Trong cuộc sống, hẳn chúng ta cũng nhận thấy một điều rằng, không ít bạn bè ta vốn là những học sinh xuất sắc thời đi học, vậy nhưng khi trưởng thành và bước vào đời, họ lại không được may mắn như nhiều bạn bè của họ - những kẻ một thời luôn gây cho cha mẹ, thầy cô những phiền muộn, bực dọc vì lười biếng, nghịch ngợm hay kết quả kiểm tra kiến thức thuộc diện trung bình hoặc yếu kém. “Tôi đã phải thức đêm thức hôm viết hộ luận văn cho nó, còn nó thì quanh năm chẳng học hành bài vở gì, chỉ lo mánh mung làm ăn, vậy mà giờ đây, nó là sếp tôi, còn tôi chỉ là thằng nhân viên quèn dưới trướng nó. Công lý ở đâu?” – chủ nhân của chiếc bằng tốt nghiệp đại học lọai xuất sắc than thở. Câu “Nếu thông minh thì sao cậu lại nghèo vậy?” nghe hơi văn vẻ. Nếu như giữa vật chất và khả năng trí tuệ của chủ nhân có tồn tại một mối liên hệ nào đó thì rõ ràng đó không phải là mối liên hệ bền vững 100%.
Vì sao nhiều “ngôi sao” học đường, những ứng viên sáng giá được kỳ vọng nhất với mấy bằng đại học lận lưng, thậm chí là bằng MBA, lại tỏ ra “lép vế” so với những vị đồng niên lười biếng với vô số lỗ hổng về kiến thức khác?Vì sao cuộc sống của các giáo sư với chỉ số IQ không hề thấp lại chật vật, và ngược lại, những kẻ có chỉ số trí tuệ “thấp hơn chiếc ghế đẩu” lại thành đạt hơn người?
Nguyên nhân là do đâu?
Kỳ 1: Đôi nét về IQ
Lewis M. Terman và IQ
Nhà tâm lý học Lewis M. Terman (1877-1956) chính là người đã hao tổn tâm trí hơn ai hết để định nghĩa khái niệm “trí tuệ” và biến việc đánh giá cũng như sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ thành một phần không thể thiếu trong các cuộc phỏng vấn tuyển nhân sự. Lewis Terman là giáo viên dạy tại trường đại học Stanford và nhờ ông mà khái niệm IQ trở nên thông dụng. Lewis Terman đã soạn thảo ra trắc nghiệm kinh điển để đánh giá IQ và tuyên truyền không mệt mỏi cho việc sử dụng chúng. Ông quan niệm rằng bất cứ một học sinh hoặc nhân viên nào cũng phải làm bài trắc nghiệm IQ. Vào thời mà ảnh hưởng của Lewis Terman lên tới đỉnh điểm thì phần đông người Mỹ đều đồng tình với quan điểm này của ông.
Lịch sử đã trùng lặp một cách lạ lùng khi mà cả Lewis Terman và con trai ông, Frederick, đều đóng những vai trò quan trọng trong việc biến thung lũng Silicon thành một trung tâm công nghệ cao của thế giới. Điều nghịch lý hơn nữa, nhà tâm lý học Lewis Terman vẫn có ảnh hưởng lớn ngay cả khi những trắc nghiệm IQ bị mất uy tín vì những định kiến của nó đối với văn hóa thiểu số và chủng tộc, dẫn đến việc chúng bị loại bỏ trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng và được thay thế bằng các câu hỏi đánh giá sự nhận thức thông qua các câu đố logic.
Thủa thiếu thời, Lewis Terman là một cậu bé rất thông minh và là con một điền chủ ở bang Indiana. Một nhà não tướng học lãng du đã sờ độ lồi xương sọ của cậu bé Lewis 10 tuổi và phán rằng cậu có một tương lai rực rỡ.
Khó hoà nhập với mọi người bởi trí thông minh vượt trội, Terman đam mê nghiên cứu các hiện tượng phản ánh trí tuệ con người và nghĩ cách làm sao có thể đo được chúng. Sau một vài lần thay đổi nghề nghiệp, Terman chuyển đến bờ biển miền Tây nước Mỹ vào năm 1910 và bắt đầu công việc giảng dạy tại trường đại học Stanford. Vào thời bấy giờ, trường đại học này mới thành lập được 19 năm và chưa có được danh tiếng như ngày nay. Sau vài năm giảng dạy, Lewis Terman trở thành ngôi sao sáng nhất trong số những giáo viên ở Stanford. Ông là người có công biến trường đại học Stanford thành một trong những trung tâm tri thức quan trọng bậc nhất thế giới, và cái thung lũng nhỏ trước kia chỉ được biết đến như là nơi trồng mơ thì nay đã có vị trí xứng đáng trên bản đồ địa lý thế giới.
“Tôi không rõ là chỉ số IQ của mình là bao nhiêu. Những ai quan tâm tới chỉ số IQ của mình đều là những kẻ thất bại”
Chính những nghiên cứu của Lewis Terman trong việc soạn thảo trắc nghiệm trí tuệ đã góp phần vào sự thay đổi này. Terman đã dịch ra tiếng Anh một trong những trắc nghiệm đầu tiên về trí tuệ của một học giả người Pháp là Alfred Binet. So với bản gốc thì bản dịch của Terman có nhiều khác biệt, và đây cũng không phải là trường hợp hiếm xảy ra trong dịch thuật.
Trắc nghiệm của Binet được soạn thảo cho hệ thống giáo dục phổ thông ở Paris với mục đích nhằm đánh giá trí tuệ của những đứa trẻ bị chứng thiểu não. Ngược lại, Terman lại quan tâm đến những đứa trẻ có năng khiếu và muốn đưa ra những trắc nghiệm có thể dùng cho cả người lớn, vì vậy ông cần phải thay những bài toán đơn giản của Binet thành những bài toán phức tạp hơn. Kết quả là, Terman đã thay đổi đáng kể bản gốc của Binet và còn mở rộng thêm. Để góp phần làm tên tuổi của trường đại học Stanford trở nên nổi tiếng hơn, Terman đã đặt tên cho trắc nghiệm mới của mình là “Trắc nghiệm đo chỉ số trí tuệ của Binet đã được trường đại học Stanford hiệu đính và mở rộng”. Ngày nay trắc nghiệm này được gọi đơn giản và ngắn gọn là “Stanford-Binet”. Phiên bản đầu tiên được công bố vào năm 1916. Từ đó đến nay, trắc nghiệm này đã được hiệu đính nhiều nhưng tên gọi cũ vẫn giữ nguyên.
Terman định nghĩa trí tuệ như là khả năng lập luận trừu tượng. Có thể nhiều người cho rằng định nghĩa này quá hời hợt, không đầy đủ, thế nhưng nó vẫn được sùng kính trích dẫn trong các tác phẩm văn học của thế kỷ XX. Và có thể, ngay cả bây giờ, định nghĩa này vẫn làm thỏa mãn các chuyên gia tuyển nhân sự của Microsoft. Ý tưởng chủ đạo của Terman nằm ở chỗ trí tuệ không phải là sự hiểu biết mà là khả năng vận dụng những khái niệm trừu tượng.
Để nghiên cứu khả năng này, Terman đã sử dụng nhiều câu hỏi ở các dạng khác nhau được áp dụng trong các bài trắc nghiệm trí tuệ: câu hỏi về sự tương tự, đồng nghĩa, trái nghĩa, những câu hỏi đọc hiểu nội dung của bài trắc nghiệm, cùng vài bài toán logic.
Trong hai thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, những bài toán hóc búa về logic, ngôn từ và con số thông dụng đến nỗi những người sống trong thời đại quá tải về thông tin như chúng ta sẽ cảm thấy rất khó hiểu. Chính vào thời gian đó, năm 1913, trò chơi ô chữ ra đời. Khi ô chữ chưa xuất hiện, trên các tờ báo nổi tiếng có mục các bài toán đố. Thậm chí, có thể tìm thấy chúng trong các tạp chí như Woman’s Home Companion (là tờ báo đưa ra những lời khuyên trong việc nội trợ dành cho phụ nữ ). Những người phụ trách mục này đều trở thành những nhân vật nổi tiếng trong xã hội mà một trong số họ là Sam Loyd, người Mỹ và Henry Ernest Dudeney, người Anh. Có thể minh họa “cơn nghiện” các bài toán đố bằng đoạn trích dẫn từ cuốn sách của Dudeney được xuất bản vào năm 1917:
“Nếu như có ai đó nói rằng: “Cả đời tôi chưa giải một bài toán logic nào cả” – thì thật khó mà hiểu nổi trong đầu anh ta có gì, bởi vì bất cứ một cá thể có trí tuệ nào đều làm việc đó hàng ngày. Những người kém may mắn buộc phải vào bệnh viện tâm thần chính vì họ đã đánh mất đi lý trí của mình nên không có khả năng giải những bài toán logic. Nếu như không có các bài toán logic thì hẳn mọi người sẽ mất đi khả năng đặt câu hỏi, và nếu như không biết đặt được câu hỏi thì thế giới sẽ nghèo nàn biết bao!”
Terman đã khiến cho những bài toán logic trở nên phổ cập hơn bằng cách sử dụng chúng trong các bài trắc nghiệm trí tuệ. Điều này cũng phù hợp với trào lưu thời thượng bấy giờ coi các bài toán logic là “khuôn mẫu của cuộc sống”.
Phiên bản đầu tiên của trắc nghiệm IQ Stanford-Binet thể hiện dưới dạng vấn đáp (giống y như phỏng vấn tuyển nhân sự!). Đây là hai ví dụ điển hình của những câu hỏi trong trắc nghiệm trí tuệ của Terman:
Một bà mẹ sai con trai đi ra sông lấy đúng 7 lít nước mang về nhà. Bà ta đưa cho con hai cái bình với dung tích 3 lít và 5 lít. Hãy cho biết bằng cách nào cậu bé có thể mang đúng 7 lít nước về nhà với hai cái bình đó (không được ước lượng bằng mắt). Bước đầu bạn phải đổ nước vào bình 5 lít. Nhớ rằng bạn chỉ có hai cái bình 5 lít và 3 lít, trong khi bạn lại cần lấy chính xác 7 lít.
Một thổ dân da đỏ lần đầu tiên vào thành phố, anh ta nhìn thấy một người da trắng đang cưỡi trên cái gì đó đi trên phố. Khi người này đi ngang qua, người da đỏ thốt lên: “Trời đất, người da trắng lười thật, đến đi mà cũng ngồi”. Hỏi người da trắng đã sử dụng phương tiện gì để đi mà người thổ dân lại nói rằng “đi mà ngồi”?
Terman khẳng định rằng, bài toán đầu tiên là do ông tự nghĩ ra, mặc dù rõ ràng là nó được mô phỏng theo một trong những bài toán đã được Sam Loyd và Henry Ernest Dudeney công bố. Đáp án của bài một không có gì đáng phải bàn cãi, nhưng đáp án bài hai thì có quá nhiều phương án có thể đưa ra. Bởi vậy có thể coi đây là một minh họa điển hình về sự nghi ngờ của mọi người vào tính chính xác của trắc nghiệm IQ. Theo Terman thì câu trả lời duy nhất đúng cho bài hai là “người da trắng đi xe đạp”. Ông cho biết một trong những câu trả lời sai thường gặp nhất là “người da trắng cưỡi ngựa”, vì chắc hẳn người da đỏ không lạ gì ngựa và hình ảnh này chẳng có gì đáng để anh ta phải thốt lên kinh ngạc cả. Không hiểu sao Terman cũng gạt bỏ các đáp án như đi ô tô, ngồi xe lăn dành cho người khuyết tật, và cuối cùng là cưỡi trên lưng một người khác (câu trả lời cuối cùng là một ví dụ ngộ nghĩnh của việc suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ).
Kết quả trắc nghiệm trí tuệ Stanford-Binet được Terman đặt cho một cái tên rất “đắt” và dễ nhớ “Chỉ số trí tuệ” hay viết tắt là IQ. Có thể nói ngay cái tên gọi cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho trắc nghiệm này trở nên nổi tiếng. Nhà tâm lý học William Stern trước đó từng đề nghị chia số “tuổi trí tuệ” của một đứa trẻ cho tuổi sinh học của nó để nhận được cái gọi là “chỉ số phát triển trí tuệ”. Chỉ số này cho biết đứa trẻ thông minh tới mức độ nào. Terman phát triển ý tưởng của William Stern bằng cách nhân con số thu được với 100 và đặt tên cho nó là “chỉ số trí tuệ”. Cái tên IQ đã ra đời như vậy.
