Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Triết học Mác - Lê Nin
Về điều bí ẩn trong “thế giới hàng hoá” của Marx
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 16931" data-attributes="member: 7"><p><strong>Tha hoá hay không tha hoá?</strong></p><p></p><p> Với sự tổng kết trên đây thì câu hỏi chủ nghĩa Marx có phải là một triết học về lao động hay không có lẽ cũng đã có cơ sở để trả lời. Qua chính những gì Marx đã trình bày. Lao động là bản chất của con người, con người định nghĩa mình bằng lao động, lao động tạo ra xã hội, điều đó con người có được từ buổi sơ khai, khi thoát khỏi thế giới tự nhiên để hình thành nên thế giới văn hoá. Trong xã hội hàng hoá tư bản chủ nghĩa, lao động cũng tiếp tục công việc vĩnh cửu đó nhưng lại diễn ra trong những điều kiện lao động đặc thù ở đó lao động bị biến thành một thứ nô lệ của thời đại cơ giới, bị khai thác như một công cụ phát triển vũ bão về lực lượng sản xuất nhưng lại biến cả xã hội thành một guồng máy, ở đó con người và quan hệ giữa những con người đã bị hạ trật xuống hàng vật thể.</p><p></p><p> Có thể gọi đó là một thế giới mà lao động của con người đã bị “tha hoá” kéo theo sự “tha hoá” của bản thân con người hay không? Câu hỏi này đã được giới nghiên cứu về Marx, bao gồm các quan điểm khác nhau (marxien, marxiste, marxisant, marxologue … đủ loại) tranh luận từ bao lâu rồi đến nay vẫn chưa ngã ngũ, xoay quanh tiêu điểm nêu ra là: mối quan hệ giữa Marx “trẻ” với Marx “già” là thế nào, liệu có thể lấy những gì trong Marx trẻ để làm nên cái cốt tuỷ cho chủ nghĩa Marx hay là tạo ra một thứ lý luận gọi là đoạn tuyệt hoàn toàn giữa Marx trẻ với Marx già và coi Marx già mới thật sự là Marx, một thứ Marx đã trưởng thành, chín chắn, hoàn toàn cắt đứt với quá khứ duy tâm để trở thành thật sự “duy vật” và “khoa học” v.v… ?</p><p></p><p> Về mặt học thuật, vấn đề cực kỳ phức tạp, tôi không có ý gợi ra để bàn luận mà chỉ nhân đó đưa ra những gì đã suy nghĩ được trong tìm hiểu để trả lời cho những câu hỏi đã nêu ở trên. Tôi cho rằng dù Tư bản tiêu biểu cho sự phát triển chín muồi của Marx về chủ đề phê phán chế độ tư bản, với những khái niệm mới, những cách diễn đạt mới, nhưng không hề có sự “đoạn tuyệt mang tính khoa học luận” với những gì Marx đã suy nghĩ từ thời còn trẻ vào những năm 1843-1844 (đặc biệt với Bản thảo kinh tế chính trị 1844): trước sau giữa hai thời kỳ suy tưởng vẫn có một sự tiếp nối liên tục về nguồn cảm hứng lẫn dự phóng căn bản. Rõ rệt là trong Tư bản vào năm 1867 và sau đó, Marx đã loại trừ hầu hết cái cách lập luận tư biện cũ, không trực tiếp sử dụng khái niệm “tha hoá” để diễn giải sự kiện công nhân bị vật thể hoá trong cơ chế sản xuất hàng hoá, nhưng điều đó cũng hoàn toàn không có nghĩa là nội dung của khái niệm “tha hoá” không còn chi phối một cách quyết định những sự kiện kinh tế mà Marx đã tập trung mô tả và diễn giải ý nghĩa của chúng.</p><p></p><p> Ý nghĩa ấy đã bộc lộ trong cái cách thức Marx phê phán những phạm trù kinh tế tư bản chủ nghĩa, quanh co nhưng theo dấu vết của nó chúng ta vẫn có thể nhận ra những cơ sở tiềm ẩn, dàn trải khắp nơi, khởi nguồn từ cái biện chứng tinh thần mà Marx đã thừa kế của Hegel và đã bị dựng đứng lại (TBI/1, tr. 28) theo hướng thực tiễn để giải thích tình trạng lao động bị vong thân thành máy, thành vật trong hình thái sản xuất hàng hoá vận hành theo quy luật giá trị. Để hiểu được điều này, cần phải nhớ rằng Marx đã nhiều lần minh định: chỉ có từ một hình thái xã hội khác, đối lập với xã hội hàng hoá chúng ta mới giải mã được cái “chữ tượng hình” của vật thể bị sùng bái, để sau đó mới có thể nhận ra được tình trạng lao động bị điều kiện lao động “chống lại” như thế nào (TBIII/2, tr. 513) và trong điều kiện lao động ấy, dưới con mắt của những cá nhân độc lập hư ảo, mọi thứ mới có thể trở thành “tự nhiên” như thế nào.</p><p></p><p> Chính cái biện chứng tinh thần của Hegel đã giúp Marx tìm ra một điểm tựa nguồn cội mang tính “vĩnh cửu” tự thân của con người [in itself / An-sich] để lao động có ý thức, khi đi ra khỏi bản thân tự thể hiện [out of itself / Anderssein], gặp điều kiện biến lao động thành hàng hoá, thì mới có thể thức tỉnh ra tình trạng bị tha hoá, để từ đó có thể hồi tưởng lại cái tiềm thể nội tại của mình, theo đó lần ra được dấu vết của quê hương cũ để trở về [in and for itself / An-und-für-sich]: nếu không có một tiêu điểm, một cái nôi xuất phát quy chiếu cố định mang tính bản chất để làm nền, ở đây là một hình thái xã hội chưa thành hàng hoá, phi hàng hoá thể hiện trong một quy định xã hội chưa làm con người tha hoá thì cuộc dấn thân của lao động vào thế giới hàng hoá sẽ là vong thân vĩnh viễn, con người sẽ đánh mất bản chất của mình vĩnh viễn. </p><p></p><p> Ngay trong cái xã hội tha hoá này, mối quan hệ giữa yếu tính (hoặc bản chất/essence) và biểu hiện (hoặc hiện