Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Trung Đại ( Thế kỷ V - XVI )
Văn minh khu vực Đông Nam Á
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trang Dimple" data-source="post: 179975" data-attributes="member: 288054"><p><span style="font-size: 18px"><strong>II. Một số thành tựu văn hóa</strong></span></p><p><span style="font-size: 18px">Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lý, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Trong tính thống nhất khu vực, nền văn hóa đó có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc được phát triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử. Xét về cội nguồn, Đông Nam Á có những đặc điểm văn hóa chung, tạo nên tính thống nhất của cư dân toàn vùng. Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung, thống nhất về mặt văn hóa vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế là chính. Là cộng đồng các cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, Đông Nam Á không những bao chứa những nét tương đồng trong canh tác với hệ thống thủy lợi, mà còn có đời sống văn hóa tinh thần hết sức phong phú trong đó bao trùm tất cả là chu trình của đời sống nông nghiệp lúa nước. Vì thế từ những truyện thần thoại đến lễ hội; từ phong tục tập quán đến âm nhạc nghệ thuật, kể cả múa hát... đều ít nhiều chịu ảnh hưởng và phản ánh đời sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. </span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong>1.</strong> Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, ở giai đoạn phát triển đầu tiên của mình khi mà nhà nước chưa ra đời, các cư dân Đông Nam Á chưa có hệ thống tôn giáo hoàn chỉnh. Những người đã dùng thuyết <em>“vạn vật hữu linh”</em> để chỉ tất cả những hình thức tín ngưỡng, thờ tự ở Đông Nam Á trước khi Phật giáo, Hồi giáo và Kitô giáo truyền bá tới khu vực này.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trong số các hình thức tín ngưỡng nguyên thủy thì <em>bái vật giáo</em> là hình thức xuất hiện sớm hơn cả. Những ý niệm bái vật giáo xưa nhất là những ý niệm về sức mạnh siêu nhiên của tự nhiên.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Theo quan niệm của người Lào, trong thế giới vô hình mà con người cảm thấy được có vô vàn những phi (ma): phi rừng, phi núi, phi lửa, phi ruộng... Chúng có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. Người Xacuđai ở Inđônêxia tin rằng mọi vật từ các vật sống như người, súc vật đến các vật vô tri vô giác như đá, cây, sông, mặt trời, mưa... đều có linh hồn. Người Thái gọi những lực lượng siêu nhiên, thần bí bằng cái tên chung là phỉ: phỉ lửa, phỉ núi, phỉ bệnh... Đối với người Lào và Khơme, thần đá và núi là quan trọng hơn cả. Người Lào đặt những hòn đá thiêng nghiêng trên bàn thờ của gia đình. Người Pnông ở Campuchia cho rằng đá là nơi cư ngụ của thần bản địa, thần nhà. Họ chỉ đem những viên đá thần đó ra khỏi bàn thờ khi làm lễ tế lớn. Trong số các thần cư ngụ trong đá, trên núi mà cư dân Đông Nam Á thờ phụng thì thần đất - vị thần bảo hộ, phù trợ cho nông nghiệp - bao giờ cũng là vị thần tối cao. Do cuộc sống gắn liền với yêu cầu phát triển nông nghiệp trồng lúa nên bên cạnh việc sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực với nghi thức cầu mong được mùa, cầu cho các giống loài sinh sôi nảy nở... cũng rất phát triển ở<a href="https://vnkienthuc.com/forums/lich-su-the-gioi.786/" target="_blank"> Đông Nam Á</a> vào buổi đầu lịch sử. Trên mặt trống đồng, xen kẽ giữa các tia mặt trời là các hình tượng sinh thực khí nam nữ cách điệu hóa những hình cóc trên mặt trống làm rõ ý nghĩa cầu mưa của những “trống sấm” thời Đông Sơn. Cụ thể hơn nữa, trên nóc thạp đồng Đào Thịnh có 4 cặp nam nữ giao phối vừa rất tự nhiên, vừa có ý nghĩa của nghi lễ phồn thực. Việc thờ các hình sinh thực khí của người Chăm, người Thái, người Mường và nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á rất gần với tục thờ linga của Siva giáo. Song ở người Chăm, hình tượng linga lại hết sức độc đáo: một dãy 7 linga trên cùng một bệ, 1 linga ngất ngưởng trên yoni làm bệ cao tới 2 m, linga mặt người, linga có vỏ bọc... Những hội “múa dưới trăng” của người Hmông, người Dao, những tục đánh trống thi cho đến thủng trống của người Việt, người Mường, người Thái, người Choang..., những lễ cúng tế của nhiều dân tộc khác đến những trò chơi phổ biến ở Đông Nam Á đều phần nào phản ánh nghi thức phồn thực của một xã hội nông nghiệp.