Về truyện ngắn Làng - Kim Lân

maianh96

New member
Xu
0
VỀ TRUYỆN NGẮN LÀNG - KIM LÂN


Bom đạn chiến tranh đã tàn phá tất cả: nhà cửa, cây cối, tính mạng con người...Duy chỉ có một thứ mà nó sẽ chẳng lấy đi được dù cho chiến tranh có khốc liệt đến đâu, đó là tình yêu làng, yêu nước sâu đậm của người nông dân ta. Và cái tình cảm thiêng liêng ấy đã được Kim Lân khắc họa rõ nét qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của ông. Bằng ngòi bút mộc mạc nhưng cũng không kém phần tài tình, Kim Lân đã xây dựng nên một ông Hai tiêu biểu cho người nông dân Việt.

Xuất thân từ nông dân nên những trang viết của ông đều viết về người nông dân và nông thôn. Nông thôn trong tác phẩm hiện lên qua cảnh vật và con người. "Làng được viết trong thời kì cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra mạnh mẽ nhất. Trong đó ông Hai nổi lên với tình yêu làng, yêu nước tha thiết. Ông ở làng chợ Dầu và ông vô cùng tự hào về làng ông. Khi có lệnh của cấp trên buộc gia đình ông phải tản cư thì ông không chịu, nhất quyết đòi ở lại chiến đấu với anh em nhưng cấp trên không cho phép. Phải đi tản cư là niềm đau xót đối ông. Ở nơi ở mới, đi đến đâu ông cũng khoe về cái làng chợ Dầu với tinh thần chiến đấu anh dũng. Ông rất hãnh diện về làng và đang vui mừng vì những chiến tích của quân và dân ta thì ông lại hoàn toàn sụp đổ trước tin làng chợ Dầu theo Tây từ miệng người đàn bà tản cư. Ông đang ở đỉnh cao của sự hạnh phúc thì ngay tắp lự bị rơi xuống hố sâu của sự tuyệt vọng. Ông bàng hoàng, sửng sốt khi nghe tin dữ ấy:"Cổ họng ông lão nghẹn ắng cả lại, da mặt tê rân rân, tưởng chừng như không thở được nữa". Ông cố không tin đó là sự thật, cứ hỏi đi hỏi lại người đàn bà ấy nhưng bà ta khẳng định chắc nịch rằng mình mới ở dưới ấy lên và còn nói cả thằng chánh Bệu nữa khiến ông không thể không tin. Lúc này ông như tuyệt vọng hoàn toàn. Ông cố lảng ra về bằng 1 câu nói bâng quơ để che dấu tâm trạng của mình:"Hà, nắng gớm, về nào..." nhưng chính sự tủi hổ đã khiến ông cuối gầm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, ông nằm vật ra giường, nước mắt túa ra thể hiện nỗi đau xót cực độ đang dằng xé trong ông. Ông nhìn mấy đứa con mà tủi thân:"Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng đấy ư?". Trong cơn tức giận, ông thực sự căm phẫn những người đã ở lại làng, nắm chặt hai tay, ông rít lên:"Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thể này". Suốt cả ngày hôm ấy, không khí u ám, nặng nề bao trùm cả gia đình ông. Trong nhà không một tiếng nói, tiếng cười của trẻ con mà chỉ tràn đầy sự nhục nhã u buồn. Suốt đêm ông Hai không ngủ, lăn qua lăn lại bởi cái tin đồn đã trở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí ông Hai khiến ông không thể bước chân ra khỏi nhà. "Một nhóm người nói chuyện ông cũng để ý, dăm vài tiếng cười xa xa cũng làm ông chột dạ. Thôi rồi, người ta lại nói đến chuyện ấy rồi".Ông càng bế tắc hơn khi bà chủ nhà đuổi gia đình ông đi vì chẳng ai chức chấp Việt gian cả.ĐI thì đi đâu bây giờ, hay là về làng. Cái ý nghĩ ấy vừa được nhen nhóm thì ngay lập tức bị xóa bỏ đi ý định dứt khoát của ông lão:"Về làng tức là bỏ khánh chiến, bỏ cụ Hồ. Không, làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù".

Một người luôn tự hào, khoe khoang về làng như ông mà lại có ý nghĩ như vậy chứng tỏ tình yêu nước rộng lớn, bao trùm và chi phối cả tình yêu làng trong ông. Tâm trạng ông đang xảy ra cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Càng đau khổ tuyệt vọng, ông càng bế tắc. Chẳng biết tâm sự cùng ai, ông đã bày tỏ lòng thủy chung, gắn bó với cách mạng, với cụ Hồ qua những lời thủ thỉ cùng thằng con út. Nói với con mà như ông đang minh oan cho bản thân mình. Ông căm phẫn những người đã ở lại làng, xấu hổ vì mình là người làng Việt gian. Đây có thể coi như là đoạn cảm động nhất được KL xây dựng rất thực. Nó thể hiện được tình yêu làng, yêu nước rực cháy trong ông Hai. Thật bất ngờ cảnh đau buồn ủ rủ của ông Hai được rũ bỏ để trở về với tâm trạng vui tươi thường ngày khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây đc cải chính. Điều này thể hiện rất rõ qua ánh mắt hấp háy, miệng nói bô bô, ăn mặc chỉnh tề, mua quà về cho con của ông Hai. Ông lại tiếp tục đi khoe về làng của mình và khoe"Tây nó đốt nhà tôi rồi". Đối với người nông dân, căn nhà là cả 1 cơ nghiệp nhưng khi nó bị Tây đốt, ông Hai không hề tiếc nuối mà còn rất hồ hơi bởi nó là minh chứng hùng hồn cho gai đình ông không phải là Việt gian. Trong sự cháy rụi của ngôi nhà có sự hồi sinh của làng chợ Dầu và tin đồn ấy cũng theo ngôi nhà cháy đi mất. Đoạn này thể hiển cảm xúc và đau thương về tấm lòng của người nông dân yêu làng yêu nước. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả để góp phần vào chiến đấu giải cứu dân tộc. Tất cả đã đc miêu tả rất thực, rất cảm động bằng ngô ngữ độc thoại, đối thoại và đặc biệt là độc thoại nội tâm. Chủ đề về ng` nông dân và chiến tranh là một chủ đề không mới nhưng với Kim Lân, ông đã xây dựng 1 tượng đài sừng sững về ng` nông dân yêu làng yêu nước và tinh thần kháng chiến cao.

Tác phẩm "Làng" không chỉ nêu bật được tình yêu làng yêu nước sâu sắc mà còn thể hiện rất rõ chiều sâu trong tâm hồn của người nông dân được Kim Lân miêu tả sinh động. Qua đây ta thấy KL rất am hiển về người nông dân và có thể nói, KL là nhà văn của nông dân.

Nguồn: st
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top