tượng/apparence) trong biện chứng của Hegel đã giúp Marx thăm dò đến tận được chiều sâu của mối tương quan quy định giữa giá trị và những biểu hiện của nó: giá trị được xem là yếu tính của quan hệ trao đổi, yếu tính đó sẽ biểu hiện ra những hình thái khác nhau tuỳ theo những bước đi trong diễn trình vận động của nó (giá trị trao đổi, đại lượng giá trị, giá cả, tiền, giá trị thặng dư…). Cái phương pháp truy tìm yếu tính (bản chất) qua những biểu hiện để lý giải ý nghĩa rốt ráo về yếu tính của hiện tượng, Marx nói rõ là ông đã lấy lại của người thầy của ông là Hegel (TBI/1, tr. 28), hoàn toàn ngược lại với cách tiếp cận mô tả và tìm ra những mối quan hệ thường hằng giữa các hiện tượng trong các khoa học hiện tượng và thực chứng.</p><p></p><p> Tuy vậy cái biện chứng của Hegel đã bộc lộ rõ hơn hết trong cách đặt và lý giải của ông về lý do xuất hiện của xã hội hàng hoá trong quá trình “trở thành” của lịch sử: từ sự tự do đơn giản ở thời bán khai, kinh qua tình trạng nô lệ thời chuyên chế, văn minh, cuối cùng trở về thời kỳ khởi thuỷ với nội dung của một nền tự do đích thực, hoàn thiện, nâng cao hơn. Hiển nhiên với Marx, đó không phải là cái biện chứng của Tinh thần tuyệt đối tự phóng thể ra thế giới hiện thực như một cuộc phiêu lưu để rồi sau đó sẽ thu về trong tình trạng viên mãn, trưởng thành. Marx tuyên bố ông đã thanh toán cái lương tri triết học của mình với Hegel, nhưng đó không phải là sự phủ nhận hư vô mà chỉ là sự đảo ngược lại để mang cho biện chứng ấy một nội dung thực tiễn, biểu hiện trong lao động của con người với những cuộc đi ra khỏi bản thân mà chúng ta đã biết: con người định nghĩa mình bằng lao động, nhưng trong sự phóng thể, làm ra sản phẩm trong cơ chế hàng hoá, sản phẩm của lao động đã trở nên xa lạ và thống trị lại con người, làm cho con người trở thành đồ vật – và trước tình trạng ấy muốn thu hồi lại bản chất của mình, con người không thể trông cậy vào sự tự giác của Tinh thần mà phải tiến hành một cuộc cách mạng tiêu diệt cái điều kiện lao động đã làm cho lao động trở thành nô lệ.</p><p></p><p> Rõ ràng với Marx bây giờ, Hegel không còn là ảnh hưởng của thời 1843-1844, nhưng cái cảm hứng về một thứ bản thể nguồn cội tự trở về với mình sau một cuộc hành trình đi ra thế giới hiện thực, vẫn còn là của Hegel, chứ không phải ở đâu khác. Không thể diễn giải cách nào khác đi những điều rất hiển nhiên Marx đã trình bày ngay trong Tư bản của ông. </p><p> </p><p> <strong>Số phận thăng trầm</strong> </p><p></p><p> Đọc lại Marx lần này, tập trung vào việc phân tích cái tế bào hàng hoá cấu tạo nên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, qua những khái niệm, những phạm trù biện luận của ông, tôi vẫn thấy không có sai biệt nhiều so với những gì tôi đã suy nghĩ cách đây hơn 15 năm.</p><p></p><p> Những gì Marx mô tả trong những tác phẩm của ông về đối tượng mà ông nghiên cứu vẫn là những biểu hiện cố hữu của chủ nghĩa tư bản từ lúc phát sinh cho đến ngày nay: sự phát triển vũ bão của lực lượng sản xuất, của cải vật chất dồi dào, khoa học kỹ thuật đột phá vượt bậc, các quy trình liên lạc, thông tin mở rộng, nhất thể hoá mối quan hệ giữa các địa phương, dân tộc, sự hình thành những đô thị lớn cắt đứt với xã hội cổ truyền, cơ chế thị trường tự động vận hành đi chung với quyền tư hữu tài sản, sự cạnh tranh sinh tồn cực kỳ gay gắt, triết lý đồng tiền chi phối đời sống, chủ nghĩa vật chất thực dụng, quyền lực và tài sản tập trung vào một thiểu số những cá nhân hoặc tập đoàn chóp bu giàu xụ chi phối xã hội, thao túng nhà nước, bên dưới là đông đảo những người làm công, những từng lớp lao động không có tư liệu sản xuất, cuộc sống tuỳ thuộc, bấp bênh, bất an… tất cả hợp lại là một thứ chủ nghĩa tư bản vận động qua những chu kỳ xen nhau giữa phát triển và suy thoái, khủng hoảng.</p><p></p><p> Một thứ chủ nghĩa tư bản với tính chất như vậy không thể không cần được cải tiến, thay đổi, nhất là đối với những từng lớp lao động phải chịu thiệt thòi nhiều nhất. Không phải bằng những khẩu hiệu ảo tưởng về “đạo đức” mà là một cấu trúc mới cho nó về mặt hình thái. </p><p></p><p> Nhưng qua những biểu hiện hiện thực gay gắt trên trên đây, Marx đã thổi vào một biện chứng vận động mới làm cho thứ chủ nghĩa tư bản đó mang một sinh mệnh được quy định theo cái viễn cảnh triết học tổng hợp của ông: một phương thức nô lệ hoá lao động dưới hình thái trừu tượng, vận hành như một cỗ máy vô tri giác, thu hút lao động con người như thu gom vật liệu, chạy theo sự tăng trưởng của cải vật chất một cách vô độ, mù quáng. Phương thức sản xuất đó chứa đựng tất cả những thuộc tính của chủ nghĩa tư bản, nhưng là một thứ chủ nghĩa tư bản đã được cấu trúc lại xung quanh khái niệm giá trị, tượng hình thành vật thể hàng hoá, biểu tượng của lao động bị tha hoá thông qua hình thái giá trị thặng dư bị tước đoạt một cách “tự