VI KHUẨN ĂN THỊT NGƯỜI ĐANG CÓ NGUY CƠ LAN RỘNG, AI CŨNG CÓ THỂ MẮC PHẢI

songngu

Active member
Xu
57
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH WHITMORE

Việt Nam đã xuất hiện bệnh whitmore - vi khuẩn ăn thịt người. Đây là căn bệnh rất dễ thành đại dịch nếu không có phòng ngừa tích cực. Xin chia sẻ một số thông tin mà cộng đồng đang quan tâm.

Bệnh Whitmore (hay melioidosis) là một bệnh NHIỄM TRÙNG GÂY CHẾT NGƯỜI từ khuẩn Burkholderia pseudomallei, gây ảnh hưởng đến cả người và động vật. Bệnh có khả năng lây lan qua qua tiếp xúc với nước và đất bị nhiễm khuẩn, thường xuất hiện ở nơi khí hậu nhiệt đới gió mùa

Bệnh Whitmore - vi khuẩn ăn thịt người.jpg


NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Khi hít phải bụi bẩn hoặc các giọt nước bị nhiễm vk
Khi uống nước bị nhiễm mà không được khử trùng
Khi sờ vào đất bị nhiễm bằng tay hoặc chân trần, đặc biệt là nếu có trầy xước trên da
Vi khuẩn whitmore sống rất dai, có thể sống NHIỀU NĂM LIỀN trong môi trường đất & nước đã bị nhiễm khuẩn.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH

Bệnh có biểu hiện ở vị trí khác nhau & có các triệu chứng khác nhau nên thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiễm trùng thông thường khác: quai bị, áp xe, viêm tấy..
Tỉ lệ tử vong của Whitmore là 40-60%, bệnh nhân có thể tử vong trong 1 tuần với các trường hợp nặng bị nhiễm khuẩn cấp.

NHIỄM TRÙNG PHỔI:

- Các triệu chứng bao gồm:
- ho (có đờm hoặc không)
- đau ngực khi thở
- sốt cao
- đau đầu và đau cơ
sụt cân

NHIỄM TRÙNG MÁU

Các triệu chứng bao gồm:
- sốt cao rét run
- đau đầu
- đau họng
- khó thở
- đau vùng bụng trên
- tiêu chảy
- đau khớp và đau cơ
- mất phương hướng
- vết loét có mủ trên da

NHIỄM TRÙNG KHU TRÚ

Đau hoặc sưng ở một vùng nhất định (khu trú), chẳng hạn như tuyến mang tai, nơi thường liên quan nhất với quai bị và nằm bên dưới và phía trước tai
- sốt
- loét hoặc áp xe trên, hoặc ngay bên dưới da - có thể bắt đầu như những nốt u cục cứng chắc màu xám hoặc trắng, trở nên mềm và viêm, và sau đó trông giống như vết thương do vi khuẩn ăn thịt gây ra

NHIỄM TRÙNG RẢI RÁC

- Vết loét hình thành ở nhiều cơ quan khác nhau rải rác trên cơ thể
- Sụt cân
- Đau đầu
- Co giật
- Đau ở các bộ phận khác nhau ( ngực / dạ dày / cơ / khớp )

ĐIỀU TRỊ
Hiện tại CHƯA CÓ vaccine phòng & điều trị bệnh Whitmore. Khi nhiễm bệnh chỉ có thể điều trị qua hai giai đoạn
Giai đoạn 1: tối thiểu 10 đến 14 ngày dùng kháng sinh truyền tĩnh mạch (IV). Điều trị bằng kháng sinh này có thể kéo dài tới tám tuần.
Giai đoạn 2: là 3 đến 6 tháng của một trong hai kháng sinh đường uống

CÁCH PHÒNG NGỪA
- Hạn chế tiếp xúc với bùn, đất hoặc các vùng nước có khả năng bị ô nhiễm
- ĐẢM BẢO VỆ SINH THÂN THỂ SẠCH SẼ
- RỬA TAY, RỬA CHÂN THƯỜNG XUYÊN đặc biệt sau khi ra ngoài về
- Xịt khuẩn & giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
- Đi đến bệnh viên hoặc các cơ quan y tế gần nhất khi có các triệu chứng: sốt cao, viêm phổi, áp
xe, nổi cục nhiễm trùng ở các vùng khác nhau trên cơ thể.