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Có lẽ cũng bắt nguồn từ quan niệm “vạn vật hữu linh”, các dân tộc Đông Nam Á đều cho rằng mỗi người có không phải một mà là cả một nhóm hồn, ma. Người Thái đen (ở Việt Nam) tin rằng mỗi người có 120 hồn. Sau khi chết các hồn đó đều biến thành phi (ma). Theo G.Masperô, người Khơme tin rằng mỗi người có 9 hồn chính; người Mường 90; người Thái ở Bắc Lào 32 hoặc 34. Người Việt cho rằng mỗi người có 3 hồn và đàn ông có 7 vía, đàn bà 9 vía. Các hồn đều có liên quan mật thiết với cuộc đời của mỗi con người: nếu có chuyện gì xảy ra với hồn thì người đó sẽ đau ốm, nếu hồn rời khỏi xác thì người đó cũng chết. Vì thế họ cũng tin tằng cuộc sống không chấm dứt sau khi chết - đó chỉ là sự chia tay tạm thời của người chết với những người đang sống. Bởi vậy con cháu thờ phụng tổ tiên không chỉ để tỏ lòng tri ân và thương nhớ những người đã khuất mà còn là sự mong muốn tổ tiên tham gia và phù trợ cho mình trong mọi công việc.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Tất cả những hình thức tín ngưỡng dân gian đó đã được bảo tồn trong suốt quá trình lâu dài, đồng thời có tác động to lớn tới các tôn giáo được truyền bá vào sau. Một nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Từ khi Phật giáo và Ấn Độ giáo du nhập vào Đông Nam Á, những quan niệm và nghi thức tôn giáo bản địa vẫn tiếp tục được duy trì và có ảnh hưởng sâu sắc đến hai tôn giáo kia... và trong quá trình tiếp xúc với tôn giáo, tín ngưỡng bản địa, chúng đã phải thay đổi khá nhiều</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Từ những thế kỷ đầu công nguyên, những tôn giáo lớn từ<a href="https://vnkienthuc.com/forums/lich-su-the-gioi.786/" target="_blank"> Ấn Độ (Phật giáo và Ấn Độ giáo)</a> và từ Trung Quốc (Nho giáo, Đạo giáo) bắt đầu du nhập và phát huy ảnh hưởng tới đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Đông Nam Á.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trong buổi đầu lập nước, người Phù Nam đã tiếp thu và thờ các vị thần Ấn Độ giáo. Song những tín ngưỡng bản địa vẫn tồn tại và được lồng vào những hình thức khác nhau của tôn giáo mới. Rất có thể hình thức thờ vua núi bắt đầu từ Phù Nam đã lan sang Giava rồi được các vua chúa Khơme thời Ăngco, phát triển lên thành một tôn giáo Thần Vua với những nghi thức và kiến trúc thật uy nghi hùng tráng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Các tôn giáo Ấn Độ cũng có vai trò rất to lớn đối với người Chăm. Qua bia ký, nghệ thuật điêu khắc,... ta thấy cả hai tôn giáo lớn của Ấn Độ là Phật giáo và Ấn Độ giáo đều đã có mặt ở Chămpa. Nhưng tôn giáo được thịnh hành nhất là Siva giáo. Người Chăm thờ thần Siva chủ yếu dưới dạng Siva - linga - biểu tượng cho sức mạnh sinh thành của vũ trụ, cho uy lực của vương quyền.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Như nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á, ban đầu người Khơme cũng tiếp nhận cả hai tôn giáo của Ấn Độ. Nhưng rồi họ kết hợp nhiều yếu tố khác nhau lại thành hình tượng tôn giáo mới là Hari Hara - một hình tượng kết hợp cả Siva và Visnu. Từ thời Jayavarman II (802 - 850) bắt đầu áp dụng một tôn giáo mới: thờ thần - vua. Để làm việc này, đức vua đã cho đón Hiranyadama - một pháp sư Bàlamôn về kinh đô dạy kinh và giúp làm lễ thần - vua. Theo đó, đức vua nhận từ tay thầy Bàlamôn chủ lễ một linh tượng linga để đưa vào thờ ở trong tháp chính giữa hoàng cung. Từ đó, linh tượng linga tượng trưng cho vương quyền và cũng từ đó mỗi vị vua thời Ăngco đều phải có trách nhiệm xây dựng cho mình một đền núi để đặt linga của vương triều. Vì thế ở đây đã mọc lên những đền - núi kỳ vĩ tượng trưng cho vinh quang chói ngời của thời đại Ăngco.