động” và “không giới hạn”. </p><p></p><p> Trong phân tích của Marx, hàng hoá do đó đã hàm chứa tất cả yếu tính huyễn hoặc và trừu tượng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Một mặt là kết quả của lao động phổ biến của con người, hàng hoá mang lại những tiện ích, sự giàu sang cho xã hội nhưng mặt khác là kết quả của lao động bị tha hoá, nó là hiện thân cho một guồng máy xã hội trong đó những người sản xuất trực tiếp đã trở thành những nô lệ của thời hiện đại. Vì thế có thể hình dung sự vận động của cái đống hàng hoá tràn ngập xã hội tư bản như là biểu hiện vật thể sự vận động của lao động bị tha hoá: sự dồi dào về của cải trong xã hội chỉ mang ý nghĩa của một thứ chủ nghĩa vật chất trống rỗng về nhân tính. Đó là tính đặc trưng nhưng cũng lại là tính lịch sử của hình thái xã hội hàng hoá tư bản chủ nghĩa: sự phát triển tột bậc về vật chất của nó cũng chính là sự đối lập tột bậc của nó với tính chủ thể xã hội của con người. </p><p> Viễn cảnh giải phóng những người lao động từ đó tất yếu cũng bao hàm nội dung giải phóng toàn nhân loại mà sinh mệnh đã bị cột chặt vào một quy trình sản xuất biến mọi quan hệ xã hội thành những quan hệ vật thể. Và đó cũng là triết học của Marx về tính lịch sử của xã hội hàng hoá tư bản chủ nghĩa, giả định sự phát triển của xã hội hàng hoá đã đạt tới đỉnh điểm tất yếu phải chuyển hoá về chất. Trước sự khai thác lao động tàn khốc vào giai đoạn ban đầu của chủ nghĩa tư bản, do tin tưởng vào dự đoán của Marx về sự diệt vong cận kề của hình thái kinh tế xã hội này, và cũng do những bức xúc về lý luận cần thiết cho các cuộc đấu tranh thực tiễn, trong phong trào chống tư bản đã xuất hiện những thể nghiệm đem tư tưởng của Marx vào thực hành, nhầm lẫn những giả định lôgích trong hệ thống của ông với những định luật tự nhiên, có thể dàn ra thành một cương lĩnh phát triển, coi đó như “cẩm nang” hành động, cố làm cho được bất chấp sự mù mịt của thời gian, những hy sinh vì ảo tưởng, cuối cùng không dẫn đến đâu ngoài sự sụp đổ như một ngôi nhà cao tầng không có chân móng. </p><p></p><p> Trước tình thế ấy, chủ nghĩa Marx đã bị đưa ra trước toà án tư tưởng và bị coi là tội phạm gây ra mọi sai lầm, đặc biệt là về chính sách bạo lực chuyên chính do chế độ toàn trị nhân danh Marx thực hiện. Với những nạn nhân trực tiếp của chế độ đó thì nội dung của sự phản ứng là tiếng nói “không” khẩn thiết với đói nghèo và thiếu tự do, vì vậy trước mắt họ con đuờng duy nhất cần chọn lựa chỉ có thể là cái ngược lại với những gì mà chế độ toàn trị đã nhân danh Marx để thực hiện, và điều đó cũng có nghĩa là khi phủ nhận Marx thì đương nhiên phải trở về với chủ nghĩa tư bản, bất kể thứ chủ nghĩa tư bản nào. Hoàn toàn không khó giải thích khi trong thực tế đã nẩy sinh xu hướng vồ vập, săn đón vô điều kiện các thứ chủ nghĩa tự do cực đoan, xưa nay quyết liệt chống Marx bằng cách dựa vào những thứ lý lẽ thời Chiến tranh Lạnh, đồng hoá Marx với các chế độ gọi là “xã hội chủ nghĩa hiện thực” nhân danh Marx nói trên. </p><p></p><p> Với xu hướng thực dụng này, nội dung thực sự trong học thuyết Marx không được đặt ra để phê phán nghiêm chỉnh về mặt văn bản, phương pháp tư duy, những luận điểm dự báo giả định về sự vận động của lịch sử, những ý hướng tich cực và hợp lý còn có thể giữ lại… vì vậy những bài học về sự tiếp thu ý thức hệ vội vã và giáo điều trong quá khứ với những hậu quả tai hại của nó đã không được quan tâm và bị bỏ qua thật dễ dàng, từ đó mở đường cho việc lặp lại những sai lầm cũ về mặt chọn lựa tư tưởng hệ theo chiều đảo ngược cũng khá dễ dàng: một thứ chủ nghĩa tự do cực đoan được giới thiệu ồn ào, cổ vũ cho sự ra đời một mô hình thị trường rừng rú, biện minh cho một cung cách làm ăn chụp giật, vô trách nhiệm… tràn lan vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống… </p><p></p><p> Về phần những người theo chủ nghĩa tự do cực đoan thì sau một thoáng hả hê vì loại bỏ được kẻ thù không mấy khó khăn, sau đó là một thoáng lo ngại về nguy cơ có thể rơi vào tình thế một con chó lười biếng nằm phơi nắng ở một vĩa hè nào đó do không còn đối tượng chiến đấu, họ liền nhanh chóng nắm lấy thời cơ, mở một cuộc phản công chiến lược, giành quyền thống trị về mặt nhà nước qua đó thao túng tư tưởng và xã hội, thực hiện một đường lối phiêu lưu theo hình mẫu bá quyền cũ bằng chiến tranh và bạo lực, theo đuổi chính sách bong bóng tiền tệ buông thả, bất chấp những thành quả mà những chủ trương kềm chế thị trường, những chính sách xã hội đã đạt được suốt một thời kỳ dài đã qua... </p><p></p><p> Nhưng tình hình không diễn ra theo mong mỏi: chỉ một thời gian không lâu, nó đã đưa nền kinh tế toàn cầu rơi lại vào một cơn khủng hoảng tổng thể, quy mô và cường độ không kém những năm 30 của thế kỷ trước.</p><p></p><p> <strong>Marx có thể giúp gì cho chúng ta hôm nay?