[FONT="]VI HÀNH – NGUYỄN ÁI QUỐC
[/FONT]
[/FONT]
Tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bao giờ cũng là lời giải đáp cho hai câu hỏi: Viết để làm gì? Viết cho ai? Vậy Vi hành viết để làm gì và viết cho ai?.
Năm 1922, thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp để dự một cuộc “ đấu xảo” thuộc địa ở Macxây. Mục đích của chúng là lừa gạt nhân dân Pháp, đấy là vị quốc vương An Nam đã hoàn toàn quy phục “ mẫu quốc”. Qua sự có mặt và thái độ hèn hạ của Khải Định, chúng muốn khẳng định với nhân dân Pháp: tình hình Đông Dương đã ổn định, cần nhiệt tình ủng hộ cuộc đầu tư lớn của chính phủ Pháp vào Đông Dương để khai thác xứ thuộc địa béo bở này và tiếp tục đem văn minh đến “ khai hóa” cho dân bản xứ mông muội này.
Để đập tan âm mưu ấy của bọn cướp nước, Nguyễn Ái Quốc viết ngay một loạt tác phẩm vạch trần chất bù nhìn, tư cách tầm thường hèn hạ của Khải Định: kịch Con rồng tre, truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc, bài báo châm biếm Sở thích đặc biệt. Vi hành ra đời đầu năm 1923, cũng nhằm trong mạch văn đầy tính chiến đấu và nóng hổi tính thời sự này.
Vi hành là một truyện ngắn có sức mạnh châm biếm đả kích rất lớn với nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo, biến hóa linh hoạt và đầy sáng tạo.
a> Tạo tình huống nhầm lẫn, tạo tính huống này, tác giả có thể đạt tới hai hiệu quả, châm biếm sâu sắc, đồng thời tạo được sức thuyết phục cao đối với người đọc ( chủ yếu là người Pháp)
Giữ được khách quan của người kể chuyện: đây là dân chúng Pháp họ nhìn và đánh giá Khải Định rẻ mạt đến thảm hại như vậy, chứ không phải cái tôi là người cộng sản Việt Nam cố tình lố bịch hóa kẻ thù giai cấp của mình để làm nhục ý đâu.
Vi hành là tác phẩm được Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh viết để tố cáo tên vua bù nhìn Khải Định trong dịp sang “ mẫu quốc” Pháp năm 1922 để tán dương quan thầy, bịp bợm thế giới, lừa đảo nhân dân và làm nhiều điều xấu xa, ám muội khác. Vi hành chủ yếu là đánh vào sự ám muội của Khải Định trên đất Pháp và đó là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Ái Quốc. Sáng tạo từ cách đặt tên cho tác phẩm là Incognito được dịch là Vi hành. Trong chữ Hán, vi hành vừa có nghĩa là con đường nhỏ ( tiểu kinh) vừa có nghĩa là cuộc đi kín đáo không muốn ai biết của những bậc tôn quý torng xã hội, ví như truyền thuyết kể về chuyện vua Thuấn ( Trung Quốc) xưa chẳng hạn. Còn ở đây, Nguyễn Ái Quốc dùng chữ vi hành là để chỉ cuộc đi lén lút, ám muội Khải Định trên đất Pháp. Kể cũng là hóm hỉnh, là trí tuệ. Và toàn bộ câu chuyện Vi hành là một sự bịa đặt như thật để nói một sự thật trăm phầm trăm nhưng dưới hình thức “ bịa”. Quy luật sáng tạo nghệ thuật cho phép, thậm chí là kiểu đòi hỏi như vậy mà không phải cây bút nào cũng dễ thành công với đòi hỏi, với phương thức nghệ thuật này. Ở đây Nguyễn Ái Quốc đã “ bịa” (nghệ thuật) bằng cách dựng lên một cuộc lầm lẫn lộn tùng phèo: một đôi trai gái người Pháp trẻ tuổi yêu nhau lầm một người hoàng đế An Nam, dân chúng lầm tác giả và tất cả người da vàng trên đất Pháp là hoàng đế An Nam. Đến cả chính phủ Pháp đích danh mời hoàng đế An Nam sang làm thượng khách cũng không nhận ra hoàng đế An Nam nên để tránh thất thố trong ngoại giao, đành đối xử với tác giả như đối xử với vị hoàng đế An Nam kia. Thử hỏi thực tế có như thế không? Chắc chắn không ai tin vì thực tế lầm lẫn kỳ lạ đó. Nhưng đó chính là nghệ thuật và là nghệ thuật độc đáo , kỳ lạ. Kỳ lạ ở chỗ qua một chuyện đúng là đùa, là “ bịa” ra chu vui lại thấy cả sự thật trăm phần trăm, sự thật về Khải Định sang Pháp đã đi lén lút, đã làm bao nhiêu điểu ám muội mà ở đây tác giả gọi là Vi hành. Khải Định không vi hành như thế thì làm gì có sự nhầm lẫn thế. Cần nói thêm trong bút pháp của Nguyễn Ái Quốc ở đây, không chỉ có “ bịa” nghệ thuật mà là