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Phật giáo vào Campuchia ngay từ buổi đầu cùng với Ấn Độ giáo. Trong suốt thời kỳ Ăngco, Phật giáo tồn tại song song với tôn giáo thần - vua. Bắt đầu từ thời Jayavarman VII (1181 - 1219) đạo Phật mới hoàn toàn thay thế Ấn Độ giáo và trở thành quốc giáo của người Khơme. Từ đó Phật giáo Tiểu thừa trở thành tôn giáo của cả tầng lớp quý tộc lẫn dân chúng. Đức Phật trở thành vị thần tối cao đối với mọi người, thay thế cho vua - thần. Ngôi chùa Phật bằng gỗ ấm cúng trở nên gẫn gũi với dân chúng hơn là những đền núi bằng đá uy nghi lạnh lùng thời Ăngco. Ngày nay Phật giáo Tiểu thừa vẫn là tôn giáo chính của Campuchia. Mỗi làng đều có một ngôi chùa riêng và thờ phật đã trở thành trung tâm văn hóa của các bản làng gần xa. Phật giáo góp phần đáng kể vào việc liên kết mọi thành viên trong xã hội Campuchia vào một nền văn minh chung.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Phật giáo cũng đã có mặt ở Mianma, Thái Lan, Malaixia từ rất sớm. Theo nguồn dữ liệu cổ của Xri Lanca - cuốn <em>Maha Vamsa</em> và bút tích số 13 của vua Asôka thì sau khi định đô ở Pataliputra, Asôka đã phái 9 đoàn truyền giáo ra nước ngoài, trong đó có một đoàn gồm 3 cao tăng đã tới vùng đất vàng (Suvacnabumi) ở phía Đông. Vào những thế kỷ đầu công nguyên, hai thành phố Thatơn và Prôme đã là những trung tâm Phật giáo nổi tiếng. Tại đây người ta đã tìm thấy những kiến trúc Xtupa bằng đá, tượng Phật A di đà và Quan thế âm Bồ Tát, cả một “cuốn sách” gồm 20 tờ “giấy” bằng vàng khắc các đoạn kinh Phật thuộc phái Tiểu thừa và hàng trăm bảng tạ lễ bằng đất nung có khắc những đoạn kinh Xanxcrit thuộc phái Đại thừa. Có lẽ Phật giáo đã phát triển ở đây cho đến thế kỷ IX thì bị suy yếu dần để rồi đến đầu thế kỷ XI, bắt đầu từ thời Pagan, lại hưng thịnh và trở thành quốc giáo của Mianma. Thời kỳ Pagan là thời kỳ xây dựng các công trình tôn giáo vĩ đại có một không hai trong lịch sử Mianma. Chỉ riêng ở Pagan đã có tới 13.000 công trình lớn nhỏ và trải qua nhiều lần thiên tai, địch họa đến nay vẫn còn gần 5.000 chùa tháp. Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường gọi Mianma là đất nước Chùa Vàng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Ở miền Trung Thái Lan đặc biệt là ở Nakhon Pathom đã phát hiện được nhiều di tích phật giáo cổ như các bánh xe luân hồi bằng đá, các tấm thờ có hình Phật bằng đất nung. Ngoài ra các hình Phật còn tìm thấy ở Nakhon Rachasima (Còrạt), ở Sungai Kolôc (Narathivat)... đều thuộc phong cách Amaravati của Ấn Độ (thế kỷ I - III). Điều đó chứng tỏ Phật giáo Tiểu thừa đã có mặt ở Thái Lan rất sớm, ít nhất cũng từ những thế kỷ đầu của công nguyên. Dòng Phật giáo này còn tồn tại ở miền Trung Thái Lan trong phạm vi của vương quốc Môn Đơvaravati và đã tạo nên ở đây một phong cách nghệ thuật độc đáo - phong cách Đơvaravati.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trong khi đó ở vùng ven biển phía Nam bên bờ Vịnh Thái Lan là nơi truyền bá của Phật giáo Đại thừa. Theo một số nguồn sử liệu vào năm 417, một đoàn truyền giáo của vua Kusana do cao tăng Kushưhara dẫn đầu đã đến Xumatơra rồi sang Giava và ngược lên Campuchia. Ở Bukit Xeguntang gần Palembang (Xumatơra), ở phía Nam tỉnh Giembe (Đông Giava) ở Xêpaga (đảo Xêlêbet) thuộc Inđônêxia đã tìm thấy những điêu khắc thể hiện Đức Phật có niên đại thế kỷ II - III. Sau đó vào thế kỷ VII một cao tăng Ấn Độ là Đhamapala đã đến Xumatơra. Ông là người đặt nền móng cho Phật giáo Đại thừa - một dòng tại vùng quần đảo Inđônêxia. Từ đầu thế kỷ VII cả một vùng rộng lớn bao gồm Xumatơra, Giava, Boócnêô, một phần bán đảo Mã Lai và vùng duyên hải Nam Thái Lan đều thuộc quyền cai trị của vương quốc Sơrivijaya. Trong suốt 4 thế kỷ tồn tại, Sơrivijaya là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Đông Nam Á.