Công thức này không thích hợp lắm đối với người lớn. Chẳng hạn, nếu một người có tuổi sinh học là 30 nhưng lại có tuổi trí tuệ của người 50 tuổi thì điều này sẽ nói lên điều gì? Nếu nó có ý nghĩa là bạn bắt đầu ghét nghe nhạc Rock và trở nên đãng trí? Terman đã giải quyết vấn đề này bằng cách đơn giản như sau: ông sửa lại giá trị của IQ để sao cho con số 100 là chỉ số trí tuệ trung bình của một người bất kể ở tuổi tác nào.
Đây không phải là thay đổi duy nhất. Càng ngày, Terman càng tập hợp được nhiều thông tin hơn và ông thu được một số kết quả thú vị mang tính quy luật. Thứ nhất, ở cùng một độ tuổi, trẻ em gái có IQ trung bình cao hơn trẻ em trai. Thứ hai, IQ trung bình của người Mỹ da trắng cao hơn người Mỹ da đen, người Mexico, và những người mới nhập cư.
Terman kết luận rằng, nguyên nhân ở trường hợp thứ nhất là do trắc nghiệm của ông không hoàn hảo, còn trường hợp thứ hai thì phản ánh đúng thực tế nhân loại. Terman rà soát lại bộ trắc nghiệm và xác định những câu hỏi bộc lộ rõ nhất sự khác biệt giới tính. Ông loại bỏ những câu hỏi mà trẻ em gái có lợi thế, thay vào đó những câu hỏi đem lại lợi thế cho trẻ em trai, cho đến khi chỉ số IQ trung bình của chúng là tương đương nhau. Sự thay đổi cấu trúc bên trong này không có gì là gian lận cả - đây là quá trình bình thường khi soạn thảo bất cứ một trắc nghiệm tâm lý nào.
Sự khác biệt về chủng tộc trong IQ lớn hơn nhiều lần so với sự khác biệt về giới tính, nhưng điều này không làm Terman bận tâm. Bản thân ông cũng là một người da trắng, nếu như trắc nghiệm của ông khẳng định rằng người da trắng thông minh hơn thì điều này cũng trùng khớp với ý kiến của phần đông những người đàn ông Mỹ da trắng vào thời điểm năm 1916. Ít nhất thì đây cũng là một trong những lý do để giải thích sự thờ ơ của Terman. Cũng có thể nguyên nhân nằm ở chỗ khác: Terman muốn tin rằng sự chênh lệnh IQ giữa các chủng tộc khác nhau là có thật, vì nếu ngược lại thì có nghĩa trắc nghiệm do ông soạn ra không được thành công cho lắm. Các trắc nghiệm trí tuệ được xây dựng dựa trên giả thiết rằng có thể xác định được trí tuệ “thực” bởi một số bài toán hay câu đố, và nó không phụ thuộc vào trình độ học vấn, vị trí xã hội hay sự khác biệt về văn hóa. Do vậy sự khác biệt của kết quả IQ do những khác biệt về văn hóa chứng tỏ sự không phù hợp của bài trắc nghiệm. Nhưng Terman không chịu nhìn nhận sự việc theo cách này. Và phần đông người Mỹ cũng vậy. Trắc nghiệm Stanford-Binet đã tạo nên nỗi đam mê rộng khắp tại Mỹ và điều này vẫn tiếp diễn tới tận ngày nay, mặc dù mức độ có suy giảm chút ít.
Trắc nghiệm IQ tại nơi làm việc
Chẳng bao lâu sau, trắc nghiệm chỉ số trí tuệ đã được sử dụng tại nơi làm việc. Robert M. Yerkes, giáo viên tâm lý của trường đại học Harvard chuyên nghiên cứu về hành vi của động vật, đã thuyết phục được quân đội cho kiểm tra chỉ số trí tuệ của các tân binh. Năm 1917, Terman cùng Yerkes và một loạt các chuyên gia tâm lý đồng chí hướng khác đã họp mặt tại thành phố Vineland, bang New Jersey để cùng nhau soạn thảo ra trắc nghiệm IQ dành cho các tân binh vừa nhập ngũ. Họ đã sử dụng nhiều bài toán có sẵn của Binet và Terman nên chỉ sau 6 tuần đã hoàn thành công việc. Trong thời gian thế chiến thứ I, khoảng 1,7 triệu tân binh Mỹ đã được xác định IQ. Kết quả IQ không ở dưới dạng điểm số mà lại chia thành các nhóm từ A đến E, trong một khoảng điểm nào đó thì thuộc vào một nhóm nhất định. Dựa vào chỉ số trí tuệ của mỗi tân binh, ban chỉ huy sẽ trao nhiệm vụ phù hợp cho họ. Yerkes không hề ngượng mồm khi tuyên bố rằng chính trắc nghiệm IQ đã “giúp nước Mỹ chiến thắng”.
Sau cuộc thử nghiệm này, chỉ thiếu chút nữa thì IQ trở thành một biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa yêu nước tại Mỹ. Trong vòng vài năm, hầu như tất cả các trường học phổ thông của Mỹ đã sử dụng – cách này hay cách khác - các bài trắc nghiệm trí tuệ. Những người nhập cư khi đến Ellis Island – một hòn đảo ở New York, nơi họ được cách ly để kiểm tra bệnh dịch, - đều được Tân Thế Giới chào đón bằng bài trắc nghiệm IQ. Các công sở trước khi nhận nhân viên mới hoặc quyết định thăng chức cho nhân viên cũ đều kiểm tra chỉ số trí tuệ của họ.
Có thể nói, nỗ lực của Terman đã đơm hoa kết trái. Ông cho rằng, các công ty có từ năm trăm đến một nghìn người nên thuê hẳn một nhà tâm lý học làm việc toàn thời gian để tổ chức thi IQ và dựa vào đó sắp xếp nhân sự. Có thể nói, các nhân viên tâm lý này là tiền bối của các chuyên gia nhân sự ngày nay. Vấn đề được đặt ra là, thông qua những nguyên tắc nào để xác định vị trí thích hợp cho mỗi nhân viên dựa vào chỉ số trí tuệ của họ? Terman đã có trong đầu hình dung rất rõ ràng về điều này. Ông cho rằng, đối với mỗi nghề nghiệp sẽ đòi hỏi phải đạt chỉ số IQ từ một ngưỡng nào đó trở lên, và Terman đã bỏ rất nhiều công sức để xác định những giá trị đó.
Terman và những cộng sự của ông đã làm việc quên cả mệt mỏi để xác định IQ của các nữ nhân viên bán hàng, lính cứu hỏa hoặc cả những người sống lang thang tại Palo-Alto. Năm 1919, Terman đã đi đến kết luận rằng, sẽ là lý tưởng nếu như mỗi một người lao động sở hữu một giá trị IQ tối thiểu cho phép, nhưng không nên lớn hơn nhiều quá: “Nếu thợ cắt tóc có IQ cao hơn 85 thì quả thực đó là một sự lãng phí nhân lực lớn”. “Những người có chỉ số IQ cao quá so với nghề nghiệp của họ sẽ dễ dẫn đến các hành vi chống phá xã hội hay gia nhập đội quân những kẻ bạo loạn”.
Terman ước mơ biến nước Mỹ thành một xã hội lý tưởng trọng dụng nhân tài, trong đó, từ những người trí tuệ kém phát triển cho đến những thiên tài đều được làm những công việc thích hợp tương ứng với IQ của mình.
Uy tín ngày càng tăng của Terman đã tạo cho trường đại học Stanford cơ hội thành lập một khoa tâm lý học tầm cỡ quốc tế. Khoa này nổi tiếng vì những thành tựu đạt được trong lĩnh vực đo nghiệm tâm lý, bao gồm hệ thống các phương pháp đánh giá những đặc tính và khả năng khác nhau của con người nhờ vào trắc nghiệm. Và cũng nhờ vào những trắc nghiệm tâm lý của mình mà dần dà Terman trở nên giàu có.
Hiển nhiên, ngay từ lúc bấy giờ, đã xuất hiện nhiều nghiên cứu và những bài báo được công bố chứng minh rằng kết quả IQ chưa chắc đã tỷ lệ thuận với kết quả trong học tập cũng như trong công việc, nhưng việc này chẳng hề làm Terman bận tâm.
Thời gian này cũng là lúc Liên Xô phóng tên lửa đầu tiên vào vũ trụ, việc đào tạo các chuyên gia trong các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật rất được chú ý trong xã hội Xô–viết, còn người Mỹ lại dồn sự quan tâm của mình vào các bài trắc nghiệm. Thế hệ thanh thiếu niên của thời kỳ bùng nổ dân số sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đã trở thành mục tiêu của các bài trắc nghiệm IQ. Việc phát hiện sớm những tài năng trong lĩnh vực toán học và khoa học tự nhiên cộng với các chương trình đào tạo dành riêng cho những năng khiếu này được nước Mỹ tuyên truyền như là một phương thức cạnh tranh giành chiến thắng trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
William Shockley – ông chủ của Shockley Semiconductor Laboratory suy nghĩ trước sự ảnh hưởng 2 chiều giữa chỉ số trí tuệ và đặc điểm của các chủng tộc người khác nhau. Từ năm 1964, ông đã khẳng định rằng, các trắc nghiệm IQ cho thấy người Mỹ da trắng có trí thông minh vượt trội hơn người Mỹ da đen và các chủng tộc thiểu số khác. Đây không phải là một khẳng định mới mẻ gì, phần lớn những người tuyên truyền cho trắc nghiệm IQ thời kỳ đầu tại Mỹ đều thuộc nhóm người mà chúng ta, những thế hệ đi sau, gọi là những người da trắng theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cực đoan. Ví dụ, Lewis Terman, cũng có quan điểm là sự chênh lệnh IQ giữa các chủng tộc khác nhau phản ảnh chính xác sự phát triển trí tuệ không đồng đều của họ. Yerkes lại còn đưa ra đề nghị hạn chế cho phép những người Do Thái nhập cư vào Mỹ với lý do rằng chỉ số trí tuệ của họ quá thấp. Ông ta có biết đâu rằng do không biết tiếng Anh nên họ không hiểu những câu hỏi trong bài trắc nghiệm IQ.
Vào năm 1937, khi trắc nghiệm Stanford-Binet đang bị đánh giá lại, Lewis Terman bắt đầu né tránh đề cập đến những tuyên bố như vậy. Cũng chẳng rõ nguyên nhân vì sao – có thể quan điểm của ông đã thực sự thay đổi, hoặc cũng có thể ông cho rằng vì uy tín của cá nhân ông, của các bài trắc nghiệm và cả của trường đại học Stanford nữa thì tốt nhất là nên lờ nó đi. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa quốc xã đã làm giảm rõ rệt sự nhiệt tình của người Mỹ trong việc phô trương “một cách khoa học” sự vượt trội về trí tuệ của người da trắng.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi phong trào đấu tranh vì sự bình đẳng giữa mọi tầng lớp dân chúng trong xã hội Mỹ lên tới cao trào, thì Shockley vẫn giữ quan điểm lỗi thời, nói đi nói lại những điều mà Terman và những đồng nghiệp của ông đã nói từ thập niên 20. Điều này đã biến Shockley trở thành tâm điểm chú ý của giới báo chí Mỹ. Dẫu sao thì nhãn quan của một người được giải thưởng Nobel, lại trước một vấn đề mang tính thời sự như vậy, không thể bị đánh giá là một sự gàn dở thông thường. Có vẻ như, Shockley rất thích thú khi thu hút được sự chú ý của dư luận. Trong các cuộc phỏng vấn với báo giới ông rất biết cách gây ấn tượng, và khi cảm thấy sự chú ý có phần nguội đi thì ông lập tức buông ra một câu phát ngôn hết sức giật gân.
