Có một tổ hợp từ (dịch từ tiếng Nga) như sau: các tổ chức quốc tế và khu vực của các nhà báo chuyên nghiệp.
Vì còn đang băn khoăn về trật tự các loại từ nên tạm thời dịch như thế.
Có vấn đề nảy sinh như sau muốn được tham khảo ý kiến của các bạn, đặc biệt là những bạn quan tâm và nghiên cứu đến ngôn ngữ.
Trước tiên mình muốn nói ngắn gọn một chút. Trong ngôn ngữ học khái niệm từ loại (hay loại từ) để chỉ danh từ, tính từ, động từ...
Còn thành phần câu là chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ và bổ ngữ... (Có gì sai không nhỉ?)
Từ ví dụ trên có thể xác định các từ loại sau:
Danh từ là các tổ chức quốc tế, danh từ này có các tính từ làm định ngữ là quốc tế và khu vực.
Các tổ chức gì? Các tổ chức nhà báo chuyên nghiệp, như vậy nhà báo chuyên nghiệp cũng là định ngữ (về từ loại là cụm từ tạo bởi danh từ và tính từ) cho danh từ các tổ chức.
Vấn đề ở đây là sắp xếp các từ loại trong cụm từ (tổ hợp từ) trên như thế nào cho đúng phong cách tiếng Việt.
Ví dụ trong tiếng Nga, 2 tính từ quốc tế và khu vực có thể đặt trước danh từ các tổ chức, theo sau đó là nhóm định ngữ thứ 2 (tạm gọi thế) là nhà báo chuyên nghiệp.
Nhưng trật tự như thế không đặc trưng cho tiếng Việt.
Có rất nhiều ví dụ trong tiếng Việt hiện đại giống cụm từ trên. Và có thể đặt các từ loại theo trật tự như sau: các tổ chức các nhà báo chuyên nghiệp quốc tế và khu vực. TRật từ từ loại như thế được tiếng Việt chấp nhận.
Nhưng lại gây khó hiểu, làm sai ý của tổ hợp từ. Ví dụ, có thể hiểu là hai từ quốc tế và khu vực đi theo sau làm định ngữ cho các nhà báo chuyên nghiệp, chứ không phải các tổ chức.
Còn nếu trật tự nhóm từ là: các tổ chức quốc tế và khu vực của các nhà báo chuyên nghiệp. - thì ý rõ ràng nhưng lại hơi dài dòng và không đúng phong cách.
Xin nhắc lại, ví dụ như trên rất điển hình trong tiếng Việt, có nhiều nhóm hay cụm từ có cấu trúc câu như thế.
Không biết mọi người nhận xét về vấn đề này như thế nào?
Mình nghĩ là vấn đề này liên quan đến cả ngữ pháp, phong cách, ngữ nghĩa.
Mọi người cùng cho ý kiến nhé.
Vì còn đang băn khoăn về trật tự các loại từ nên tạm thời dịch như thế.
Có vấn đề nảy sinh như sau muốn được tham khảo ý kiến của các bạn, đặc biệt là những bạn quan tâm và nghiên cứu đến ngôn ngữ.
Trước tiên mình muốn nói ngắn gọn một chút. Trong ngôn ngữ học khái niệm từ loại (hay loại từ) để chỉ danh từ, tính từ, động từ...
Còn thành phần câu là chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ và bổ ngữ... (Có gì sai không nhỉ?)
Từ ví dụ trên có thể xác định các từ loại sau:
Danh từ là các tổ chức quốc tế, danh từ này có các tính từ làm định ngữ là quốc tế và khu vực.
Các tổ chức gì? Các tổ chức nhà báo chuyên nghiệp, như vậy nhà báo chuyên nghiệp cũng là định ngữ (về từ loại là cụm từ tạo bởi danh từ và tính từ) cho danh từ các tổ chức.
Vấn đề ở đây là sắp xếp các từ loại trong cụm từ (tổ hợp từ) trên như thế nào cho đúng phong cách tiếng Việt.
Ví dụ trong tiếng Nga, 2 tính từ quốc tế và khu vực có thể đặt trước danh từ các tổ chức, theo sau đó là nhóm định ngữ thứ 2 (tạm gọi thế) là nhà báo chuyên nghiệp.
Nhưng trật tự như thế không đặc trưng cho tiếng Việt.
Có rất nhiều ví dụ trong tiếng Việt hiện đại giống cụm từ trên. Và có thể đặt các từ loại theo trật tự như sau: các tổ chức các nhà báo chuyên nghiệp quốc tế và khu vực. TRật từ từ loại như thế được tiếng Việt chấp nhận.
Nhưng lại gây khó hiểu, làm sai ý của tổ hợp từ. Ví dụ, có thể hiểu là hai từ quốc tế và khu vực đi theo sau làm định ngữ cho các nhà báo chuyên nghiệp, chứ không phải các tổ chức.
Còn nếu trật tự nhóm từ là: các tổ chức quốc tế và khu vực của các nhà báo chuyên nghiệp. - thì ý rõ ràng nhưng lại hơi dài dòng và không đúng phong cách.
Xin nhắc lại, ví dụ như trên rất điển hình trong tiếng Việt, có nhiều nhóm hay cụm từ có cấu trúc câu như thế.
Không biết mọi người nhận xét về vấn đề này như thế nào?
Mình nghĩ là vấn đề này liên quan đến cả ngữ pháp, phong cách, ngữ nghĩa.
Mọi người cùng cho ý kiến nhé.