Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Trung Đại ( Thế kỷ V - XVI )
Văn minh khu vực Đông Nam Á
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trang Dimple" data-source="post: 179977" data-attributes="member: 288054"><p><span style="font-size: 18px">Từ thế kỷ X - XIII di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á là khu đền Ăngco Vát ở Campuchia. Ăngco Vát được xây dựng vào đầu thế kỷ XII. Cả khu đền rất rộng, riêng khu thiêng có kích thước 1.500m x 1.300m và được ngăn bằng hồ nước rộng 200m. Vượt qua hồ phía Tây là đến một con đường rộng với hai dãy lan can Naga bằng đá dẫn đến cổng chính dài 130m. Qua cổng chính là con đường lát đá thứ hai dài 350m dẫn thẳng tới đền. Khu đền chính rộng 187m x 215m và cao 65m. Đó là một hình Kim tự tháp ba bậc, mỗi bậc lại được bao bọc bằng một hành lang kín có các tháp nhô lên ở góc và chính giữa. Tháp trung tâm ở trên đỉnh nối liền với các cổng bằng những đường hiên tương tự các hồi lang kín.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Giá trị nghệ thuật của Ăngco Vát còn ở sự hài hòa giữa điêu khắc và kiến trúc. Ở đây điêu khắc không chỉ tô điểm mà còn hòa tan vào các thành phần kiến trúc, là ngôn ngữ, là âm điệu của kiến trúc. Vì thế Ăngco Vát tuy đồ sộ vẫn không gây ra một ấn tượng lạnh lẽo, trang nghiêm.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trong khu đế đô Ăngco Thom (được xây dựng dưới thời Jayavarman VII) nổi tiếng nhất là đền Bayon. Đây là một đền tháp ba tầng mở ra bốn hướng; tầng một và hai là hai hồi lang kín đồng tâm còn tầng ba, khu vực trung tâm gồm 16 tháp lớn. Tháp chính cao 23m nằm trên nền tròn đường kính 25m. Trên tất cả 52 tháp (16 tháp trung tâm và 36 tháp ở các góc và giao điểm các hồi lang) đều chạm khắc mặt người ở 4 mặt với những nụ cười hàm súc và bí ẩn, những bức phù điêu tả lại cảnh Jayavarman VII đánh thủy quân Chămpa sôi nổi và sinh động, những hình ảnh nữ thần Apsara mềm mại, uyển chuyển và đầy sức sống.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ở Mianma, chỉ riêng khu di tích Pagan hiện nay người ta còn thấy hơn 5.000 ngôi chùa lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo hai bờ sông Iraoađi. Ngôi chùa Suê Đagôn (hay chùa Vàng) đồ sộ được xây dựng chỉ trong một năm rưỡi (1372 - 1373) chứng tỏ sức lực và tài năng của cả nước đã được huy động như thế nào. Ngôi chùa có đỉnh cao 10m gồm 7 vành đai bằng vàng, một cái trụ bằng bạc, đỉnh chóp là một quả cầu vàng (đường kính 25cm), trên có cắm cờ gió cũng bằng vàng và cả ba phần này (trụ, quả cầu và lá cờ gió) đều được khảm bởi 5.448 viên kim cương to nhỏ khác nhau. Toàn bộ phần thân của tháp được phủ bởi 9.300 lá vàng, kích thước (30cm x 30cm) bên trong treo 1065 chuông vàng và 421 chuông bạc. Chùa Vàng xứng đáng là biểu tượng của đất nước Mianma giầu đẹp với những con người vị tha yêu đời và giầu mơ ước.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Nếu như trong một số nền nghệ thuật cổ đại khác như Ai Cập, Hy Lạp... điêu khắc và kiến trúc thường có vị trí tương đối độc lập với nhau thì trong nghệ thuật Đông Nam Á, kiến trúc và điêu khắc hầu như hài hòa với nhau để tạo nên những kiệt tác nghệ thuật. Và trong tổng thể công trình, điêu khắc, tuy không sử dụng một ngôn ngữ hoành tráng và đầy sức biểu tượng như kiến trúc, nhưng hầu như lại là yếu tố mang lại vẻ rực rỡ, tráng lệ cho công trình.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Cũng như kiến trúc, việc tiếp nhận văn minh Ấn Độ trên cơ sở một nền văn minh bản địa đã phát triển làm nở rộ ở Đông Nam Á hàng loạt các nền điêu khắc nổi tiếng. Song nhìn chung, các đề tài thường gặp, hầu hết mang tính chất tôn giáo - ảnh hưởng của đạo Phật và đạo Hinđu. Với những loại hình chủ yếu là các bức phù điêu - chạm nổi và tượng miêu tả Thần Phật và tượng thú vật.