tổng hợp
 
Sửa lần cuối:
CÁCH PHÒNG NGỪA
- Hạn chế tiếp xúc với bùn, đất hoặc các vùng nước có khả năng bị ô nhiễm
- ĐẢM BẢO VỆ SINH THÂN THỂ SẠCH SẼ
- RỬA TAY, RỬA CHÂN THƯỜNG XUYÊN đặc biệt sau khi ra ngoài về
- Xịt khuẩn & giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
- Đi đến bệnh viên hoặc các cơ quan y tế gần nhất khi có các triệu chứng: sốt cao, viêm phổi, áp
xe, nổi cục nhiễm trùng ở các vùng khác nhau trên cơ thể.
Các ban ngành y tế chưa có thông báo chính thức, nhưng thông tin căn bệnh này đã được báo chí đưa tin.

Rất đáng quan tâm và cảnh giác phòng ngừa bệnh này!
 
BỆNH WHITMORE – MELIOIDOSIS
NGUY HIỂM TIỀM TÀNG - BỆNH CỦA NHÀ NÔNG

Bệnh Whitmore gây ra do con vi khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei. Con này sống trên bề mặt nước và trong đất, đặc biệt là đất bùn, nhất là vào mùa mưa (tháng 5 tới tháng 10)

Bệnh gặp ở các vùng Đông Nam Á và Bắc Úc, trong đó vùng dịch là Thailand, Malaysia, Singapore và Bắc Úc. Ngoài vùng dịch thì bệnh này hiếm gặp.

Bệnh có thể gặp ở người và động vật như: dê, cừu, ngựa, trâu bò, chó mèo.

Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hít vào phổi qua bụi đất hay hạt nước li ti trong không khí, uống nước nhiễm khuẩn hay tiếp xúc trực tiếp với đất bùn và nước, đặc biệt khi có VẾT THƯƠNG ở da. Lây từ người sang người rất hiếm, dù đã có xảy ra.

Tuy nhiên không phải cứ tiếp xúc là sẽ mắc bệnh, có khoảng 10-15% người phát hiện có kháng thể với vi trùng này mà không hề có bệnh. Vi trùng này đã được phân lập từ trong đàm của bệnh nhân bị bệnh phổi mãn tính cystic fibrosis mà bệnh nhân không hề có triệu chứng.
Những người dễ mắc bệnh này là những người có các bệnh nền như: đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh gan, bệnh thận mãn, bệnh phổi mãn tính (cystic fibrosis, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD), bệnh tan máu bẩm sinh, ung thư hay suy giảm miễn dịch.

Ở bắc Úc, trong 47 bệnh nhân trong năm 2001 thì chỉ có một bệnh nhi nhỏ hơn 15 tuổi, số tuổi trung bình là 51 tuổi.

Thời gian ủ bệnh từ 1-21 ngày, tuy nhiên có trường hợp mầm bệnh có thể tồn tại nhiều năm sau mới phát bệnh, nên mới có biệt danh bom hẹn giờ (cái này cũng giống vi trùng lao).

Các thể bệnh của Whitmore gồm có:

- Nhiễm trùng ở phổi: đây mới là thể bệnh phổ biến nhất (trên 50%), cách vi khuẩn này gây viêm phổi rất giống lao phổi, hay gây viêm vùng thuỳ trên, ap xe, hình ảnh giống hang lao. Triệu chứng bao gồm sốt, ho, đau ngực, nhức đầu, mệt mỏi, ho ra máu.

- Nhiễm trùng cục bộ ở da và mô mềm nơi tiếp xúc: viêm loét da (lý do được gọi là vk ăn thịt người), áp xe da, lách, tuyến tiền liệt, nhiễm trùng tiêu hoá, nhiễm trùng xương khớp. nhiễm trùng não.

- Nhiễm trùng huyết: là thể nặng nhất và dễ gây tử vong nhất.

So với bắc Úc, Thailand mới là vùng dịch đáng sợ, là cái chảo nóng của bệnh này, mỗi năm ở Thailand có khoảng 7572 trường hợp mắc bệnh và khoảng 2838 ca tử vong (37%).. Đó là nhờ vào việc dùng kháng sinh Ceftazidime từ năm 1989 chứ trước đó tỷ lệ tử vong cao tới 60-70%. Tỷ lệ tử vong ở Thailand cao hơn hẳn so với bắc Úc là 10%.