</strong></p><p></p><p> Sau nhiều lần bị xua đuổi, trừ tà, bóng ma của Marx bỗng được triệu hồi, bộ Tư bản được tái bản ở nhiều nước, những trang sách của ông lại được mở ra, dò tìm một số câu chữ nào đó có thể phụ giúp chủ nghĩa tư bản vượt qua những cơn co giật. Thật sự thì xu hướng khai thác Marx một cách thực dụng này không phải là mới mẻ lắm. Trước đây một số tác giả không theo Marx nhưng vẫn nhìn ra được trong trước tác của ông những phê phán mang tính xã hội học, dựa vào đó chủ nghĩa tư bản có thể nhận thức lại bản thân. Chúng ta hẳn còn nhớ một số khái niệm xuất hiện một thời, ảnh hưởng một cách nào đó từ Marx, gián tiếp hay trực tiếp, nhưng gần đây đã bị sự tấn công của các xu hướng tân bảo thủ lùa vào một góc nào đó của ký ức, như thị trường-xã hội, chủ nghĩa tư bản-nhà nước, chủ nghĩa tư bản-tham gia, chủ nghĩa tư bản-nhân dân, nhà nước phúc lợi, dân chủ xã hội, chủ nghĩa xã hội dân chủ v.v… </p><p></p><p> Tuy thế khi nhìn vấn đề từ điểm phát sinh, nội dung của những khái niệm nói trên không hẳn đều ảnh hưởng từ Marx; ít nhiều chúng đã bao hàm ngay trong tư duy của những người khai sinh ra lý luận cho chủ nghĩa tư bản hiện đại từ những ngày khởi đầu: không thể để cho bàn tay vô hình lộng hành như một cỗ máy vô chủ thể, chỉ có thể coi thị trường như thị trường về mặt kinh tế chứ không cho phép mở rộng thị trường thành thị trường về mặt xã hội, có nghĩa là không thể biến thị trường thành một cơ chế văn hoá khiến con người trở thành những hiện thân nhân cách cho cỗ máy làm tiền mù quáng – điều mà Marx đã chứng minh bằng cách đẩy đến tận cùng hậu quả nhân sinh theo quan điểm riêng biệt của ông. Xét về mặt này, người ta vẫn có thể rút ra từ hệ thống phản biện của ông nhiều gợi mở điều chỉnh quan trọng. </p><p></p><p> Việc khai thác Marx theo chiều hướng trái ngược cũng đã diễn ra. Ở đây không cần nói đến hiện tượng một số chính quyền độc tài từng mạo danh Marx nay cũng nhân cơ hội này lợi dụng Marx một lần nữa để theo đuổi con đường gọi là “tiến lên” của họ. Điều đáng quan tâm hơn chính là thái độ của những nạn nhân của cơn khủng hoảng lần này: họ muốn tìm đến những trang sách của Marx, nhờ giải thích hộ những điều “khó hiểu” mà họ vẫn phải chịu đựng hết thế hệ này đến thế hệ khác. Những lớp trí thức thiên tả nay lại có cơ hội tính đến việc phục hồi một phong trào chống tư bản rộng rãi – như một khẩu hiệu được dương lên: Capitalism Doesn’t Work! ; những mộng tưởng về một xã hội phi hàng hoá, đưa con người ra khỏi tình trạng vong thân, đây đó cũng được khơi lại không kém phần hào hứng. Những hiện tượng nói trên là dễ hiểu: nội dung gây tranh cãi trong sách vở của Marx không quan trọng bằng việc Marx mở ra cho mọi người hy vọng về một “thế giới khác” vượt qua được những khắc nghiệt trong sự kiếm sống hàng ngày. </p><p></p><p> Điều đó không thể không dẫn chúng ta đến câu hỏi rốt ráo sau đây: xét về phương diện thực tiễn, học thuyết Marx có thể làm gì trước khát vọng thay đổi của thời đại ngày nay? Nếu gạt sang một bên những cách khai thác thực dụng hoặc cảm tính để đi sâu vào cơ sở lý luận của Marx về mặt triết học, không ai có thể trông chờ vào bất cứ một sự dễ dàng, đơn giản nào như trước đây cho những câu trả lời có thể có. Nếu chỉ căn cứ vào những nhận xét đây đó của Marx trong Tư bản về việc tập hợp những người công nhân tiến hành những cuộc “đấu tranh giai cấp” đòi giảm giờ làm việc, cải thiện đời sống thì việc đó không cần đến học thuyết của ông. Còn nếu mục đích của sự tập hợp ấy được xem là phương tiện để hình thành một giai cấp hiện thân cho lao động chống lại tư bản, tạo dựng nên một “tương lai hợp nhất con người” thì đó vẫn chỉ là suy lý lôgích. Đẩy vấn đề đi đến cùng thì những luận giải của Marx về cái gọi “bí ẩn”, “siêu hình” ẩn chứa trong hình thái vật thể hoá cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã không xé toang được màn sương phủ lên cái xã hội hàng hoá mà chỉ làm cho nó trở nên dày đặc hơn vì những tư biện về bản chất con người và lịch sử của ông.</p><p></p><p> Trong khi đó thì cái phương thức sản xuất tạo ra của cải xã hội mà ông phê phán vẫn đang tồn tại một cách “tự nhiên” với những bất toàn cố hữu của nó. Lý luận của Marx đã tô thật đậm nhu cầu phải thay đổi chủ nghĩa tư bản về mặt hình thái, nhưng cái vương quốc của lao động đặc trưng nhân loại mà ông cho là có thể phục hồi để thay thế thế giới hàng hoá, ở đó sẽ có sự hoà giải vĩnh viễn cho cá nhân và xã hội, không còn sự phân liệt giữa thực tại và lý tưởng, giữa biểu hiện và yếu tính, xét từ cái gốc tư duy hình thành nên nó, thực sự chỉ là một giấc mơ triết học đơn thuần. Trong cuộc đấu tranh gian nan của những người lao động để khẳng định quyền sống của mình, tích cực nhất thiết tưởng chỉ nên coi những suy tưởng mácxít đó như một ý hướng nhân bản để vươn tới nhiều hơn là những nguyên lý căn cứ vào đó phấn đấu thực hiện như một cương lĩnh kinh tế chính trị cụ thể. Điều có thể chắt lọc lại được trong hệ thống tư tưởng của Marx sau hơn một thế kỷ thử thách với thực tiễn có lẽ chính là ở đó.