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Những pho tượng có niên đại khá sớm là những pho tượng Phật thuộc thời kỳ Phù Nam. Ở An Giang (Việt Nam) đã tìm thấy hai pho tượng Phật thuộc phong cách Amaravati là phong cách có niên đại khoảng thế kỷ II. Ở Phù Nam người ta còn tìm thấy 20 pho tượng Phật đứng theo phong cách Gupta (thế kỷ IV), trong đó hơn một nửa là bằng đá, còn lại là bằng gỗ đước. Điều đó chứng tỏ những bức tượng này đã được tạc tại chỗ và chỉ có ở Phù Nam mới có những tượng bằng gỗ đước như thế. Mặc dù bị thời gian tàn phá nặng nề, nhưng trên những pho tượng này người ta vẫn có thể nhận thấy những dấu ấn rất đậm của điêu khắc Phật giáo - Ấn Độ và phong cách Gupta qua vẻ trầm tưởng của khuôn mặt, tư thế đứng qua cách xử lý những nếp gấp của áo cà sa, qua động tác của những cánh tay.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Bên cạnh những pho tượng Phật giáo những pho tượng Ấn Độ giáo cũng đã xuất hiện từ khá sớm và chiếm một số lượng tương đối lớn ở Phù Nam. Đó là những tượng thần Visnu, anh em của thần và những hóa thân của thần. Phần lớn những pho tượng này đều có một thân hình to lớn tương đương với tầm vóc người thật được chạm khắc cẩn thận cả mặt trước lẫn mặt sau với nhiều cánh tay (4; 6 hoặc 8) cùng với một hệ thống cung chống làm vách tựa.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Đến thời kỳ Chân Lạp, người ta thấy đã xuất hiện một số lượng đáng kể những pho tượng nữ. Chủ đề được ưa chuộng trong giai đoạn này là nữ thần Unia trong tư thế chiến thắng quỷ đầu trâu. Ở đây người nghệ sĩ thường thể hiện Unia dưới một thân hình đầy đặn có phần hơi đẫy đà, nhưng động thái thì vô cùng nhanh nhẹn và khỏe khoắn.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Cùng thời gian này ở vùng châu thổ sông Mê Nam, Saluen và Iraoađi cũng xuất hiện một nền điêu khắc vô cùng rực rỡ khác - nền điêu khắc của người Môn. Những tượng Phật ở vùng châu thổ sông Mê Nam đã mang phong cách bản địa rõ nét. Những nét đặc sắc của điêu khắc Môn được thể hiện ở cách xử lý những động tác của đôi bàn tay, ở cách xử lý một cơ thể phi giới tính bằng cách thể hiện hai đùi nổi lên dưới làn áo cà sa mỏng và nhất là ở cách xử lý khuôn mặt.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Những pho tượng Phật có niên đại sớm (khoảng thế kỷ V - VIII) còn được phát hiện ở Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia v.v...</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Đến cuối thiên niên kỷ I, nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á có phần chững lại. Từ đầu thiên niên kỷ II trở đi người ta lại chứng kiến một sự phát triển mới của loại hình nghệ thuật này với một tầm vóc, quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn, với những trung tâm kiến trúc và điêu khắc kỳ vĩ như khu đền Ăngco Vát ở Campuchia, Pagan ở Mianma, Xukhôthay, Ayuthaya ở Thái Lan, Thạt Luổng ở Lào v.v... Trong lịch sử nghệ thuật Đông Nam Á vào thiên niên kỷ II, có thể nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của Phật giáo Tiểu thừa. So với hệ thống thần điện Phật giáo Đại thừa, hệ thống thần điện Phật giáo Tiểu thừa đơn giản hơn nhiều. Ngoài hình tượng đức Phật Thích Ca thì chỉ có một số môn đồ của Người, có lẽ vì thế mà nền điêu khắc Phật giáo Tiểu thừa đã cố gắng khai thác thêm bằng cách thể hiện các tư thế của đức Phật theo quy định của Phật giáo.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Hinđu giáo cũng có ảnh hưởng to lớn đối với nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á. Song khi nói nghệ thuật Hinđu giáo ở Đông Nam Á, thực ra là chỉ nói ở Chămpa và Campuchia, còn ở những nơi khác, dấu tích Hinđu giáo rất mờ nhạt. Ở Chămpa chủ yếu là tượng thần Siva, còn ở Campuchia chủ yếu lại là tượng thần Visnu với rất nhiều các hình tượng khác nhau.