Thailand là nước nhiệt đới, nhiều mưa, kinh tế nông nghiệp nên bệnh này là một gánh nặng về y tế. Tuy nhiên theo bộ y tế Thailand, tình trạng phổ biến của bệnh và tỷ lệ tử vong cao là do các yếu tố sau:

- Nhận thức của người dân còn kém: tuy bệnh phổ biến ở Thailand nhưng 74% người dân không hề biết tới bệnh này, 19% nghe nói mà cũng không biết là gì. Hầu hết nông dân không chịu mang ủng và mang găng tay cao su khi làm việc trên đồng ruộng dù chính phủ đã có chương trình phát ủng miễn phí từ năm 2000. Trong đó có một phần là do nvyt thường không giải thích cặn kẽ căn bệnh và cách phòng ngừa cho người dân.

- Chẩn đoán sai lầm: trong các trường hợp tử vong, có một phần là do chẩn đoán trễ hay sai lầm. Nên Thailand đang cố gắng phổ biến kiến thức về bệnh này tới nvyt nhất là bs trẻ nhằm cải thiện việc nhận biết bệnh sớm hơn.

- Khả năng của phòng xét nghiệm: vì do bệnh ít gặp nên các phòng xét nghiệm hay mắc sai lầm khi định danh vi khuẩn này và hay cho đó là vi khuẩn vô tình nhiễm từ môi trường trong quá trình nuôi cấy.

- Ngoài nguyên nhân do nhiễm trùng nặng, một số trường hợp tử vong là do biến chứng từ bệnh nền.

Bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh dài ngày, tuy nhiên có tỷ lệ tái phát khá cao nên phải uống ks phòng ngừa 6 tháng sau khi điều trị.

PHÒNG NGỪA:

- Tránh bơi trong nước ngọt hay tiếp xúc trực tiếp với bùn đất ở vùng dịch (như Nghệ An ở VN), nhất là vào mùa mưa.
- Nên mang ủng và găng tay cao su
- Tránh tiếp xúc với nước, bùn đất nếu có trầy xướt da. Nếu bị trầy xướt, lập tức rửa sạch với xà phòng và bôi thuốc sát khuẩn.
- Luôn uống nước đun sôi, nước đóng chai (xịn)
- Nếu có triệu chứng nghi ngờ có bệnh, lập tức đi khám bệnh.

Hiện bệnh cũng có xuất hiện nhiều ở Thái Lan, do đó những ai đi du lịch ở Thái Lan cũng hạn chế tiếp xúc các khu vực du lịch nơi có nhiều bùn đất, không đảm bảo vệ sinh.

