong thị trường các nước EU thì phải xin giấy phép kinh doanh và phải hoạt động thật hiệu quả thì mới đủ sức cạnh tranh với các hãng viễn thông lớn của khối.
+ Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế toàn khối
VD:
- Ô tô Mét-xe-đec, hãng ô tô có thương hiệu hàng đầu của Đức. Khi xuất khẩu sang các nước EU do không phải chịu thuế quan nên giá cả hợp lí → kích thích tiêu dùng → thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngay cả một người nông dân Pháp cũng có ô tô Met-xe-dec để đi làm tại các nông trại

Nhưng khi xuất khẩu sang Việt Nam do phải chịu mức thuế quan nên giá rất cao

VD: Một chiếc xe Mét-xe-đec dòng xe E350 Coupe có giá 2.502.000.000 VNĐ( tương đương 194.000 USD)
Rõ ràng đối với các nước trong khối, các sản phẩm của các nước EU có sức cạnh tranh lớn hơn

* Những lợi ích của việc sử dụng chung đồng ơ-rô

Trong tất cả các liên minh khu vực trên thế giới thì EU là tổ chức duy nhất tạo ra được một đồng tiền chung cho toàn khối. Trước khi chưa có đồng ơ- rô những cân bằng hối đoái giữa đồng tiền các nước thành viên đã ảnh hưởng không tốt đến sức cạnh tranh của khối.

Đồng ơ-rô xuất hiện làm cho thị trường rõ ràng hơn, nâng cao sức cạnh tranh, góp phần tạo sự tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo dựng EU trở thành một trong những khu vực kinh tế lớn trên thế giới

VD: Năm 2000 khu vực sử dụng đồng ơ-rô đã đóng góp 16% tổng GDP thế giới và 19% tổng giao dịch thế giới.
Chính vì thế đồng ơ-rô đã trở thành đồng tiền giao dịch lớn thứ 2 thế giới (sau đồng đô la)

VD: Đối với Hi Lạp là một nước trong liên minh châu Âu có sử dụng đồng ơ-rô. Vào năm 2008 do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính khiến mức thâm hụt ngân sách của Hi Lạp là 14%, nợ công 115% GDP.

Vào thời điểm đó Hi Lạp cũng không thể hạ giá đồng ơ-rô để kích thích sản xuất, cũng không thể tự điều chỉnh lãi xuất cơ bản bởi nếu là nước nằm ngoài khối sử dụng đồng ơ-rô thì việc đó rất dễ dàng nhưng vì nằm trong khối sử dụng đồng ơ-rô nên việc đó là không thể. Hậu quả là lạm phát cao kèm theo đó là giá cả các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng cao và mặc dù kinh tế Hi Lạp chỉ chiếm 3% tỉ trọng kinh tế của toàn khối EU nhưng cũng đủ để đe dọa tính vững chắc của toàn khối.


Chúc em học tốt^^ em BUTCHI !
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top