Trong cùng một thời gian, Phan Đức Toàn nhận học bổng của 3 trường ĐH nổi tiếng hàng đầu thế giới là Harvard, Yale và Học viện công nghệ Massachusetts. Bài luận vào Harvard của Toàn rất thú vị, đó là kỷ niệm khi đá bóng với các bạn hàng xóm trong ngõ nhỏ.
Là cựu học sinh lớp Toán 1 khóa 06-09 của Trường Hà Nội - Amsterdam, sau khi học hết lớp 10, Toàn được nhận học bổng của trường tư thục Taft và bắt đầu sang Mỹ du học từ tháng 9 năm 2007. Trong ba năm học phổ thông tại Mỹ, Toàn đã 2 lần đạt điểm cao thứ hai đã đạt tại kỳ thi Olympic Toán toàn nước Mỹ vào các năm 2009 và 2010. Ngoài ra, Toàn còn giành được giải bạc tại Olympic Toán khu vực châu Á Thái Bình Dương lần thứ 22. Toàn cũng là thành viên của đội vô địch kỳ thi năng khiếu Toán Khoa học Kỹ thuật. Bên cạnh việc học, Toàn còn dành nhiều thời gian cho các hoạt động của trường như tham gia vào câu lạc bộ hùng biện trong cả 3 năm học và trở thành đội trưởng năm lớp 12, cũng như tham gia vào một số hoạt động về robot ở trường.
Nhân dịp Toàn trở về Việt Nam thăm gia đình, Dân trí đã có cuộc trao đổi với Toàn về bí quyết học tập và kinh nghiệm xin học bổng vào các trường đại học nổi tiếng thế giới.
Có phải nhờ những thành tích học tập đạt được mà em được nhiều trường ĐH nổi tiếng của Mỹ nhận?
Thực ra khi đọc hồ sơ dự tuyển, các trường đại học của Mỹ không chỉ nhìn vào điểm và thành tích học tập mà còn xem xét nhiều yếu tố khác như hoạt động ngoại khóa, bài luận, lời nhận xét của các giáo viên… Ngoài ra, mỗi trường lại có tiêu chí riêng và có thể coi trọng một số mặt hơn các mặt khác. Vì thế, em nghĩ là khó có thể nói chắc chắn vì điều gì mà em được các trường đại học nhận (hoặc không nhận).
Ngoài bài luận chung thì bài luận riêng gửi ĐH Harvard của em viết về vấn đề gì?
Trong bài luận riêng gửi ĐH Harvard, em viết về những kỉ niệm khi đá bóng ở Việt Nam. Em chọn đề tài này vì hồi bé hầu như ngày nào em cũng đá bóng với các bạn ở trong ngõ nên những kỉ niệm này khá gần gũi với em.
Vào học ĐH Harvard thì em chọn học chuyên ngành gì?
Thực ra em chưa biết mình sẽ chọn học chuyên ngành gì ở Harvard. Hiện nay em đang thiên về các môn Toán và khoa học vì đây là các môn thế mạnh của em khi còn học phổ thông. Tuy nhiên em cũng thích một số môn học xã hội khác. Harvard cho phép học sinh học đến cuối năm thứ hai rồi mới phải chọn ngành, nên có lẽ em sẽ tận dụng thời gian này để tìm hiểu kĩ trước khi quyết định.
Em chia sẻ với các bạn Việt Nam về bí quyết học của mình ? Và làm hồ sơ như thế nào để nhận được học bổng của nhiều trường đại học nổi tiếng ở Mỹ?
Em nghĩ mỗi học sinh đều có cách học riêng phù hợp nhất với mình và cách học của một người chưa chắc đã hiệu quả với người khác. Đối với bản thân thì em nghĩ một điều khá quan trọng trong quá trình học tập cũng như quá trình làm hồ sơ là tìm được một vài môn học và hoạt động mà mình yêu thích rồi dành nhiều thời gian học tập và tham gia vào đó trong một thời gian dài. Ngoài ra, việc tìm kiếm thông tin và học hỏi từ những anh chị đi trước cũng là khá hữu ích, và các trang web như vietabroader.org hay website của các trường đại học đã giúp em nhiều trong việc tìm hiểu quá trình làm hồ sơ.
Khi học xong em có về Việt Nam làm việc?
Điều này phụ thuộc rất nhiều vào chuyên ngành mà sắp tới em sẽ học, nhưng nếu em tìm được ở Việt Nam một công việc mà ở đó em có thể tận dụng tất cả những kiến thức và kĩ năng em thu được ở nước ngoài thì em nghĩ là em sẽ về nước làm việc.
Em ra nước ngoài học từ lớp 10, một mình phải tự lập lo công việc học tập, sinh hoạt ăn uống…em có gặp khó khăn gì?
Em nghĩ là những học sinh đi du học, nhất là du học sớm, luôn sẽ phải đối đầu với nhiều khó khăn và thử thách trong việc hòa nhập vào một môi trường hoàn toàn xa lạ với cách sống và cách học tập mới, nhưng chính những khó khăn này lại cũng là cơ hội để du học sinh tự hoàn thiện và khẳng định mình. Ngoài ra, vì trường của em là trường nội trú, nên phần lớn các bạn học sinh khác cũng phải xa nhà như em, vì vậy chúng em có thể chia sẻ với nhau và cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Cám ơn em!