Credit: Pediatric for Dummies

Nguồn. 24h com vn
 
Luôn cảnh giác với sốt cao. Thăm khám sớm

Lời khuyên từ bệnh viện hàng đầu

Chuyện nghề - Bệnh Whitmore

Dạo nọ, 3h30p sáng.
Alo, Công à, Công ra xem giúp chị ca này với. Nó vừa vào viện xong, chị thấy nặng lắm.
Lục đục chạy ra, ngó thấy cháu cái, bảo chị cho vào khoa em luôn đi, nặng lắm.
Cháu tên T, đâu 8-9 tuổi, Mấy ngày trước có về đi hội bên nhà ngoại. Từ đấy sốt, 4-5 ngày liên tục 39-40oC, ở nhà.
Cháu vào viện huyện lúc nửa đêm, chuyển lên mình lúc gần sáng.
Mình gặp cháu lúc cháu đã lơ mơ, không tỉnh, môi cháu khô khốc, người cháu tím, chân tay lạnh ngắt, cháu ngơ ngác đòi đi bắt bướm. Bọn mình biết, với những đứa trẻ lớn lớn, thời điểm đó đã nặng lắm rồi.
Cấp cứu một hồi, thở máy, chống shock, đặt catheter, truyền bù đủ thứ. Vội gặp gia đình, nói rằng nặng lắm. Rồi lại vào. Lúc sau, 20 người nhà đứng ở cửa khoa. Mình cho phép bố và chú đứng ở cửa phòng nhìn cháu.
Cháu ồ ạt xuất huyết tiêu hóa, trào ra miệng, trào sonde dạ dày, hút 2 lần được gần nửa lít. Huyết áp lẹt đẹt, nhịp tim cháu cũng lẹt đẹt. Tay chân giờ là những mảng trắng, tím không đều. Nâng đủ thứ, bù đủ loại, mạch vẫn chẳng thấy đâu. Bên ngoài bố cháu lịm đi. Lúc đấy gần 5h sáng.
Huyết áp không ngóc lên nổi. Mạch sờ chẳng thấy đâu. Nhịp tim cháu chậm dần. Mình gặp gia đình một lần nữa, tiên lượng tử vong.
6h30 cháu ngừng tim. Bọn mình biết, với bệnh cảnh đó, đã ngừng tim là không vớt lên nổi.
Bố cháu lịm đi, khóc nghẹn cầm tay mình, bác sĩ cố gắng cứu con. Mình biết, thời điểm đó, có nói gì cũng là vô ích. Bố cháu cũng chẳng thể làm gì khác ngoài việc cầu nguyện. Hình ảnh ngày đầu tiên mình bước chân vào khoa Hồi Sức Nhi lại hiện ra, một bà mẹ người Ứng Hòa ngồi bệt dựa lưng bên tường trước cửa phòng con, đang cầu nguyện. Cháu bé cũng không làm gì được.
7h, cấp cứu ngừng tim bất thành. Mình gặp gia đình lần nữa. Bố cháu cầm tay mình nghẹn giọng, anh em em nhìn thấy hết, nhà em cảm ơn các bác rất nhiều. Mình chẳng nói được gì. Tua trực cũng đã làm hết khả năng. Cháu tử vong, và gia đình nắm chặt tay cảm ơn các bác. Tua trực cũng nhẹ lòng. Làm Hồi Sức, áp lực ghê gớm, những điều như thế, lại là sự động viên lớn lắm.
7h, cháu về nhà. 8 tuổi, bệnh vỏn vẹn 4 ngày. Giá mà cho cháu đi khám sớm hơn, chắc là sẽ khác.
Mình chui ra cửa sau, lúc đó trời đã sáng. Hít một hơi thật dài. Nhận trực tiễn 1 cháu. Hết trực tiễn 1 cháu. Mình cười, nặng vía ghê.
Mấy ngày sau, bên Vi Sinh báo lại kết quả cấy máu. Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.
Là bệnh Whitmore. Báo chí dạo này cũng đang nói nhiều về con “vi khuẩn ăn thịt người” này.
Những vi khuẩn nguy hiểm, ngày xưa ít gặp, giờ lại đang quay lại dần.
P/s: Lời khuyên: Sống sạch và đừng chủ quan với sốt cao.

#bacsicongnhixanhpon #chuyennghebacsi
 
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Khi hít phải bụi bẩn hoặc các giọt nước bị nhiễm vk
Khi uống nước bị nhiễm mà không được khử trùng
Khi sờ vào đất bị nhiễm bằng tay hoặc chân trần, đặc biệt là nếu có trầy xước trên da
Vi khuẩn whitmore sống rất dai, có thể sống NHIỀU NĂM LIỀN trong môi trường đất & nước đã bị nhiễm khuẩn.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH

Bệnh có biểu hiện ở vị trí khác nhau & có các triệu chứng khác nhau nên thường dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiễm trùng thông thường khác: quai bị, áp xe, viêm tấy..
Tỉ lệ tử vong của Whitmore là 40-60%, bệnh nhân có thể tử vong trong 1 tuần với các trường hợp nặng bị nhiễm khuẩn cấp.
Phòng bệnh và nâng cao sức đề kháng cho gia đình thường xuyên. Cẩn trọng trước mỗi triệu chứng bệnh, đặc biệt là sốt.
 
Nghe ghê thiệt làm mình ớn lạnh luôn ấy, công nhận dính bệnh này là xác định phải đấu tranh cực kỳ...
---------------------------------------------
 
Bệnh này lên thời sự rồi mình cũng xem qua trên mạng. Nguy hiểm quá thôi, giờ nhiều loại bệnh quá. Giờ con mình cứ bị sốt lại lo lo ấy. Không dám chủ quan với sốt.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top