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong><span style="color: rgb(65, 168, 95)">Nguồn :</span></strong><span style="color: rgb(65, 168, 95)"> Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục </span></span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trang Dimple, post: 179977, member: 288054"] [SIZE=5]Từ thế kỷ X - XIII di tích kiến trúc và điêu khắc nổi tiếng nhất ở Đông Nam Á là khu đền Ăngco Vát ở Campuchia. Ăngco Vát được xây dựng vào đầu thế kỷ XII. Cả khu đền rất rộng, riêng khu thiêng có kích thước 1.500m x 1.300m và được ngăn bằng hồ nước rộng 200m. Vượt qua hồ phía Tây là đến một con đường rộng với hai dãy lan can Naga bằng đá dẫn đến cổng chính dài 130m. Qua cổng chính là con đường lát đá thứ hai dài 350m dẫn thẳng tới đền. Khu đền chính rộng 187m x 215m và cao 65m. Đó là một hình Kim tự tháp ba bậc, mỗi bậc lại được bao bọc bằng một hành lang kín có các tháp nhô lên ở góc và chính giữa. Tháp trung tâm ở trên đỉnh nối liền với các cổng bằng những đường hiên tương tự các hồi lang kín. Giá trị nghệ thuật của Ăngco Vát còn ở sự hài hòa giữa điêu khắc và kiến trúc. Ở đây điêu khắc không chỉ tô điểm mà còn hòa tan vào các thành phần kiến trúc, là ngôn ngữ, là âm điệu của kiến trúc. Vì thế Ăngco Vát tuy đồ sộ vẫn không gây ra một ấn tượng lạnh lẽo, trang nghiêm. Trong khu đế đô Ăngco Thom (được xây dựng dưới thời Jayavarman VII) nổi tiếng nhất là đền Bayon. Đây là một đền tháp ba tầng mở ra bốn hướng; tầng một và hai là hai hồi lang kín đồng tâm còn tầng ba, khu vực trung tâm gồm 16 tháp lớn. Tháp chính cao 23m nằm trên nền tròn đường kính 25m. Trên tất cả 52 tháp (16 tháp trung tâm và 36 tháp ở các góc và giao điểm các hồi lang) đều chạm khắc mặt người ở 4 mặt với những nụ cười hàm súc và bí ẩn, những bức phù điêu tả lại cảnh Jayavarman VII đánh thủy quân Chămpa sôi nổi và sinh động, những hình ảnh nữ thần Apsara mềm mại, uyển chuyển và đầy sức sống. Ở Mianma, chỉ riêng khu di tích Pagan hiện nay người ta còn thấy hơn 5.000 ngôi chùa lớn nhỏ nằm rải rác dọc theo hai bờ sông Iraoađi. Ngôi chùa Suê Đagôn (hay chùa Vàng) đồ sộ được xây dựng chỉ trong một năm rưỡi (1372 - 1373) chứng tỏ sức lực và tài năng của cả nước đã được huy động như thế nào. Ngôi chùa có đỉnh cao 10m gồm 7 vành đai bằng vàng, một cái trụ bằng bạc, đỉnh chóp là một quả cầu vàng (đường kính 25cm), trên có cắm cờ gió cũng bằng vàng và cả ba phần này (trụ, quả cầu và lá cờ gió) đều được khảm bởi 5.448 viên kim cương to nhỏ khác nhau. Toàn bộ phần thân của tháp được phủ bởi 9.300 lá vàng, kích thước (30cm x 30cm) bên trong treo 1065 chuông vàng và 421 chuông bạc. Chùa Vàng xứng đáng là biểu tượng của đất nước Mianma giầu đẹp với những con người vị tha yêu đời và giầu mơ ước. Nếu như trong một số nền nghệ thuật cổ đại khác như Ai Cập, Hy Lạp... điêu khắc và kiến trúc thường có vị trí tương đối độc lập với nhau thì trong nghệ thuật Đông Nam Á, kiến trúc và điêu khắc hầu như hài hòa với nhau để tạo nên những kiệt tác nghệ thuật. Và trong tổng thể công trình, điêu khắc, tuy không sử dụng một ngôn ngữ hoành tráng và đầy sức biểu tượng như kiến trúc, nhưng hầu như lại là yếu tố mang lại vẻ rực rỡ, tráng lệ cho công trình. Cũng như kiến trúc, việc tiếp nhận văn minh Ấn Độ trên cơ sở một nền văn minh bản địa đã phát triển làm nở rộ ở Đông Nam Á hàng loạt các nền điêu khắc nổi tiếng. Song nhìn chung, các đề tài thường gặp, hầu hết mang tính chất tôn giáo - ảnh hưởng của đạo Phật và đạo Hinđu. Với những loại hình chủ yếu là các bức phù