Một trong số đó là lời “đề nghị hểt sức khiếm nhã” sau đây của Shockley đối với chính phủ Mỹ: chính phủ nên trả một khoản tiền bồi thường nào đó cho những người có chỉ số trí tuệ thấp, đổi lại những người này sẽ triệt sản vĩnh viễn, khước từ quyền có con nối dõi. Ông đề nghị khoản tiền đó tính như sau, nếu chỉ số trí tuệ trung bình là 100, những người trí tuệ kém phát triển sẽ có IQ nhỏ hơn 100, và số tiền bồi thường cho họ sẽ là (100 - giá trị IQ của họ) x1.000 USD! Sau đó ông lại nhận thấy rằng, đối với những người thiểu não thực sự thì phép tính toán học này là rất khó hiểu với họ, vậy lại phải đưa thêm ra một phần thưởng đặc biệt kèm theo dành cho những người có công thuyết phục họ đi triệt sản. Skockley còn đề nghị chính phủ thành lập một quỹ dành cho chương trình trên.
Không quên thuyết ưu sinh và với ý muốn làm cho nòi giống loài người được hoàn thiện hơn, Shockley đã hiến tặng tinh trùng của mình cho ngân hàng tinh trùng đặc biệt ở California. Ngân hàng này khẳng định sẽ cho ra đời những thiên tài bằng cách lấy tinh trùng của những người đoạt giải Nobel thụ tinh cho những phụ nữ trẻ phù hợp. Không thấy ngân hàng này đòi hỏi những người phụ nữ cũng phải là người đoạt giải Nobel.
Năm 1989, khi cái chết cận kề, Shockley đã thành công trong việc biến hai khái niệm chỉ số trí tuệ và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trở thành đồng nhất trong nhận thức của xã hội Mỹ. Ông đã làm cho tất cả mọi người phải xa lánh, kể cả những người mang trong mình dòng máu của ông. Con cái của Shockley chỉ đến khi đọc báo mới biết về cái chết của bố mình. Shockley rời bỏ thế gian với niềm tin rằng những đóng góp của ông trong lĩnh vực di truyền học lớn hơn rất nhiều lần so với những mạch bán dẫn trong sự phát triển của nhân loại.
Sự thất vọng về IQ
Chuyện về Shockley là một sự kiện nổi bật trong quãng thời gian người dân Mỹ dần dần vỡ mộng về tính vạn năng của trắc nghiệm IQ. Từ những năm 30 của thế kỷ XX trở đi, các trường đại học và các nhà tuyển dụng đã bắt đầu hiểu ra rằng, trắc nghiệm trí tuệ hoàn toàn không phải là phương thuốc trị bách bệnh như Terman đã từng tuyên truyền.
Năm 1964, do có sự phân biệt chủng tộc nên việc kiểm tra chỉ số trí tuệ ở các trường phổ thông tại New York bị đình lại. Các giáo viên phàn nàn rằng các học sinh da đen và các chủng tộc thiểu số khác thường có kết quả IQ thấp vì sự khác biệt về văn hóa giữa một bên là các nhà khoa học da trắng – những người tạo ra các hình thức trắc nghiệm IQ - và một bên là các em học sinh thiểu số. Kết quả IQ thấp đối với các em là một vết nhục, kèm theo đó là những việc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường: các em sẽ phải chuyển đến các lớp học dành cho các học sinh kém phát triển, phụ huynh sẽ được thông báo rằng chẳng nên đặt kỳ vọng gì nhiều vào con cái mình. Vậy điều gì sẽ xảy đến sau sự “tiên đoán chết người này”? Một đứa trẻ hoàn toàn bình thường bị cho là thiểu năng trí tuệ, đến một lúc nào đó nó sẽ trở thành thiểu năng trí tuệ thật. Theo gương các trường học ở New York, các trường học ở khắp nơi tại Mỹ cũng bỏ việc kiểm tra IQ của học sinh.
Các công ty cũng thôi không sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ đối với các ứng viên. Quá trình này được đẩy nhanh bởi hàng loạt các vụ kiện tụng có liên quan đến sự phân biệt chủng tộc trong các bài trắc nghiệm IQ. Cuối cùng thì vào năm 1971, tòa án tối cao Mỹ đã ra quyết định cấm không cho sử dụng các bài trắc nghiệm trí tuệ trong phần lớn các dạng tuyển dụng nhân sự.
Chắc đến đây các bạn nghĩ rằng, trắc nghiệm trí tuệ là một hiện tượng của quá khứ, của thế kỷ XX, và chúng ta đã vượt qua giai đoạn này rồi. Bạn đã nhầm.
Vào thời điểm hiện nay, các bài trắc nghiệm trí tuệ được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh không hề ít hơn trước đây. Chỉ có điều, tên gọi của chúng khác đi. Một trong những trắc nghiệm phổ biến nhất bây giờ mang tên Scholastic Aptitude Test (trắc nghiệm năng lực học tập) viết tắt là SAT. Khả năng có thể học lên cao là gì nếu không phải là trí tuệ? Bóng dáng của SAT có thể được tìm thấy trong các trắc nghiệm của quân đội từ thời tranh thế giới lần thứ nhất. Nhà tâm lý học của trường đại học Princeton, Carl Brigham, một thành viên trong nhóm của Yerkes trước đây, là người soạn thảo ra phương án đầu tiên của SAT. Ông đã lấy mẫu là bài trắc nghiệm dùng trong quân đội vào những năm đầu của thế kỷ XX. SAT không chỉ là bài trắc nghiệm được sử dụng phổ biến nhất tại Mỹ, mà còn là nền tảng của cả một nền công nghiệp lớn về đào tạo sinh viên chuẩn bị cho một kỳ thi được coi là công cụ để đo năng lực của con người.
“Liệu việc sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ trong phỏng vấn tuyển nhân sự có hợp pháp không? – Đây là câu hỏi đầu tiên bạn có thể gặp trên website của công ty Wonderlic, một trong những nơi nổi tiếng cung cấp các bài trắc nghiệm cho các cuộc phỏng vấn tuyển nhân sự. Câu trả lời ngắn gọn là có. Công ty Wonderlic khẳng định rằng, các bài trắc nghiệm của họ đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của Ủy ban bảo vệ quyền bình đẳng trong tuyển dụng, cụ thể là các câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng khi tuyển mộ phải chính đáng, công bằng và liên quan đến công việc. Rất nhiều các tập đoàn là khách hàng của công ty cũng đồng ý với khẳng định này. Thậm chí, liên đoàn Bóng đá chuyên nghiệp Mỹ (NFL) cũng cho rằng việc kiểm tra IQ của các cầu thủ là rất quan trọng. Báo chí đã từng công bố một bài toán trong đề trắc nghiệm được Wonderlic soạn thảo dành cho NFL như sau: bạn có dãy số 8 4 2 1 ½ ¼ hỏi số tiếp theo của dãy số này là số nào? Chủ tịch câu lạc bộ San Francisco 49ers là Carmen Policy giải thích: “Các cầu thủ ít nhất phải có khả năng trí tuệ trên mức trung bình”.
Xác định IQ theo thang điểm vẫn là một phần không thể thiếu trong văn hóa Mỹ. Những bài toán trong các trắc nghiệm rất phổ biến cả trên Internet lẫn trong các tạp chí. Mensa - câu lạc bộ dành cho những người có chỉ số trí tuệ cao, cho biết họ có tới hơn 100.000 thành viên ở khắp các nơi trên thế giới, trừ châu Nam cực. Sau khi Bush-con được bầu làm tổng thống, người ta thấy xuất hiện một câu chuyện cười nổi tiếng được phát tán qua thư điện tử rằng tổng thống Bush có chỉ số trí tuệ thấp nhất trong số các tổng thống Mỹ từ trước đến nay. Rất nhiều người Mỹ đã tiếp nhận câu nói đùa này một cách nghiêm túc, kể cả những người được coi là có trình độ tri thức cao như tác giả của tập tranh biếm họa nổi tiếng về Doonesbury - họa sĩ Garry Trudeau.
Trắc nghiệm trí tuệ, cũng giống như nhiều ý tưởng và phương pháp tâm lý khác, được giới khoa học và công chúng tiếp nhận rất khác nhau. Uy tín của các trắc nghiệm IQ vốn không cao trong con mắt các nhà khoa học ngay từ khi Terman mới nghĩ ra chúng, càng ngày lại càng trở nên ít tin cậy hơn.
Theo ý của Terman thì có thể so sánh những bài trắc nghiệm trí tuệ với những chiếc nhiệt kế. Trước khi sáng chế ra nhiệt kế thì nhiệt độ là một khái niệm chủ quan: “Tôi cảm thấy rằng ở đây đang rất nóng, hay thực tế đúng là như thế nhỉ?”. Không có phương tiện để phân biệt giữa nhiệt độ khách quan và chủ quan, hay nói cách khác giữa nhiệt độ thật và nhiệt độ mà ta cảm thấy. Chính vì vậy ta thường gặp những ý kiến trái ngược nhau.
Việc phát minh ra nhiệt kế đã làm thay đổi tình hình. Nó cho chúng ta biết chỉ tồn tại một trạng thái vật lý duy nhất trong những tranh luận của chúng ta về nóng hay là lạnh. Trong cùng một căn phòng, Jack có thể “nóng chảy mỡ” còn Jane thì “răng va vào nhau lập cập vì lạnh”, khi đó cả hai người có thể nhìn vào nhiệt kế và biết được nhiệt độ thực trong căn phòng là 20ºC. Nhiệt kế cũng giúp chúng ta xác định chính xác khái niệm nóng và lạnh nghĩa là gì. Cho cái nhiệt kế vào lọ tương ớt cay, bạn có thế thấy rằng nhiệt độ ở đây không có gì khác hơn so với nhiệt độ không khí xung quanh. Vậy cái “nóng” ở đây thực chất chỉ là vị cay của quả ớt, đây là cái “nóng ảo”.
Terman hy vọng rằng, trắc nghiệm IQ cũng đóng vai trò đối với trí tuệ giống như cái nhiệt kế đối với nhiệt độ và cho chúng ta thấy có những tiêu chuẩn khách quan để đánh giá trí tuệ bên cạnh sự đánh giá mơ hồ theo cảm tính mang tính chủ quan. Vào năm 1916, mọi người có vẻ như bị thuyết phục bởi khẳng định này. Nhưng trên thực tế thì mọi chuyện đã không hẳn vậy. Các trắc nghiệm IQ dùng để đo chỉ số trí tuệ dường như giống với các cuộc thi sắc đẹp hơn là giống với cái nhiệt kế. Thật vậy, những người có chỉ số IQ cao rất thông minh (cũng giống như những cô gái đạt danh hiệu hoa hậu đều đẹp mê hồn!). Những bài trắc nghiệm IQ được xây dựng trên sự hình dung phổ biến và chủ quan của con người về trí tuệ có thể xác định được (mặc dù rất đại khái) mức độ phát triển trí tuệ với độ chính xác giống như sự chính xác của việc phân loại sắc đẹp trong các cuộc thi hoa hậu. Thứ mà trắc nghiệm IQ không làm nổi là chứng tỏ chúng có thể đo được sự việc khách quan và hiện hữu. Với kinh nghiệm 100 năm trắc nghiệm trí tuệ, chúng ta chẳng phát hiện được điều gì mới mẻ hơn về chính trí tuệ. Cũng giống như với bề dày lịch sử hàng trăm năm của các cuộc thi sắc đẹp cũng không giúp chúng ta hiểu sâu hơn chính sắc đẹp. Giống như khái niệm “sắc đẹp”, khái niệm “trí tuệ” rất chung chung, điểm hấp dẫn của nó nằm ở chỗ có thể sử dụng khái niệm này ở mọi nơi mọi chỗ, không cần phải hình dung chính xác bạn đang nghĩ gì trong đầu.
Chính vì không thể định nghĩa chính xác được khái niệm “trí tuệ”, nên việc đo “trí tuệ” trở nên rất mù mờ. Những người soạn thảo ra trắc nghiệm IQ cần phải thận trọng cân nhắc xem trắc nghiệm của họ có đúng là dùng để đo cái khái niệm mà khởi điểm họ nghĩ đến trong đầu hay không? Bằng cách nào họ có thể chứng minh được điều này? Chỉ có một cách duy nhất có thể khẳng định được nếu trên thực tế những người trải qua trắc nghiệm này quả là có độ phát triển trí tuệ tương ứng với giá trị IQ nhận được. Nhưng bằng cách nào, ngoài những bài trắc nghiệm, bạn có thể có được sự đánh giá tin cậy về độ phát triển của trí tuệ để còn so sánh?