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Phật giáo được truyền bá vào Lào từ khoảng thế kỷ VII - VIII, nhưng chỉ đến thời Pha Ngừm nó mới chính thức trở thành quốc giáo của vương quốc Lanxang.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Trong suốt nhiều thế kỷ,<a href="https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-can-dai-giua-the-ky-xvi-nam-1917.110/" target="_blank"> Phật giáo</a> có vai trò to lớn trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á. Vì thế các tổ chức sư tăng cũng như nhà nước rất chú ý tới việc phổ biến tư tưởng Phật giáo trong dân chúng, đặc biệt là qua hệ thống giáo dục. Ngôi chùa không chỉ là trung tâm văn hóa mà còn là hình tượng cho “chân, thiện, mỹ” đối với mọi người dân, trở thành nơi lưu giữ và phổ biến văn hóa, tri thức cho dân chúng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Vào những thế kỷ VIII - XII, khi mà Hồi giáo bắt đầu bành trướng mạnh mẽ thì ở Đông Nam Á dường như không còn mảnh đất trống nào để nó bắt rễ và phát triển. Thế nhưng từ thế kỷ XIII Đông Nam Á đã có bước chuyển mình. Với sự giầu có về khoáng sản và hương liệu, Đông Nam Á đã thu hút được sự chú ý của châu Âu. Mặt khác giới cầm quyền ở các nước Đông Nam Á từ lâu thèm khát sự giàu có của châu Âu đã sẵn sàng mở cửa cho các thương nhân đến buôn bán và truyền giáo. Các thương cảng và các trung tâm buôn bán đã được mở mang và phát triển dọc theo các bờ biển Đông Nam Á. Đó là một môi trường hết sức thuận lợi cho những thương nhân Hồi giáo đến đây buôn bán và truyền đạo.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Theo các tài liệu Trung Hoa, năm 1281 Malaixia đã cử hai sứ thần theo đạo Hồi tên là Xulâyman và Chamxudin sang triều cống nhà Nguyên. Cũng vào thời gian này Hồi giáo đã được truyền bá ở Xumatơra. Bia ký năm 1296 có nói về một Hồi vương (Xuntan) ở Xamuđra (bắc Xumatơra) chứng tỏ Xamuđra đã quy theo Hồi giáo và các thương nhân Hồi giáo đã làm chủ hải cảng này. Đến cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV hàng loạt các tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời ở Đông Nam Á mà tiêu biểu là Malắcca. Việc cải giáo sang đạo Hồi của Xamuđra, Malăcca, Bắc Giava và các vùng khác ở quần đảo Mã Lai đã góp phần thúc đẩy việc buôn bán quốc tế với phương Tây và sự lớn mạnh của các Hồi quốc ở khu vực này. Dần dần Hồi giáo đã được truyền bá vào Inđônêxia, Malaxia, Xingapo, Philippin, Brunây, Thái Lan, Campuchia, Nam Việt Nam và Mianma. Ngày nay ở Đông Nam Á, đạo Hồi có khoảng trên 165 triệu tín đồ và con số đó đang không ngừng tăng lên.<a href="https://vi.kipkis.com/M%E1%BB%99t_s%E1%BB%91_th%C3%A0nh_t%E1%BB%B1u_v%C4%83n_h%C3%B3a#cite_note-2" target="_blank">[2]</a></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Từ khi người phương Tây bắt đầu có mặt ở Đông Nam Á, Đạo Kitô cũng theo họ và dần dần thâm nhập vào khu vực này. Nhiều người cho rằng đây là cuộc hội nhập văn hóa lần thứ hai của Đông Nam Á. Nó diễn ra tuy ngắn nhưng quyết liệt.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Đạo Kitô đã xuất hiện ở Việt Nam ngay từ thế kỷ XVI. Những nhà truyền giáo đầu tiên đến Việt Nam là những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, sau đó là người Pháp. Để giúp cho việc truyền đạo, các giáo sĩ đã truyền bá chữ Quốc ngữ để giảng và ghi chép kinh thánh.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Quá trình truyền bá đạo Kitô vào Campuchia cũng gần giống như ở Việt Nam: từ thế kỷ XVI chủ yếu do người Bồ Đào Nha và từ giữa thế kỷ XIX do người Pháp. Kitô giáo vào Lào khá muộn từ thế kỷ XIX do những giáo sĩ người Pháp và sau đó là người Mỹ đem tới.