điêu - chạm nổi và tượng miêu tả Thần Phật và tượng thú vật. Những pho tượng có niên đại khá sớm là những pho tượng Phật thuộc thời kỳ Phù Nam. Ở An Giang (Việt Nam) đã tìm thấy hai pho tượng Phật thuộc phong cách Amaravati là phong cách có niên đại khoảng thế kỷ II. Ở Phù Nam người ta còn tìm thấy 20 pho tượng Phật đứng theo phong cách Gupta (thế kỷ IV), trong đó hơn một nửa là bằng đá, còn lại là bằng gỗ đước. Điều đó chứng tỏ những bức tượng này đã được tạc tại chỗ và chỉ có ở Phù Nam mới có những tượng bằng gỗ đước như thế. Mặc dù bị thời gian tàn phá nặng nề, nhưng trên những pho tượng này người ta vẫn có thể nhận thấy những dấu ấn rất đậm của điêu khắc Phật giáo - Ấn Độ và phong cách Gupta qua vẻ trầm tưởng của khuôn mặt, tư thế đứng qua cách xử lý những nếp gấp của áo cà sa, qua động tác của những cánh tay. Bên cạnh những pho tượng Phật giáo những pho tượng Ấn Độ giáo cũng đã xuất hiện từ khá sớm và chiếm một số lượng tương đối lớn ở Phù Nam. Đó là những tượng thần Visnu, anh em của thần và những hóa thân của thần. Phần lớn những pho tượng này đều có một thân hình to lớn tương đương với tầm vóc người thật được chạm khắc cẩn thận cả mặt trước lẫn mặt sau với nhiều cánh tay (4; 6 hoặc 8) cùng với một hệ thống cung chống làm vách tựa. Đến thời kỳ Chân Lạp, người ta thấy đã xuất hiện một số lượng đáng kể những pho tượng nữ. Chủ đề được ưa chuộng trong giai đoạn này là nữ thần Unia trong tư thế chiến thắng quỷ đầu trâu. Ở đây người nghệ sĩ thường thể hiện Unia dưới một thân hình đầy đặn có phần hơi đẫy đà, nhưng động thái thì vô cùng nhanh nhẹn và khỏe khoắn. Cùng thời gian này ở vùng châu thổ sông Mê Nam, Saluen và Iraoađi cũng xuất hiện một nền điêu khắc vô cùng rực rỡ khác - nền điêu khắc của người Môn. Những tượng Phật ở vùng châu thổ sông Mê Nam đã mang phong cách bản địa rõ nét. Những nét đặc sắc của điêu khắc Môn được thể hiện ở cách xử lý những động tác của đôi bàn tay, ở cách xử lý một cơ thể phi giới tính bằng cách thể hiện hai đùi nổi lên dưới làn áo cà sa mỏng và nhất là ở cách xử lý khuôn mặt. Những pho tượng Phật có niên đại sớm (khoảng thế kỷ V - VIII) còn được phát hiện ở Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia v.v... Đến cuối thiên niên kỷ I, nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á có phần chững lại. Từ đầu thiên niên kỷ II trở đi người ta lại chứng kiến một sự phát triển mới của loại hình nghệ thuật này với một tầm vóc, quy mô lớn hơn, chất lượng cao hơn, với những trung tâm kiến trúc và điêu khắc kỳ vĩ như khu đền Ăngco Vát ở Campuchia, Pagan ở Mianma, Xukhôthay, Ayuthaya ở Thái Lan, Thạt Luổng ở Lào v.v... Trong lịch sử nghệ thuật Đông Nam Á vào thiên niên kỷ II, có thể nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của Phật giáo Tiểu thừa. So với hệ thống thần điện Phật giáo Đại thừa, hệ thống thần điện Phật giáo Tiểu thừa đơn giản hơn nhiều. Ngoài hình tượng đức Phật Thích Ca thì chỉ có một số môn đồ của Người, có lẽ vì thế mà nền điêu khắc Phật giáo Tiểu thừa đã cố gắng khai thác thêm bằng cách thể hiện các tư thế của đức Phật theo quy định của Phật giáo. Hinđu giáo cũng có ảnh hưởng to lớn đối với nghệ thuật điêu khắc Đông Nam Á. Song khi nói nghệ thuật Hinđu giáo ở Đông Nam Á, thực ra là chỉ nói ở Chămpa và Campuchia, còn ở những nơi khác, dấu tích Hinđu giáo rất mờ nhạt. Ở Chămpa chủ yếu là tượng thần Siva, còn ở Campuchia chủ yếu lại là tượng thần Visnu với rất nhiều các hình tượng khác nhau. [B][COLOR=rgb(65, 168, 95)]Nguồn :[/COLOR][/B][COLOR=rgb(65, 168, 95)] Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục [/COLOR][/SIZE] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Trung Đại ( Thế kỷ V - XVI )
Văn minh khu vực Đông Nam Á
Top