Sẽ là tuyệt vời nếu bạn có trong tay một cái “máy đo trí tuệ”, bạn chỉ cần chạm vào đầu bất cứ ai và đọc chỉ số trên đó là có thể biết được giá trị IQ thật của họ. Khi đó bạn có thể chứng minh đầy sức thuyết phục rằng trắc nghiệm này là hoàn hảo: bởi vì bạn đã có khả năng đánh giá sự chính xác của nó bằng cách so sánh kết quả thu được với chỉ số trên “máy đo trí tuệ”. Thậm chí có thể đánh giá được sự chính xác câu hỏi riêng lẻ dùng để đo trí tuệ bằng việc (hoặc những bài toán đố được sử dụng trong thời gian phỏng vấn nhân sự) so sánh xem kết quả thu được có sai số như thế nào so với giá trị IQ thực. Có thể sửa lỗi của những bài trắc nghiệm liên quan đến sự khác nhau về văn hóa, sao cho những người có chỉ số trí tuệ (theo chỉ số của máy đo trí tuệ) giống nhau khi làm trắc nghiệm IQ cũng sẽ thu được những kết quả giống nhau.
Nhưng tất cả mọi người đều biết rằng “máy đo trí tuệ” chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Cách duy nhất dùng để đo giá trị IQ mà hiện chúng ta đang có chính là các bài trắc nghiệm. Sự đúng sai của phần lớn các bài trắc nghiệm IQ được đánh giá trên cơ sở so sánh kết quả của chúng với kết quả của trắc nghiệm Stanford-Binet do Terman soạn thảo ra.
Độ tin tưởng của những bài trắc nghiệm được căn cứ trên khẳng định đơn giản và sáng suốt rằng những người có thể trả lời đúng những câu hỏi khó thì thông minh hơn những người không làm được điều ấy. Tại sao khẳng định này có thể sai? Nếu như bạn cho rằng những trắc nghiệm trí tuệ là thước đo của một chỉ số không chính xác rõ ràng, và mang tính chủ quan về một khái miệm cũng mơ hồ không rõ ràng thì tại các cuộc thi sắc đẹp bạn cũng có thể bình luận y như vậy về kết quả bình chọn của ban giám khảo. Vấn đề nằm ở chỗ, Terman và nhiều người khác đã đánh giá quá cao các trắc nghiệm IQ. Họ cho rằng chúng là những dụng cụ cho phép đánh giá chính xác IQ với sai số vài phần trăm, thậm chí phần nghìn. Trong khi đó những bài trắc nghiệm trí tuệ lại được xây dựng trên một loạt các giả thiết chưa chắc đã đúng, thậm chí có khi còn sai hoàn toàn.
Một trong những giả thiết: các câu hỏi trắc nghiệm cho ta kết quả cần xác định một cách không định kiến. Hẳn các bạn còn nhớ, Terman đã sửa lại bài trắc nghiệm của mình để xóa đi sự chênh lệnh giữa các kết quả IQ của các bé gái và các bé trai, nhưng lại không sửa để xóa đi độ chênh lệch giữa những người thuộc các chủng tộc khác nhau. Chắc ông không cho rằng mình đã đưa ra những câu hỏi mang tính “phân biệt chủng tộc” vào trong các bài trắc nghiệm, vậy nên không cần phải sửa. Vì không có phương tiện để đánh giá khách quan chỉ số trí tuệ nên không thể khẳng định được quan điểm đó của Terman là đúng hay sai. Nhưng mặt khác, nếu ông quan niệm rằng chỉ số trí tuệ trung bình của mọi người thuộc các chủng tộc khác nhau, không có gì phải bàn cãi, là bằng nhau, thì khi này chắc chắn Terman sẽ đi đến kết luận bài trắc nghiệm của ông là không chính xác và cần phải sửa lại, hoặc thậm chí bỏ luôn nó đi. Những tuyên bố giật gân của Shockley không chỉ tạo tiếng xấu trong quan hệ công đồng, mà chính chúng đã làm rõ hơn những sai lầm nghiêm trọng mang tính lý thuyết của các trắc nghiệm trí tuệ. Nếu như không có được những tiêu chuẩn khách quan để kiểm tra tính trung thực và không định kiến của những người soạn thảo ra các bài trắc nghiệm trí tuệ, thì không tránh khỏi việc chúng sẽ chứa đựng các quan điểm chủ quan của những người làm ra chúng. Vậy là nhân sinh quan của người soạn thảo ra các trắc nghiệm IQ đóng một vai trò rất quan trọng.
Trắc nghiệm IQ có thể làm cho những khái niệm sai về trí tuệ trở nên phổ biến. Terman và nhiều nhà tâm lý cùng thời với ông cho rằng có một mẫu số “trí tuệ chung” tồn tại trong tất cả các quá trình suy nghĩ (vì vậy chỉ cần một giá trị duy nhất để đánh giá trí tuệ). Các cứ liệu thống kê dùng để chứng minh cho quan điểm này đã không đủ sức thuyết phục, và có nhiều hình mẫu trí tuệ khác đã xuất hiện. Một trong những ví dụ được nhiều người biết đến do Howard Gardner đưa ra vào năm 1983 – mô hình của 7 dạng trí tuệ khác nhau: ngôn ngữ, logic-toán học, không gian, vận động thân thể, tương giao cá nhân, nội tâm cá nhân, âm nhạc Vậy một diễn viên múa có thể có trí tuệ vận động thân thể rất cao nhưng khi làm bài trắc nghiệm SAT dành cho dạng trí tuệ logic-toán học sẽ thu được kết quả rất thấp.
Lý thuyết này hiển nhiên là sát với thực tế hơn quan điểm của Terman. Một người có thể giải quyết rất tốt một vấn đề dạng này nhưng lại rất chật vật khi bị giao cho một vấn đề thuộc loại khác. Đặc biệt trong thời đại của chúng ta khi mà tính đa dạng được đề cao thì quan điểm của Howard Gardner dễ được chấp nhận hơn quan điểm trí tuệ đơn điệu của Terman. Trên thực tế, phiên bản mới nhất của trắc nghiệm Stanford-Binet dựa vào nhu cầu của thị trường cũng chia ra thành 4 loại riêng dành cho 4 dạng trí tuệ khác nhau để bổ xung cho một chỉ số IQ tổng hợp. Mặc dù vậy thì “mô hình đa trí tuệ” của Howard Gardner cũng rất khó chứng minh giống như những các mô hình trí tuệ khác đã được các vị tiền bối của ông đưa ra. Nói tóm lại, việc đo trí tuệ con người cũng giống như việc đi bắt tia nắng mặt trời.
Một ví dụ nữa minh họa những nghịch lý của việc đo chỉ số trí tuệ là câu chuyện liên quan đến câu lạc bộ Mensa. Câu lạc bộ này được thành lập vào năm 1946 tại Anh. Chỉ những người có chỉ số trí tuệ nằm trong số 2% những kết quả cao nhất theo trắc nghiệm Stanford-Binet hoặc các trắc nghiệm có uy tín khác (phải trình giấy công chứng khẳng định điều này) mới được quyền ra nhập câu lạc bộ. Tuy vậy, người ta thường xuyên truyền tai nhau câu chuyện ngược đời về Mensa. Chẳng là rất nhiều cái đầu cao siêu của các thành viên của câu lạc bộ này lại làm những nghề nghiệp rất bình thường, nếu không nói là tầm thường.
Trên web site của câu lạc bộ cho biết trong số những thành viên của Mensa “...có cả triệu phú và cả những người thất nghiệp sống bằng trợ cấp của xã hội. Thành viên Mensa bao gồm các giáo sư, lái xe, cửu vạn, các nhà khoa học, lính cứu hỏa, nhà lập trình, chủ trang trại, họa sĩ, bộ đội, nhạc sĩ, công nhân, cảnh sát, thợ thủy tinh ...”.
Gần như trong bất cứ một tạp chí có tiếng tăm nào, bạn đều có thể tìm được những chuyện cười về sự thông thái của các thành viên câu lạc bộ Mensa trong cuộc sống thường nhật: nếu như họ là những người thông minh, tại sao họ không trở thành những người giàu có, nổi tiếng, nhận được giải Nobel, hoặc ít nhất thì cũng đạt được những thành công nhất định trong chuyên ngành của mình?
Ngay từ khi mới xuất hiện khái niệm IQ đã có nhiều ý kiến cho rằng người có chỉ số trí tuệ cao không có nghĩa sẽ là người thành công trong cuộc sống. Vào năm 1928, Lewis Terman vì muốn bác bỏ ý kiến này đã bắt đầu một nghiên cứu độc đáo, ông theo dõi cuộc đời của 1528 đứa trẻ có IQ cao. Terman muốn chứng minh rằng, những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ chứng tỏ được khả năng vượt trội của mình và sẽ là những người thành công trong cuộc sống. 80 năm sau, nghiên cứu do Terman khởi xướng vẫn còn tiếp tục. Những người kế nghiệp ông tại trường đại học Stanford thề sẽ theo đuổi cuộc sống của “các thần đồng” này cho đến khi chúng chết hết không còn một ai.
Những đứa trẻ có chỉ số trí tuệ cao lọt vào danh sách của Terman khi lớn lên làm những nghề rất khác nhau. Trong số họ có người làm nghề quét dọn tại bể bơi, một người bị đi tù vì phạm tội làm giấy tờ giả, có bác sĩ y khoa, luật sư, có cả tác giả của tập phim truyền hình I love Lucy (Tôi yêu Lucy) là Jess Oppenheimer. Nghịch lý là anh bạn trẻ William Shockley cũng đã trải qua trắc nghiệm trí tuệ nhưng không đủ điểm lọt vào nhóm được Terman theo dõi . Tuy nhiên, sau này ông lại là người đoạt giải Nobel, trong khi đó nhóm trẻ “trí tuệ cao kia” không ai có được vinh dự này.
Tôi cho rằng, câu chuyện “nghịch lý Mensa” chứng tỏ sự quan tâm quá mức của mọi người đến những vấn đề liên quan đến trí tuệ chứ không phải về bản thân những người có chỉ số trí tuệ cao. Bắt đầu từ Terman cho đến thời Bill Gates, rất nhiều người đã cố gắng nhồi nhét vào đầu chúng ta tầm quan trọng to lớn của trí tuệ, đến nỗi khi ta biết được thông tin nào đó đi ngược lại niềm tin trên ta không khỏi cảm thấy một sự thỏa mãn nho nhỏ. “Thành viên của câu lạc bộ Mensa mắc phải một sai lầm ngớ ngẩn” – đây là đầu đề một bài báo được đăng trên tờ Independence ở London. Bài báo viết về một tên trộm bẻ khóa - một thành viên của Mensa. Hắn ta đã bị cảnh sát tóm cổ một cách dễ dàng, vì sau khi bẻ khóa ăn trộm, tên này đã để lại những vết bẩn suốt dọc đường về từ nơi gây án đến tận cửa nhà mình.
Vào năm 1968, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu để tìm nguyên nhân tại sao rất nhiều đứa trẻ có chỉ số trí tuệ cao trong nhóm được Terman chọn sau này ra đời lại không thành công trong cuộc sống. Melita Oden, một người cùng làm việc với Terman, đã tách riêng ra 100 người “ít thành công nhất” thuộc nhóm 1528 đứa trẻ trước kia, nay họ đều đã già, và so sánh với 100 người “thành công nhất”. Cần phải thừa nhận rằng, “thành công” là một khái niệm còn mang tính chủ quan hơn cả khái niệm “trí tuệ”. Oden định nghĩa những người thành công là những người biết cách sử dụng khả năng trí tuệ để đạt được những kết quả tích cực, được mọi người trong chuyên ngành của mình công nhận (ví dụ nghĩ ra được một show TV nổi tiếng). Những người ít thành công là những người làm các công việc không sử dụng đến vốn chất xám của họ (chẳng hạn công việc làm vệ sinh bể bơi). Chắc đến cả những bà mẹ chồng khó tính cũng phải đồng ý với định nghĩa này. Oden không tìm thấy một thông tin thống kê đáng tin cậy nào cho thấy giữa những người “thành công” và “thất bại” có sự chênh lệch nào về trí tuệ. Trong khi đó họ lại khác nhau ở những điểm khác như sự quan tâm của bố mẹ từ thuở thiếu thời, tính tự tin và lòng kiên trì.
