• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Về bài văn của em Nguyễn Trung Hiếu trường PTTH Amsterdam đang làm xôn xao dư luận.

Phantatthai

New member
Xu
0
Học sinh nào làm văn cũng phải đọc kỹ để nắm được đề bài. Đề cô ra là: “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”. Thay chữ vai trò bằng chữ vị trí, hoặc bỏ chữ vai trò, chỉ nói quan điểm về tiền bạc là đã sửa chút ít đề bài của cô. Còn nếu từ đề bài trên mà bàn đến chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam, ở Mỹ…, đến định kiến giàu nghèo, hoặc đặt ra những câu hỏi như “Tiền thật sự làm cho chúng ta đau khổ hay hạnh phúc?”… thì tức là đã vượt quá xa khỏi phạm vi đề bài và cuộc thảo luận sẽ khôn cùng. Vì thế phải nhớ phạm vi của đề là “Vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”.Liên quan đến đề bài, cô giáo còn yêu cầu thể văn là văn nghị luận. Bài của Hiếu chủ yếu là văn kể chuyện. Bài của Hiếu làm cho người đọc xúc động chính là nhờ Hiếu dùng văn kể chuyện, kể được tỉ mỉ cái khổ của gia đình: mẹ mắc bệnh suy thận mãn tính, phải chạy thận lâu dài trong điều kiện túng thiếu tiền lâu dài, qua đó Hiếu kể ra được nhiều trường hợp chạy thận vất vả, nguy hiểm của mẹ, cũng như những trăn trở, lo lắng, thương mẹ, thương cha, và người đọc cũng thấy cả nhà Hiếu rất thương, chiều và quan tâm tới nhau. Đó là điều đáng quý.Tuy nhiên, Hiếu giải quyết việc “chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ” xem ra chưa khéo. Chưa chắc mẹ đã “giận” em khi em nhịn ăn sáng đi học mà chỉ là sốt ruột, lo lắng sức khỏe cho con thôi. Em đừng cãi (hỗn) với mẹ nhưng cũng có thể bàn với mẹ. Nếu mẹ không đồng ý thì bàn với cha. Giả dụ cha mẹ không đồng ý thì em cũng có thể trộm phép tranh thủ chút thời gian đi đưa (tôi không nói đi bán) bánh mì mà vẫn đi học được. Đừng nói “tống” con đến trường. Đến được trường Ams là cái nhiều bạn khác mong muốn mà không được đấy. Nếu mẹ cấm không được giã và ăn lạc vừng thì em có thể giải thích cho mẹ, hoặc nhờ bố giải thích ăn lạc vừng là tốt, khối người không có mà ăn. Căn cứ vào thư em, tôi góp ý như vậy để em có thể linh hoạt giải quyết vấn đề trên, những vấn đề mà nhiều học sinh, sinh viên khác cũng đã giải quyết được.Đọc bài của Hiếu, tôi muốn hỏi thêm em: Vì sao em ghét, thù đồng tiền? Em đã trả lời là “bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận” (vì không có tiền đi xe ôm). Lại ghét tiền vì mẹ không được nằm phòng dịch vụ của bệnh viện Bạch Mai chỉ dành cho những ai “rủng rình” tiền. Rõ ràng không phải tiền là cái làm cho mẹ em không được đi xe ôm, không được nằm phòng dịch vụ, mà chính là sự thiếu tiền. Thiếu tiền thì ta kiếm thêm tiền, chứ sao lại ghét nó, thù nó? Ghét là ghét cái đứa tham nhũng vơ vét tiền của dân, chứ sao lại ghét tiền? Đồng tiền có in ảnh Bác Hồ, không làm cho em băn khoăn khi viết câu “Con bỗng ghét tiền, thù tiền” sao?Bài văn có nhiều câu quan trọng lại nói nước đôi, đầy mâu thuẫn: “Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa”. Em nên sửa chữ “sợ tiền” bằng “sợ nghèo đói”. Chính vì sợ nghèo đói và muốn ai cũng đủ tiền tiêu nên ta mới có phong trào xóa đói giảm nghèo. Đối với tiền, vừa ghét, vừa quý là không đúng, ngay cái gọi là “tiền bẩn” thì cũng đã gợi cho ta nhớ đến kẻ bất lương đang nắm nó. Còn tiền thì như trên đã nói không có tội, ghét nó là sai. Tôi nghĩ cô giáo nên đưa ra những câu, ý phản biện như thế, rồi thầy trò trao đổi với nhau, qua đó mà sửa chữa nhận thức lệch lạc cho học sinh. Nhận thức có đúng thì tình cảm yêu ghét mới đúng và vững chắc được. Hình như cô có phê bài văn chưa đủ ý. Thì bổ sung ý cho học sinh. Như vậy gọi là dạy làm người, hoặc bồi dưỡng nhân cách thì cũng thế. Và đó là chức trách chính của dạy văn mà hiện nay tôi nghĩ là khâu khó nhất trong nền giáo dục nước nhà. Còn khó hơn cả dạy sử.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top