</p><p></p><p><strong>Lữ Phương</strong></p><p>Thời đại mới</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 16931, member: 7"] [B]Tha hoá hay không tha hoá?[/B] Với sự tổng kết trên đây thì câu hỏi chủ nghĩa Marx có phải là một triết học về lao động hay không có lẽ cũng đã có cơ sở để trả lời. Qua chính những gì Marx đã trình bày. Lao động là bản chất của con người, con người định nghĩa mình bằng lao động, lao động tạo ra xã hội, điều đó con người có được từ buổi sơ khai, khi thoát khỏi thế giới tự nhiên để hình thành nên thế giới văn hoá. Trong xã hội hàng hoá tư bản chủ nghĩa, lao động cũng tiếp tục công việc vĩnh cửu đó nhưng lại diễn ra trong những điều kiện lao động đặc thù ở đó lao động bị biến thành một thứ nô lệ của thời đại cơ giới, bị khai thác như một công cụ phát triển vũ bão về lực lượng sản xuất nhưng lại biến cả xã hội thành một guồng máy, ở đó con người và quan hệ giữa những con người đã bị hạ trật xuống hàng vật thể. Có thể gọi đó là một thế giới mà lao động của con người đã bị “tha hoá” kéo theo sự “tha hoá” của bản thân con người hay không? Câu hỏi này đã được giới nghiên cứu về Marx, bao gồm các quan điểm khác nhau (marxien, marxiste, marxisant, marxologue … đủ loại) tranh luận từ bao lâu rồi đến nay vẫn chưa ngã ngũ, xoay quanh tiêu điểm nêu ra là: mối quan hệ giữa Marx “trẻ” với Marx “già” là thế nào, liệu có thể lấy những gì trong Marx trẻ để làm nên cái cốt tuỷ cho chủ nghĩa Marx hay là tạo ra một thứ lý luận gọi là đoạn tuyệt hoàn toàn giữa Marx trẻ với Marx già và coi Marx già mới thật sự là Marx, một thứ Marx đã trưởng thành, chín chắn, hoàn toàn cắt đứt với quá khứ duy tâm để trở thành thật sự “duy vật” và “khoa học” v.v… ? Về mặt học thuật, vấn đề cực kỳ phức tạp, tôi không có ý gợi ra để bàn luận mà chỉ nhân đó đưa ra những gì đã suy nghĩ được trong tìm hiểu để trả lời cho những câu hỏi đã nêu ở trên. Tôi cho rằng dù Tư bản tiêu biểu cho sự phát triển chín muồi của Marx về chủ đề phê phán chế độ tư bản, với những khái niệm mới, những cách diễn đạt mới, nhưng không hề có sự “đoạn tuyệt mang tính khoa học luận” với những gì Marx đã suy nghĩ từ thời còn trẻ vào những năm 1843-1844 (đặc biệt với Bản thảo kinh tế chính trị 1844): trước sau giữa hai thời kỳ suy tưởng vẫn có một sự tiếp nối liên tục về nguồn cảm hứng lẫn dự phóng căn bản. Rõ rệt là trong Tư bản vào năm 1867 và sau đó, Marx đã loại trừ hầu hết cái cách lập luận tư biện cũ, không trực tiếp sử dụng khái niệm “tha hoá” để diễn giải sự kiện công nhân bị vật thể hoá trong cơ chế sản xuất hàng hoá, nhưng điều đó cũng hoàn toàn không có nghĩa là nội dung của khái niệm “tha hoá” không còn chi phối một cách quyết định những sự kiện kinh tế mà Marx đã tập trung mô tả và diễn giải ý nghĩa của chúng. Ý nghĩa ấy đã bộc lộ trong cái cách thức Marx phê phán những phạm trù kinh tế tư bản chủ nghĩa, quanh co nhưng theo dấu vết của nó chúng ta vẫn có thể nhận ra những cơ sở tiềm ẩn, dàn trải khắp nơi, khởi nguồn từ cái biện chứng tinh thần mà Marx đã thừa kế của Hegel và đã bị dựng đứng lại (TBI/1, tr. 28) theo hướng thực tiễn để giải thích tình trạng lao động bị vong thân thành máy, thành vật trong hình thái sản xuất hàng hoá vận hành theo quy luật giá trị. Để hiểu được điều này, cần phải nhớ rằng Marx đã nhiều lần minh định: chỉ có từ một hình thái xã hội khác, đối lập với xã hội hàng hoá chúng ta mới giải mã được cái “chữ tượng hình” của vật thể bị sùng bái, để sau đó mới có thể nhận ra được tình trạng lao động bị điều kiện lao động “chống lại” như thế nào (TBIII/2, tr. 513) và trong điều kiện lao động ấy, dưới con mắt của những cá nhân độc lập hư ảo, mọi thứ mới có thể trở thành “tự nhiên” như thế nào. Chính cái biện chứng tinh thần của Hegel đã giúp Marx tìm ra một điểm tựa nguồn cội mang tính “vĩnh cửu” tự thân của con người [in itself / An-sich] để lao động có ý thức, khi đi ra khỏi bản thân tự thể hiện [out of itself / Anderssein], gặp điều kiện biến lao động thành hàng hoá, thì mới có thể thức tỉnh ra tình trạng bị tha hoá, để từ đó có thể hồi tưởng lại cái tiềm thể nội tại của mình, theo đó lần ra được dấu vết của quê hương cũ để trở về [in and for itself / An-und-für-sich]: nếu không có một tiêu điểm, một cái nôi xuất phát quy chiếu cố định mang tính bản chất để làm nền, ở đây là một hình thái xã hội chưa thành hàng hoá, phi hàng hoá thể hiện trong một quy định xã hội chưa làm con người tha hoá thì cuộc dấn thân của lao động vào thế giới hàng hoá sẽ là vong thân vĩnh viễn, con người sẽ đánh mất bản chất của mình vĩnh viễn. Ngay trong cái xã hội tha hoá này, mối quan hệ giữa yếu tính (hoặc bản chất/essence) và biểu hiện (hoặc hiện tượng/apparence) trong