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Như vậy có thể thấy bức tranh tôn giáo ở Đông Nam Á quả là đa dạng, phức tạp. Ở đây không chỉ có một tôn giáo duy nhất mà đã từng tồn tại nhiều tôn giáo; Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo và đạo Tin lành. Đó là chưa kể Khổng giáo và Đạo giáo từ Trung Quốc truyền bá vào. Mỗi tôn giáo có một vai trò nhất định trong giai đoạn lịch sử của khu vực, song không tôn giáo nào đã đến đây mà lại ra đi không để lại dấu ấn của mình. Trên thực tế, khi ảnh hưởng về chính trị, kinh tế của một tôn giáo không còn nữa thì ảnh hưởng về văn hóa xã hội của nó vẫn còn sâu đậm và dai dẳng.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong><span style="color: rgb(65, 168, 95)">( Còn Tiếp </span></strong><span style="color: rgb(65, 168, 95)">)</span></span></p><p><span style="color: rgb(65, 168, 95)"><span style="font-size: 18px"><strong>Nguồn :</strong> Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục</span> </span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trang Dimple, post: 179975, member: 288054"] [SIZE=5][B]II. Một số thành tựu văn hóa[/B] Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lý, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo nên một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ. Trong tính thống nhất khu vực, nền văn hóa đó có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc được phát triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử. Xét về cội nguồn, Đông Nam Á có những đặc điểm văn hóa chung, tạo nên tính thống nhất của cư dân toàn vùng. Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân Đông Nam Á có những nét chung, thống nhất về mặt văn hóa vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế là chính. Là cộng đồng các cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, Đông Nam Á không những bao chứa những nét tương đồng trong canh tác với hệ thống thủy lợi, mà còn có đời sống văn hóa tinh thần hết sức phong phú trong đó bao trùm tất cả là chu trình của đời sống nông nghiệp lúa nước. Vì thế từ những truyện thần thoại đến lễ hội; từ phong tục tập quán đến âm nhạc nghệ thuật, kể cả múa hát... đều ít nhiều chịu ảnh hưởng và phản ánh đời sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. [B]1.[/B] Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, ở giai đoạn phát triển đầu tiên của mình khi mà nhà nước chưa ra đời, các cư dân Đông Nam Á chưa có hệ thống tôn giáo hoàn chỉnh. Những người đã dùng thuyết [I]“vạn vật hữu linh”[/I] để chỉ tất cả những hình thức tín ngưỡng, thờ tự ở Đông Nam Á trước khi Phật giáo, Hồi giáo và Kitô giáo truyền bá tới khu vực này. Trong số các hình thức tín ngưỡng nguyên thủy thì [I]bái vật giáo[/I] là hình thức xuất hiện sớm hơn cả. Những ý niệm bái vật giáo xưa nhất là những ý niệm về sức mạnh siêu nhiên của tự nhiên. Theo quan niệm của người Lào, trong thế giới vô hình mà con người cảm thấy được có vô vàn những phi (ma): phi rừng, phi núi, phi lửa, phi ruộng... Chúng có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người. Người Xacuđai ở Inđônêxia tin rằng mọi vật từ các vật sống như người, súc vật đến các vật vô tri vô giác như đá, cây, sông, mặt trời, mưa... đều có linh hồn. Người Thái gọi những lực lượng siêu nhiên, thần bí bằng cái tên chung là phỉ: phỉ lửa, phỉ núi, phỉ bệnh... Đối với người Lào và Khơme, thần đá và núi là quan trọng hơn cả. Người Lào đặt những hòn đá thiêng nghiêng trên bàn thờ của gia đình. Người Pnông ở Campuchia cho rằng đá là nơi cư ngụ của thần bản địa, thần nhà. Họ chỉ đem những viên đá thần đó ra khỏi bàn thờ khi làm lễ tế lớn. Trong số các thần cư ngụ trong đá, trên núi mà cư dân Đông Nam Á thờ phụng thì thần đất - vị thần bảo hộ, phù trợ cho nông nghiệp - bao giờ cũng là vị thần tối cao. Do cuộc sống gắn liền với yêu cầu phát triển nông nghiệp trồng lúa nên bên cạnh việc sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực với nghi thức cầu mong được mùa, cầu cho các giống loài sinh sôi nảy nở... cũng rất phát triển ở[URL='https://vnkienthuc.com/forums/lich-su-the-gioi.786/'] Đông Nam Á[/URL] vào buổi đầu lịch sử. Trên mặt trống đồng, xen kẽ giữa các tia mặt trời là các hình tượng sinh thực khí nam nữ cách điệu hóa những hình cóc trên mặt trống làm rõ ý nghĩa cầu mưa của