(Còn nữa)
Vì sao nhiều “ngôi sao” học đường, những ứng viên sáng giá được kỳ vọng nhất với mấy bằng đại học lận lưng, thậm chí là bằng MBA, lại tỏ ra “lép vế” so với những vị đồng niên lười biếng với vô số lỗ hổng về kiến thức khác?Vì sao cuộc sống của các giáo sư với chỉ số IQ không hề thấp lại chật vật, và ngược lại, những kẻ có chỉ số trí tuệ “thấp hơn chiếc ghế đẩu” lại thành đạt hơn người?
Nguyên nhân là do đâu?
Kỳ 1: Đôi nét về IQ
Một trong những câu hỏi thông dụng nhất được Microsoft hỏi các ứng viên trong lúc phỏng vấn là: “Bạn hãy định nghĩa khái niệm trí tuệ. Liệu có thể cho rằng bạn là một người trí tuệ cao không?”.
Nhà tâm lý học Lewis M. Terman (1877-1956) chính là người đã hao tổn tâm trí hơn ai hết để định nghĩa khái niệm “trí tuệ” và biến việc đánh giá cũng như sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ thành một phần không thể thiếu trong các cuộc phỏng vấn tuyển nhân sự. Lewis Terman là giáo viên dạy tại trường đại học Stanford và nhờ ông mà khái niệm IQ trở nên thông dụng. Lewis Terman đã soạn thảo ra trắc nghiệm kinh điển để đánh giá IQ và tuyên truyền không mệt mỏi cho việc sử dụng chúng. Ông quan niệm rằng bất cứ một học sinh hoặc nhân viên nào cũng phải làm bài trắc nghiệm IQ. Vào thời mà ảnh hưởng của Lewis Terman lên tới đỉnh điểm thì phần đông người Mỹ đều đồng tình với quan điểm này của ông.
Lịch sử đã trùng lặp một cách lạ lùng khi mà cả Lewis Terman và con trai ông, Frederick, đều đóng những vai trò quan trọng trong việc biến thung lũng Silicon thành một trung tâm công nghệ cao của thế giới. Điều nghịch lý hơn nữa, nhà tâm lý học Lewis Terman vẫn có ảnh hưởng lớn ngay cả khi những trắc nghiệm IQ bị mất uy tín vì những định kiến của nó đối với văn hóa thiểu số và chủng tộc, dẫn đến việc chúng bị loại bỏ trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng và được thay thế bằng các câu hỏi đánh giá sự nhận thức thông qua các câu đố logic.
Thủa thiếu thời, Lewis Terman là một cậu bé rất thông minh và là con một điền chủ ở bang Indiana. Một nhà não tướng học lãng du đã sờ độ lồi xương sọ của cậu bé Lewis 10 tuổi và phán rằng cậu có một tương lai rực rỡ.
Khó hoà nhập với mọi người bởi trí thông minh vượt trội, Terman đam mê nghiên cứu các hiện tượng phản ánh trí tuệ con người và nghĩ cách làm sao có thể đo được chúng. Sau một vài lần thay đổi nghề nghiệp, Terman chuyển đến bờ biển miền Tây nước Mỹ vào năm 1910 và bắt đầu công việc giảng dạy tại trường đại học Stanford. Vào thời bấy giờ, trường đại học này mới thành lập được 19 năm và chưa có được danh tiếng như ngày nay. Sau vài năm giảng dạy, Lewis Terman trở thành ngôi sao sáng nhất trong số những giáo viên ở Stanford. Ông là người có công biến trường đại học Stanford thành một trong những trung tâm tri thức quan trọng bậc nhất thế giới, và cái thung lũng nhỏ trước kia chỉ được biết đến như là nơi trồng mơ thì nay đã có vị trí xứng đáng trên bản đồ địa lý thế giới.
“Tôi không rõ là chỉ số IQ của mình là bao nhiêu. Những ai quan tâm tới chỉ số IQ của mình đều là những kẻ thất bại”
Steven Hoking, nhà vật lý học
Chính những nghiên cứu của Lewis Terman trong việc soạn thảo trắc nghiệm trí tuệ đã góp phần vào sự thay đổi này. Terman đã dịch ra tiếng Anh một trong những trắc nghiệm đầu tiên về trí tuệ của một học giả người Pháp là Alfred Binet. So với bản gốc thì bản dịch của Terman có nhiều khác biệt, và đây cũng không phải là trường hợp hiếm xảy ra trong dịch thuật.
Trắc nghiệm của Binet được soạn thảo cho hệ thống giáo dục phổ thông ở Paris với mục đích nhằm đánh giá trí tuệ của những đứa trẻ bị chứng thiểu não. Ngược lại, Terman lại quan tâm đến những đứa trẻ có năng khiếu và muốn đưa ra những trắc nghiệm có thể dùng cho cả người lớn, vì vậy ông cần phải thay những bài toán đơn giản của Binet thành những bài toán phức tạp hơn. Kết quả là, Terman đã thay đổi đáng kể bản gốc của Binet và còn mở rộng thêm. Để góp phần làm tên tuổi của trường đại học Stanford trở nên nổi tiếng hơn, Terman đã đặt tên cho trắc nghiệm mới của mình là “Trắc nghiệm đo chỉ số trí tuệ của Binet đã được trường đại học Stanford hiệu đính và mở rộng”. Ngày nay trắc nghiệm này được gọi đơn giản và ngắn gọn là “Stanford-Binet”. Phiên bản đầu tiên được công bố vào năm 1916. Từ đó đến nay, trắc nghiệm này đã được hiệu đính nhiều nhưng tên gọi cũ vẫn giữ nguyên.
Terman định nghĩa trí tuệ như là khả năng lập luận trừu tượng. Có thể nhiều người cho rằng định nghĩa này quá hời hợt, không đầy đủ, thế nhưng nó vẫn được sùng kính trích dẫn trong các tác phẩm văn học của thế kỷ XX. Và có thể, ngay cả bây giờ, định nghĩa này vẫn làm thỏa mãn các chuyên gia tuyển nhân sự của Microsoft. Ý tưởng chủ đạo của Terman nằm ở chỗ trí tuệ không phải là sự hiểu biết mà là khả năng vận dụng những khái niệm trừu tượng.
Để nghiên cứu khả năng này, Terman đã sử dụng nhiều câu hỏi ở các dạng khác nhau được áp dụng trong các bài trắc nghiệm trí tuệ: câu hỏi về sự tương tự, đồng nghĩa, trái nghĩa, những câu hỏi đọc hiểu nội dung của bài trắc nghiệm, cùng vài bài toán logic.
Trong hai thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, những bài toán hóc búa về logic, ngôn từ và con số thông dụng đến nỗi những người sống trong thời đại quá tải về thông tin như chúng ta sẽ cảm thấy rất khó hiểu. Chính vào thời gian đó, năm 1913, trò chơi ô chữ ra đời. Khi ô chữ chưa xuất hiện, trên các tờ báo nổi tiếng có mục các bài toán đố. Thậm chí, có thể tìm thấy chúng trong các tạp chí như Woman’s Home Companion (là tờ báo đưa ra những lời khuyên trong việc nội trợ dành cho phụ nữ ). Những người phụ trách mục này đều trở thành những nhân vật nổi tiếng trong xã hội mà một trong số họ là Sam Loyd, người Mỹ và Henry Ernest Dudeney, người Anh. Có thể minh họa “cơn nghiện” các bài toán đố bằng đoạn trích dẫn từ cuốn sách của Dudeney được xuất bản vào năm 1917:
“Nếu như có ai đó nói rằng: “Cả đời tôi chưa giải một bài toán logic nào cả” – thì thật khó mà hiểu nổi trong đầu anh ta có gì, bởi vì bất cứ một cá thể có trí tuệ nào đều làm việc đó hàng ngày. Những người kém may mắn buộc phải vào bệnh viện tâm thần chính vì họ đã đánh mất đi lý trí của mình nên không có khả năng giải những bài toán logic. Nếu như không có các bài toán logic thì hẳn mọi người sẽ mất đi khả năng đặt câu hỏi, và nếu như không biết đặt được câu hỏi thì thế giới sẽ nghèo nàn biết bao!”
Terman đã khiến cho những bài toán logic trở nên phổ cập hơn bằng cách sử dụng chúng trong các bài trắc nghiệm trí tuệ. Điều này cũng phù hợp với trào lưu thời thượng bấy giờ coi các bài toán logic là “khuôn mẫu của cuộc sống”.
Phiên bản đầu tiên của trắc nghiệm IQ Stanford-Binet thể hiện dưới dạng vấn đáp (giống y như phỏng vấn tuyển nhân sự!). Đây là hai ví dụ điển hình của những câu hỏi trong trắc nghiệm trí tuệ của Terman:
Một bà mẹ sai con trai đi ra sông lấy đúng 7 lít nước mang về nhà. Bà ta đưa cho con hai cái bình với dung tích 3 lít và 5 lít. Hãy cho biết bằng cách nào cậu bé có thể mang đúng 7 lít nước về nhà với hai cái bình đó (không được ước lượng bằng mắt). Bước đầu bạn phải đổ nước vào bình 5 lít. Nhớ rằng bạn chỉ có hai cái bình 5 lít và 3 lít, trong khi bạn lại cần lấy chính xác 7 lít.
Một thổ dân da đỏ lần đầu tiên vào thành phố, anh ta nhìn thấy một người da trắng đang cưỡi trên cái gì đó đi trên phố. Khi người này đi ngang qua, người da đỏ thốt lên: “Trời đất, người da trắng lười thật, đến đi mà cũng ngồi”. Hỏi người da trắng đã sử dụng phương tiện gì để đi mà người thổ dân lại nói rằng “đi mà ngồi”?
Terman khẳng định rằng, bài toán đầu tiên là do ông tự nghĩ ra, mặc dù rõ ràng là nó được mô phỏng theo một trong những bài toán đã được Sam Loyd và Henry Ernest Dudeney công bố. Đáp án của bài một không có gì đáng phải bàn cãi, nhưng đáp án bài hai thì có quá nhiều phương án có thể đưa ra. Bởi vậy có thể coi đây là một minh họa điển hình về sự nghi ngờ của mọi người vào tính chính xác của trắc nghiệm IQ. Theo Terman thì câu trả lời duy nhất đúng cho bài hai là “người da trắng đi xe đạp”. Ông cho biết một trong những câu trả lời sai thường gặp nhất là “người da trắng cưỡi ngựa”, vì chắc hẳn người da đỏ không lạ gì ngựa và hình ảnh này chẳng có gì đáng để anh ta phải thốt lên kinh ngạc cả. Không hiểu sao Terman cũng gạt bỏ các đáp án như đi ô tô, ngồi xe lăn dành cho người khuyết tật, và cuối cùng là cưỡi trên lưng một người khác (câu trả lời cuối cùng là một ví dụ ngộ nghĩnh của việc suy nghĩ vượt ra ngoài khuôn khổ).
Kết quả trắc nghiệm trí tuệ Stanford-Binet được Terman đặt cho một cái tên rất “đắt” và dễ nhớ “Chỉ số trí tuệ” hay viết tắt là IQ. Có thể nói ngay cái tên gọi cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho trắc nghiệm này trở nên nổi tiếng. Nhà tâm lý học William Stern trước đó từng đề nghị chia số “tuổi trí tuệ” của một đứa trẻ cho tuổi sinh học của nó để nhận được cái gọi là “chỉ số phát triển trí tuệ”. Chỉ số này cho biết đứa trẻ thông minh tới mức độ nào. Terman phát triển ý tưởng của William Stern bằng cách nhân con số thu được với 100 và đặt tên cho nó là “chỉ số trí tuệ”. Cái tên IQ đã ra đời như vậy.