biện chứng của Hegel đã giúp Marx thăm dò đến tận được chiều sâu của mối tương quan quy định giữa giá trị và những biểu hiện của nó: giá trị được xem là yếu tính của quan hệ trao đổi, yếu tính đó sẽ biểu hiện ra những hình thái khác nhau tuỳ theo những bước đi trong diễn trình vận động của nó (giá trị trao đổi, đại lượng giá trị, giá cả, tiền, giá trị thặng dư…). Cái phương pháp truy tìm yếu tính (bản chất) qua những biểu hiện để lý giải ý nghĩa rốt ráo về yếu tính của hiện tượng, Marx nói rõ là ông đã lấy lại của người thầy của ông là Hegel (TBI/1, tr. 28), hoàn toàn ngược lại với cách tiếp cận mô tả và tìm ra những mối quan hệ thường hằng giữa các hiện tượng trong các khoa học hiện tượng và thực chứng. Tuy vậy cái biện chứng của Hegel đã bộc lộ rõ hơn hết trong cách đặt và lý giải của ông về lý do xuất hiện của xã hội hàng hoá trong quá trình “trở thành” của lịch sử: từ sự tự do đơn giản ở thời bán khai, kinh qua tình trạng nô lệ thời chuyên chế, văn minh, cuối cùng trở về thời kỳ khởi thuỷ với nội dung của một nền tự do đích thực, hoàn thiện, nâng cao hơn. Hiển nhiên với Marx, đó không phải là cái biện chứng của Tinh thần tuyệt đối tự phóng thể ra thế giới hiện thực như một cuộc phiêu lưu để rồi sau đó sẽ thu về trong tình trạng viên mãn, trưởng thành. Marx tuyên bố ông đã thanh toán cái lương tri triết học của mình với Hegel, nhưng đó không phải là sự phủ nhận hư vô mà chỉ là sự đảo ngược lại để mang cho biện chứng ấy một nội dung thực tiễn, biểu hiện trong lao động của con người với những cuộc đi ra khỏi bản thân mà chúng ta đã biết: con người định nghĩa mình bằng lao động, nhưng trong sự phóng thể, làm ra sản phẩm trong cơ chế hàng hoá, sản phẩm của lao động đã trở nên xa lạ và thống trị lại con người, làm cho con người trở thành đồ vật – và trước tình trạng ấy muốn thu hồi lại bản chất của mình, con người không thể trông cậy vào sự tự giác của Tinh thần mà phải tiến hành một cuộc cách mạng tiêu diệt cái điều kiện lao động đã làm cho lao động trở thành nô lệ. Rõ ràng với Marx bây giờ, Hegel không còn là ảnh hưởng của thời 1843-1844, nhưng cái cảm hứng về một thứ bản thể nguồn cội tự trở về với mình sau một cuộc hành trình đi ra thế giới hiện thực, vẫn còn là của Hegel, chứ không phải ở đâu khác. Không thể diễn giải cách nào khác đi những điều rất hiển nhiên Marx đã trình bày ngay trong Tư bản của ông. [B]Số phận thăng trầm[/B] Đọc lại Marx lần này, tập trung vào việc phân tích cái tế bào hàng hoá cấu tạo nên phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, qua những khái niệm, những phạm trù biện luận của ông, tôi vẫn thấy không có sai biệt nhiều so với những gì tôi đã suy nghĩ cách đây hơn 15 năm. Những gì Marx mô tả trong những tác phẩm của ông về đối tượng mà ông nghiên cứu vẫn là những biểu hiện cố hữu của chủ nghĩa tư bản từ lúc phát sinh cho đến ngày nay: sự phát triển vũ bão của lực lượng sản xuất, của cải vật chất dồi dào, khoa học kỹ thuật đột phá vượt bậc, các quy trình liên lạc, thông tin mở rộng, nhất thể hoá mối quan hệ giữa các địa phương, dân tộc, sự hình thành những đô thị lớn cắt đứt với xã hội cổ truyền, cơ chế thị trường tự động vận hành đi chung với quyền tư hữu tài sản, sự cạnh tranh sinh tồn cực kỳ gay gắt, triết lý đồng tiền chi phối đời sống, chủ nghĩa vật chất thực dụng, quyền lực và tài sản tập trung vào một thiểu số những cá nhân hoặc tập đoàn chóp bu giàu xụ chi phối xã hội, thao túng nhà nước, bên dưới là đông đảo những người làm công, những từng lớp lao động không có tư liệu sản xuất, cuộc sống tuỳ thuộc, bấp bênh, bất an… tất cả hợp lại là một thứ chủ nghĩa tư bản vận động qua những chu kỳ xen nhau giữa phát triển và suy thoái, khủng hoảng. Một thứ chủ nghĩa tư bản với tính chất như vậy không thể không cần được cải tiến, thay đổi, nhất là đối với những từng lớp lao động phải chịu thiệt thòi nhiều nhất. Không phải bằng những khẩu hiệu ảo tưởng về “đạo đức” mà là một cấu trúc mới cho nó về mặt hình thái. Nhưng qua những biểu hiện hiện thực gay gắt trên trên đây, Marx đã thổi vào một biện chứng vận động mới làm cho thứ chủ nghĩa tư bản đó mang một sinh mệnh được quy định theo cái viễn cảnh triết học tổng hợp của ông: một phương thức nô lệ hoá lao động dưới hình thái trừu tượng, vận hành như một cỗ máy vô tri giác, thu hút lao động con người như thu gom vật liệu, chạy theo sự tăng trưởng của cải vật chất một cách vô độ, mù quáng. Phương thức sản xuất đó chứa đựng tất cả những thuộc tính của chủ nghĩa tư bản, nhưng là một thứ chủ nghĩa tư bản đã được cấu trúc lại xung quanh khái niệm giá trị, tượng hình thành vật thể hàng hoá, biểu tượng của lao động bị tha hoá thông qua hình thái giá trị thặng dư bị tước đoạt một cách “tự động” và “không giới hạn”. Trong phân tích của Marx, hàng hoá do đó đã hàm chứa tất cả yếu tính huyễn hoặc và trừu