những “trống sấm” thời Đông Sơn. Cụ thể hơn nữa, trên nóc thạp đồng Đào Thịnh có 4 cặp nam nữ giao phối vừa rất tự nhiên, vừa có ý nghĩa của nghi lễ phồn thực. Việc thờ các hình sinh thực khí của người Chăm, người Thái, người Mường và nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á rất gần với tục thờ linga của Siva giáo. Song ở người Chăm, hình tượng linga lại hết sức độc đáo: một dãy 7 linga trên cùng một bệ, 1 linga ngất ngưởng trên yoni làm bệ cao tới 2 m, linga mặt người, linga có vỏ bọc... Những hội “múa dưới trăng” của người Hmông, người Dao, những tục đánh trống thi cho đến thủng trống của người Việt, người Mường, người Thái, người Choang..., những lễ cúng tế của nhiều dân tộc khác đến những trò chơi phổ biến ở Đông Nam Á đều phần nào phản ánh nghi thức phồn thực của một xã hội nông nghiệp. Có lẽ cũng bắt nguồn từ quan niệm “vạn vật hữu linh”, các dân tộc Đông Nam Á đều cho rằng mỗi người có không phải một mà là cả một nhóm hồn, ma. Người Thái đen (ở Việt Nam) tin rằng mỗi người có 120 hồn. Sau khi chết các hồn đó đều biến thành phi (ma). Theo G.Masperô, người Khơme tin rằng mỗi người có 9 hồn chính; người Mường 90; người Thái ở Bắc Lào 32 hoặc 34. Người Việt cho rằng mỗi người có 3 hồn và đàn ông có 7 vía, đàn bà 9 vía. Các hồn đều có liên quan mật thiết với cuộc đời của mỗi con người: nếu có chuyện gì xảy ra với hồn thì người đó sẽ đau ốm, nếu hồn rời khỏi xác thì người đó cũng chết. Vì thế họ cũng tin tằng cuộc sống không chấm dứt sau khi chết - đó chỉ là sự chia tay tạm thời của người chết với những người đang sống. Bởi vậy con cháu thờ phụng tổ tiên không chỉ để tỏ lòng tri ân và thương nhớ những người đã khuất mà còn là sự mong muốn tổ tiên tham gia và phù trợ cho mình trong mọi công việc. Tất cả những hình thức tín ngưỡng dân gian đó đã được bảo tồn trong suốt quá trình lâu dài, đồng thời có tác động to lớn tới các tôn giáo được truyền bá vào sau. Một nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Từ khi Phật giáo và Ấn Độ giáo du nhập vào Đông Nam Á, những quan niệm và nghi thức tôn giáo bản địa vẫn tiếp tục được duy trì và có ảnh hưởng sâu sắc đến hai tôn giáo kia... và trong quá trình tiếp xúc với tôn giáo, tín ngưỡng bản địa, chúng đã phải thay đổi khá nhiều Từ những thế kỷ đầu công nguyên, những tôn giáo lớn từ[URL='https://vnkienthuc.com/forums/lich-su-the-gioi.786/'] Ấn Độ (Phật giáo và Ấn Độ giáo)[/URL] và từ Trung Quốc (Nho giáo, Đạo giáo) bắt đầu du nhập và phát huy ảnh hưởng tới đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Đông Nam Á. Trong buổi đầu lập nước, người Phù Nam đã tiếp thu và thờ các vị thần Ấn Độ giáo. Song những tín ngưỡng bản địa vẫn tồn tại và được lồng vào những hình thức khác nhau của tôn giáo mới. Rất có thể hình thức thờ vua núi bắt đầu từ Phù Nam đã lan sang Giava rồi được các vua chúa Khơme thời Ăngco, phát triển lên thành một tôn giáo Thần Vua với những nghi thức và kiến trúc thật uy nghi hùng tráng. Các tôn giáo Ấn Độ cũng có vai trò rất to lớn đối với người Chăm. Qua bia ký, nghệ thuật điêu khắc,... ta thấy cả hai tôn giáo lớn của Ấn Độ là Phật giáo và Ấn Độ giáo đều đã có mặt ở Chămpa. Nhưng tôn giáo được thịnh hành nhất là Siva giáo. Người Chăm thờ thần Siva chủ yếu dưới dạng Siva - linga - biểu tượng cho sức mạnh sinh thành của vũ trụ, cho uy lực của vương quyền. Như nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á, ban đầu người Khơme cũng tiếp nhận cả hai tôn giáo của Ấn Độ. Nhưng rồi họ kết hợp nhiều yếu tố khác nhau lại thành hình tượng tôn giáo mới là Hari Hara - một hình tượng kết hợp cả Siva và Visnu. Từ thời Jayavarman II (802 - 850) bắt đầu áp dụng một tôn giáo mới: thờ thần - vua. Để làm việc này, đức vua đã cho đón Hiranyadama - một pháp sư Bàlamôn về kinh đô dạy kinh và giúp làm lễ thần - vua. Theo đó, đức vua nhận từ tay thầy Bàlamôn chủ lễ một linh tượng linga để đưa vào thờ ở trong tháp chính giữa hoàng cung. Từ đó, linh tượng linga tượng trưng cho vương quyền và cũng từ đó mỗi vị vua thời Ăngco đều phải có trách nhiệm xây dựng cho mình một đền núi để đặt linga của vương triều. Vì thế ở đây đã mọc lên những đền - núi kỳ vĩ tượng trưng cho vinh quang chói ngời của thời đại Ăngco. Phật giáo vào Campuchia ngay từ buổi đầu cùng với Ấn Độ giáo. Trong suốt thời kỳ Ăngco, Phật giáo tồn tại song song với tôn giáo thần - vua. Bắt đầu từ thời Jayavarman VII (1181 - 1219) đạo Phật mới hoàn toàn thay thế Ấn Độ giáo và trở thành quốc giáo của người Khơme. Từ đó Phật giáo Tiểu thừa trở thành tôn giáo của cả tầng lớp quý tộc lẫn dân chúng. Đức Phật trở thành vị thần tối cao đối với mọi người, thay thế cho vua - thần. Ngôi chùa Phật bằng gỗ ấm cúng trở nên gẫn gũi với dân chúng hơn là những đền núi bằng đá uy nghi lạnh lùng thời Ăngco. Ngày nay Phật giáo Tiểu thừa vẫn là tôn giáo chính của Campuchia. Mỗi làng đều có một ngôi chùa riêng và thờ phật đã trở thành trung tâm văn hóa của các bản làng gần xa. Phật giáo góp phần đáng kể vào việc liên kết mọi thành viên trong xã hội Campuchia vào một nền văn minh chung. Phật giáo cũng đã có mặt ở Mianma, Thái Lan, Malaixia từ rất sớm. Theo nguồn dữ liệu cổ của Xri Lanca - cuốn [I]Maha Vamsa[/I] và bút tích số 13 của vua Asôka thì sau khi định đô ở Pataliputra, Asôka đã phái 9 đoàn truyền giáo ra nước ngoài, trong đó có một đoàn gồm 3 cao tăng đã tới vùng đất vàng (Suvacnabumi) ở phía Đông. Vào những thế kỷ đầu công nguyên, hai thành phố Thatơn và Prôme đã là những trung tâm Phật giáo nổi tiếng. Tại đây người ta đã tìm thấy những kiến trúc Xtupa bằng đá, tượng Phật A di đà và Quan thế âm Bồ Tát, cả một “cuốn sách” gồm 20 tờ “giấy” bằng vàng khắc các đoạn kinh Phật thuộc phái Tiểu thừa và hàng trăm bảng tạ lễ bằng đất nung có khắc những đoạn kinh Xanxcrit thuộc phái Đại thừa. Có lẽ Phật giáo đã phát triển ở đây cho đến thế kỷ IX thì bị suy yếu dần để rồi đến đầu thế kỷ XI, bắt đầu từ thời Pagan, lại hưng thịnh và trở thành quốc giáo của Mianma. Thời kỳ Pagan là thời kỳ xây dựng các công trình tôn giáo vĩ đại có một không hai trong lịch sử Mianma. Chỉ riêng ở Pagan đã có tới 13.000 công trình lớn nhỏ và trải qua nhiều lần thiên tai, địch họa đến nay vẫn còn gần 5.000 chùa tháp. Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường gọi Mianma là đất nước Chùa Vàng. Ở miền Trung Thái Lan đặc biệt là ở Nakhon Pathom đã phát hiện được nhiều di tích phật giáo cổ như các bánh xe luân hồi bằng đá, các tấm thờ có hình Phật bằng đất nung. Ngoài ra các hình Phật còn tìm thấy ở Nakhon Rachasima (Còrạt), ở Sungai Kolôc (Narathivat)... đều thuộc phong cách Amaravati của Ấn Độ (thế kỷ I - III). Điều đó chứng tỏ Phật giáo Tiểu thừa đã có mặt ở Thái Lan rất sớm, ít nhất cũng từ những thế kỷ đầu của công nguyên. Dòng Phật giáo này còn tồn tại ở miền Trung Thái Lan trong phạm vi của vương quốc Môn Đơvaravati và đã tạo nên ở đây một phong cách nghệ thuật độc đáo - phong cách Đơvaravati. Trong khi đó ở vùng ven biển phía Nam bên bờ Vịnh Thái Lan là nơi truyền bá của Phật giáo Đại thừa. Theo một số nguồn sử liệu vào năm 417, một đoàn truyền giáo của vua Kusana do cao tăng Kushưhara dẫn đầu đã đến Xumatơra rồi sang Giava và ngược lên Campuchia. Ở Bukit Xeguntang gần Palembang (Xumatơra), ở phía Nam tỉnh Giembe (Đông Giava) ở Xêpaga (đảo Xêlêbet) thuộc Inđônêxia đã tìm thấy những điêu khắc thể hiện Đức Phật có niên đại thế kỷ II - III. Sau đó vào thế kỷ VII một cao tăng Ấn Độ là Đhamapala đã đến Xumatơra. Ông là người đặt nền móng cho Phật giáo Đại thừa - một dòng tại vùng quần đảo Inđônêxia. Từ đầu thế kỷ VII cả một vùng rộng lớn bao gồm Xumatơra, Giava, Boócnêô, một phần bán đảo Mã Lai và vùng duyên hải Nam Thái Lan đều thuộc quyền cai trị của vương quốc Sơrivijaya. Trong suốt 4 thế kỷ tồn tại, Sơrivijaya là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Đông Nam Á. Phật giáo được truyền bá vào Lào từ khoảng thế kỷ VII - VIII, nhưng chỉ đến thời Pha Ngừm nó mới chính thức trở thành quốc giáo của vương quốc Lanxang. Trong