Công thức này không thích hợp lắm đối với người lớn. Chẳng hạn, nếu một người có tuổi sinh học là 30 nhưng lại có tuổi trí tuệ của người 50 tuổi thì điều này sẽ nói lên điều gì? Nếu nó có ý nghĩa là bạn bắt đầu ghét nghe nhạc Rock và trở nên đãng trí? Terman đã giải quyết vấn đề này bằng cách đơn giản như sau: ông sửa lại giá trị của IQ để sao cho con số 100 là chỉ số trí tuệ trung bình của một người bất kể ở tuổi tác nào.
Đây không phải là thay đổi duy nhất. Càng ngày, Terman càng tập hợp được nhiều thông tin hơn và ông thu được một số kết quả thú vị mang tính quy luật. Thứ nhất, ở cùng một độ tuổi, trẻ em gái có IQ trung bình cao hơn trẻ em trai. Thứ hai, IQ trung bình của người Mỹ da trắng cao hơn người Mỹ da đen, người Mexico, và những người mới nhập cư.
Terman kết luận rằng, nguyên nhân ở trường hợp thứ nhất là do trắc nghiệm của ông không hoàn hảo, còn trường hợp thứ hai thì phản ánh đúng thực tế nhân loại. Terman rà soát lại bộ trắc nghiệm và xác định những câu hỏi bộc lộ rõ nhất sự khác biệt giới tính. Ông loại bỏ những câu hỏi mà trẻ em gái có lợi thế, thay vào đó những câu hỏi đem lại lợi thế cho trẻ em trai, cho đến khi chỉ số IQ trung bình của chúng là tương đương nhau. Sự thay đổi cấu trúc bên trong này không có gì là gian lận cả - đây là quá trình bình thường khi soạn thảo bất cứ một trắc nghiệm tâm lý nào.
Sự khác biệt về chủng tộc trong IQ lớn hơn nhiều lần so với sự khác biệt về giới tính, nhưng điều này không làm Terman bận tâm. Bản thân ông cũng là một người da trắng, nếu như trắc nghiệm của ông khẳng định rằng người da trắng thông minh hơn thì điều này cũng trùng khớp với ý kiến của phần đông những người đàn ông Mỹ da trắng vào thời điểm năm 1916. Ít nhất thì đây cũng là một trong những lý do để giải thích sự thờ ơ của Terman. Cũng có thể nguyên nhân nằm ở chỗ khác: Terman muốn tin rằng sự chênh lệnh IQ giữa các chủng tộc khác nhau là có thật, vì nếu ngược lại thì có nghĩa trắc nghiệm do ông soạn ra không được thành công cho lắm. Các trắc nghiệm trí tuệ được xây dựng dựa trên giả thiết rằng có thể xác định được trí tuệ “thực” bởi một số bài toán hay câu đố, và nó không phụ thuộc vào trình độ học vấn, vị trí xã hội hay sự khác biệt về văn hóa. Do vậy sự khác biệt của kết quả IQ do những khác biệt về văn hóa chứng tỏ sự không phù hợp của bài trắc nghiệm. Nhưng Terman không chịu nhìn nhận sự việc theo cách này. Và phần đông người Mỹ cũng vậy. Trắc nghiệm Stanford-Binet đã tạo nên nỗi đam mê rộng khắp tại Mỹ và điều này vẫn tiếp diễn tới tận ngày nay, mặc dù mức độ có suy giảm chút ít.
Trắc nghiệm IQ tại nơi làm việc
Chẳng bao lâu sau, trắc nghiệm chỉ số trí tuệ đã được sử dụng tại nơi làm việc. Robert M. Yerkes, giáo viên tâm lý của trường đại học Harvard chuyên nghiên cứu về hành vi của động vật, đã thuyết phục được quân đội cho kiểm tra chỉ số trí tuệ của các tân binh. Năm 1917, Terman cùng Yerkes và một loạt các chuyên gia tâm lý đồng chí hướng khác đã họp mặt tại thành phố Vineland, bang New Jersey để cùng nhau soạn thảo ra trắc nghiệm IQ dành cho các tân binh vừa nhập ngũ. Họ đã sử dụng nhiều bài toán có sẵn của Binet và Terman nên chỉ sau 6 tuần đã hoàn thành công việc. Trong thời gian thế chiến thứ I, khoảng 1,7 triệu tân binh Mỹ đã được xác định IQ. Kết quả IQ không ở dưới dạng điểm số mà lại chia thành các nhóm từ A đến E, trong một khoảng điểm nào đó thì thuộc vào một nhóm nhất định. Dựa vào chỉ số trí tuệ của mỗi tân binh, ban chỉ huy sẽ trao nhiệm vụ phù hợp cho họ. Yerkes không hề ngượng mồm khi tuyên bố rằng chính trắc nghiệm IQ đã “giúp nước Mỹ chiến thắng”.
Sau cuộc thử nghiệm này, chỉ thiếu chút nữa thì IQ trở thành một biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa yêu nước tại Mỹ. Trong vòng vài năm, hầu như tất cả các trường học phổ thông của Mỹ đã sử dụng – cách này hay cách khác - các bài trắc nghiệm trí tuệ. Những người nhập cư khi đến Ellis Island – một hòn đảo ở New York, nơi họ được cách ly để kiểm tra bệnh dịch, - đều được Tân Thế Giới chào đón bằng bài trắc nghiệm IQ. Các công sở trước khi nhận nhân viên mới hoặc quyết định thăng chức cho nhân viên cũ đều kiểm tra chỉ số trí tuệ của họ.
Có thể nói, nỗ lực của Terman đã đơm hoa kết trái. Ông cho rằng, các công ty có từ năm trăm đến một nghìn người nên thuê hẳn một nhà tâm lý học làm việc toàn thời gian để tổ chức thi IQ và dựa vào đó sắp xếp nhân sự. Có thể nói, các nhân viên tâm lý này là tiền bối của các chuyên gia nhân sự ngày nay. Vấn đề được đặt ra là, thông qua những nguyên tắc nào để xác định vị trí thích hợp cho mỗi nhân viên dựa vào chỉ số trí tuệ của họ? Terman đã có trong đầu hình dung rất rõ ràng về điều này. Ông cho rằng, đối với mỗi nghề nghiệp sẽ đòi hỏi phải đạt chỉ số IQ từ một ngưỡng nào đó trở lên, và Terman đã bỏ rất nhiều công sức để xác định những giá trị đó.
Terman và những cộng sự của ông đã làm việc quên cả mệt mỏi để xác định IQ của các nữ nhân viên bán hàng, lính cứu hỏa hoặc cả những người sống lang thang tại Palo-Alto. Năm 1919, Terman đã đi đến kết luận rằng, sẽ là lý tưởng nếu như mỗi một người lao động sở hữu một giá trị IQ tối thiểu cho phép, nhưng không nên lớn hơn nhiều quá: “Nếu thợ cắt tóc có IQ cao hơn 85 thì quả thực đó là một sự lãng phí nhân lực lớn”. “Những người có chỉ số IQ cao quá so với nghề nghiệp của họ sẽ dễ dẫn đến các hành vi chống phá xã hội hay gia nhập đội quân những kẻ bạo loạn”.
Terman ước mơ biến nước Mỹ thành một xã hội lý tưởng trọng dụng nhân tài, trong đó, từ những người trí tuệ kém phát triển cho đến những thiên tài đều được làm những công việc thích hợp tương ứng với IQ của mình.
Uy tín ngày càng tăng của Terman đã tạo cho trường đại học Stanford cơ hội thành lập một khoa tâm lý học tầm cỡ quốc tế. Khoa này nổi tiếng vì những thành tựu đạt được trong lĩnh vực đo nghiệm tâm lý, bao gồm hệ thống các phương pháp đánh giá những đặc tính và khả năng khác nhau của con người nhờ vào trắc nghiệm. Và cũng nhờ vào những trắc nghiệm tâm lý của mình mà dần dà Terman trở nên giàu có.
Hiển nhiên, ngay từ lúc bấy giờ, đã xuất hiện nhiều nghiên cứu và những bài báo được công bố chứng minh rằng kết quả IQ chưa chắc đã tỷ lệ thuận với kết quả trong học tập cũng như trong công việc, nhưng việc này chẳng hề làm Terman bận tâm.
Thời gian này cũng là lúc Liên Xô phóng tên lửa đầu tiên vào vũ trụ, việc đào tạo các chuyên gia trong các ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật rất được chú ý trong xã hội Xô–viết, còn người Mỹ lại dồn sự quan tâm của mình vào các bài trắc nghiệm. Thế hệ thanh thiếu niên của thời kỳ bùng nổ dân số sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đã trở thành mục tiêu của các bài trắc nghiệm IQ. Việc phát hiện sớm những tài năng trong lĩnh vực toán học và khoa học tự nhiên cộng với các chương trình đào tạo dành riêng cho những năng khiếu này được nước Mỹ tuyên truyền như là một phương thức cạnh tranh giành chiến thắng trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
William Shockley – ông chủ của Shockley Semiconductor Laboratory suy nghĩ trước sự ảnh hưởng 2 chiều giữa chỉ số trí tuệ và đặc điểm của các chủng tộc người khác nhau. Từ năm 1964, ông đã khẳng định rằng, các trắc nghiệm IQ cho thấy người Mỹ da trắng có trí thông minh vượt trội hơn người Mỹ da đen và các chủng tộc thiểu số khác. Đây không phải là một khẳng định mới mẻ gì, phần lớn những người tuyên truyền cho trắc nghiệm IQ thời kỳ đầu tại Mỹ đều thuộc nhóm người mà chúng ta, những thế hệ đi sau, gọi là những người da trắng theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cực đoan. Ví dụ, Lewis Terman, cũng có quan điểm là sự chênh lệnh IQ giữa các chủng tộc khác nhau phản ảnh chính xác sự phát triển trí tuệ không đồng đều của họ. Yerkes lại còn đưa ra đề nghị hạn chế cho phép những người Do Thái nhập cư vào Mỹ với lý do rằng chỉ số trí tuệ của họ quá thấp. Ông ta có biết đâu rằng do không biết tiếng Anh nên họ không hiểu những câu hỏi trong bài trắc nghiệm IQ.
Vào năm 1937, khi trắc nghiệm Stanford-Binet đang bị đánh giá lại, Lewis Terman bắt đầu né tránh đề cập đến những tuyên bố như vậy. Cũng chẳng rõ nguyên nhân vì sao – có thể quan điểm của ông đã thực sự thay đổi, hoặc cũng có thể ông cho rằng vì uy tín của cá nhân ông, của các bài trắc nghiệm và cả của trường đại học Stanford nữa thì tốt nhất là nên lờ nó đi. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa quốc xã đã làm giảm rõ rệt sự nhiệt tình của người Mỹ trong việc phô trương “một cách khoa học” sự vượt trội về trí tuệ của người da trắng.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi phong trào đấu tranh vì sự bình đẳng giữa mọi tầng lớp dân chúng trong xã hội Mỹ lên tới cao trào, thì Shockley vẫn giữ quan điểm lỗi thời, nói đi nói lại những điều mà Terman và những đồng nghiệp của ông đã nói từ thập niên 20. Điều này đã biến Shockley trở thành tâm điểm chú ý của giới báo chí Mỹ. Dẫu sao thì nhãn quan của một người được giải thưởng Nobel, lại trước một vấn đề mang tính thời sự như vậy, không thể bị đánh giá là một sự gàn dở thông thường. Có vẻ như, Shockley rất thích thú khi thu hút được sự chú ý của dư luận. Trong các cuộc phỏng vấn với báo giới ông rất biết cách gây ấn tượng, và khi cảm thấy sự chú ý có phần nguội đi thì ông lập tức buông ra một câu phát ngôn hết sức giật gân.
Một trong số đó là lời “đề nghị hểt sức khiếm nhã” sau đây của Shockley đối với chính phủ Mỹ: chính phủ nên trả một khoản tiền bồi thường nào đó cho những người có chỉ số trí tuệ thấp, đổi lại những người này sẽ triệt sản vĩnh viễn, khước từ quyền có con nối dõi. Ông đề nghị khoản tiền đó tính như sau, nếu chỉ số trí tuệ trung bình là 100, những người trí tuệ kém phát triển sẽ có IQ nhỏ hơn 100, và số tiền bồi thường cho họ sẽ là (100 - giá trị IQ của họ) x1.000 USD! Sau đó ông lại nhận thấy rằng, đối với những người thiểu não thực sự thì phép tính toán học này là rất khó hiểu với họ, vậy lại phải đưa thêm ra một phần thưởng đặc biệt kèm theo dành cho những người có công thuyết phục họ đi triệt sản. Skockley còn đề nghị chính phủ thành lập một quỹ dành cho chương trình trên.
