Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Triết học Mác - Lê Nin
Về điều bí ẩn trong “thế giới hàng hoá” của Marx
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 16930" data-attributes="member: 7"><p><strong>Những tính chất cốt tử của chủ nghĩa tư bản</strong></p><p></p><p> Những tính chất ấy bây giờ đã có thể bộc lộ tổng hợp qua những gì Marx đã trình bày về khái niệm “quan hệ xã hội”, thể hiện trong cơ chế sản xuất đặc thù về hàng hoá và mối quan hệ của cơ chế ấy với những chủ thể sản xuất gắn liền với nó.</p><p></p><p> Có thể khẳng định cơ chế sản xuất ấy chính là sự mô tả đảo ngược lại về mặt ý nghĩa cái ẩn dụ bàn tay vô hình mà những nhà kinh tế cổ điển đã coi là hiệu nghiệm để tăng của cải tổng thể hàng năm cho một dân tộc. Cơ chế đó đã vận hành theo những quy luật của riêng nó, tự động tạo ra động lực, tự động tăng trưởng không cần đến sự can thiệp bằng ý chí chủ quan của con người. Marx đã khai triển tính chất đặc biệt đó của cơ chế thị trường để nhắc đi nhắc lại không ngớt những hành vi “không ý thức” của những chủ thể sản xuất suốt trong quy trình sản xuất hàng hoá.</p><p></p><p> Điều này biểu hiện ngay trong công việc trao đổi giản đơn khi những người sản xuất tư nhân không hề nhận thức được – nhưng trong thực tế thì vẫn hành động như vậy – rằng “những sản phẩm của họ là ngang hàng với nhau với tư cách là những giá trị, nên họ coi những lao động khác nhau của họ là ngang hàng với nhau với tư cách là lao động của con người” (TBI/1, tr.100). Giá trị ở đây như vậy đã được thừa nhận một cách vô ý thức để làm cơ sở cho hành động trao đổi. Ngay cả khi tính chất giá trị của sản phẩm được khẳng định qua những đại lượng giá trị, những đại lượng này thay đổi không ngừng cũng đưa đến hậu quả tương tự: không tuỳ thuộc vào nguyện vọng, dự kiến và hoạt động của những người trao đổi sản phẩm, điều đó đã khiến họ xem những “ hành vi xã hội của bản thân họ mang hình thái hành vi của những vật thể, chúng điều khiển họ thay vì bị họ điều khiển” (TBI/1, tr. 101).</p><p></p><p> Những chủ thể sản xuất với tư cách là những con người xã hội, bằng lao động, khách thể hoá sức sáng tạo của bản thân, tự biểu hiện trong những sản phẩm do mình làm ra, những con người đó trong cơ chế hàng hoá đã trở thành những đinh ốc của một guồng máy không những không cần con người điều khiển mà còn điều khiển lại con người. Sự cân bằng tự động của thị trường mà những nhà kinh tế cổ điển coi như một tiền đề mang đến hiệu quả không cần đến mọi hình thức can thiệp bên ngoài, đối với Marx thực tế chỉ là tác dụng của những cuộc cạnh tranh thông qua sự cọ xát nội tại của quy luật giá trị, kết quả đưa đến sự cân bằng xảy ra với những người đảm nhiệm sản xuất “như một thứ quy luật tự nhiên mù quáng”, tự nó tìm được cách triệt tiêu những sai lệch và đi xuyên qua những biến động ngẫu nhiên của nền sản xuất vô chính phủ (TBIII/2, tr. 512).</p><p></p><p> Quyền lực của nhà tư bản trong cơ chế đó không phải là quyền lực của con người mà là quyền lực của một hiện thân nhân cách (personnification) của tư bản. Là sản phẩm của quan hệ hàng hoá tư bản chủ nghĩa, họ đã bị cơ chế sản xuất ấy tước hết nhân cách để trở thành một hình thái vật thể mang dáng vẻ nhân cách. Họ đã mất đi hoàn toàn những hào quang trước đây của những người chủ xã hội mang mặt nạ những lãnh chúa chính trị và thần quyền thời tiền tư bản chủ nghĩa để trở thành những đại biểu vật thể hoá cho một hình thái xã hội vô danh, mù quáng chạy theo giá trị trừu tượng, tự thân (tiền) để định nghĩa vị trí thống trị của mình.</p><p></p><p> Vấn đề vai trò của những cá nhân với tư cách là con người đã mang ý nghĩa của những sinh thể lệ thuộc vào những quy định xã hội một cách hoàn toàn vô ý thức. Trong xã hội phi hàng hoá, cá nhân là biểu hiện của xã hội một cách trực tiếp, nên không tách rời cái cuống rún xã hội của nó. Trong xã hội tư sản cá nhân bị tách khỏi cộng đồng, trở thành những cá nhân biệt lập, tự trị, sản xuất ra hàng hoá, qua trao đổi hàng hoá xác lập mối quan hệ xã hội với nhau. Hàng hoá cùng với cái định chế sản xuất hàng hoá đã trở thành một thứ trung gian ngăn cản mối quan hệ trực tiếp giữa những cá nhân. Tính chủ thể của những tư nhân độc lập, có ý thức và tự do để chọn lựa ý nghĩa cho hành động của mình, trong cơ chế ấy chỉ là ảo tưởng.</p><p></p><p> <strong>Những mâu thuẫn sinh tử trong chế độ tư bản</strong></p><p></p><p> Những mâu thuẫn trong phương thức sản xuất hàng hoá đã chứa đựng trong chính cái tế bào tạo nên xã hội hàng hoá. Bản thân hàng hoá đã là biểu tượng của một hình thái xã hội lịch sử đặc thù. Tính chất bình đẳng về lao động chứa đựng trong nó chính là dấu tích của một thời kỳ mà khái niệm bình đẳng giữa người và người đã trở thành bình thường “đối với định kiến của nhân dân”. Nó ra đời trong thời kỳ quan hệ trao đổi của con người đã mở rộng khỏi những khu biệt của các địa phương tự trị. Nó cũng chứa đựng tiềm năng của một sức sản xuất (bao hàm trình độ khoa học, phát minh) đã bước qua các phương thức thủ công để trở nên một nền sản xuất cơ giới hùng mạnh, có điều kiện thuận lợi tích tụ vốn liếng để đưa sản xuất lên mức phát triển phổ biến.</p><p></p><p> Nhưng cũng trong hình thái đặc biệt đó, hàng hoá đã chứa đựng những mặt đối lập tiềm tàng để dẫn tới những cơn co giật, khủng hoảng định kỳ. Ngoài những so le về thời gian giữa mua và bán, sự thiếu đồng bộ, cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ (đưa tới sản xuất thừa), ngoài sự thoát ly khỏi thực tế dưới hình thái “tiền tệ-ý niệm” để giá trị bay vào những cuộc đầu tư hư ảo (kinh tế “bong bóng”), Marx đã khai thác một cách triệt để cái mâu thuẫn đối lập giữa giá trị sử dụng với giá trị, biểu hiện cho sự mâu thuẫn đối lập giữa lao động cụ thể với lao động trừu tượng, để phát triển thành sự mâu thuẫn giữa lao động với điều kiện lao động, trong đó con người chỉ đóng vai trò những đại biểu nhân cách cho những mâu thuẫn đối lập của lao động với tư bản.</p><p></p><p> Xét trên tổng thể của cơ chế hàng hoá thì sự đối lập này mới đóng vai trò quyết định đối với sự tồn vong của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vì nó đụng chạm trực tiếp đến sự tồn tại của đời sống con người. Từ sự trao đổi giản đơn dẫn đến sự hình thành nên cái cơ chế sản xuất hàng hoá trừu tượng, tự động bành trướng xảy ra bên ngoài ý thức con người, biểu hiện trong mối quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa, với Marx, là sự phát triển của cái cơ chế sản xuất đi ngược lại tất cả những tiền đề về bản chất con người với tư cách là những chủ thể của những sản phẩm tự mình sáng tạo ra, sự mâu thuẫn trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là sự mâu thuẫn giữa cụ thể và trừu tượng, giữa cá nhân và xã hội, giữa máy và người, giữa cái biểu hiện hư ảo và cái yếu tính đích thực. Đó chính là mối quan tâm xuyên suốt quá trình suy tưởng của Marx về lịch sử của con người. </p><p></p><p> Trong cái cơ chế sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa ấy, không có ai còn được là người vì tất cả đều đã trở thành những cái máy cục bộ phục vụ cho một cái máy tổng thể. Nhưng dù sao thì trong guồng máy ấy, những nhà tư sản với tư cách là hiện thân của tư bản, tuy chỉ là những cá nhân độc lập hư ảo, tồn tại bấp bênh trong cạnh tranh (có thể phá sản), họ vẫn đứng về phía hưởng lợi vì giữ được vị trí ông chủ của toàn bộ quy trình sản xuất. Trái hẳn với những công nhân đảm nhiệm công việc sản xuất trực tiếp: trong guồng máy sản xuất đó, sức lao động thặng dư của họ đã bị khai thác dưới hình thái giá trị trừu tượng, làm phình ra một cách “vô giới hạn” cho tư bản vốn cũng là thành quả lao động của bản thân họ, cho nên trong cơ chế sản xuất đó, tính chất người của họ đã bị triệt tiêu, dù mức sống của họ có được nâng cao đến thế nào đi nữa – trong bất cứ tình trạng sức sản xuất nào, bất cứ sự thắng lợi nào trong đấu tranh mà họ đã giành được từ chủ tư bản. </p><p></p><p> Với lý luận về giá trị thặng dư của Marx, công nhân là đại biểu nhân cách cho lao động làm ra tất cả của cải cho chế độ tư bản, nhưng vai trò của họ trong guồng máy sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bị hạ xuống những nô lệ mới cho một hình thái bóc lột của thời đại cơ giới, một thời đại bị bao phủ khắp nơi bởi tính chất lạnh lùng phi nhân tính của nó. Công nhân được nuôi sống chỉ để duy trì sự tồn tại của mình giống như việc nhà tư bản cho cỗ máy của họ ăn dầu, ăn mỡ để có thể vận hành. Cùng một ý đó, Marx diễn tả bằng một hình ảnh khác cũng gây ấn tượng như vậy:</p><p></p><p> “Bằng việc mua sức lao động, nhà tư bản đã kết hợp bản thân lao động với tư cách là một chất men sống vào những yếu tố chết cấu thành sản phẩm, cũng thuộc về hắn ta. Theo quan điểm của hắn, quá trình lao động chỉ là việc tiêu dùng thứ hàng hoá mà hắn đã mua, tức là sức lao động, nhưng hắn chỉ có thể tiêu dùng được sức lao động đó với điều kiện là đem các thứ tư liệu sản xuất kết hợp với sức lao động ấy. Quá trình lao động là một quá trình diễn ra giữa những vật mà nhà tư bản đã mua, giữa những vật thuộc về hắn. Vì vậy, sản phẩm của quá trình đó thuộc về hắn, hoàn toàn cũng giống như sản phẩm của quá trình lên men trong hầm rượu nho của hắn” (TBI/1, tr. 240).</p><p> Trong xã hội hàng hoá tư bản chủ nghĩa, bản thể giá trị trong hàng hoá như vậy đã bao hàm những mâu thuẫn gay gắt giữa lao động và tư bản. Tất cả những biện luận của Marx về chủ nghĩa tư bản tổng thể đều xoay quanh mối quan hệ giữa C ( tư bản) và v (sức lao động) – dù cho mối quan hệ ấy diễn ra là C=c+v (Tư bản ban đầu=tư liệu sản xuất+chi phí cho sức lao động) hoặc hoặc C’=c+v+m (Tư bản sau khi lưu thông=tư liệu sản xuất+chi phí cho sức lao động+giá trị thặng dư). Có thể cho rằng tất cả cuộc vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự vận động đối nghịch, thống nhất giữa C và v. Chính từ mối quan hệ C và v ấy Marx đã đưa ra rất nhiều biện luận về những chuyển hoá, những biểu hiện khác nhau trong quá trình vận động của tư bản (giá trị thặng dư chuyển hoá thành lợi nhuận…), từ đó giả định hàng loạt những bất ổn dẫn đến chỗ tự huỷ (thí dụ như quy luật gọi là “tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống”). </p><p></p><p> Nhưng cũng chính vì vậy mà tất cả đều dồn hết vào cái mâu thuẫn căn bản mà chúng ta đã biết là mâu thuẫn về mặt con người trong một cơ chế sản xuất máy móc, phi nhân tính: con người cụ thể trong lao động cụ thể, lao động sáng tạo những sản phẩm có ích cho bản thân đời sống, hiện thân nơi những công nhân với tư cách là con người, sẽ vùng lên đòi lại những gì mà phương thức sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã lấy mất của mình, sau đó sẽ thừa kế tất cả những thành tựu của phương thức sản xuất ấy để tạo ra một hình thái xã hội mới, ở đó sẽ không còn có sự đối lập giữa tư bản và lao động, những quy định xã hội không còn sản sinh ra cơ chế hàng hoá cản trở mối quan hệ trực tiếp giữa những con người với tư cách là những chủ thể sản xuất nữa. Cái chìa khoá lịch sử trong lập luận của Marx vì thế cũng chính là cái khả năng chuyển hoá của xã hội hàng hoá với tư cách là một hình thái lịch sử.</p><p></p><p> Một hình thái xã hội sinh thành sau đó có mang tính hiện thực hay không, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có sụp đổ từ những nền móng của nó hay không, giai cấp xã hội hiện thân cho lao động có tập hợp lại giải thoát những điều kiện lao động phi nhân tính hay không, ở đây không phải chỗ để chúng ta bàn luận mà qua đó chỉ muốn làm hiển lộ cái lôgích mà Marx đã sử dụng để đi tới những giả định về sự giải phóng chung cuộc của lao động đối với sự thống trị của tư bản: tất cả đã bắt đầu trong sự mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị, nội tại trong bản thân hàng hoá, mâu thuẫn ấy cũng chính là mâu thuẫn giữa các quy định xã hội khác nhau về lao động: lao động với tư cách là thuộc tính của con người chủ thể của sản phẩm mình làm ra đối lập với hình thái lao động biểu hiện cho sự đánh mất tính chủ thể của con người đối với sản phẩm trong điều kiện phương thức sản xuất hàng hoá đã giữ vai trò “chi phối” quá trình phát triển của lịch sử.</p><p></p><p> <strong>Bái vật giáo hàng hoá</strong></p><p></p><p> Sự mô tả cái lôgích của xã hội hàng hoá tư bản chủ nghĩa theo quan điểm của Marx cũng bao hàm ý nghĩa là sự phê phán của ông từ nền móng đối với sự tồn tại của những quy định xã hội đã nâng đỡ cho xã hội hàng hoá, và sự phê phán ấy cũng đương nhiên nhắm vào những thứ lý luận tư sản biện hộ cho hình thái xã hội hàng hoá đó.</p><p></p><p> Đối với những ý kiến về giá trị lao động của những nhà kinh tế cổ điển Marx xem đó là “khoa học”, vì họ đã nhìn ra được rằng “quy định đại lượng giá trị bằng thời gian lao động là sự vận động ẩn dấu sau sự vận động biểu kiến của giá trị tương đối của các hàng hoá”. Marx cho rằng đó là một bước tiến về lý luận nhưng đẩy vấn đề đi tới nữa là không dễ dàng vì theo ông, trong khi lưu thông, hàng hoá đã tạo ra tính chất vững chắc mang hình thái tự nhiên, bất di bất dịch của nó. Muốn phân tích khoa học thì phải đi từ hiện tượng biểu hiện truy ra yếu tính. Nghĩa là phải từ phân tích giá cả hàng hoá dẫn đến xác định đại lượng của giá trị, từ biểu hiện chung bằng tiền của hàng hoá dẫn đến chỗ cố định được tính chất giá trị của hàng hoá.</p><p></p><p> Nhưng cũng chính từ những khó khăn đó, Marx đã nêu ra tính chất nửa vời trong phát kiến nói trên của những nhà kinh tế cổ điển: do <em>“tuyệt nhiên không phá tan được cái vỏ vật thể bên ngoài của tính vật chất xã hội của lao động”</em> ( TBI/1, tr. 100), nên những nhà kinh tế cổ điển đã không thể nào vượt qua khỏi những khó khăn khi đối diện với cái hình thái hoàn chỉnh của thế giới hàng hoá biểu hiện thành tiền, nó đã “ che giấu tính chất xã hội của các lao động tư nhân vào đằng sau lưng các vật, và do đó che giấu cả những quan hệ xã hội của những người lao động tư nhân” trong khi đó thì đáng lẽ ra cần “phải bóc trần những quan hệ ấy” (TBI/1, tr.102).</p><p> Điều bí mật mà Marx gợi ra ở đây và cho rằng kinh tế cổ điển không khám phá được chính là “cái tính chất xã hội đặc thù của lao động xuất hiện như là tính chất vật thể của bản thân các sản phẩm” mà nội dung không có gì khác hơn là “mối quan hệ xã hội của các lao động tư nhân tiến hành một cách độc lập” đàng sau giá trị của hàng hoá. Nhưng dù bị giới hạn kinh tế cổ điển vẫn mang ý nghĩa một tiến bộ về nhận thức, điều đó không giống với tình hình của đông đảo những người đảm nhiệm sản xuất trong xã hội hàng hoá, trong xã hội này, mối quan hệ xã hội tư nhân mà ta đang nói tới là do chính họ làm ra, nhưng lại xuất hiện trong ý thức của họ như “một hình thái kỳ ảo của các vật”, tức là hình thái của những cái ảo mà sự múa may tự động của chúng đã làm cho người ta tưởng là thực.</p><p></p><p> Marx đã nói đến “tính chất bái vật giáo của hàng hoá” để chỉ tình trạng ấy và chúng ta thấy ông đã sử dụng hàng loạt những thuộc tính đi kèm lặp đi lặp lại nhiều lần như: thần bí, kỳ lạ, siêu hình, bóng ma, kỳ quái, đám mây mù v.v… đầy ấn tượng để diễn tả. Ý nghĩa của những khái niệm ấy là gì trong lập luận của Marx về xã hội hàng hoá? Để làm sáng tỏ điều này Marx viết:</p><p></p><p> <em>“Muốn tìm được một sự tương đồng, chúng ta buộc phải nhờ đến những vùng sương phủ của thế giới tôn giáo. Trong cái thế giới này, những sản phẩm của bộ óc con người xuất hiện như những thực thể được ban cho sự sống, chúng thiết lập quan hệ giữa chúng với nhau lẫn với loài người. Cũng giống như vậy trong thế giới của hàng hoá với những sản phẩm do bàn tay con người tạo ra. Tôi gọi đó là tính chất bái vật giáo nó gắn kết bản thân nó với sản phẩm của lao động, ngay khi những sản phẩm này được sản xuất ra như những hàng hoá và như vậy là không tách rời khỏi sự sản xuất ra hàng hoá”</em> (TBI/1, tr. 98).</p><p></p><p> Qua sự so sánh trên đây, chúng ta có thể hình dung cái vật thể vật chất hoá cho mối quan hệ xã hội sản xuất hàng hoá chính là một vật thể không có sinh mệnh tự thân mà chỉ là sự hiện thể hư ảo của một thực thể khác, tuy không thấy được nhưng lại mang ý nghĩa một bản thể mà chúng ta đã biết: đó chính là cái quan hệ xã hội có nội dung đặc biệt là “mối quan hệ xã hội của các lao động tư nhân tiến hành một cách độc lập đàng sau giá trị của hàng hoá”. Những nguời sản xuất trong xã hội hàng hoá, bằng gíác quan của mình, chỉ thấy được hình thái hàng hoá tự trị vận động như một thực thể tự nhiên đại biểu cho toàn bộ thế giới hàng hoá, không cần biết (vì không thấy được) cái đàng sau, cái yếu tính của nó là gì. </p><p></p><p> Với hình ảnh cái màn sương phủ trong tôn giáo diễn đạt tính chất bái vật giáo của hàng hoá, Marx đã nêu lên tính chất nghịch lý hàm chứa trong cái bí ẩn, siêu hình của hàng hoá: là một vật thể cụ thể, lĩnh hội được bằng giác quan nhưng thực tế đó chỉ là sự biểu hiện huyễn hoặc của một thực thể trừu tượng không thấy được nhưng mang tính bản chất là mối quan hệ xã hội tư nhân trong sản xuất và trao đổi: tính chất cụ thể có thể thấy được của hàng hoá vì vậy chỉ là sự cụ thể hư ảo vì đã bị trừu tượng hoá khỏi cái yếu tính có ý nghĩa tổng thể về xã hội dựa trên đó nó mới biểu hiện được như một cụ thể đích thực. Chúng ta hiểu tại sao trong điều kiện bị tuyệt đối hoá đó, hàng hoá đã trở thành một bái vật, có sức mạnh ma thuật tác động và sai khiến lại con người. </p><p></p><p> Làm sao để giải thoát ra khỏi cái “đám mây mù” che phủ lên cái bái vật ấy khiến cho nó phải bộc lộ bản chất đích thực trước ý thức của chúng ta ? Để làm được công việc giải hoặc này, Marx đề nghị chúng ta rời khỏi mảnh đất xã hội hàng hoá để chuyển sang một số hình thái sản xuất khác trong đó có hai hình thái đã xuất hiện trong quá khứ có thể quan sát được:</p><p></p><p> Một là hình thái xã hội thời trung cổ ở đó lao động là diêu dịch (corvée, compulsory labor). Trong xã hội này <em>“mối quan hệ lệ thuộc cá nhân cấu thành cơ sở xã hội, nên lao động và sản phẩm không phải mang một hình thái hư ảo khác với sự tồn tại hiện thực của chúng”</em> (TBI/1, tr. 104). “Ở đây hình thái xã hội trực tiếp của lao động chính là hình tháí tự nhiên của nó, là tính đặc trưng của nó, chứ không phải là tính phổ biến của nó như trong một xã hội dựa trên cơ sở sản xuất hàng hoá” (TBI/1, tr. 104). Thời gian lao động sản xuất ra sản phẩm là sự chi phí một lượng lao động nhất định sức lao động của cá nhân.<em> “Dù cho những cái mặt nạ đặc trưng mà con người thời trung cổ đã mang trong khi quan hệ với nhau được đánh giá như thế nào, các quan hệ xã hội giữa người và người trong trong lao động vẫn cứ biểu hiện ra ở đây như là những quan hệ cá nhân của bản thân họ, chứ không phải nguỵ trang thành những quan hệ xã hội của các vật của các sản phẩm lao động”</em> (TBI/1, tr. 104).</p><p></p><p> Một hình thái sản xuất khác là nền sản xuất gia trưởng nông thôn. Ở đây, những sản phẩm khác nhau là kết quả của lao động gia đình chứ không phải hàng hoá. Có sự phân công tự phát để thực hiện những công việc tự nhiên và sự tiêu phí lao động cá nhân ở đây được đo bằng thời gian thể hiện tính quy định xã hội của các công việc: lao động cá nhân được quan niệm như những khí quan của một sức lao động chung trong một hình thái lao động được xã hội hoá một cách trực tiếp (TBI/1, tr.105). Trong những hình thái sản xuất này, cá nhân vẫn là những đơn vị đặc thù nhưng là những cá nhân mang tính xã hội, một thành phần của một tổng thể xã hội chứ không phải là những cá nhân độc lập không có thực chất, quan hệ với nhau qua các vật thể trung gian để thể hiện tính xã hội của mình.</p><p></p><p> Ngoài một số hình thái thuộc về quá khứ, Marx cũng hình dung ra một hình thái sản xuất giả định và gọi đó là “liên minh những người tự do”, ở đây những cá nhân mang tính cộng đồng, từ đầu góp phần lao động riêng vào một sức lao động xã hội duy nhất, qua hoạt động đó khẳng định vị trí cá nhân của mình.</p><p></p><p> Trong hình thái xã hội này, tư liệu sản xuất là của chung, những cá nhân tiêu phí sức lao động cá nhân một cách tự giác, coi đó là một sức lao động xã hội duy nhất. Lao động cá nhân diễn ra theo tính quy định trên quy mô xã hội chứ không phải quy mô cá nhân.Tất cả những gì của cá nhân đều thuộc cá nhân, được quyền tiêu dùng trực tiếp những sản phẩm làm ra. Nhưng do toàn bộ các sản phẩm cá nhân làm ra từ bản chất là sản phẩm xã hội, cho nên ngoài phần trích ra làm tư liệu sản xuất, phần còn lại sẽ chia cho cộng đồng như tư liệu sinh hoạt. Sự phân chia này thay đổi tuỳ theo cơ cấu sản xuất xã hội, tuỳ theo trình độ phát triển, nhưng theo nguyên tắc lấy thời gian lao động làm tiêu chuẩn. Việc phân phối thời gian này sẽ theo một kế hoạch xã hội “quy định một cách đúng đắn giữa các chức năng lao động khác nhau và các nhu cầu khác nhau”. Mặt khác, thời gian lao động sẽ là chuẩn mực để đo phần tham gia của cá nhân vào lao động chung, căn cứ vào đó thu nhận sản phẩm tiêu dùng (TBI/1, tr. 106).</p><p></p><p> Tính chất trực tiếp của mối quan hệ giữa người sản xuất trong những hình thái xã hội kể trên đã biểu hiện thật rõ ràng và tất cả đều có thể xem như những xã hội phi hàng hoá – không thể nào hiểu nào khác đi về mặt lôgích của văn bản –, trong những hình thái xã hội này, quan hệ lao động nào cũng mang tính xã hội, nhưng quan hệ lao động trong xã hội phi hàng hoá là quan hệ xã hội trực tiếp giữa bản thân họ chứ không phải nguỵ trang qua những quan hệ xã hội của các vật do họ làm ra. Tính chất độc lập của những cá nhân ở đây chính là sự biểu hiện trực tiếp cho yếu tính xã hội vì đó cũng đã mang ý nghĩa của cái đặc thù biểu hiện trực tiếp cái phổ quát, không phải thông qua những hình thái biểu hiện bị trừu tượng hoá làm thành một hình thái trung gian che dấu ý nghĩa đích thực và cụ thể về tính chất độc lập của những cá nhân ấy. </p><p></p><p> <strong>Khoa học hay triết học?</strong></p><p></p><p> Chủ nghĩa Marx có phải là một khoa học? Qua những gì mà chúng ta đã phân tích thì khó có thể coi chủ nghĩa Marx là một khoa học hiểu theo nghĩa là kết quả nghiên cứu về mối liên hệ thực nghiệm của những hiện tượng, ở đây là những hiện tượng xã hội, trong đó những sự kiện kinh tế đã được đưa lên hàng chính diện như Marx đã thể hiện trong Tư bản: việc phê phán lý luận kinh tế chính trị (cổ điển và tầm thường) và phê phán xã hội hàng hoá tư sản đã bao hàm mục đích lật ngược lại cái lôgích về sự tự thân vận động và phát triển của nó từ đó suy ra một số luận điểm định hướng khả dĩ thay thế nó một cách triệt để về mặt lịch sử. </p><p></p><p> Xét về mặt phương pháp, thực chất của cái định hướng thay thế ấy hoàn toàn chỉ là những suy lý lôgích về những tiềm thể có thể trở thành hiện thực, không tự thân tồn tại mà đòi hỏi hàng loạt những điều kiện giả định về vận động và thời gian. Nếu chủ nghĩa tư bản cứ lầm lũi dấn mình vào cái quy luật giá trị mang tính chất cơ giới như đã giả định thì tất yếu cái đà dẫn tới chung cuộc như Marx đã vạch ra cho nó là không tránh khỏi. Nếu việc khai thác lao động thặng dư của công nhân cứ diễn ra như cách những ông chủ hiện thân của tư bản đã tiến hành theo kiểu vắt cạn sức lao động của công nhân vô độ như đối với những robot thì tất yếu điều đó sẽ làm trỗi dậy ý thức về nhân phẩm trong bản thân công nhân với tư cách là con người để họ vùng dậy phá tan bộ máy xã hội hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã biến họ thành máy như có thời họ đã từng phá những cỗ máy mà các ông chủ tư bản đã giao cho họ vận hành.</p><p></p><p> Có thể nói cái cách đề cập, phê phán, dự báo của Marx về những hiện tượng kinh tế, xã hội, chính trị trong xã hội hàng hoá tư sản đã vượt khỏi ngưỡng cửa của những hiện tượng thường nghiệm để đi vào những cái vĩ mô và ở đây chính là những hình thái kinh tế-xã hội (đã và sẽ) thay thế nhau diễn ra trong lịch sử. Về mặt này người ta có thể tìm thấy ở Marx nhiều điểm tương đồng với công việc của những nhà thiên văn khi thiết lập những mô hình vũ trụ: dù mô hình nào thì tất cả đều khởi đầu từ một số hiện tượng quan sát được để giả lập ra những hình thái chuyển hoá hoặc vận động (thí dụ như mối liên hệ giữa hiệu ứng Doppler với lý thuyết Big Bang nguyên sơ…) nhưng không hề mang nội dung tất định hoặc được xem đã thành chân lý.</p><p></p><p> Thật ra sự so sánh ấy có phần không thích hợp lắm vì phương pháp tư duy của Marx rất khác xa với phương pháp của những nhà thiên văn học: ông cố tìm một nguyên lý trừu tượng nào đó xuyên qua những sự kiện quan sát hơn là từ những sự kiện đưa ra những giả thuyết. Đối tượng quan sát của ông lại là thế giới con người, là cái thế giới ông sống với nó, thấm đẫm những yêu ghét, phẫn nộ, bất bình, hy vọng… Trong từng dòng chữ của ông, chỗ nào cũng toát ra những điều cần phải có cho xã hội con người, để con người được sinh tồn trong một thế giới mang tính nhân văn. Những gì mà ông phản bác lại cái thế giới hiện tồn không phải cái gì khác là sự lật ngược để đi tìm một thế giới bên kia hàng hoá, một xã hội hậu kì của thời “tiền sử”, nơi đó con người có điều kiện để trở về được với bản chất của mình, khẳng định mình như chủ thể của những vật thể mình sáng tạo ra.</p><p></p><p> Sự suy tưởng về một hình thái xã hội cần có cho con người đó đã bộc lộ thật rõ khi Marx phê phán lý luận của kinh tế tư bản chủ nghĩa trong hai chương cuối cùng của bộ Tư bản của ông. Trong những chương sách này, ông đã tập trung vào việc phê phán lý luận kinh tế tư sản gọi là “những yếu tố sản xuất” (tư bản–lợi tức, ruộng đất–địa tô, lao động–tiền công) để khẳng định một lần nữa thật minh bạch quan điểm của ông về lao động tạo ra thế giới con người. </p><p></p><p> Marx cho rằng “tư bản” không phải là một vật mà là một quan hệ xã hội được biểu hiện trong một vật và đem lại cho vật đó một tính chất xã hội đặc thù. Đó là những tư liệu lao động đã chuyển hoá thành tư bản, những sản phẩm kết quả của hình thái khai thác lao động thặng dư bị độc chiếm. Tư bản là một hình thái xã hội nhất định bị thần bí hoá. “Đất” là giới “tự nhiên vô cơ”, không thể tạo ra giá trị thặng dư mà chỉ tạo ra giá trị sử dụng. Cũng như lao động, đất nằm trong quá trình lao động chung đối với mọi phương thức sản xuất và là yếu tố vật chất của mọi quá trình sản xuất không có liên quan gì với hình thái xã hội của mọi quá trình sản xuất. Đất trở thành tư hữu cũng chỉ là kết quả của độc chiếm mang tính chính trị, quyền lực.</p><p></p><p> Còn “lao động”, điểm then chốt trong lý luận của Marx đã được lập lại và nói rõ là<em> “sự hoạt động sản xuất của con người nói chung, nhờ nó mà con người thực hiện sự trao đổi chất với giới tự nhiên; sự hoạt động đó không những không mang một hình thái xã hội nào và bất cứ một tính quy định nào, mà đơn thuần thể hiện ra trong sự tồn tại tự nhiên của nó, độc lập với xã hội, đứng ngoài xã hội; và với tư cách là biểu hiện của sự sống và khẳng định của sự sống, nó là chung với cả con người, chưa phải là con người xã hội, lẫn con người đã có được một tính quy định xã hội nào đó”</em> (TBIII/2, tr. 432, Chương XLVIII, <em>“Công thức tam vị nhất thể ”</em>). Quan niệm lao động “biểu hiện sự sống” này, Marx nhắc đi nhắc lại nhiều lần, và cũng căn cứ vào đó nhiều lần để phê phán xã hội hàng hoá phi tự nhiên biến sức lao động thành công cụ cơ giới là hết sức rõ ràng.