cách “ gợi” chứ không phải “ tả”. Trong nghệ thuật, gợi và tả có liên quan mật thiết với nhau nhưng không phải là một. Vẫn có chỗ khác nhau. Tả thì cần nhiều chi tiết và thường là trực tiếp hơn. Gợi thì ít chi tiết hơn và thường là gián tiếp. Tả đạt hiệu quả nghệ thuật đến thẳng với người đọc. Gợi muốn đạt hiệu quả nghệ thuật, nhất định phải thông qua sức tưởng tượng, khả năng suy đoán của người đọc. Truyện ngắn Vi hành sử dụng tinh thần phương thức gợi đó. Qua những chuyện lầm lẫn lộn tùng phèo đó, bằng sức tưởng tượng, bằng sự hình dung của người đọc, một hình tượng Khải Định – như nó vốn có trong thực tế chuyến sang Pháp năm 1922 đó – hiện lên thật là sinh động nhiều mặt.Qua những lời bàn tán của cặp tình nhân thanh niên Pháp là cả một vị vua mũi tẹt, mắt thì xếch, mặt thì bủng như vỏ chanh, thái độ thì nhút nhát, lúng ta, lúng túng ( đúng là một anh chàng hoàng đế nhưng đi lén lút), trang phục thì quýnh, có gì là phô ra hết, đủ cả bộ lụa là, cả bộ hạt cườm, như cái manơcanh không hơn không kém. Một vị vua chỉ đáng làm trò hề cho giải trí cho người Pháp, giữa lúc mà trí không mất một xu. Trong khi người ta đi xem vợ lẽ nàng hầu của vua Cao Miên và trò nhào lộn của sư thánh xứ Công gô cũng còn mất bao nhiêu là tiền, chưa nói là xem trò sác –lô. Trong truyện ngắn Vi hành còn có xen lẫn những lời như tác giả kể chuyện cho cô em họ ( mà có lẽ cũng là bịa ra nốt). Với hình thức này, tác giả trực tiếp tố cáo tội lỗi của Khải Định đã thừa lệnh quan thầy đầu độc nhân dân bằng rượu và thuốc phiện, đưa họ vào vòng đói khổ. Cái độc đáo của Nguyễn Ái Quốc ở đây là đưa đẩy câu chuyện một cách dí dỏm và đặc biệt là tài tình là nói một lời mà tỏa bao nhiêu chuyện. Nói như sách lý luận văn học hay nói là tạo ra một thứ ngôn ngữ đa nghĩa ( một lời nhiều nghĩa), đa thanh ( một lời nhiều giọng).
Trong truyện ngắn vi hành, hình ảnh của vị vua An Nam “ vi hành” lén lút, ám muội mới là một mặt và dĩ nhiên là mặt chính. Còn thái độ người Pháp đối với vị vua An Nam. Đó là một sự khinh bỉ qua cách gọi “ hắn” hắn đấy ( gọi một vị hoàng đế mà như thế đấy), cách chỉ trỏ, lời bàn luận và cách nhìn như một “ thằng người” mọi rợ, lố bịch, không đáng đồng xu ( có thể là trong cách nhìn này có ít nhiều màu sắc tư tưởng tâm lý nước lớn mà người đọc phản bác dù là cũng khinh ghét Khải Định). Còn có chuyện quan thầy o bế tên vua bù nhìn, tay sai lúc đưa hắn sang Pháp như thế nào. Còn có bọn thực dân theo dõi, vây bủa người Việt Nam trên đất Pháp, đặc biệt là với Nguyễn Ái Quốc, như thế nào trong dịp Khải Định Pháp du. Đúng là lôi`1 viết biến hóa kỳ thú, một mũi tên trúng hai kẻ thù phong kiến tay sai và quan thầy thực dân cướp nước với bao nhiêu thứ tội lỗi của chúng.
Vi hành thể hiện đầy đủ đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc, và quan trọng hơn, nó là tác phẩm nghệ thuật kết tinh xuất sắc.
Tìm trong truyện một câu văn có thể giúp bạn hiểu đúng nghĩa của chữ vi hành dùng làm tựa đề tác phẩm. Việc mượn chuyện Khải Định cải trang, Khải Định vi hành để là “ cái tứ” cho cốt truyện,
Bên cạnh những bậc cải trang vĩ đại ấy muốn đi sâu vào cuộc sống của nhân dân, ngày nay có những ông hoàng, bà chúa, để tiện việc riêng và vì những lý do không cao thượng bằng, cũng “ vi hành” đấy.
Việc Nguyễn Ái Quốc mượn chuyện Khải Định cải trang vi hành làm “ cái tứ” cho câu chuyện, chí ít cũng có những tác dụng sau:
Cho thấy Khải Định, không nghi ngờ gì nữa, thuộc loại “ những ông hoàng, ông chúa…cũng vi hành đấy”, nhưng vì những lý do chẳng cao thượng gì. Tìm đến những tiệm rượu, tiệm hút, và “nếm thử cuộc đời của các công tử bé”. Và nếu ở Paris, tại bất cứ đâu người ta cũng cảm thấy được một Hoàng đế An Nam vi hành thì điều đó chứng tỏ gì, nếu không phải là: Tên vua trác tang, đồi trụy Khải Định này xem ra không có xó xỉnh nào không mò tới?.
