[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FILEPDF/ve_pt_nhan_xet.pdf[/f]
I. HƯỚNG DẪN CÁCH VẼ CÁC DẠNG BIỀU ĐỒ
- Khi tiến hành vẽ biểu đồ cần đảm bảo ba nguyên tắc chung nhất: đảm bảo tính
chính xác, đảm bảo tính trực quan, đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Trong quá trình vẽ biểu đồ cần chú ý:
+ Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực (không được dùng viết đỏ và viết chì).
+ Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị thực tế hay đơn vị %)
+ Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác.
+ Vẽ biểu đồ sạch sẽ, theo thứ tự của đề bài.
+ Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ.
+ Ghi tựa đề cho biểu đồ đã vẽ
- Các loại biểu đồ phổ biến:
+ Biểu đồ hình tròn: biểu đồ hình tròn đơn, biểu đồ hình tròn có bán kính khác
nhau (có từ hai biểu đồ hình tròn trở lên)
+ Biểu đồ hình cột: biểu đồ cột đơn, biểu đồ cột ghép cùng đơn vị, biểu đồ cột
ghép khác đơn vị, biểu đồ thanh ngang, biểu đồ cột chồng.
+ Biểu đồ dạng đường: biểu đồ có một đường hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị
tuyệt đối, biểu đồ có một đường hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối.
+ Biểu đồ kết hợp: biểu đồ kết hợp giữa cột và đường, biểu đồ kết hợp giữa cột và
tròn.
+ Biểu đồ miền: biểu đồ miền thể hiện cơ cấu, biểu đồ miền thể hiện giá trị tuyệt
đối.
Biểu đồ hình tròn
a. Mục đích
Thể hiện cơ cấu thành phần của một đối tượng địa lí nhất định với số năm ít (từ 1
– 3 năm), đơn vị thể hiện trên biểu đồ được tính bằng phần trăm %
b. Chú ý cách vẽ
- Nếu biểu đồ yêu cầu vẽ quy mô thì phải tíh bán kính hình tròn
- Nếu vẽ từ hai hình tròn trở lên thì tâm các hình tròn phải nằm trên một đường thẳng
theo chiều ngang
- Khi bảng số liệu cho giá trị tuyệt đối thì phải chuyển sang số liệu tương đối, sau đó
dùng bảng số liệu đã sử lí để vẽ.https://diendankienthuc.net
- Vẽ hình tròn, chọn bán kính gốc (tia 12 giờ) lần lượt thể hiện theo chiều kim đồng
hồ các đại lượng trong bảng số liệu.
c. Các loại biểu đồ hình tròn
Biểu đồ hình tròn đơn
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: