Về dấu chấm hỏi trong bài thơ Việt Bắc

Bạch Việt

New member
Xu
69
Ở đoạn thơ trong bài Việt Bắc:


"Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?"


Trong đoạn này có 12 câu, mỗi 2 câu lục-bát đều là một câu hỏi tu từ, hoặc nếu không là câu hỏi thì là lời thổ lộ tâm trạng của tác giả. 1 là không có dấu hỏi nào, hai là có đến 6 dấu. Thế tại sao trong 12 câu chỉ có 2 dấu chấm hỏi ở cuối 2 câu bát? . Điều này có đặc điểm gì nhỉ?
 
Trong Tiếng Việt, câu hỏi tu từ (câu cầu khiến tu từ) là một phạm trù ngữ pháp phức tạp, được sử dụng khá nhiều trong ngôn ngữ đời sống cũng như ngôn ngữ văn học, đặc biệt là thơ ca. Tuy phức tạp nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều cho rằng, đó là những câu hỏi đưa ra mà không cần có câu trả lời, thể hiện một dụng ý nghệ thuật, hay tình cảm, thái độ nào đó của người nói, người viết. Trong thơ, câu hỏi tu từ đóng vai trò như một biện pháp nghệ thuật quan trọng, là phương tiện hữu hiệu truyền tải dòng cảm xúc của tác giả. Nhưng vấn đề được đặt ra ở đây là, câu hỏi tu từ có vai trò quan trọng như vậy, nhưng còn dấu chấm hỏi thì đóng vai trò gì trong việc giúp câu hỏi tu từ thực hiện chức năng của mình?
Câu hỏi Tiếng Việt có 3 đặc trưng cơ bản: hình thái cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng ; nhưng để nhận diện câu hỏi, trước hết ta cần xác định rõ đặc trưng hình thái cấu trúc của nó với các đặc điểm sau đây:


  1. Có dấu (?) ở cuối câu
  2. Có các từ hoặc các cặp phó từ nghi vấn/ từ hỏi – các khuôn hỏi
  3. Có các tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi
  4. Có thể hiện ngữ điệu hỏi
  5. Có câu trả lời thể hiện bằng phương tiện ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ.
Như vậy ta cũng có thể thấy câu hỏi tu từ thường không có đặc điểm thứ 5 như đã nói ở trên. Và trong câu hỏi cũng như câu hỏi tu từ, dấu hỏi chấm xuất hiện ở cuối câu với tư cách là một đặc điểm để nhận biết câu hỏi về mặt hình thức, còn có giá trị hay không lại tùy theo cách sử dụng của mỗi người, trong mỗi hoàn cảnh khác nhau.

Trở về với câu hỏi của bạn, tại sao một đoạn thơ có 6 cặp câu lục bát đều là câu hỏi tu từ mà chỉ có 2 cặp câu xuất hiện dấu chấm hỏi. Tại sao lại có sự không đồng nhất này?

Theo ý kiến của riêng mình, sở dĩ có sự không đồng nhất này là do dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Bởi, trước hết ta có thể thấy dấu chấm hỏi được sử dụng hai lần trong đoạn thơ không giản chỉ mang chức năng nhận biết nữa, mà nó được sử dụng hết sức phù hợp với tứ, giọng điệu của đoạn thơ, với mạch cảm xúc của tác giả. “….Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?” ; “….Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?” Cả đoạn thơ là lời nhắn gửi của người ở lại với người ra đi, của đồng bào Việt Bắc với các đồng chí cán bộ miền xuôi. Dấu chấm hỏi được đặt cuối hai dòng thơ trên như muốn nhấn mạnh hơn các anh đừng quên những tháng ngày kháng chiến gian khổ, cùng nhau trả mối thù cho đất nước, đừng quên những ngày sôi sục nhiệt huyết cách mạng, đứng lên giành chính quyền. Từ “….Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?” đến “….Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?” là cả một quá trình đi từ hiện thực gian khổ đến tương lai thắng lợi của cách mạng, từ “bùn đen” vươn tới ánh sáng chói lòa.

Không chỉ có thế, dấu chấm hỏi được sử dụng còn tạo nên giọng điệu đầy tính nhạc cho đoạn thơ, khi vang khi trầm, khi dồn dập lại có khi lắng đọng. Điều này cũng hết sức phù hợp với thơ Tố Hữu – một lối thơ giàu nhạc tính. Vì thế mà không ít lần hiện tượng này xuất hiện trong thơ ông:

Gì sâu bằng những trưa thương nhơ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng che mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi ?

Hay

Có phải Sô-panh tình chứa chan
Nâng đàn ca cô gái Ba Lan
Có phải A-dam hồn vĩ đại
Bay trên đầu thế kỷ nhân gian...

( trong trường hợp này dấu hỏi chấm không xuất hiện lại hết sức hợp lí ).
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top