Cho thấy những điều xưa nay vẫn được tô vẽ cho đấng quân vương, nào là “ long nhan” ( mặt rồng) nào là “ dung mạo phi phàm”…trong trường hợp Khải Định, chỉ là một thứ trò hề. Bởi khi đã cải trang, thì vị Hoàng thượng này, có thể lập tức bị lẫn ngay với một người nông dân bình thường nhất. Nghĩa là, tên vua ấy là bậc quân vương chỉ nhờ vào tấm áo manh quần, không có gì hơn thế.
Để Khải Định có thể đi vào nhân dân Pháp, qua đó, cho thấy hắn là thế nào trước họ ( mọi trò giải trí chỉ đáng kể ở chỗ đến lúc và người xem tha hồ nhìn ngấu nghiến và đàm tiếu thỏa thích mà chẳng phải mất chút tiền nào.
Tạo cơ hội cho pháp hội giả trang (cacnavan), cho tình huống nhầm lẫn – những yếu tố làm động lực cho câu chuyện vận hành, để đem lại những biến ảo kỳ thú.
· Bên dưới nhan đề Vi hành ấy, tác giả đặt một dòng phụ đề, trích Những bức thư gửi cô em họ do tác giả dịch từ tiếng Nam, bạn có cho rằng những bức thư thật gửi cô em thật, rồi tác giả đem dịch thuật từ tiếng Nam sang tiếng Pháp hay không? Hay đây chỉ là một cách nói nghệ thuật thôi? Nếu chỉ là cách nói, thì cách nói này có giúp gì cho việc đạt tới mục đích sang tác của tác giả hay không?
Công chúng văn học Pháp vốn quen thuộc và yêu thích hình thức kể chuyện dưới dạng ( Thư Ba Tư của Môngtexkiơ, Những bức thư gửi từ cối xay gió của tôi của Đôđê..)
Mặt khác, sự hướng tới phương Đông, sự khát khao được thưởng thức những càm giác lạ từ chốn xa xăm ấy cũng là xu thế trong văn học phương Tây không chỉ một thời.
Vì thế, dòng dụ đề trong truyện đem lại một ấn tượng thích hợp với khẩu vị văn chương của công chúng Pháp. Vì điều đó chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc rất trung thành với phương châm sang tác của mình: Phải nhận thức rõ “ Viết cho ai?” xác định để đúng “ Viết cái gì?” và “ Viết thế nào?”.
· Hãy cắt nghĩa xem, tại sao mục đích sang tác có tính chất chính trị nghiêm trang như thế mà tác giả lại thể hiện qua một câu chuyện chẳng nghiêm túc một chút nào của cặp tình nhân?
Câu chuyện đôi trai gái ấy đúng là chẳng mấy nghiêm trang. Nó phù phiếm, tào lao, như thường vẫn thế, mà phải thế, ở câu chuyện của những lứa đôi, bởi lẽ, sự thích thú, đắm say nhau hoàn toàn không cần đến tính chất nghiêm trang của nội dung đàm thoại.
Thế nhưng việc lấy cuộc chuyện trò không mấy nghiêm túc này của cặp tình nhân để thể hiện một nội dung chính trị nghiêm trang lại hoàn toàn không phải là một sự lựa chọn nghệ thuật không hợp lí. Trái lại, đây chính là biểu hiện của tài năng. Là bởi:
Một cách làm thế này rõ rang là độc đáo, không mấy ai nghĩ ra, càng không mấy ai làm nổi.
Đó chính là một cách thú vị để “ hạ bệ” tên vua Khải Định. Vầng hào quan đấng quân vương chẳng còn gì. Khải Định trở nên vô nghĩa, khi vốn là một hoàng đế, lại bị đặt xuống đất đen, trở thành đối tượng nhạo cợt, chế giễu rẻ tiền nhất trong một câu chuyện tầm phào.
Đó cũng là dịp để Nguyễn Ái Quốc cho thấy, dưới mắt người dân Pháp, Khải Định được nhìn và được đánh giá thế nào. Câu chuyện không đâu nhưng hồn nhiên ấy là một cái tát không chỉ giáng vào bộ mặt đáng kinh của Khải Định mà còn giáng vào cà sự lừa bịp của bọn thực dân khi bày trò đón tiếp rùm beng tên vua hèn hạ ấy.
Và cuối cùng, khi ghi lại lời bàn tán chính và rất hồn nhiên, rất vô tâm mà phải xem là rất chân thực ấy của người chính quốc đối với người thuộc địa, mà chuyện ngắn có thể - một cách kín đáo và đau xót – nói lên nỗi tủi nhục khi phải làm vong quốc nô ách thực dân.
[FONT="] Nguồn NXB ĐHQGTPHCM
[/FONT]
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: