Em xin chào mọi người. Em là mem mới ạ!
Tặng mọi người câu chuyện ngắn này, đạt giải ba hội trại sáng tác văn thơ tỉnh Quảng Nam năm 2010 đấy ạ!
Văn học và người thầy
...
Nó là một con bé tinh nghịch, thủ lĩnh của 45 cái đầu tinh quái lớp 8/4. Dạo này, lực học của nó tăng lên đáng kể, trong đó, văn học đạt điểm khá cao. Tuy nhiên, cách học văn của nó luôn khá thụ động. Nó chỉ suốt ngày cắm đầu vào những quyển sách, những bài văn mẫu. Chưa bao giờ nó chịu đi sâu quan sát, rút ra thực tiễn để bài văn đạt được sự độc đáo cao nhất. Theo nó, đầu tư cho môn văn đồng nghĩa với việc xoá tan ước mơ trở thành một giáo sư tiến sĩ ngành Lý. Nó chỉ học văn theo khuôn mẫu để tiếp tục giữ vững danh hiệu Học sinh giỏi toàn diện của trường mà thôi...
Hôm nay, cô giáo đến lớp, trao cho nó tập hồ sơ dự thi văn huyện với lời nhắn:
- Thi em nhé!
Nó nghĩ thầm trong bụng: "Lạ quá! Đây là lần đầu tiên cô bảo mình thi văn, mà lại là đại diện cho trường tham gia thi cấp huyện nữa chứ! Có nhầm lẫn gì ở đây không nhỉ??? Mọi hôm cô vẫn hay phê bình những giọng văn khô cứng của mình trước lớp, mình đã bao giờ chịu sửa đâu?"
- Thưa cô, nhưng em không có năng khiếu văn đâu ạ. Cô biết mà.- Nó lí nhí đáp lại.
- Ừ, nhưng cô vẫn muốn em đi thi. Em nên cố gắng tập thả lỏng câu từ và trau chuốt bài văn tốt hơn. Cô tin em sẽ thành công.- Cô cười hiền.
Nó định nói lại với cô, nhưng máu tham danh hiệu đã ngăn nó lại. Nó nhận lời cô.
Tối. Đặt ly nước cam xuống bàn, bố ghé mắt nhìn vào những trang vở mà nó đang học.
- Ái chà! Con gái bố hôm nay siêng thế, học văn cơ đấy! Mọi khi giờ này bố vẫn thấy con cắm đầu vào những quyển sách chằng chịt các chữ số mà?- Bố đùa.
- Làm như con sướng lắm không bằng. Hôm nay cô bảo đi thi văn huyện cho trường nên con mới phải thế này đây.- Nó gằn lại từng tiếng với vẻ mệt mỏi.
- Thế con đã sắp xếp hướng học như thế nào để thi chưa? Ở trường có ai dạy bồi dưỡng không?
- Không ạ, lịch thi đến hơi muộn, nên tụi con đành tự luyện. Mà con cũng chả biết học từ đâu cả. Chắc chỉ nắm lý thuyết mà thi thôi.
- Thế sao được, đã thi là phải cố gắng đạt giải, ai lại buông xuôi như con. Bố có một người thầy dạy văn bố hồi cấp ba. Thầy dạy rất hay, bố sẽ liên hệ với thầy để mai thầy đến dạy cho con.- Bố vỗ vai nó động viên.
- Vâng ạ!- Nó thở dài trong bụng. Không biết trong bảy ngày tới đây, nó sẽ sống với văn học như thế nào?
Sáng. Nó dậy sớm, nhưng không phải để đón thầy đâu nhé! Nó chạy thẳng lên lầu xem phim hoạt hình. Thường thì ba mẹ không cho nó xem ti vi nhiều sợ ảnh hưởng việc học, cả những lúc rãnh nhất, nó cũng bị nhóc em giành ti vi. Nó tự vỗ ngực khen mình vì sáng kiến dậy sớm xem ti vi ấy.
Kính coong! Chuông cửa reo. Tức thật, nó vứt phịch cái điều khiển ti vi xuống ghế rồi chạy ra chỗ cửa. Trước mặt nó là một người thầy đứng tuổi. Đã có những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt và những sợi tóc bạc phơ như ông tiên trong truyện cổ tích. Nó nhìn khắp lượt, một người thầy giản dị trong bộ áo sơ mi đã sờn vai, chiếc quần tây hơi thụng với kẹp hồ sơ cắp bên hông.
Nó lí nhí:
- Con chào thầy ạ!
- Chào con.- Thầy cười.
Sau màn chào hỏi, nó được biết thầy tên Toàn là giáo viên đã nghỉ hưu của trường THPT Phan Bội Châu. Nghe bố nó nói, trường ấy ngày xưa cũng là một trong những trường điểm của tỉnh. Vì thế, nó cũng rất muốn biết thầy sẽ dạy nó bằng cách nào.
Vừa soạn vở ra chuẩn bị học, nó đã nghe tiếng nhóc em chí choé trên lầu:
- Chị hai đâu? Xem ti vi mà không chịu tắt, để đó nãy giờ, em về em méc ba mẹ cho coi.
Nó vội xin phép thầy lên tắt ti vi, không quên tặng nhóc em cái cốc thật đau về tội lắm mồm.
- Con xem gì thế?
- Dạ, Tom và Jerry ạ. Khi nãy xuống tiếp thầy nên quên tắt ti vi.- Nó gãi đầu thanh minh.
- Ừ, mấy đứa cháu nhà thầy cũng thích xem phim hoạt hình đó lắm. Nhưng con biết vì sao mà nó lại được nhiều trẻ em yêu thích không?
- Vì nó vui ạ! Công nghệ lại đẹp, lồng tiếng cũng hay nữa.
- Con nói chỉ đúng một phần thôi. Tom và Jerry đầu tiên đều là những bản thảo kịch bản soạn sẵn. Để thu hút khán giả, đòi hỏi cốt truyện phải linh hoạt, thú vị. Thế nhân vật chính trong phim là những ai nào?
- Chuột Jerry và mèo Tom ạ!- Nó nhanh nhảu.
- Đúng rồi. Đó là hình ảnh của một chú chuột và một chú mèo. Sở dĩ nó được yêu thích vì đề tài mà nhà sản xuất chọn rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Nơi đâu có chuột thì cũng có mèo. Những chú chuột tinh ranh và những chú mèo sức mạnh.
- Vâng, mà trong phim họ lại khéo mang những tính cách của con người vào cho các chú chuột và mèo nữa chứ.
- Ừ, đó là cách viết văn hiệu quả mà thầy muốn dạy cho con hôm nay đấy! Con thử tổng kết lại xem nào!
Nó xem ra rất thích thú với cách vào đề của thầy:
- Khi viết văn cần biết lựa chọn đề tài phù hợp gần gũi với đời sống. Biết thổi hồn cho nhân vật sinh động hơn.
- Đúng rồi! Thế thầy lấy bộ phim hoạt hình Tom và Jerry để giúp con rút ra kết luận là thầy đã làm gì đấy!
- Cho ví dụ ạ!- Nó đã bắt nhịp được với lối dạy khá thoáng của thầy.
Suốt buổi hôm đó, thầy dạy nó cách chọn đề tài. Đề tài là lĩnh vực của cuộc sống mà ta hướng tới để viết. Đề tài của các nhà văn luôn rất mới mẻ, độc đáo, mang đến sự tò mò cho độc giả trong suốt bài văn. Nó được học cách chắt lọc đề tài, lấy những gì gần gũi và dễ viết nhất để chạm đến tấm lòng mọi người, tạo sự đồng cảm, chia sẻ.
Buổi học thứ hai, thầy mang đến nhà nó một trái táo, trông rất hấp dẫn. Thầy đặt lên bàn khi đôi mắt tròn xoe của nó đang mở rất to.
- Hôm nay, trước khi học, thầy muốn con thực hành một điều. Hãy nêu những gì con liên tưởng đến từ trái táo này.
Ái chà! Đề tài thú vị thật!
- Con nghĩ đến ông Niu- tơn ạ! Quả táo rơi nên định luật Vạn vật hấp dẫn ra đời. Hihi...
Nhóc em chen vào:
- Thầy ơi, quả táo giống trái tim con người đấy! Màu đỏ là màu của máu nữa chứ!
- Giống cái biểu tượng của hãng Iphone.- Nó nhanh nhảu.
- Các con giỏi lắm. Đề tài ngày hôm nay thầy dạy cho con sẽ là: Yếu tố liên tưởng, tưởng tượng trong văn học.
Nó bắt đầu học cách liên tưởng từ những gì gần nhất. Nhìn chiếc bàn gỗ đang học, ta liên tưởng đến bao công đoạn miệt mài của những người thợ mộc, quý mến biết bao đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Nhìn bát cơm đầy những hạt cơm trắng nõn, ta biết thương những giọt mồ hôi của các cô bác làm đồng. Nhìn đứa em nhỏ đang trưởng thành, khôn lớn, ta biết yêu tiếng ầu ơ xưa của mẹ. Biết rung cảm, lắng nghe mọi thứ nói gì. Biết nhớ về xa xưa hay liên hệ đến tương lai, hiện tại...
Ngày thứ ba, nó học trong sách phần phân tích các tác phẩm văn, thơ tiêu biểu. Thầy bình văn và nó sẽ viết những điều mà thầy tập trung giảng giải. Nó như hiểu thấu tấm lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung trước cuộc sống Cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó của Bác Hồ. Thương biết bao số phận của chú hổ trong thơ Thế Lữ. Cảm nhận được chất thơ mộc mạc, vẻ đẹp quê hương của Tế Hanh. Giọng văn hùng tráng đầy chất thuyết phục của Trần Quốc Tuấn trong Hịch Tướng Sĩ. Nội dung đầy nhân văn, cao cả về tình yêu giữa con người với con người trong Chiếc lá cuối cùng. Nó dường như sống lại giữa những trang sách mà nó đã được học, nhưng chưa bao giờ hiểu sâu, hiểu kĩ, hiểu hết ý đồ của tác giả như bây giờ.
Buổi học thứ tư nó luyện lại cách làm thơ. Thơ lục bát, thơ năm chữ, bốn chữ, thơ tứ tuyệt, mỗi loại một đặc sắc, một cái hay riêng.
Lần đầu tiên, nó thấy thầy cười tươi như thế khi đọc những dòng thơ mộc mạc mà nó vừa nghĩ ra. Thầy khen nó sử dụng đúng vần điệu và biết đặt tình cảm vào từng câu, từng chữ trong bài. Thầy cũng khuyến khích nó làm thơ lục bát- đặc sản của Việt Nam. Những câu thơ mà mỗi khi ngân lên ta sẽ tự hào biết bao về truyền thống văn thơ của dân tộc.
Ngày thứ năm, nó ôn lại các kiểu cấu trúc câu đã học trong chương trình lớp 8. Học thuộc các phần lý thuyết trong sách, giải các bài tập, vận dụng vào lời ăn tiếng nói hàng ngày. Học cách viết đoạn theo quy định về đề tài, số dòng, số câu. Nắm kĩ lại các vấn đề về phương pháp làm văn, sử dụng câu mở đề, cách đặt đầu đề sao cho thật hay, thật thuyết phục. Hôm nay, thầy không giảng giải nhiều mà chỉ đặt câu hỏi để nó trả lời và chỉ sửa chữa khi cần thiết.
Ngày thứ sáu, nó có một ngày ôn luyện lại các kiến thức đã học. Nghe bố nó nói, thầy phải dọn nhà chuẩn bị chuyển lên tỉnh trên làm việc nên không thể đến dạy nó hôm nay được. Nhưng không sao, những gì nó đã được thầy truyền thụ trong những ngày qua với nó là quá đủ rồi. Nó không thể ngờ rằng từ một con bé rất ghét môn văn, học văn để lấy thành tích, thì tới bây giờ, nó đã có thể nhận ra sức hút lớn lao của bộ môn này. Nó thực sự cảm ơn thầy, người đã mang dòng chảy văn chương trải dài trong tâm hồn nó. Và nó tự nhủ rằng phải thi thật tốt để xứng đáng với sự mong mỏi của thầy và của tất cả mọi người.
Ngày cuối cùng trước khi thi, nó đến nhà thầy. Thầy đang dọn dẹp đồ đạc. Thấy nó đến, thầy rất vui. Nó giúp thầy khiêng các thứ lặt vặt chuyển lên xe. Trước khi đi, thầy trao cho nó một tập giấy với lời nhắn: "Thi tốt nhé con!". Nó vội lật ra xem. Trong đó có rất nhiều đề thi văn các năm cùng lời giải và dặn dò rất kĩ càng. Nhưng điều làm nó ngạc nhiên hơn cả là quyển sách: "NGHỊ LỰC LÀ SỨC MẠNH".
Thầy đã lên xe đi một đoạn rồi. Nó nhìn chằm chằm vào cái tựa đề của sách. A! Nó đã hiểu ra điều cuối cùng thầy muốn nhắn gửi với nó: "Dù có khó khăn gì cũng không được lùi bước, nghị lực sẽ là sức mạnh giúp ta vượt qua chướng ngại của cuộc đời."
Trong phòng thi, nó mỉm cười rạng rỡ với đề văn: "Một kỉ niệm sâu sắc trong đời học trò của em." Nó sẽ viết về người thầy có lối dạy văn rất độc đáo. Người thầy tuyệt vời mà nó từng học qua...
...
Lật lại những trang vở ngày ấy, nó khẽ lau đi những giọt nước mắt. Năm nay nó đã 25 tuổi, là giảng viên của trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội. Đã 11 năm rồi nó chưa có liên lạc gì với thầy, không biết giờ này thầy thế nào, có còn nhớ đến con bé láu cá này hay không. Nó vẫn rất mong một ngày lại được gặp thầy, báo cáo với thầy thành tích nhì văn huyện mà nó đã đạt được ngày ấy. Bây giờ, nó đang tiếp tục đi theo con đường của thầy, mang tình yêu và sức mạnh mãnh liệt của văn chương đến với các em học viên, để các em hiểu rằng: HỌC VĂN LÀ HỌC NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA CUỘC SỐNG.
Mọi người cho nhận xét nhé!
Tặng mọi người câu chuyện ngắn này, đạt giải ba hội trại sáng tác văn thơ tỉnh Quảng Nam năm 2010 đấy ạ!
Văn học và người thầy
...
Hôm nay, cô giáo đến lớp, trao cho nó tập hồ sơ dự thi văn huyện với lời nhắn:
- Thi em nhé!
Nó nghĩ thầm trong bụng: "Lạ quá! Đây là lần đầu tiên cô bảo mình thi văn, mà lại là đại diện cho trường tham gia thi cấp huyện nữa chứ! Có nhầm lẫn gì ở đây không nhỉ??? Mọi hôm cô vẫn hay phê bình những giọng văn khô cứng của mình trước lớp, mình đã bao giờ chịu sửa đâu?"
- Thưa cô, nhưng em không có năng khiếu văn đâu ạ. Cô biết mà.- Nó lí nhí đáp lại.
- Ừ, nhưng cô vẫn muốn em đi thi. Em nên cố gắng tập thả lỏng câu từ và trau chuốt bài văn tốt hơn. Cô tin em sẽ thành công.- Cô cười hiền.
Nó định nói lại với cô, nhưng máu tham danh hiệu đã ngăn nó lại. Nó nhận lời cô.
Tối. Đặt ly nước cam xuống bàn, bố ghé mắt nhìn vào những trang vở mà nó đang học.