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 16930, member: 7"] [B]Những tính chất cốt tử của chủ nghĩa tư bản[/B] Những tính chất ấy bây giờ đã có thể bộc lộ tổng hợp qua những gì Marx đã trình bày về khái niệm “quan hệ xã hội”, thể hiện trong cơ chế sản xuất đặc thù về hàng hoá và mối quan hệ của cơ chế ấy với những chủ thể sản xuất gắn liền với nó. Có thể khẳng định cơ chế sản xuất ấy chính là sự mô tả đảo ngược lại về mặt ý nghĩa cái ẩn dụ bàn tay vô hình mà những nhà kinh tế cổ điển đã coi là hiệu nghiệm để tăng của cải tổng thể hàng năm cho một dân tộc. Cơ chế đó đã vận hành theo những quy luật của riêng nó, tự động tạo ra động lực, tự động tăng trưởng không cần đến sự can thiệp bằng ý chí chủ quan của con người. Marx đã khai triển tính chất đặc biệt đó của cơ chế thị trường để nhắc đi nhắc lại không ngớt những hành vi “không ý thức” của những chủ thể sản xuất suốt trong quy trình sản xuất hàng hoá. Điều này biểu hiện ngay trong công việc trao đổi giản đơn khi những người sản xuất tư nhân không hề nhận thức được – nhưng trong thực tế thì vẫn hành động như vậy – rằng “những sản phẩm của họ là ngang hàng với nhau với tư cách là những giá trị, nên họ coi những lao động khác nhau của họ là ngang hàng với nhau với tư cách là lao động của con người” (TBI/1, tr.100). Giá trị ở đây như vậy đã được thừa nhận một cách vô ý thức để làm cơ sở cho hành động trao đổi. Ngay cả khi tính chất giá trị của sản phẩm được khẳng định qua những đại lượng giá trị, những đại lượng này thay đổi không ngừng cũng đưa đến hậu quả tương tự: không tuỳ thuộc vào nguyện vọng, dự kiến và hoạt động của những người trao đổi sản phẩm, điều đó đã khiến họ xem những “ hành vi xã hội của bản thân họ mang hình thái hành vi của những vật thể, chúng điều khiển họ thay vì bị họ điều khiển” (TBI/1, tr. 101). Những chủ thể sản xuất với tư cách là những con người xã hội, bằng lao động, khách thể hoá sức sáng tạo của bản thân, tự biểu hiện trong những sản phẩm do mình làm ra, những con người đó trong cơ chế hàng hoá đã trở thành những đinh ốc của một guồng máy không những không cần con người điều khiển mà còn điều khiển lại con người. Sự cân bằng tự động của thị trường mà những nhà kinh tế cổ điển coi như một tiền đề mang đến hiệu quả không cần đến mọi hình thức can thiệp bên ngoài, đối với Marx thực tế chỉ là tác dụng của những cuộc cạnh tranh thông qua sự cọ xát nội tại của quy luật giá trị, kết quả đưa đến sự cân bằng xảy ra với những người đảm nhiệm sản xuất “như một thứ quy luật tự nhiên mù quáng”, tự nó tìm được cách triệt tiêu những sai lệch và đi xuyên qua những biến động ngẫu nhiên của nền sản xuất vô chính phủ (TBIII/2, tr. 512). Quyền lực của nhà tư bản trong cơ chế đó không phải là quyền lực của con người mà là quyền lực của một hiện thân nhân cách (personnification) của tư bản. Là sản phẩm của quan hệ hàng hoá tư bản chủ nghĩa, họ đã bị cơ chế sản xuất ấy tước hết nhân cách để trở thành một hình thái vật thể mang dáng vẻ nhân cách. Họ đã mất đi hoàn toàn những hào quang trước đây của những người chủ xã hội mang mặt nạ những lãnh chúa chính trị và thần quyền thời tiền tư bản chủ nghĩa để trở thành những đại biểu vật thể hoá cho một hình thái xã hội vô danh, mù quáng chạy theo giá trị trừu tượng, tự thân (tiền) để định nghĩa vị trí thống trị của mình. Vấn đề vai trò của những cá nhân với tư cách là con người đã mang ý nghĩa của những sinh thể lệ thuộc vào những quy định xã hội một cách hoàn toàn vô ý thức. Trong xã hội phi hàng hoá, cá nhân là biểu hiện của xã hội một cách trực tiếp, nên không tách rời cái cuống rún xã hội của nó. Trong xã hội tư sản cá nhân bị tách khỏi cộng đồng, trở thành những cá nhân biệt lập, tự trị, sản xuất ra hàng hoá, qua trao đổi hàng hoá xác lập mối quan hệ xã hội với nhau. Hàng hoá cùng với cái định chế sản xuất hàng hoá đã trở thành một thứ trung gian ngăn cản mối quan hệ trực tiếp giữa những cá nhân. Tính chủ thể của những tư nhân độc lập, có ý thức và tự do để chọn lựa ý nghĩa cho hành động của mình, trong cơ chế ấy chỉ là ảo tưởng. [B]Những mâu thuẫn sinh tử trong chế độ tư bản[/B] Những mâu thuẫn trong phương thức sản xuất hàng hoá đã chứa đựng trong chính cái tế bào tạo nên xã hội hàng hoá. Bản thân hàng hoá đã là biểu tượng của một hình thái xã hội lịch sử đặc thù. Tính chất bình đẳng về lao động chứa đựng trong nó chính là dấu tích của một thời kỳ mà khái niệm bình đẳng giữa người và người đã trở thành bình thường “đối với định kiến của nhân dân”. Nó ra đời trong thời kỳ quan hệ trao đổi của con người đã mở rộng khỏi những khu biệt của các địa phương tự trị. Nó cũng chứa đựng tiềm năng của một sức sản xuất (bao hàm trình độ khoa học, phát minh) đã bước qua các phương thức thủ công để trở nên một nền sản xuất cơ giới hùng mạnh, có điều kiện thuận lợi tích tụ vốn liếng để đưa sản xuất lên mức phát triển phổ biến. Nhưng cũng trong hình thái đặc biệt đó, hàng hoá đã chứa đựng những mặt đối lập tiềm tàng để dẫn tới những cơn co giật, khủng hoảng định kỳ. Ngoài những so le về thời gian giữa mua và bán, sự thiếu đồng bộ, cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ (đưa tới sản xuất thừa), ngoài sự thoát ly khỏi thực tế dưới hình thái “tiền tệ-ý niệm” để giá trị bay vào những cuộc đầu tư hư ảo (kinh tế “bong bóng”), Marx đã khai thác một cách triệt để cái mâu thuẫn đối lập giữa giá trị sử dụng với giá trị, biểu hiện cho sự mâu thuẫn đối lập giữa lao động cụ thể với lao động trừu tượng, để phát triển thành sự mâu thuẫn giữa lao động với điều kiện lao động, trong đó con người chỉ đóng vai trò những đại biểu nhân cách cho những mâu thuẫn đối lập của lao động với tư bản. Xét trên tổng thể của cơ chế hàng hoá thì sự đối lập này mới đóng vai trò quyết định đối với sự tồn vong của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vì nó đụng chạm trực tiếp đến sự tồn tại của đời sống con người. Từ sự trao đổi giản đơn dẫn đến sự hình thành nên cái cơ chế sản xuất hàng hoá trừu tượng, tự động bành trướng xảy ra bên ngoài ý thức con người, biểu hiện trong mối quan hệ xã hội tư bản chủ nghĩa, với Marx, là sự phát triển của cái cơ chế sản xuất đi ngược lại tất cả những tiền đề về bản chất con người với tư cách là những chủ thể của những sản phẩm tự mình sáng tạo ra, sự mâu thuẫn trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là sự mâu thuẫn giữa cụ thể và trừu tượng, giữa