tượng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Một mặt là kết quả của lao động phổ biến của con người, hàng hoá mang lại những tiện ích, sự giàu sang cho xã hội nhưng mặt khác là kết quả của lao động bị tha hoá, nó là hiện thân cho một guồng máy xã hội trong đó những người sản xuất trực tiếp đã trở thành những nô lệ của thời hiện đại. Vì thế có thể hình dung sự vận động của cái đống hàng hoá tràn ngập xã hội tư bản như là biểu hiện vật thể sự vận động của lao động bị tha hoá: sự dồi dào về của cải trong xã hội chỉ mang ý nghĩa của một thứ chủ nghĩa vật chất trống rỗng về nhân tính. Đó là tính đặc trưng nhưng cũng lại là tính lịch sử của hình thái xã hội hàng hoá tư bản chủ nghĩa: sự phát triển tột bậc về vật chất của nó cũng chính là sự đối lập tột bậc của nó với tính chủ thể xã hội của con người. Viễn cảnh giải phóng những người lao động từ đó tất yếu cũng bao hàm nội dung giải phóng toàn nhân loại mà sinh mệnh đã bị cột chặt vào một quy trình sản xuất biến mọi quan hệ xã hội thành những quan hệ vật thể. Và đó cũng là triết học của Marx về tính lịch sử của xã hội hàng hoá tư bản chủ nghĩa, giả định sự phát triển của xã hội hàng hoá đã đạt tới đỉnh điểm tất yếu phải chuyển hoá về chất. Trước sự khai thác lao động tàn khốc vào giai đoạn ban đầu của chủ nghĩa tư bản, do tin tưởng vào dự đoán của Marx về sự diệt vong cận kề của hình thái kinh tế xã hội này, và cũng do những bức xúc về lý luận cần thiết cho các cuộc đấu tranh thực tiễn, trong phong trào chống tư bản đã xuất hiện những thể nghiệm đem tư tưởng của Marx vào thực hành, nhầm lẫn những giả định lôgích trong hệ thống của ông với những định luật tự nhiên, có thể dàn ra thành một cương lĩnh phát triển, coi đó như “cẩm nang” hành động, cố làm cho được bất chấp sự mù mịt của thời gian, những hy sinh vì ảo tưởng, cuối cùng không dẫn đến đâu ngoài sự sụp đổ như một ngôi nhà cao tầng không có chân móng. Trước tình thế ấy, chủ nghĩa Marx đã bị đưa ra trước toà án tư tưởng và bị coi là tội phạm gây ra mọi sai lầm, đặc biệt là về chính sách bạo lực chuyên chính do chế độ toàn trị nhân danh Marx thực hiện. Với những nạn nhân trực tiếp của chế độ đó thì nội dung của sự phản ứng là tiếng nói “không” khẩn thiết với đói nghèo và thiếu tự do, vì vậy trước mắt họ con đuờng duy nhất cần chọn lựa chỉ có thể là cái ngược lại với những gì mà chế độ toàn trị đã nhân danh Marx để thực hiện, và điều đó cũng có nghĩa là khi phủ nhận Marx thì đương nhiên phải trở về với chủ nghĩa tư bản, bất kể thứ chủ nghĩa tư bản nào. Hoàn toàn không khó giải thích khi trong thực tế đã nẩy sinh xu hướng vồ vập, săn đón vô điều kiện các thứ chủ nghĩa tự do cực đoan, xưa nay quyết liệt chống Marx bằng cách dựa vào những thứ lý lẽ thời Chiến tranh Lạnh, đồng hoá Marx với các chế độ gọi là “xã hội chủ nghĩa hiện thực” nhân danh Marx nói trên. Với xu hướng thực dụng này, nội dung thực sự trong học thuyết Marx không được đặt ra để phê phán nghiêm chỉnh về mặt văn bản, phương pháp tư duy, những luận điểm dự báo giả định về sự vận động của lịch sử, những ý hướng tich cực và hợp lý còn có thể giữ lại… vì vậy những bài học về sự tiếp thu ý thức hệ vội vã và giáo điều trong quá khứ với những hậu quả tai hại của nó đã không được quan tâm và bị bỏ qua thật dễ dàng, từ đó mở đường cho việc lặp lại những sai lầm cũ về mặt chọn lựa tư tưởng hệ theo chiều đảo ngược cũng khá dễ dàng: một thứ chủ nghĩa tự do cực đoan được giới thiệu ồn ào, cổ vũ cho sự ra đời một mô hình thị trường rừng rú, biện minh cho một cung cách làm ăn chụp giật, vô trách nhiệm… tràn lan vào tất cả mọi lĩnh vực của đời sống… Về phần những người theo chủ nghĩa tự do cực đoan thì sau một thoáng hả hê vì loại bỏ được kẻ thù không mấy khó khăn, sau đó là một thoáng lo ngại về nguy cơ có thể rơi vào tình thế một con chó lười biếng nằm phơi nắng ở một vĩa hè nào đó do không còn đối tượng chiến đấu, họ liền nhanh chóng nắm lấy thời cơ, mở một cuộc phản công chiến lược, giành quyền thống trị về mặt nhà nước qua đó thao túng tư tưởng và xã hội, thực hiện một đường lối phiêu lưu theo hình mẫu bá quyền cũ bằng chiến tranh và bạo lực, theo đuổi chính sách bong bóng tiền tệ buông thả, bất chấp những thành quả mà những chủ trương kềm chế thị trường, những chính sách xã hội đã đạt được suốt một thời kỳ dài đã qua... Nhưng tình hình không diễn ra theo mong mỏi: chỉ một thời gian không lâu, nó đã đưa nền kinh tế toàn cầu rơi lại vào một cơn khủng hoảng tổng thể, quy mô và cường độ không kém những năm 30 của thế kỷ trước. [B]Marx có thể giúp gì cho chúng ta hôm nay?