- Ái chà! Con gái bố hôm nay siêng thế, học văn cơ đấy! Mọi khi giờ này bố vẫn thấy con cắm đầu vào những quyển sách chằng chịt các chữ số mà?- Bố đùa.
- Làm như con sướng lắm không bằng. Hôm nay cô bảo đi thi văn huyện cho trường nên con mới phải thế này đây.- Nó gằn lại từng tiếng với vẻ mệt mỏi.
- Thế con đã sắp xếp hướng học như thế nào để thi chưa? Ở trường có ai dạy bồi dưỡng không?
- Không ạ, lịch thi đến hơi muộn, nên tụi con đành tự luyện. Mà con cũng chả biết học từ đâu cả. Chắc chỉ nắm lý thuyết mà thi thôi.
- Thế sao được, đã thi là phải cố gắng đạt giải, ai lại buông xuôi như con. Bố có một người thầy dạy văn bố hồi cấp ba. Thầy dạy rất hay, bố sẽ liên hệ với thầy để mai thầy đến dạy cho con.- Bố vỗ vai nó động viên.
- Vâng ạ!- Nó thở dài trong bụng. Không biết trong bảy ngày tới đây, nó sẽ sống với văn học như thế nào?
Sáng. Nó dậy sớm, nhưng không phải để đón thầy đâu nhé! Nó chạy thẳng lên lầu xem phim hoạt hình. Thường thì ba mẹ không cho nó xem ti vi nhiều sợ ảnh hưởng việc học, cả những lúc rãnh nhất, nó cũng bị nhóc em giành ti vi. Nó tự vỗ ngực khen mình vì sáng kiến dậy sớm xem ti vi ấy.
Kính coong! Chuông cửa reo. Tức thật, nó vứt phịch cái điều khiển ti vi xuống ghế rồi chạy ra chỗ cửa. Trước mặt nó là một người thầy đứng tuổi. Đã có những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt và những sợi tóc bạc phơ như ông tiên trong truyện cổ tích. Nó nhìn khắp lượt, một người thầy giản dị trong bộ áo sơ mi đã sờn vai, chiếc quần tây hơi thụng với kẹp hồ sơ cắp bên hông.
Nó lí nhí:
- Con chào thầy ạ!
- Chào con.- Thầy cười.
Sau màn chào hỏi, nó được biết thầy tên Toàn là giáo viên đã nghỉ hưu của trường THPT Phan Bội Châu. Nghe bố nó nói, trường ấy ngày xưa cũng là một trong những trường điểm của tỉnh. Vì thế, nó cũng rất muốn biết thầy sẽ dạy nó bằng cách nào.
Vừa soạn vở ra chuẩn bị học, nó đã nghe tiếng nhóc em chí choé trên lầu:
- Chị hai đâu? Xem ti vi mà không chịu tắt, để đó nãy giờ, em về em méc ba mẹ cho coi.
Nó vội xin phép thầy lên tắt ti vi, không quên tặng nhóc em cái cốc thật đau về tội lắm mồm.
- Con xem gì thế?
- Dạ, Tom và Jerry ạ. Khi nãy xuống tiếp thầy nên quên tắt ti vi.- Nó gãi đầu thanh minh.
- Ừ, mấy đứa cháu nhà thầy cũng thích xem phim hoạt hình đó lắm. Nhưng con biết vì sao mà nó lại được nhiều trẻ em yêu thích không?
- Vì nó vui ạ! Công nghệ lại đẹp, lồng tiếng cũng hay nữa.
- Con nói chỉ đúng một phần thôi. Tom và Jerry đầu tiên đều là những bản thảo kịch bản soạn sẵn. Để thu hút khán giả, đòi hỏi cốt truyện phải linh hoạt, thú vị. Thế nhân vật chính trong phim là những ai nào?
- Chuột Jerry và mèo Tom ạ!- Nó nhanh nhảu.