cá nhân và xã hội, giữa máy và người, giữa cái biểu hiện hư ảo và cái yếu tính đích thực. Đó chính là mối quan tâm xuyên suốt quá trình suy tưởng của Marx về lịch sử của con người. Trong cái cơ chế sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa ấy, không có ai còn được là người vì tất cả đều đã trở thành những cái máy cục bộ phục vụ cho một cái máy tổng thể. Nhưng dù sao thì trong guồng máy ấy, những nhà tư sản với tư cách là hiện thân của tư bản, tuy chỉ là những cá nhân độc lập hư ảo, tồn tại bấp bênh trong cạnh tranh (có thể phá sản), họ vẫn đứng về phía hưởng lợi vì giữ được vị trí ông chủ của toàn bộ quy trình sản xuất. Trái hẳn với những công nhân đảm nhiệm công việc sản xuất trực tiếp: trong guồng máy sản xuất đó, sức lao động thặng dư của họ đã bị khai thác dưới hình thái giá trị trừu tượng, làm phình ra một cách “vô giới hạn” cho tư bản vốn cũng là thành quả lao động của bản thân họ, cho nên trong cơ chế sản xuất đó, tính chất người của họ đã bị triệt tiêu, dù mức sống của họ có được nâng cao đến thế nào đi nữa – trong bất cứ tình trạng sức sản xuất nào, bất cứ sự thắng lợi nào trong đấu tranh mà họ đã giành được từ chủ tư bản. Với lý luận về giá trị thặng dư của Marx, công nhân là đại biểu nhân cách cho lao động làm ra tất cả của cải cho chế độ tư bản, nhưng vai trò của họ trong guồng máy sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bị hạ xuống những nô lệ mới cho một hình thái bóc lột của thời đại cơ giới, một thời đại bị bao phủ khắp nơi bởi tính chất lạnh lùng phi nhân tính của nó. Công nhân được nuôi sống chỉ để duy trì sự tồn tại của mình giống như việc nhà tư bản cho cỗ máy của họ ăn dầu, ăn mỡ để có thể vận hành. Cùng một ý đó, Marx diễn tả bằng một hình ảnh khác cũng gây ấn tượng như vậy: “Bằng việc mua sức lao động, nhà tư bản đã kết hợp bản thân lao động với tư cách là một chất men sống vào những yếu tố chết cấu thành sản phẩm, cũng thuộc về hắn ta. Theo quan điểm của hắn, quá trình lao động chỉ là việc tiêu dùng thứ hàng hoá mà hắn đã mua, tức là sức lao động, nhưng hắn chỉ có thể tiêu dùng được sức lao động đó với điều kiện là đem các thứ tư liệu sản xuất kết hợp với sức lao động ấy. Quá trình lao động là một quá trình diễn ra giữa những vật mà nhà tư bản đã mua, giữa những vật thuộc về hắn. Vì vậy, sản phẩm của quá trình đó thuộc về hắn, hoàn toàn cũng giống như sản phẩm của quá trình lên men trong hầm rượu nho của hắn” (TBI/1, tr. 240). Trong xã hội hàng hoá tư bản chủ nghĩa, bản thể giá trị trong hàng hoá như vậy đã bao hàm những mâu thuẫn gay gắt giữa lao động và tư bản. Tất cả những biện luận của Marx về chủ nghĩa tư bản tổng thể đều xoay quanh mối quan hệ giữa C ( tư bản) và v (sức lao động) – dù cho mối quan hệ ấy diễn ra là C=c+v (Tư bản ban đầu=tư liệu sản xuất+chi phí cho sức lao động) hoặc hoặc C’=c+v+m (Tư bản sau khi lưu thông=tư liệu sản xuất+chi phí cho sức lao động+giá trị thặng dư). Có thể cho rằng tất cả cuộc vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự vận động đối nghịch, thống nhất giữa C và v. Chính từ mối quan hệ C và v ấy Marx đã đưa ra rất nhiều biện luận về những chuyển hoá, những biểu hiện khác nhau trong quá trình vận động của tư bản (giá trị thặng dư chuyển hoá thành lợi nhuận…), từ đó giả định hàng loạt những bất ổn dẫn đến chỗ tự huỷ (thí dụ như quy luật gọi là “tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống”). Nhưng cũng chính vì vậy mà tất cả đều dồn hết vào cái mâu thuẫn căn bản mà chúng ta đã biết là mâu thuẫn về mặt con người trong một cơ chế sản xuất máy móc, phi nhân tính: con người cụ thể trong lao động cụ thể, lao động sáng tạo những sản phẩm có ích cho bản thân đời sống, hiện thân nơi những công nhân với tư cách là con người, sẽ vùng lên đòi lại những gì mà phương thức sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã lấy mất của mình, sau đó sẽ thừa kế tất cả những thành tựu của phương thức sản xuất ấy để tạo ra một hình thái xã hội mới, ở đó sẽ không còn có sự đối lập giữa tư bản và lao động, những quy định xã hội không còn sản sinh ra cơ chế hàng hoá cản trở mối quan hệ trực tiếp giữa những con người với tư cách là những chủ thể sản xuất nữa. Cái chìa khoá lịch sử trong lập luận của Marx vì thế cũng chính là cái khả năng chuyển hoá của xã hội hàng hoá với tư cách là một hình thái lịch sử. Một hình thái xã hội sinh thành sau đó có mang tính hiện thực hay không, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có sụp đổ từ những nền móng của nó hay không, giai cấp xã hội hiện thân cho lao động có tập hợp lại giải thoát những điều kiện lao động phi nhân tính hay không, ở đây không phải chỗ để chúng ta bàn luận mà qua đó chỉ muốn làm hiển lộ cái lôgích mà Marx đã sử dụng để đi tới những giả định về sự giải phóng chung cuộc của lao động đối với sự thống trị của tư bản: tất cả đã bắt đầu trong sự mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị, nội tại trong bản thân hàng hoá, mâu thuẫn ấy cũng chính là mâu thuẫn giữa các quy định xã hội khác nhau về lao động: lao động với tư cách là thuộc tính của con người chủ thể của sản phẩm mình làm ra đối lập với hình thái lao động biểu hiện cho sự đánh mất tính chủ thể của con người đối với sản phẩm trong điều kiện phương thức sản xuất hàng hoá đã giữ vai trò “chi phối” quá trình phát triển của lịch sử. [B]Bái vật giáo hàng hoá[/B] Sự mô tả cái lôgích của xã hội hàng hoá tư bản chủ nghĩa theo quan điểm của Marx cũng bao hàm ý nghĩa là sự phê phán của ông từ nền móng đối với sự tồn tại của những quy định xã hội đã nâng đỡ cho xã hội hàng hoá, và sự phê phán ấy cũng đương nhiên nhắm vào những thứ lý luận tư sản biện hộ cho hình thái xã hội hàng hoá đó. Đối với những ý kiến về giá trị lao động của những nhà kinh tế cổ điển Marx xem đó là “khoa học”, vì họ đã nhìn ra được rằng “quy định đại lượng giá trị bằng thời gian lao động là sự vận động ẩn dấu sau sự vận động biểu kiến của giá trị tương đối của các hàng hoá”. Marx cho rằng đó là một bước tiến về lý luận nhưng đẩy vấn đề đi tới nữa là không dễ dàng vì theo ông, trong khi lưu thông, hàng hoá đã tạo ra tính chất vững chắc mang hình thái tự nhiên, bất di bất dịch của nó. Muốn phân tích khoa học thì phải đi từ hiện tượng biểu hiện truy ra yếu tính. Nghĩa là phải từ phân tích giá cả hàng hoá dẫn đến xác định đại lượng của giá trị, từ biểu hiện chung bằng tiền của hàng hoá dẫn đến chỗ cố định được tính chất giá trị của hàng hoá. Nhưng cũng chính từ những khó khăn đó, Marx đã nêu ra tính chất nửa vời trong phát kiến nói trên của những nhà kinh tế cổ điển: do [I]“tuyệt nhiên không phá tan được cái vỏ vật thể bên ngoài của tính vật chất xã hội của lao động”[/I] ( TBI/1, tr. 100), nên những nhà kinh tế