Không quên thuyết ưu sinh và với ý muốn làm cho nòi giống loài người được hoàn thiện hơn, Shockley đã hiến tặng tinh trùng của mình cho ngân hàng tinh trùng đặc biệt ở California. Ngân hàng này khẳng định sẽ cho ra đời những thiên tài bằng cách lấy tinh trùng của những người đoạt giải Nobel thụ tinh cho những phụ nữ trẻ phù hợp. Không thấy ngân hàng này đòi hỏi những người phụ nữ cũng phải là người đoạt giải Nobel.
Năm 1989, khi cái chết cận kề, Shockley đã thành công trong việc biến hai khái niệm chỉ số trí tuệ và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trở thành đồng nhất trong nhận thức của xã hội Mỹ. Ông đã làm cho tất cả mọi người phải xa lánh, kể cả những người mang trong mình dòng máu của ông. Con cái của Shockley chỉ đến khi đọc báo mới biết về cái chết của bố mình. Shockley rời bỏ thế gian với niềm tin rằng những đóng góp của ông trong lĩnh vực di truyền học lớn hơn rất nhiều lần so với những mạch bán dẫn trong sự phát triển của nhân loại.
Sự thất vọng về IQ
Chuyện về Shockley là một sự kiện nổi bật trong quãng thời gian người dân Mỹ dần dần vỡ mộng về tính vạn năng của trắc nghiệm IQ. Từ những năm 30 của thế kỷ XX trở đi, các trường đại học và các nhà tuyển dụng đã bắt đầu hiểu ra rằng, trắc nghiệm trí tuệ hoàn toàn không phải là phương thuốc trị bách bệnh như Terman đã từng tuyên truyền.
Năm 1964, do có sự phân biệt chủng tộc nên việc kiểm tra chỉ số trí tuệ ở các trường phổ thông tại New York bị đình lại. Các giáo viên phàn nàn rằng các học sinh da đen và các chủng tộc thiểu số khác thường có kết quả IQ thấp vì sự khác biệt về văn hóa giữa một bên là các nhà khoa học da trắng – những người tạo ra các hình thức trắc nghiệm IQ - và một bên là các em học sinh thiểu số. Kết quả IQ thấp đối với các em là một vết nhục, kèm theo đó là những việc có thể dẫn đến hậu quả khôn lường: các em sẽ phải chuyển đến các lớp học dành cho các học sinh kém phát triển, phụ huynh sẽ được thông báo rằng chẳng nên đặt kỳ vọng gì nhiều vào con cái mình. Vậy điều gì sẽ xảy đến sau sự “tiên đoán chết người này”? Một đứa trẻ hoàn toàn bình thường bị cho là thiểu năng trí tuệ, đến một lúc nào đó nó sẽ trở thành thiểu năng trí tuệ thật. Theo gương các trường học ở New York, các trường học ở khắp nơi tại Mỹ cũng bỏ việc kiểm tra IQ của học sinh.
Các công ty cũng thôi không sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ đối với các ứng viên. Quá trình này được đẩy nhanh bởi hàng loạt các vụ kiện tụng có liên quan đến sự phân biệt chủng tộc trong các bài trắc nghiệm IQ. Cuối cùng thì vào năm 1971, tòa án tối cao Mỹ đã ra quyết định cấm không cho sử dụng các bài trắc nghiệm trí tuệ trong phần lớn các dạng tuyển dụng nhân sự.
Chắc đến đây các bạn nghĩ rằng, trắc nghiệm trí tuệ là một hiện tượng của quá khứ, của thế kỷ XX, và chúng ta đã vượt qua giai đoạn này rồi. Bạn đã nhầm.
Vào thời điểm hiện nay, các bài trắc nghiệm trí tuệ được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh không hề ít hơn trước đây. Chỉ có điều, tên gọi của chúng khác đi. Một trong những trắc nghiệm phổ biến nhất bây giờ mang tên Scholastic Aptitude Test (trắc nghiệm năng lực học tập) viết tắt là SAT. Khả năng có thể học lên cao là gì nếu không phải là trí tuệ? Bóng dáng của SAT có thể được tìm thấy trong các trắc nghiệm của quân đội từ thời tranh thế giới lần thứ nhất. Nhà tâm lý học của trường đại học Princeton, Carl Brigham, một thành viên trong nhóm của Yerkes trước đây, là người soạn thảo ra phương án đầu tiên của SAT. Ông đã lấy mẫu là bài trắc nghiệm dùng trong quân đội vào những năm đầu của thế kỷ XX. SAT không chỉ là bài trắc nghiệm được sử dụng phổ biến nhất tại Mỹ, mà còn là nền tảng của cả một nền công nghiệp lớn về đào tạo sinh viên chuẩn bị cho một kỳ thi được coi là công cụ để đo năng lực của con người.
“Liệu việc sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ trong phỏng vấn tuyển nhân sự có hợp pháp không? – Đây là câu hỏi đầu tiên bạn có thể gặp trên website của công ty Wonderlic, một trong những nơi nổi tiếng cung cấp các bài trắc nghiệm cho các cuộc phỏng vấn tuyển nhân sự. Câu trả lời ngắn gọn là có. Công ty Wonderlic khẳng định rằng, các bài trắc nghiệm của họ đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của Ủy ban bảo vệ quyền bình đẳng trong tuyển dụng, cụ thể là các câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng khi tuyển mộ phải chính đáng, công bằng và liên quan đến công việc. Rất nhiều các tập đoàn là khách hàng của công ty cũng đồng ý với khẳng định này. Thậm chí, liên đoàn Bóng đá chuyên nghiệp Mỹ (NFL) cũng cho rằng việc kiểm tra IQ của các cầu thủ là rất quan trọng. Báo chí đã từng công bố một bài toán trong đề trắc nghiệm được Wonderlic soạn thảo dành cho NFL như sau: bạn có dãy số 8 4 2 1 ½ ¼ hỏi số tiếp theo của dãy số này là số nào? Chủ tịch câu lạc bộ San Francisco 49ers là Carmen Policy giải thích: “Các cầu thủ ít nhất phải có khả năng trí tuệ trên mức trung bình”.
Xác định IQ theo thang điểm vẫn là một phần không thể thiếu trong văn hóa Mỹ. Những bài toán trong các trắc nghiệm rất phổ biến cả trên Internet lẫn trong các tạp chí. Mensa - câu lạc bộ dành cho những người có chỉ số trí tuệ cao, cho biết họ có tới hơn 100.000 thành viên ở khắp các nơi trên thế giới, trừ châu Nam cực. Sau khi Bush-con được bầu làm tổng thống, người ta thấy xuất hiện một câu chuyện cười nổi tiếng được phát tán qua thư điện tử rằng tổng thống Bush có chỉ số trí tuệ thấp nhất trong số các tổng thống Mỹ từ trước đến nay. Rất nhiều người Mỹ đã tiếp nhận câu nói đùa này một cách nghiêm túc, kể cả những người được coi là có trình độ tri thức cao như tác giả của tập tranh biếm họa nổi tiếng về Doonesbury - họa sĩ Garry Trudeau.
Trắc nghiệm trí tuệ, cũng giống như nhiều ý tưởng và phương pháp tâm lý khác, được giới khoa học và công chúng tiếp nhận rất khác nhau. Uy tín của các trắc nghiệm IQ vốn không cao trong con mắt các nhà khoa học ngay từ khi Terman mới nghĩ ra chúng, càng ngày lại càng trở nên ít tin cậy hơn.
Theo ý của Terman thì có thể so sánh những bài trắc nghiệm trí tuệ với những chiếc nhiệt kế. Trước khi sáng chế ra nhiệt kế thì nhiệt độ là một khái niệm chủ quan: “Tôi cảm thấy rằng ở đây đang rất nóng, hay thực tế đúng là như thế nhỉ?”. Không có phương tiện để phân biệt giữa nhiệt độ khách quan và chủ quan, hay nói cách khác giữa nhiệt độ thật và nhiệt độ mà ta cảm thấy. Chính vì vậy ta thường gặp những ý kiến trái ngược nhau.
Việc phát minh ra nhiệt kế đã làm thay đổi tình hình. Nó cho chúng ta biết chỉ tồn tại một trạng thái vật lý duy nhất trong những tranh luận của chúng ta về nóng hay là lạnh. Trong cùng một căn phòng, Jack có thể “nóng chảy mỡ” còn Jane thì “răng va vào nhau lập cập vì lạnh”, khi đó cả hai người có thể nhìn vào nhiệt kế và biết được nhiệt độ thực trong căn phòng là 20ºC. Nhiệt kế cũng giúp chúng ta xác định chính xác khái niệm nóng và lạnh nghĩa là gì. Cho cái nhiệt kế vào lọ tương ớt cay, bạn có thế thấy rằng nhiệt độ ở đây không có gì khác hơn so với nhiệt độ không khí xung quanh. Vậy cái “nóng” ở đây thực chất chỉ là vị cay của quả ớt, đây là cái “nóng ảo”.
Terman hy vọng rằng, trắc nghiệm IQ cũng đóng vai trò đối với trí tuệ giống như cái nhiệt kế đối với nhiệt độ và cho chúng ta thấy có những tiêu chuẩn khách quan để đánh giá trí tuệ bên cạnh sự đánh giá mơ hồ theo cảm tính mang tính chủ quan. Vào năm 1916, mọi người có vẻ như bị thuyết phục bởi khẳng định này. Nhưng trên thực tế thì mọi chuyện đã không hẳn vậy. Các trắc nghiệm IQ dùng để đo chỉ số trí tuệ dường như giống với các cuộc thi sắc đẹp hơn là giống với cái nhiệt kế. Thật vậy, những người có chỉ số IQ cao rất thông minh (cũng giống như những cô gái đạt danh hiệu hoa hậu đều đẹp mê hồn!). Những bài trắc nghiệm IQ được xây dựng trên sự hình dung phổ biến và chủ quan của con người về trí tuệ có thể xác định được (mặc dù rất đại khái) mức độ phát triển trí tuệ với độ chính xác giống như sự chính xác của việc phân loại sắc đẹp trong các cuộc thi hoa hậu. Thứ mà trắc nghiệm IQ không làm nổi là chứng tỏ chúng có thể đo được sự việc khách quan và hiện hữu. Với kinh nghiệm 100 năm trắc nghiệm trí tuệ, chúng ta chẳng phát hiện được điều gì mới mẻ hơn về chính trí tuệ. Cũng giống như với bề dày lịch sử hàng trăm năm của các cuộc thi sắc đẹp cũng không giúp chúng ta hiểu sâu hơn chính sắc đẹp. Giống như khái niệm “sắc đẹp”, khái niệm “trí tuệ” rất chung chung, điểm hấp dẫn của nó nằm ở chỗ có thể sử dụng khái niệm này ở mọi nơi mọi chỗ, không cần phải hình dung chính xác bạn đang nghĩ gì trong đầu.
Chính vì không thể định nghĩa chính xác được khái niệm “trí tuệ”, nên việc đo “trí tuệ” trở nên rất mù mờ. Những người soạn thảo ra trắc nghiệm IQ cần phải thận trọng cân nhắc xem trắc nghiệm của họ có đúng là dùng để đo cái khái niệm mà khởi điểm họ nghĩ đến trong đầu hay không? Bằng cách nào họ có thể chứng minh được điều này? Chỉ có một cách duy nhất có thể khẳng định được nếu trên thực tế những người trải qua trắc nghiệm này quả là có độ phát triển trí tuệ tương ứng với giá trị IQ nhận được. Nhưng bằng cách nào, ngoài những bài trắc nghiệm, bạn có thể có được sự đánh giá tin cậy về độ phát triển của trí tuệ để còn so sánh?