- Đúng rồi. Đó là hình ảnh của một chú chuột và một chú mèo. Sở dĩ nó được yêu thích vì đề tài mà nhà sản xuất chọn rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Nơi đâu có chuột thì cũng có mèo. Những chú chuột tinh ranh và những chú mèo sức mạnh.
- Vâng, mà trong phim họ lại khéo mang những tính cách của con người vào cho các chú chuột và mèo nữa chứ.
- Ừ, đó là cách viết văn hiệu quả mà thầy muốn dạy cho con hôm nay đấy! Con thử tổng kết lại xem nào!
Nó xem ra rất thích thú với cách vào đề của thầy:
- Khi viết văn cần biết lựa chọn đề tài phù hợp gần gũi với đời sống. Biết thổi hồn cho nhân vật sinh động hơn.
- Đúng rồi! Thế thầy lấy bộ phim hoạt hình Tom và Jerry để giúp con rút ra kết luận là thầy đã làm gì đấy!
- Cho ví dụ ạ!- Nó đã bắt nhịp được với lối dạy khá thoáng của thầy.
Suốt buổi hôm đó, thầy dạy nó cách chọn đề tài. Đề tài là lĩnh vực của cuộc sống mà ta hướng tới để viết. Đề tài của các nhà văn luôn rất mới mẻ, độc đáo, mang đến sự tò mò cho độc giả trong suốt bài văn. Nó được học cách chắt lọc đề tài, lấy những gì gần gũi và dễ viết nhất để chạm đến tấm lòng mọi người, tạo sự đồng cảm, chia sẻ.
Buổi học thứ hai, thầy mang đến nhà nó một trái táo, trông rất hấp dẫn. Thầy đặt lên bàn khi đôi mắt tròn xoe của nó đang mở rất to.
- Hôm nay, trước khi học, thầy muốn con thực hành một điều. Hãy nêu những gì con liên tưởng đến từ trái táo này.
Ái chà! Đề tài thú vị thật!
- Con nghĩ đến ông Niu- tơn ạ! Quả táo rơi nên định luật Vạn vật hấp dẫn ra đời. Hihi...
Nhóc em chen vào:
- Thầy ơi, quả táo giống trái tim con người đấy! Màu đỏ là màu của máu nữa chứ!
- Giống cái biểu tượng của hãng Iphone.- Nó nhanh nhảu.
- Các con giỏi lắm. Đề tài ngày hôm nay thầy dạy cho con sẽ là: Yếu tố liên tưởng, tưởng tượng trong văn học.
Nó bắt đầu học cách liên tưởng từ những gì gần nhất. Nhìn chiếc bàn gỗ đang học, ta liên tưởng đến bao công đoạn miệt mài của những người thợ mộc, quý mến biết bao đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Nhìn bát cơm đầy những hạt cơm trắng nõn, ta biết thương những giọt mồ hôi của các cô bác làm đồng. Nhìn đứa em nhỏ đang trưởng thành, khôn lớn, ta biết yêu tiếng ầu ơ xưa của mẹ. Biết rung cảm, lắng nghe mọi thứ nói gì. Biết nhớ về xa xưa hay liên hệ đến tương lai, hiện tại...
Ngày thứ ba, nó học trong sách phần phân tích các tác phẩm văn, thơ tiêu biểu. Thầy bình văn và nó sẽ viết những điều mà thầy tập trung giảng giải. Nó như hiểu thấu tấm lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung trước cuộc sống Cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó của Bác Hồ. Thương biết bao số phận của chú hổ trong thơ Thế Lữ. Cảm nhận được chất thơ mộc mạc, vẻ đẹp quê hương của Tế Hanh. Giọng văn hùng tráng đầy chất thuyết phục của Trần Quốc Tuấn trong Hịch Tướng Sĩ. Nội dung đầy nhân văn, cao cả về tình yêu giữa con người với con người trong Chiếc lá cuối cùng. Nó dường như sống lại giữa những trang sách mà nó đã được học, nhưng chưa bao giờ hiểu sâu, hiểu kĩ, hiểu hết ý đồ của tác giả như bây giờ.
