Văn học và cuộc sống

missyouloveyou

New member
Xu
44
VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG


Nó vớ lấy quyển “Phía đông vườn địa đàng” - đã nằm trên giá sách rất lâu và bây giờ mới được nó chiếu cố sờ đến. Nó đã đọc ngấu nghiến và việc nó muốn làm ngay sau khi đọc xong là giãi bày những suy nghĩ của nó về tác phẩm này với mọi người. Một tác phẩm của John Steinbeck đoạt giải Nobel năm 1962 - tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông.

“Cuộc sống là cuộc sống, nó không uốn theo ý tốt của chúng ta đâu, đừng lý tưởng hoá. Bởi vì ta lý tưởng hoá cho nên ta liệt người này người khác vào loại xấu. Thực ra họ chỉ là sản phẩm khách quan của cuộc sống. Nếu ta biết nhìn họ một cách thực tế, không định kiến thì ta sẽ thấy họ đều có khả năng chế ngự cái phần xấu ở họ.” - ấy là tư tưởng chủ đạo của cuốn tiểu thuyết.

“Mỗi người trong mỗi thế hệ đều cần được tẩy uế… cho nên cuộc sống yêu cầu mỗi người phải khoan dung, độ lượng với đồng loại của mình. Sự khoan dung độ lượng ấy là cần thiết, là yếu tố quyết định để mỗi người có thể vượt qua thử thách và hoàn thiện mình.”

Nhà văn bày tỏ một quan niệm sống rất nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo không phải trên lý thuyết xa vời, đẹp thì có đẹp nhưng vô ích vì không thể vươn tới được, mà một chủ nghĩa nhân đạo thực tiễn, nói là thực dụng cũng được, phù hợp với kích thước, hoàn cảnh của con người.

Phía đông vườn địa đàng - đấy là cuốn truyện về con người. Nhân vật trung tâm mang cái tên Adam, con người đầu tiên của nhân loại. Với nó nhà văn muốn đặt cơ sở cho một chủ nghĩa nhân đạo hữu hiệu. Steinbeck khẳng định niềm tin vào con người, vào cuộc sống, nhưng không phải một niềm tin lý tưởng hoá. Niềm tin ấy phải là cái cây đứng chắc, bắt rễ sâu vào miếng đất thực tế có cả đất màu mỡ lẫn sỏi đá, biết tránh sỏi đá, hút màu mỡ mà sinh trái ngọt.

Hãy giữ nụ cười. Cuộc sống là cuộc sống. Nó là thế. Vậy thì nhăn nhó cau có cũng chẳng thay đổi được gì. Tốt hơn là hãy giữ lấy nụ cười. Đó là chủ nghĩa thực dụng. Nó không phải dở, hay là khác. John Steinbeck đã chọn 2 nhân vật để thuyết minh cho tư tưởng của ông. Hai con người bình thường. Dường như John Steinbeck gửi gắm một ý nghĩ vào trong sự lựa chọn của mình : một người đơn giản hồn nhiên kiểu trẻ thơ và một người đã được thừa kế, một gia tài khôn ngoan của một nền văn hoá lâu đời vào bậc nhất trên hành tinh này. Hai người gặp nhau thống nhất với nhau trong một quan niệm : chỉ có thực tiễn là chân lý.

Cuốn tiểu thuyết này chứa đựng những bi kịch về tình vợ chồng, mẹ con, anh em và tình yêu tuổi trẻ, Thiện và Ác, Tình yêu và Dục vọng, Sự sống và Cái chết.

“… Nỗi kinh hoàng lớn lao nhất của một đứa trẻ là không được thương yêu. Sự ruồng bỏ là điều mà nó sợ hãi nhất. Tôi tin rằng mọi người trên thế gian này không nhiều thì ít, đều không thích bị ruồng bỏ. Khi bị ruồng bỏ, người ta dễ sinh ra giận dữ, từ sự giận dữ đi đến tội ác để trả thù vì bị ruồng bỏ không xa mấy nữa. Đó là tất cả nguyên nhân những vụ phạm pháp của loài người. Một đứa trẻ, khi bị từ chối tình yêu mà nó khao khát, nó có thể trút hờn tủi bực tức vào cú đá một con mèo đến tắt thở rồi che dấu tội ác của mình hoặc làm những việc rồ dại khác như ăn cắp tiền để tiêu xài cho thoả thê.
Để trả thù, người ta dễ phạm từ tội ác này đến tội ác khác. Loài người chỉ là một thứ động vật dễ phạm tội. Theo tôi nghĩ, chuyện cổ tích xưa và kinh khủng này rất quan trọng, bởi vì nó tiêu biểu cho tâm hồn của con người, những tâm hồn bị ruồng bỏ, bí mật hay phạm tội…”

Một cuốn tiểu thuyết đầy tính nhân văn mà nó đã được đọc





Sưu tầm
 
Đáng buồn là vị trí của nhà văn và vai trò của xã hội của văn học ngày càng mờ nhạt. Trước đây mỗi tác phẩm văn học ra đời đều gây được sự chú ý của xã hội, mọi người tìm đọc không chỉ trong giới văn hoá, nhà trường, mà cả giới chính trị và toàn xã hội.

Có cuốn sách còn được trao đổi hội thảo trong các câu lạc bộ học sinh, sinh viên, có cuốn sách còn được đưa ra học tập, có thể tự giác hoặc bắt buộc tuỳ theo ý nghĩa xã hội của nó. Tất nhiên đôi khi cũng có ngộ nhận vai trò của văn học còn bây giờ điều đó không bao giờ xảy ra. Nhà văn cũng mong tác phẩm được tiếp nhận tự giác. Đáng tiếc văn hoá đọc không được khuyến khích kể cả những người cần đọc. Bao nhiêu điều nhà văn tâm huyết dự báo, báo động bị thờ ơ lãng quên, nguyên nhân chính không phải ở phía văn học mà chủ yếu là do khách quan.

Môi trường văn hoá đã khuyến khích văn học, thậm chí còn lái văn học theo chiều hướng thương mại, hướng thời thượng thiên về giải trí, biến chính truyện thành truyện vui, chính kịch thành hài kịch. Những tác phẩm có tư cách văn hoá, giáo dục làm người có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống tha hoá hiện nay không được phổ biển rộng rãi. Ngược lại những sản phẩm thứ cấp, bán văn hoá lại được truyền bá rộng rãi bởi tính phổ cập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sản phẩm bán văn hoá, phi văn hoá, thậm chí phản văn hoá đã hạ thấp thẩm mỹ, tầm thường tư tưởng đối lập với văn hoá, đẩy lùi tiến trình văn minh tinh thần của con người. Văn học lui xuống hàng thứ yếu sau các nghệ thuật trên phương tiện truyền thông. Văn hoá của toàn dân là văn hoá truyền hình, văn hoá nghe nhìn. Công chúng quan tâm đến truyền hình là vì những điều kiện thuận tiện của nó, không bắt người ta phải động não, phải cùng suy nghĩ sáng tạo, không hạn chế thời gian không gian điều kiện thưởng thức. Văn học bị lép vế, ít độc giả, khả năng phổ biến hẹp. Nếu muốn tồn tại trên thị trường, văn học bắt buộc phải chiều nịnh thị hiếu thời thượng, xa rời dần những vấn đề bức xúc của cuộc sống đi vào cá nhân riêng tư, như thế càng ngày lại càng xa rời vị trí xã hội của mình.........


Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top