suốt nhiều thế kỷ,[URL='https://vnkienthuc.com/forums/the-gioi-can-dai-giua-the-ky-xvi-nam-1917.110/'] Phật giáo[/URL] có vai trò to lớn trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á. Vì thế các tổ chức sư tăng cũng như nhà nước rất chú ý tới việc phổ biến tư tưởng Phật giáo trong dân chúng, đặc biệt là qua hệ thống giáo dục. Ngôi chùa không chỉ là trung tâm văn hóa mà còn là hình tượng cho “chân, thiện, mỹ” đối với mọi người dân, trở thành nơi lưu giữ và phổ biến văn hóa, tri thức cho dân chúng. Vào những thế kỷ VIII - XII, khi mà Hồi giáo bắt đầu bành trướng mạnh mẽ thì ở Đông Nam Á dường như không còn mảnh đất trống nào để nó bắt rễ và phát triển. Thế nhưng từ thế kỷ XIII Đông Nam Á đã có bước chuyển mình. Với sự giầu có về khoáng sản và hương liệu, Đông Nam Á đã thu hút được sự chú ý của châu Âu. Mặt khác giới cầm quyền ở các nước Đông Nam Á từ lâu thèm khát sự giàu có của châu Âu đã sẵn sàng mở cửa cho các thương nhân đến buôn bán và truyền giáo. Các thương cảng và các trung tâm buôn bán đã được mở mang và phát triển dọc theo các bờ biển Đông Nam Á. Đó là một môi trường hết sức thuận lợi cho những thương nhân Hồi giáo đến đây buôn bán và truyền đạo. Theo các tài liệu Trung Hoa, năm 1281 Malaixia đã cử hai sứ thần theo đạo Hồi tên là Xulâyman và Chamxudin sang triều cống nhà Nguyên. Cũng vào thời gian này Hồi giáo đã được truyền bá ở Xumatơra. Bia ký năm 1296 có nói về một Hồi vương (Xuntan) ở Xamuđra (bắc Xumatơra) chứng tỏ Xamuđra đã quy theo Hồi giáo và các thương nhân Hồi giáo đã làm chủ hải cảng này. Đến cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV hàng loạt các tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời ở Đông Nam Á mà tiêu biểu là Malắcca. Việc cải giáo sang đạo Hồi của Xamuđra, Malăcca, Bắc Giava và các vùng khác ở quần đảo Mã Lai đã góp phần thúc đẩy việc buôn bán quốc tế với phương Tây và sự lớn mạnh của các Hồi quốc ở khu vực này. Dần dần Hồi giáo đã được truyền bá vào Inđônêxia, Malaxia, Xingapo, Philippin, Brunây, Thái Lan, Campuchia, Nam Việt Nam và Mianma. Ngày nay ở Đông Nam Á, đạo Hồi có khoảng trên 165 triệu tín đồ và con số đó đang không ngừng tăng lên.[URL='https://vi.kipkis.com/M%E1%BB%99t_s%E1%BB%91_th%C3%A0nh_t%E1%BB%B1u_v%C4%83n_h%C3%B3a#cite_note-2'][2][/URL] Từ khi người phương Tây bắt đầu có mặt ở Đông Nam Á, Đạo Kitô cũng theo họ và dần dần thâm nhập vào khu vực này. Nhiều người cho rằng đây là cuộc hội nhập văn hóa lần thứ hai của Đông Nam Á. Nó diễn ra tuy ngắn nhưng quyết liệt. Đạo Kitô đã xuất hiện ở Việt Nam ngay từ thế kỷ XVI. Những nhà truyền giáo đầu tiên đến Việt Nam là những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, sau đó là người Pháp. Để giúp cho việc truyền đạo, các giáo sĩ đã truyền bá chữ Quốc ngữ để giảng và ghi chép kinh thánh. Quá trình truyền bá đạo Kitô vào Campuchia cũng gần giống như ở Việt Nam: từ thế kỷ XVI chủ yếu do người Bồ Đào Nha và từ giữa thế kỷ XIX do người Pháp. Kitô giáo vào Lào khá muộn từ thế kỷ XIX do những giáo sĩ người Pháp và sau đó là người Mỹ đem tới. Như vậy có thể thấy bức tranh tôn giáo ở Đông Nam Á quả là đa dạng, phức tạp. Ở đây không chỉ có một tôn giáo duy nhất mà đã từng tồn tại nhiều tôn giáo; Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo và đạo Tin lành. Đó là chưa kể Khổng giáo và Đạo giáo từ Trung Quốc truyền bá vào. Mỗi tôn giáo có một vai trò nhất định trong giai đoạn lịch sử của khu vực, song không tôn giáo nào đã đến đây mà lại ra đi không để lại dấu ấn của mình. Trên thực tế, khi ảnh hưởng về chính trị, kinh tế của một tôn giáo không còn nữa thì ảnh hưởng về văn hóa xã hội của nó vẫn còn sâu đậm và dai dẳng. [B][COLOR=rgb(65, 168, 95)]( Còn Tiếp [/COLOR][/B][COLOR=rgb(65, 168, 95)])[/COLOR][/SIZE] [COLOR=rgb(65, 168, 95)][SIZE=5][B]Nguồn :[/B] Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục[/SIZE] [/COLOR] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Trung Đại ( Thế kỷ V - XVI )
Văn minh khu vực Đông Nam Á
Top