cổ điển đã không thể nào vượt qua khỏi những khó khăn khi đối diện với cái hình thái hoàn chỉnh của thế giới hàng hoá biểu hiện thành tiền, nó đã “ che giấu tính chất xã hội của các lao động tư nhân vào đằng sau lưng các vật, và do đó che giấu cả những quan hệ xã hội của những người lao động tư nhân” trong khi đó thì đáng lẽ ra cần “phải bóc trần những quan hệ ấy” (TBI/1, tr.102). Điều bí mật mà Marx gợi ra ở đây và cho rằng kinh tế cổ điển không khám phá được chính là “cái tính chất xã hội đặc thù của lao động xuất hiện như là tính chất vật thể của bản thân các sản phẩm” mà nội dung không có gì khác hơn là “mối quan hệ xã hội của các lao động tư nhân tiến hành một cách độc lập” đàng sau giá trị của hàng hoá. Nhưng dù bị giới hạn kinh tế cổ điển vẫn mang ý nghĩa một tiến bộ về nhận thức, điều đó không giống với tình hình của đông đảo những người đảm nhiệm sản xuất trong xã hội hàng hoá, trong xã hội này, mối quan hệ xã hội tư nhân mà ta đang nói tới là do chính họ làm ra, nhưng lại xuất hiện trong ý thức của họ như “một hình thái kỳ ảo của các vật”, tức là hình thái của những cái ảo mà sự múa may tự động của chúng đã làm cho người ta tưởng là thực. Marx đã nói đến “tính chất bái vật giáo của hàng hoá” để chỉ tình trạng ấy và chúng ta thấy ông đã sử dụng hàng loạt những thuộc tính đi kèm lặp đi lặp lại nhiều lần như: thần bí, kỳ lạ, siêu hình, bóng ma, kỳ quái, đám mây mù v.v… đầy ấn tượng để diễn tả. Ý nghĩa của những khái niệm ấy là gì trong lập luận của Marx về xã hội hàng hoá? Để làm sáng tỏ điều này Marx viết: [I]“Muốn tìm được một sự tương đồng, chúng ta buộc phải nhờ đến những vùng sương phủ của thế giới tôn giáo. Trong cái thế giới này, những sản phẩm của bộ óc con người xuất hiện như những thực thể được ban cho sự sống, chúng thiết lập quan hệ giữa chúng với nhau lẫn với loài người. Cũng giống như vậy trong thế giới của hàng hoá với những sản phẩm do bàn tay con người tạo ra. Tôi gọi đó là tính chất bái vật giáo nó gắn kết bản thân nó với sản phẩm của lao động, ngay khi những sản phẩm này được sản xuất ra như những hàng hoá và như vậy là không tách rời khỏi sự sản xuất ra hàng hoá”[/I] (TBI/1, tr. 98). Qua sự so sánh trên đây, chúng ta có thể hình dung cái vật thể vật chất hoá cho mối quan hệ xã hội sản xuất hàng hoá chính là một vật thể không có sinh mệnh tự thân mà chỉ là sự hiện thể hư ảo của một thực thể khác, tuy không thấy được nhưng lại mang ý nghĩa một bản thể mà chúng ta đã biết: đó chính là cái quan hệ xã hội có nội dung đặc biệt là “mối quan hệ xã hội của các lao động tư nhân tiến hành một cách độc lập đàng sau giá trị của hàng hoá”. Những nguời sản xuất trong xã hội hàng hoá, bằng gíác quan của mình, chỉ thấy được hình thái hàng hoá tự trị vận động như một thực thể tự nhiên đại biểu cho toàn bộ thế giới hàng hoá, không cần biết (vì không thấy được) cái đàng sau, cái yếu tính của nó là gì. Với hình ảnh cái màn sương phủ trong tôn giáo diễn đạt tính chất bái vật giáo của hàng hoá, Marx đã nêu lên tính chất nghịch lý hàm chứa trong cái bí ẩn, siêu hình của hàng hoá: là một vật thể cụ thể, lĩnh hội được bằng giác quan nhưng thực tế đó chỉ là sự biểu hiện huyễn hoặc của một thực thể trừu tượng không thấy được nhưng mang tính bản chất là mối quan hệ xã hội tư nhân trong sản xuất và trao đổi: tính chất cụ thể có thể thấy được của hàng hoá vì vậy chỉ là sự cụ thể hư ảo vì đã bị trừu tượng hoá khỏi cái yếu tính có ý nghĩa tổng thể về xã hội dựa trên đó nó mới biểu hiện được như một cụ thể đích thực. Chúng ta hiểu tại sao trong điều kiện bị tuyệt đối hoá đó, hàng hoá đã trở thành một bái vật, có sức mạnh ma thuật tác động và sai khiến lại con người. Làm sao để giải thoát ra khỏi cái “đám mây mù” che phủ lên cái bái vật ấy khiến cho nó phải bộc lộ bản chất đích thực trước ý thức của chúng ta ? Để làm được công việc giải hoặc này, Marx đề nghị chúng ta rời khỏi mảnh đất xã hội hàng hoá để chuyển sang một số hình thái sản xuất khác trong đó có hai hình thái đã xuất hiện trong quá khứ có thể quan sát được: Một là hình thái xã hội thời trung cổ ở đó lao động là diêu dịch (corvée, compulsory labor). Trong xã hội này [I]“mối quan hệ lệ thuộc cá nhân cấu thành cơ sở xã hội, nên lao động và sản phẩm không phải mang một hình thái hư ảo khác với sự tồn tại hiện thực của chúng”[/I] (TBI/1, tr. 104). “Ở đây hình thái xã hội trực tiếp của lao động chính là hình tháí tự nhiên của nó, là tính đặc trưng của nó, chứ không phải là tính phổ biến của nó như trong một xã hội dựa trên cơ sở sản xuất hàng hoá” (TBI/1, tr. 104). Thời gian lao động sản xuất ra sản phẩm là sự chi phí một lượng lao động nhất định sức lao động của cá nhân.[I] “Dù cho những cái mặt nạ đặc trưng mà con người thời trung cổ đã mang trong khi quan hệ với nhau được đánh giá như thế nào, các quan hệ xã hội giữa người và người trong trong lao động vẫn cứ biểu hiện ra ở đây như là những quan hệ cá nhân của bản thân họ, chứ không phải nguỵ trang thành những quan hệ xã hội của các vật của các sản phẩm lao động”[/I] (TBI/1, tr. 104). Một hình thái sản xuất khác là nền sản xuất gia trưởng nông thôn. Ở đây, những sản phẩm khác nhau là kết quả của lao động gia đình chứ không phải hàng hoá. Có sự phân công tự phát để thực hiện những công việc tự nhiên và sự tiêu phí lao động cá nhân ở đây được đo bằng thời gian thể hiện tính quy định xã hội của các công việc: lao động cá nhân được quan niệm như những khí quan của một sức lao động chung trong một hình thái lao động được xã hội hoá một cách trực tiếp (TBI/1, tr.105). Trong những hình thái sản xuất này, cá nhân vẫn là những đơn vị đặc thù nhưng là những cá nhân mang tính xã hội, một thành phần của một tổng thể xã hội chứ không phải là những cá nhân độc lập không có thực chất, quan hệ với nhau qua các vật thể trung gian để thể hiện tính xã hội của mình. Ngoài một số hình thái thuộc về quá khứ, Marx cũng hình dung ra một hình thái sản xuất giả định và gọi đó là “liên minh những người tự do”, ở đây những cá nhân mang tính cộng đồng, từ đầu góp phần lao động riêng vào một sức lao động xã hội duy nhất, qua hoạt động đó khẳng định vị trí cá nhân của mình. Trong hình thái xã hội này, tư liệu sản xuất là của chung, những cá nhân tiêu phí sức lao động cá nhân một cách tự giác, coi đó là một sức lao động xã hội duy nhất. Lao động cá nhân diễn ra theo tính quy định trên quy mô xã hội chứ không phải quy mô cá nhân.Tất cả những gì của cá nhân đều thuộc cá nhân, được quyền tiêu dùng trực tiếp những sản phẩm làm ra. Nhưng do toàn bộ các sản phẩm cá nhân làm ra từ bản chất là sản phẩm xã hội, cho nên ngoài phần trích ra làm tư liệu sản xuất, phần còn lại sẽ chia cho cộng đồng như tư liệu sinh hoạt. Sự phân chia này thay