Theo Dân trí.
Là cựu học sinh lớp Toán 1 khóa 06-09 của Trường Hà Nội - Amsterdam, sau khi học hết lớp 10, Toàn được nhận học bổng của trường tư thục Taft và bắt đầu sang Mỹ du học từ tháng 9 năm 2007. Trong ba năm học phổ thông tại Mỹ, Toàn đã 2 lần đạt điểm cao thứ hai đã đạt tại kỳ thi Olympic Toán toàn nước Mỹ vào các năm 2009 và 2010. Ngoài ra, Toàn còn giành được giải bạc tại Olympic Toán khu vực châu Á Thái Bình Dương lần thứ 22. Toàn cũng là thành viên của đội vô địch kỳ thi năng khiếu Toán Khoa học Kỹ thuật. Bên cạnh việc học, Toàn còn dành nhiều thời gian cho các hoạt động của trường như tham gia vào câu lạc bộ hùng biện trong cả 3 năm học và trở thành đội trưởng năm lớp 12, cũng như tham gia vào một số hoạt động về robot ở trường.
Nhân dịp Toàn trở về Việt Nam thăm gia đình, Dân trí đã có cuộc trao đổi với Toàn về bí quyết học tập và kinh nghiệm xin học bổng vào các trường đại học nổi tiếng thế giới.
Thực ra khi đọc hồ sơ dự tuyển, các trường đại học của Mỹ không chỉ nhìn vào điểm và thành tích học tập mà còn xem xét nhiều yếu tố khác như hoạt động ngoại khóa, bài luận, lời nhận xét của các giáo viên… Ngoài ra, mỗi trường lại có tiêu chí riêng và có thể coi trọng một số mặt hơn các mặt khác. Vì thế, em nghĩ là khó có thể nói chắc chắn vì điều gì mà em được các trường đại học nhận (hoặc không nhận).
Ngoài bài luận chung thì bài luận riêng gửi ĐH Harvard của em viết về vấn đề gì?
Trong bài luận riêng gửi ĐH Harvard, em viết về những kỉ niệm khi đá bóng ở Việt Nam. Em chọn đề tài này vì hồi bé hầu như ngày nào em cũng đá bóng với các bạn ở trong ngõ nên những kỉ niệm này khá gần gũi với em.
Vào học ĐH Harvard thì em chọn học chuyên ngành gì?
Thực ra em chưa biết mình sẽ chọn học chuyên ngành gì ở Harvard. Hiện nay em đang thiên về các môn Toán và khoa học vì đây là các môn thế mạnh của em khi còn học phổ thông. Tuy nhiên em cũng thích một số môn học xã hội khác. Harvard cho phép học sinh học đến cuối năm thứ hai rồi mới phải chọn ngành, nên có lẽ em sẽ tận dụng thời gian này để tìm hiểu kĩ trước khi quyết định.
Em chia sẻ với các bạn Việt Nam về bí quyết học của mình ? Và làm hồ sơ như thế nào để nhận được học bổng của nhiều trường đại học nổi tiếng ở Mỹ?
Em nghĩ mỗi học sinh đều có cách học riêng phù hợp nhất với mình và cách học của một người chưa chắc đã hiệu quả với người khác. Đối với bản thân thì em nghĩ một điều khá quan trọng trong quá trình học tập cũng như quá trình làm hồ sơ là tìm được một vài môn học và hoạt động mà mình yêu thích rồi dành nhiều thời gian học tập và tham gia vào đó trong một thời gian dài. Ngoài ra, việc tìm kiếm thông tin và học hỏi từ những anh chị đi trước cũng là khá hữu ích, và các trang web như vietabroader.org hay website của các trường đại học đã giúp em nhiều trong việc tìm hiểu quá trình làm hồ sơ.
Điều này phụ thuộc rất nhiều vào chuyên ngành mà sắp tới em sẽ học, nhưng nếu em tìm được ở Việt Nam một công việc mà ở đó em có thể tận dụng tất cả những kiến thức và kĩ năng em thu được ở nước ngoài thì em nghĩ là em sẽ về nước làm việc.
Em ra nước ngoài học từ lớp 10, một mình phải tự lập lo công việc học tập, sinh hoạt ăn uống…em có gặp khó khăn gì?
Em nghĩ là những học sinh đi du học, nhất là du học sớm, luôn sẽ phải đối đầu với nhiều khó khăn và thử thách trong việc hòa nhập vào một môi trường hoàn toàn xa lạ với cách sống và cách học tập mới, nhưng chính những khó khăn này lại cũng là cơ hội để du học sinh tự hoàn thiện và khẳng định mình. Ngoài ra, vì trường của em là trường nội trú, nên phần lớn các bạn học sinh khác cũng phải xa nhà như em, vì vậy chúng em có thể chia sẻ với nhau và cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Cám ơn em!
Theo Dân trí.