Sẽ là tuyệt vời nếu bạn có trong tay một cái “máy đo trí tuệ”, bạn chỉ cần chạm vào đầu bất cứ ai và đọc chỉ số trên đó là có thể biết được giá trị IQ thật của họ. Khi đó bạn có thể chứng minh đầy sức thuyết phục rằng trắc nghiệm này là hoàn hảo: bởi vì bạn đã có khả năng đánh giá sự chính xác của nó bằng cách so sánh kết quả thu được với chỉ số trên “máy đo trí tuệ”. Thậm chí có thể đánh giá được sự chính xác câu hỏi riêng lẻ dùng để đo trí tuệ bằng việc (hoặc những bài toán đố được sử dụng trong thời gian phỏng vấn nhân sự) so sánh xem kết quả thu được có sai số như thế nào so với giá trị IQ thực. Có thể sửa lỗi của những bài trắc nghiệm liên quan đến sự khác nhau về văn hóa, sao cho những người có chỉ số trí tuệ (theo chỉ số của máy đo trí tuệ) giống nhau khi làm trắc nghiệm IQ cũng sẽ thu được những kết quả giống nhau.
Nhưng tất cả mọi người đều biết rằng “máy đo trí tuệ” chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Cách duy nhất dùng để đo giá trị IQ mà hiện chúng ta đang có chính là các bài trắc nghiệm. Sự đúng sai của phần lớn các bài trắc nghiệm IQ được đánh giá trên cơ sở so sánh kết quả của chúng với kết quả của trắc nghiệm Stanford-Binet do Terman soạn thảo ra.
Độ tin tưởng của những bài trắc nghiệm được căn cứ trên khẳng định đơn giản và sáng suốt rằng những người có thể trả lời đúng những câu hỏi khó thì thông minh hơn những người không làm được điều ấy. Tại sao khẳng định này có thể sai? Nếu như bạn cho rằng những trắc nghiệm trí tuệ là thước đo của một chỉ số không chính xác rõ ràng, và mang tính chủ quan về một khái miệm cũng mơ hồ không rõ ràng thì tại các cuộc thi sắc đẹp bạn cũng có thể bình luận y như vậy về kết quả bình chọn của ban giám khảo. Vấn đề nằm ở chỗ, Terman và nhiều người khác đã đánh giá quá cao các trắc nghiệm IQ. Họ cho rằng chúng là những dụng cụ cho phép đánh giá chính xác IQ với sai số vài phần trăm, thậm chí phần nghìn. Trong khi đó những bài trắc nghiệm trí tuệ lại được xây dựng trên một loạt các giả thiết chưa chắc đã đúng, thậm chí có khi còn sai hoàn toàn.
Một trong những giả thiết: các câu hỏi trắc nghiệm cho ta kết quả cần xác định một cách không định kiến. Hẳn các bạn còn nhớ, Terman đã sửa lại bài trắc nghiệm của mình để xóa đi sự chênh lệnh giữa các kết quả IQ của các bé gái và các bé trai, nhưng lại không sửa để xóa đi độ chênh lệch giữa những người thuộc các chủng tộc khác nhau. Chắc ông không cho rằng mình đã đưa ra những câu hỏi mang tính “phân biệt chủng tộc” vào trong các bài trắc nghiệm, vậy nên không cần phải sửa. Vì không có phương tiện để đánh giá khách quan chỉ số trí tuệ nên không thể khẳng định được quan điểm đó của Terman là đúng hay sai. Nhưng mặt khác, nếu ông quan niệm rằng chỉ số trí tuệ trung bình của mọi người thuộc các chủng tộc khác nhau, không có gì phải bàn cãi, là bằng nhau, thì khi này chắc chắn Terman sẽ đi đến kết luận bài trắc nghiệm của ông là không chính xác và cần phải sửa lại, hoặc thậm chí bỏ luôn nó đi. Những tuyên bố giật gân của Shockley không chỉ tạo tiếng xấu trong quan hệ công đồng, mà chính chúng đã làm rõ hơn những sai lầm nghiêm trọng mang tính lý thuyết của các trắc nghiệm trí tuệ. Nếu như không có được những tiêu chuẩn khách quan để kiểm tra tính trung thực và không định kiến của những người soạn thảo ra các bài trắc nghiệm trí tuệ, thì không tránh khỏi việc chúng sẽ chứa đựng các quan điểm chủ quan của những người làm ra chúng. Vậy là nhân sinh quan của người soạn thảo ra các trắc nghiệm IQ đóng một vai trò rất quan trọng.
Trắc nghiệm IQ có thể làm cho những khái niệm sai về trí tuệ trở nên phổ biến. Terman và nhiều nhà tâm lý cùng thời với ông cho rằng có một mẫu số “trí tuệ chung” tồn tại trong tất cả các quá trình suy nghĩ (vì vậy chỉ cần một giá trị duy nhất để đánh giá trí tuệ). Các cứ liệu thống kê dùng để chứng minh cho quan điểm này đã không đủ sức thuyết phục, và có nhiều hình mẫu trí tuệ khác đã xuất hiện. Một trong những ví dụ được nhiều người biết đến do Howard Gardner đưa ra vào năm 1983 – mô hình của 7 dạng trí tuệ khác nhau: ngôn ngữ, logic-toán học, không gian, vận động thân thể, tương giao cá nhân, nội tâm cá nhân, âm nhạc Vậy một diễn viên múa có thể có trí tuệ vận động thân thể rất cao nhưng khi làm bài trắc nghiệm SAT dành cho dạng trí tuệ logic-toán học sẽ thu được kết quả rất thấp.
Lý thuyết này hiển nhiên là sát với thực tế hơn quan điểm của Terman. Một người có thể giải quyết rất tốt một vấn đề dạng này nhưng lại rất chật vật khi bị giao cho một vấn đề thuộc loại khác. Đặc biệt trong thời đại của chúng ta khi mà tính đa dạng được đề cao thì quan điểm của Howard Gardner dễ được chấp nhận hơn quan điểm trí tuệ đơn điệu của Terman. Trên thực tế, phiên bản mới nhất của trắc nghiệm Stanford-Binet dựa vào nhu cầu của thị trường cũng chia ra thành 4 loại riêng dành cho 4 dạng trí tuệ khác nhau để bổ xung cho một chỉ số IQ tổng hợp. Mặc dù vậy thì “mô hình đa trí tuệ” của Howard Gardner cũng rất khó chứng minh giống như những các mô hình trí tuệ khác đã được các vị tiền bối của ông đưa ra. Nói tóm lại, việc đo trí tuệ con người cũng giống như việc đi bắt tia nắng mặt trời.
Một ví dụ nữa minh họa những nghịch lý của việc đo chỉ số trí tuệ là câu chuyện liên quan đến câu lạc bộ Mensa. Câu lạc bộ này được thành lập vào năm 1946 tại Anh. Chỉ những người có chỉ số trí tuệ nằm trong số 2% những kết quả cao nhất theo trắc nghiệm Stanford-Binet hoặc các trắc nghiệm có uy tín khác (phải trình giấy công chứng khẳng định điều này) mới được quyền ra nhập câu lạc bộ. Tuy vậy, người ta thường xuyên truyền tai nhau câu chuyện ngược đời về Mensa. Chẳng là rất nhiều cái đầu cao siêu của các thành viên của câu lạc bộ này lại làm những nghề nghiệp rất bình thường, nếu không nói là tầm thường.
Trên web site của câu lạc bộ cho biết trong số những thành viên của Mensa “...có cả triệu phú và cả những người thất nghiệp sống bằng trợ cấp của xã hội. Thành viên Mensa bao gồm các giáo sư, lái xe, cửu vạn, các nhà khoa học, lính cứu hỏa, nhà lập trình, chủ trang trại, họa sĩ, bộ đội, nhạc sĩ, công nhân, cảnh sát, thợ thủy tinh ...”.
Gần như trong bất cứ một tạp chí có tiếng tăm nào, bạn đều có thể tìm được những chuyện cười về sự thông thái của các thành viên câu lạc bộ Mensa trong cuộc sống thường nhật: nếu như họ là những người thông minh, tại sao họ không trở thành những người giàu có, nổi tiếng, nhận được giải Nobel, hoặc ít nhất thì cũng đạt được những thành công nhất định trong chuyên ngành của mình?
Ngay từ khi mới xuất hiện khái niệm IQ đã có nhiều ý kiến cho rằng người có chỉ số trí tuệ cao không có nghĩa sẽ là người thành công trong cuộc sống. Vào năm 1928, Lewis Terman vì muốn bác bỏ ý kiến này đã bắt đầu một nghiên cứu độc đáo, ông theo dõi cuộc đời của 1528 đứa trẻ có IQ cao. Terman muốn chứng minh rằng, những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ chứng tỏ được khả năng vượt trội của mình và sẽ là những người thành công trong cuộc sống. 80 năm sau, nghiên cứu do Terman khởi xướng vẫn còn tiếp tục. Những người kế nghiệp ông tại trường đại học Stanford thề sẽ theo đuổi cuộc sống của “các thần đồng” này cho đến khi chúng chết hết không còn một ai.
Những đứa trẻ có chỉ số trí tuệ cao lọt vào danh sách của Terman khi lớn lên làm những nghề rất khác nhau. Trong số họ có người làm nghề quét dọn tại bể bơi, một người bị đi tù vì phạm tội làm giấy tờ giả, có bác sĩ y khoa, luật sư, có cả tác giả của tập phim truyền hình I love Lucy (Tôi yêu Lucy) là Jess Oppenheimer. Nghịch lý là anh bạn trẻ William Shockley cũng đã trải qua trắc nghiệm trí tuệ nhưng không đủ điểm lọt vào nhóm được Terman theo dõi . Tuy nhiên, sau này ông lại là người đoạt giải Nobel, trong khi đó nhóm trẻ “trí tuệ cao kia” không ai có được vinh dự này.
Tôi cho rằng, câu chuyện “nghịch lý Mensa” chứng tỏ sự quan tâm quá mức của mọi người đến những vấn đề liên quan đến trí tuệ chứ không phải về bản thân những người có chỉ số trí tuệ cao. Bắt đầu từ Terman cho đến thời Bill Gates, rất nhiều người đã cố gắng nhồi nhét vào đầu chúng ta tầm quan trọng to lớn của trí tuệ, đến nỗi khi ta biết được thông tin nào đó đi ngược lại niềm tin trên ta không khỏi cảm thấy một sự thỏa mãn nho nhỏ. “Thành viên của câu lạc bộ Mensa mắc phải một sai lầm ngớ ngẩn” – đây là đầu đề một bài báo được đăng trên tờ Independence ở London. Bài báo viết về một tên trộm bẻ khóa - một thành viên của Mensa. Hắn ta đã bị cảnh sát tóm cổ một cách dễ dàng, vì sau khi bẻ khóa ăn trộm, tên này đã để lại những vết bẩn suốt dọc đường về từ nơi gây án đến tận cửa nhà mình.
Vào năm 1968, các nhà khoa học đã tiến hành một nghiên cứu để tìm nguyên nhân tại sao rất nhiều đứa trẻ có chỉ số trí tuệ cao trong nhóm được Terman chọn sau này ra đời lại không thành công trong cuộc sống. Melita Oden, một người cùng làm việc với Terman, đã tách riêng ra 100 người “ít thành công nhất” thuộc nhóm 1528 đứa trẻ trước kia, nay họ đều đã già, và so sánh với 100 người “thành công nhất”. Cần phải thừa nhận rằng, “thành công” là một khái niệm còn mang tính chủ quan hơn cả khái niệm “trí tuệ”. Oden định nghĩa những người thành công là những người biết cách sử dụng khả năng trí tuệ để đạt được những kết quả tích cực, được mọi người trong chuyên ngành của mình công nhận (ví dụ nghĩ ra được một show TV nổi tiếng). Những người ít thành công là những người làm các công việc không sử dụng đến vốn chất xám của họ (chẳng hạn công việc làm vệ sinh bể bơi). Chắc đến cả những bà mẹ chồng khó tính cũng phải đồng ý với định nghĩa này. Oden không tìm thấy một thông tin thống kê đáng tin cậy nào cho thấy giữa những người “thành công” và “thất bại” có sự chênh lệch nào về trí tuệ. Trong khi đó họ lại khác nhau ở những điểm khác như sự quan tâm của bố mẹ từ thuở thiếu thời, tính tự tin và lòng kiên trì.
Trích từ: Làm thế nào dịch chuyển núi Phú Sĩ – NXB Tri Thức, 2006