đổi tuỳ theo cơ cấu sản xuất xã hội, tuỳ theo trình độ phát triển, nhưng theo nguyên tắc lấy thời gian lao động làm tiêu chuẩn. Việc phân phối thời gian này sẽ theo một kế hoạch xã hội “quy định một cách đúng đắn giữa các chức năng lao động khác nhau và các nhu cầu khác nhau”. Mặt khác, thời gian lao động sẽ là chuẩn mực để đo phần tham gia của cá nhân vào lao động chung, căn cứ vào đó thu nhận sản phẩm tiêu dùng (TBI/1, tr. 106). Tính chất trực tiếp của mối quan hệ giữa người sản xuất trong những hình thái xã hội kể trên đã biểu hiện thật rõ ràng và tất cả đều có thể xem như những xã hội phi hàng hoá – không thể nào hiểu nào khác đi về mặt lôgích của văn bản –, trong những hình thái xã hội này, quan hệ lao động nào cũng mang tính xã hội, nhưng quan hệ lao động trong xã hội phi hàng hoá là quan hệ xã hội trực tiếp giữa bản thân họ chứ không phải nguỵ trang qua những quan hệ xã hội của các vật do họ làm ra. Tính chất độc lập của những cá nhân ở đây chính là sự biểu hiện trực tiếp cho yếu tính xã hội vì đó cũng đã mang ý nghĩa của cái đặc thù biểu hiện trực tiếp cái phổ quát, không phải thông qua những hình thái biểu hiện bị trừu tượng hoá làm thành một hình thái trung gian che dấu ý nghĩa đích thực và cụ thể về tính chất độc lập của những cá nhân ấy. [B]Khoa học hay triết học?[/B] Chủ nghĩa Marx có phải là một khoa học? Qua những gì mà chúng ta đã phân tích thì khó có thể coi chủ nghĩa Marx là một khoa học hiểu theo nghĩa là kết quả nghiên cứu về mối liên hệ thực nghiệm của những hiện tượng, ở đây là những hiện tượng xã hội, trong đó những sự kiện kinh tế đã được đưa lên hàng chính diện như Marx đã thể hiện trong Tư bản: việc phê phán lý luận kinh tế chính trị (cổ điển và tầm thường) và phê phán xã hội hàng hoá tư sản đã bao hàm mục đích lật ngược lại cái lôgích về sự tự thân vận động và phát triển của nó từ đó suy ra một số luận điểm định hướng khả dĩ thay thế nó một cách triệt để về mặt lịch sử. Xét về mặt phương pháp, thực chất của cái định hướng thay thế ấy hoàn toàn chỉ là những suy lý lôgích về những tiềm thể có thể trở thành hiện thực, không tự thân tồn tại mà đòi hỏi hàng loạt những điều kiện giả định về vận động và thời gian. Nếu chủ nghĩa tư bản cứ lầm lũi dấn mình vào cái quy luật giá trị mang tính chất cơ giới như đã giả định thì tất yếu cái đà dẫn tới chung cuộc như Marx đã vạch ra cho nó là không tránh khỏi. Nếu việc khai thác lao động thặng dư của công nhân cứ diễn ra như cách những ông chủ hiện thân của tư bản đã tiến hành theo kiểu vắt cạn sức lao động của công nhân vô độ như đối với những robot thì tất yếu điều đó sẽ làm trỗi dậy ý thức về nhân phẩm trong bản thân công nhân với tư cách là con người để họ vùng dậy phá tan bộ máy xã hội hàng hoá tư bản chủ nghĩa đã biến họ thành máy như có thời họ đã từng phá những cỗ máy mà các ông chủ tư bản đã giao cho họ vận hành. Có thể nói cái cách đề cập, phê phán, dự báo của Marx về những hiện tượng kinh tế, xã hội, chính trị trong xã hội hàng hoá tư sản đã vượt khỏi ngưỡng cửa của những hiện tượng thường nghiệm để đi vào những cái vĩ mô và ở đây chính là những hình thái kinh tế-xã hội (đã và sẽ) thay thế nhau diễn ra trong lịch sử. Về mặt này người ta có thể tìm thấy ở Marx nhiều điểm tương đồng với công việc của những nhà thiên văn khi thiết lập những mô hình vũ trụ: dù mô hình nào thì tất cả đều khởi đầu từ một số hiện tượng quan sát được để giả lập ra những hình thái chuyển hoá hoặc vận động (thí dụ như mối liên hệ giữa hiệu ứng Doppler với lý thuyết Big Bang nguyên sơ…) nhưng không hề mang nội dung tất định hoặc được xem đã thành chân lý. Thật ra sự so sánh ấy có phần không thích hợp lắm vì phương pháp tư duy của Marx rất khác xa với phương pháp của những nhà thiên văn học: ông cố tìm một nguyên lý trừu tượng nào đó xuyên qua những sự kiện quan sát hơn là từ những sự kiện đưa ra những giả thuyết. Đối tượng quan sát của ông lại là thế giới con người, là cái thế giới ông sống với nó, thấm đẫm những yêu ghét, phẫn nộ, bất bình, hy vọng… Trong từng dòng chữ của ông, chỗ nào cũng toát ra những điều cần phải có cho xã hội con người, để con người được sinh tồn trong một thế giới mang tính nhân văn. Những gì mà ông phản bác lại cái thế giới hiện tồn không phải cái gì khác là sự lật ngược để đi tìm một thế giới bên kia hàng hoá, một xã hội hậu kì của thời “tiền sử”, nơi đó con người có điều kiện để trở về được với bản chất của mình, khẳng định mình như chủ thể của những vật thể mình sáng tạo ra. Sự suy tưởng về một hình thái xã hội cần có cho con người đó đã bộc lộ thật rõ khi Marx phê phán lý luận của kinh tế tư bản chủ nghĩa trong hai chương cuối cùng của bộ Tư bản của ông. Trong những chương sách này, ông đã tập trung vào việc phê phán lý luận kinh tế tư sản gọi là “những yếu tố sản xuất” (tư bản–lợi tức, ruộng đất–địa tô, lao động–tiền công) để khẳng định một lần nữa thật minh bạch quan điểm của ông về lao động tạo ra thế giới con người. Marx cho rằng “tư bản” không phải là một vật mà là một quan hệ xã hội được biểu hiện trong một vật và đem lại cho vật đó một tính chất xã hội đặc thù. Đó là những tư liệu lao động đã chuyển hoá thành tư bản, những sản phẩm kết quả của hình thái khai thác lao động thặng dư bị độc chiếm. Tư bản là một hình thái xã hội nhất định bị thần bí hoá. “Đất” là giới “tự nhiên vô cơ”, không thể tạo ra giá trị thặng dư mà chỉ tạo ra giá trị sử dụng. Cũng như lao động, đất nằm trong quá trình lao động chung đối với mọi phương thức sản xuất và là yếu tố vật chất của mọi quá trình sản xuất không có liên quan gì với hình thái xã hội của mọi quá trình sản xuất. Đất trở thành tư hữu cũng chỉ là kết quả của độc chiếm mang tính chính trị, quyền lực. Còn “lao động”, điểm then chốt trong lý luận của Marx đã được lập lại và nói rõ là[I] “sự hoạt động sản xuất của con người nói chung, nhờ nó mà con người thực hiện sự trao đổi chất với giới tự nhiên; sự hoạt động đó không những không mang một hình thái xã hội nào và bất cứ một tính quy định nào, mà đơn thuần thể hiện ra trong sự tồn tại tự nhiên của nó, độc lập với xã hội, đứng ngoài xã hội; và với tư cách là biểu hiện của sự sống và khẳng định của sự sống, nó là chung với cả con người, chưa phải là con người xã hội, lẫn con người đã có được một tính quy định xã hội nào đó”[/I] (TBIII/2, tr. 432, Chương XLVIII, [I]“Công thức tam vị nhất thể ”[/I]). Quan niệm lao động “biểu hiện sự sống” này, Marx nhắc đi nhắc lại nhiều lần, và cũng căn cứ vào đó nhiều lần để phê phán xã hội hàng hoá phi tự nhiên biến sức lao động thành công cụ cơ giới là hết sức rõ ràng. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
TRIẾT HỌC
Triết học Mác - Lê Nin
Về điều bí ẩn trong “thế giới hàng hoá” của Marx
Top