Buổi học thứ tư nó luyện lại cách làm thơ. Thơ lục bát, thơ năm chữ, bốn chữ, thơ tứ tuyệt, mỗi loại một đặc sắc, một cái hay riêng.
"Có ông thầy giáo già
Thầy như một người cha
Thầy dạy con học chữ
Văn chương của cuộc đời..."
Ngày thứ năm, nó ôn lại các kiểu cấu trúc câu đã học trong chương trình lớp 8. Học thuộc các phần lý thuyết trong sách, giải các bài tập, vận dụng vào lời ăn tiếng nói hàng ngày. Học cách viết đoạn theo quy định về đề tài, số dòng, số câu. Nắm kĩ lại các vấn đề về phương pháp làm văn, sử dụng câu mở đề, cách đặt đầu đề sao cho thật hay, thật thuyết phục. Hôm nay, thầy không giảng giải nhiều mà chỉ đặt câu hỏi để nó trả lời và chỉ sửa chữa khi cần thiết.
Ngày thứ sáu, nó có một ngày ôn luyện lại các kiến thức đã học. Nghe bố nó nói, thầy phải dọn nhà chuẩn bị chuyển lên tỉnh trên làm việc nên không thể đến dạy nó hôm nay được. Nhưng không sao, những gì nó đã được thầy truyền thụ trong những ngày qua với nó là quá đủ rồi. Nó không thể ngờ rằng từ một con bé rất ghét môn văn, học văn để lấy thành tích, thì tới bây giờ, nó đã có thể nhận ra sức hút lớn lao của bộ môn này. Nó thực sự cảm ơn thầy, người đã mang dòng chảy văn chương trải dài trong tâm hồn nó. Và nó tự nhủ rằng phải thi thật tốt để xứng đáng với sự mong mỏi của thầy và của tất cả mọi người.
Ngày cuối cùng trước khi thi, nó đến nhà thầy. Thầy đang dọn dẹp đồ đạc. Thấy nó đến, thầy rất vui. Nó giúp thầy khiêng các thứ lặt vặt chuyển lên xe. Trước khi đi, thầy trao cho nó một tập giấy với lời nhắn: "Thi tốt nhé con!". Nó vội lật ra xem. Trong đó có rất nhiều đề thi văn các năm cùng lời giải và dặn dò rất kĩ càng. Nhưng điều làm nó ngạc nhiên hơn cả là quyển sách: "NGHỊ LỰC LÀ SỨC MẠNH".
Thầy đã lên xe đi một đoạn rồi. Nó nhìn chằm chằm vào cái tựa đề của sách. A! Nó đã hiểu ra điều cuối cùng thầy muốn nhắn gửi với nó: "Dù có khó khăn gì cũng không được lùi bước, nghị lực sẽ là sức mạnh giúp ta vượt qua chướng ngại của cuộc đời."
Trong phòng thi, nó mỉm cười rạng rỡ với đề văn: "Một kỉ niệm sâu sắc trong đời học trò của em." Nó sẽ viết về người thầy có lối dạy văn rất độc đáo. Người thầy tuyệt vời mà nó từng học qua...
...
Lật lại những trang vở ngày ấy, nó khẽ lau đi những giọt nước mắt. Năm nay nó đã 25 tuổi, là giảng viên của trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội. Đã 11 năm rồi nó chưa có liên lạc gì với thầy, không biết giờ này thầy thế nào, có còn nhớ đến con bé láu cá này hay không. Nó vẫn rất mong một ngày lại được gặp thầy, báo cáo với thầy thành tích nhì văn huyện mà nó đã đạt được ngày ấy. Bây giờ, nó đang tiếp tục đi theo con đường của thầy, mang tình yêu và sức mạnh mãnh liệt của văn chương đến với các em học viên, để các em hiểu rằng: HỌC VĂN LÀ HỌC NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA CUỘC SỐNG.
---Hết---
Mọi người cho nhận xét nhé!