Văn học Trung Quốc lép vế trước làn sóng phương Tây

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Văn học Trung Quốc lép vế trước làn sóng phương Tây

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc lo ngại nền văn học nước này đang đánh mất thị trường vào tay các tên tuổi nước ngoài như J.K. Rowling hay Stephenie Meyer. Đồng thời, thu nhập của các nhà văn Trung Quốc chưa xứng đáng với tài năng của họ.

Theo China Daily, nhà nghiên cứu Ngô Hoài Nghiêu (Wu Huaiyao), người sáng lập danh sách 25 nhà văn giàu nhất Trung Quốc, cũng bị nhiều nhà phê bình chỉ trích vì đánh đồng giá trị thương mại với giá trị văn chương của các nhà văn. Tuy nhiên, ông bảo vệ chính kiến của mình: “Tôi chỉ dùng giá trị thương mại để nói lên sức hút của các nhà văn đương đại”. Ông nhận xét, trong năm nay, các nhà văn, đặc biệt là những người sáng tác các tác phẩm văn học chính thống, phải đương đầu với các cây bút nổi tiếng của nước ngoài để giành chỗ đứng trong lòng độc giả và trên các kệ sách.


Kể từ năm 2006, kết quả nghiên cứu của ông Ngô đã khiến đời sống văn học Trung Quốc thêm sôi động. Các nhà văn, những người ít khi là đề tài nóng hổi của báo chí, cũng được chú ý hơn.

harry_potter.jpg


Cậu bé phù thủy Harry Potter chiếm lĩnh thị trường văn học Trung Quốc. Ảnh: China Daily.

Năm nay cũng là lần đầu tiên ông Ngô công bố kết quả thống kê danh sách 25 nhà văn nước ngoài có sách bán chạy nhất ở Trung Quốc 2010. Không ngạc nhiên là số tiền các nhà văn này kiếm được nhiều hơn thậm chí gấp mấy lần các nhà văn gốc Hoa. Dương Hồng Anh (Yang Hongying), nhà văn giàu nhất Trung Quốc năm nay kiếm được 25 triệu NDT (73 tỷ đồng), trong khi J.K. Rowling, tác giả Harry Potter, về nhất trong top các nhà văn nước ngoài với 95,5 triệu NDT (280 tỷ đồng).

Ông Ngô đã tiến hành nghiên cứu các cửa hàng sách ở Trung Quốc và nhận thấy những cuốn sách được bày bán ở những vị trí thuận tiện, bắt mắt thường là các tác phẩm nước ngoài, chẳng hạn như Harry Potter của nhà văn Anh J.K. Rowling hay Twilight của nhà văn Mỹ Stephenie Meyer.

Ông Ngô Hoài Nghiêu cho biết văn học Trung Quốc cũng không được ưa chuộng lắm tại các thị trường nước ngoài. “Đây là một hồi chuông báo động”, ông Wu nói, “Nhiều người quả thực không nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề”.

Ông giải thích, các nhà văn nước ngoài dễ dàng thành công tại thị trường Trung Quốc vì tác phẩm của họ được các nhà xuất bản đặt mục tiêu chinh phục thị trường quốc tế ngay từ đầu, nghệ thuật tiếp thị cũng đạt đến trình độ “bậc thầy”. Khi công bố top 25 nhà văn giàu có mỗi năm, ông Ngô cũng đăng kèm bài phỏng vấn và khảo sát các nhà văn và nhà xuất bản thành công cốt để công chúng tìm hiểu các bí quyết của họ. “Mặc dù vậy, các bài viết này thường bị bỏ qua”, ông nói.

Ngô Hoài Nghiêu hay những nhà phê bình Wang Xiao Shan và Zhang Yi Wu đều nghĩ khoản tiền các nhà văn kiếm được không xứng đáng với tài năng và công sức của họ. “Danh sách này cho thấy ngay cả những nhà văn giàu nhất cũng không là gì khi so sánh với các nhà đầu tư bất động sản. Các nhà văn tài năng xứng đáng được tôn trọng hơn nữa”, ông Wang nói với tạp chí Life Style.

tam_quoc_dien_nghia.jpg


Theo các nhà nghiên cứu, tại các thị trường nước ngoài, văn học Trung Quốc đương đại không được ưa chuộng bằng các tác phẩm cổ điển như Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Trong số các doanh nhân bất động sản ở đại lục, người giàu nhất là bà Wu Yajun với 4,7 tỷ NDT (13.700 tỷ đồng) kiếm được trong năm 2010. Bà này đứng thứ 8 trong danh sách 400 người giàu nhất Trung Quốc năm nay của tạp chí Forbes. Điều này làm cho con số 25 triệu NDT (73 tỷ đồng) của Dương Hồng Anh thật như “kiến so với voi”.

Ngô Hoài Nghiêu tin rằng các nhà văn xứng đáng kiếm được nhiều tiền hơn thế, và bảng tổng kết thường niên của ông được lập ra chính vì mục tiêu này. “Người ta thường nói nhà văn ở Trung Quốc kiếm không đủ sống”.

Ông khẳng định, phản ứng của công luận với danh sách của ông ngày càng tích cực, kể cả các nhà văn, những người thường ngại ngần khi nói về tình trạng tài chính của mình, cũng đã trở nên dạn dĩ hơn. Nhiều người còn tìm đến Ngô Hoài Nghiêu khiếu nại vì ông thống kê thiếu số tiền mà họ kiếm được.


Theo Evan


 
theo mình,ko phải cứ sách nào bán chạy,là sách đó hay,có giá trị,tác giả của nó suất sắc! có thể đó chỉ là 1 trào lưu nhất thời,giá trị của những tác phẩm phải đc thời gian chứng minh,dù trong giai đoạn nào,nó cũng mang 1 giá trị,có 1 vị trí nhất định,qua đó mới khẳng định tài năng của người cầm bút,ko lên mang giá trị tài chính ra đo giá trị tác phẩm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top