[/B] Sau nhiều lần bị xua đuổi, trừ tà, bóng ma của Marx bỗng được triệu hồi, bộ Tư bản được tái bản ở nhiều nước, những trang sách của ông lại được mở ra, dò tìm một số câu chữ nào đó có thể phụ giúp chủ nghĩa tư bản vượt qua những cơn co giật. Thật sự thì xu hướng khai thác Marx một cách thực dụng này không phải là mới mẻ lắm. Trước đây một số tác giả không theo Marx nhưng vẫn nhìn ra được trong trước tác của ông những phê phán mang tính xã hội học, dựa vào đó chủ nghĩa tư bản có thể nhận thức lại bản thân. Chúng ta hẳn còn nhớ một số khái niệm xuất hiện một thời, ảnh hưởng một cách nào đó từ Marx, gián tiếp hay trực tiếp, nhưng gần đây đã bị sự tấn công của các xu hướng tân bảo thủ lùa vào một góc nào đó của ký ức, như thị trường-xã hội, chủ nghĩa tư bản-nhà nước, chủ nghĩa tư bản-tham gia, chủ nghĩa tư bản-nhân dân, nhà nước phúc lợi, dân chủ xã hội, chủ nghĩa xã hội dân chủ v.v… Tuy thế khi nhìn vấn đề từ điểm phát sinh, nội dung của những khái niệm nói trên không hẳn đều ảnh hưởng từ Marx; ít nhiều chúng đã bao hàm ngay trong tư duy của những người khai sinh ra lý luận cho chủ nghĩa tư bản hiện đại từ những ngày khởi đầu: không thể để cho bàn tay vô hình lộng hành như một cỗ máy vô chủ thể, chỉ có thể coi thị trường như thị trường về mặt kinh tế chứ không cho phép mở rộng thị trường thành thị trường về mặt xã hội, có nghĩa là không thể biến thị trường thành một cơ chế văn hoá khiến con người trở thành những hiện thân nhân cách cho cỗ máy làm tiền mù quáng – điều mà Marx đã chứng minh bằng cách đẩy đến tận cùng hậu quả nhân sinh theo quan điểm riêng biệt của ông. Xét về mặt này, người ta vẫn có thể rút ra từ hệ thống phản biện của ông nhiều gợi mở điều chỉnh quan trọng. Việc khai thác Marx theo chiều hướng trái ngược cũng đã diễn ra. Ở đây không cần nói đến hiện tượng một số chính quyền độc tài từng mạo danh Marx nay cũng nhân cơ hội này lợi dụng Marx một lần nữa để theo đuổi con đường gọi là “tiến lên” của họ. Điều đáng quan tâm hơn chính là thái độ của những nạn nhân của cơn khủng hoảng lần này: họ muốn tìm đến những trang sách của Marx, nhờ giải thích hộ những điều “khó hiểu” mà họ vẫn phải chịu đựng hết thế hệ này đến thế hệ khác. Những lớp trí thức thiên tả nay lại có cơ hội tính đến việc phục hồi một phong trào chống tư bản rộng rãi – như một khẩu hiệu được dương lên: Capitalism Doesn’t Work! ; những mộng tưởng về một xã hội phi hàng hoá, đưa con người ra khỏi tình trạng vong thân, đây đó cũng được khơi lại không kém phần hào hứng. Những hiện tượng nói trên là dễ hiểu: nội dung gây tranh cãi trong sách vở của Marx không quan trọng bằng việc Marx mở ra cho mọi người hy vọng về một “thế giới khác” vượt qua được những khắc nghiệt trong sự kiếm sống hàng ngày. Điều đó không thể không dẫn chúng ta đến câu hỏi rốt ráo sau đây: xét về phương diện thực tiễn, học thuyết Marx có thể làm gì trước khát vọng thay đổi của thời đại ngày nay? Nếu gạt sang một bên những cách khai thác thực dụng hoặc cảm tính để đi sâu vào cơ sở lý luận của Marx về mặt triết học, không ai có thể trông chờ vào bất cứ một sự dễ dàng, đơn giản nào như trước đây cho những câu trả lời có thể có. Nếu chỉ căn cứ vào những nhận xét đây đó của Marx trong Tư bản về việc tập hợp những người công nhân tiến hành những cuộc “đấu tranh giai cấp” đòi giảm giờ làm việc, cải thiện đời sống thì việc đó không cần đến học thuyết của ông. Còn nếu mục đích của sự tập hợp ấy được xem là phương tiện để hình thành một giai cấp hiện thân cho lao động chống lại tư bản, tạo dựng nên một “tương lai hợp nhất con người” thì đó vẫn chỉ là suy lý lôgích. Đẩy vấn đề đi đến cùng thì những luận giải của Marx về cái gọi “bí ẩn”, “siêu hình” ẩn chứa trong hình thái vật thể hoá cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã không xé toang được màn sương phủ lên cái xã hội hàng hoá mà chỉ làm cho nó trở nên dày đặc hơn vì những tư biện về bản chất con người và lịch sử của ông. Trong khi đó thì cái phương thức sản xuất tạo ra của cải xã hội mà ông phê phán vẫn đang tồn tại một cách “tự nhiên” với những bất toàn cố hữu của nó. Lý luận của Marx đã tô thật đậm nhu cầu phải thay đổi chủ nghĩa tư bản về mặt hình thái, nhưng cái vương quốc của lao động đặc trưng nhân loại mà ông cho là có thể phục hồi để thay thế thế giới hàng hoá, ở đó sẽ có sự hoà giải vĩnh viễn cho cá nhân và xã hội, không còn sự phân liệt giữa thực tại và lý tưởng, giữa biểu hiện và yếu tính, xét từ cái gốc tư duy hình thành nên nó, thực sự chỉ là một giấc mơ triết học đơn thuần. Trong cuộc đấu tranh gian nan của những người lao động để khẳng định quyền sống của mình, tích cực nhất thiết tưởng chỉ nên coi những suy tưởng mácxít đó như một ý hướng nhân bản để vươn tới nhiều hơn là những nguyên lý căn cứ vào đó phấn đấu thực hiện như một cương lĩnh kinh tế chính trị cụ thể. Điều có thể chắt lọc lại được trong hệ thống tư tưởng của Marx sau hơn một thế kỷ thử thách với thực tiễn có lẽ chính là ở đó. [B]Lữ Phương[/B] Thời đại mới [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Triết học Mác - Lê Nin
Về điều bí ẩn trong “thế giới hàng hoá” của Marx
Top