Thapbut1005
New member
- Xu
- 0
TT - Nhiều người giật mình nghe thầy giáo Nguyễn Quốc Văn phát biểu: trong chương trình văn học lớp 6-12, hình tượng thầy giáo chỉ được đưa vào bốn truyện ngắn, ở các lớp 6 và 8.
Bốn truyện đó là: Buổi học cuối cùng của Alphonse Daudet (lớp 6), Tôi đi học của Thanh Tịnh, Lão Hạc của Nam Cao và Người thầy đầu tiên của Aimatov (lớp 8).
Trong số đó, hình tượng người thầy ở truyện Tôi đi học và Lão Hạc thật sự mờ nhạt, mờ nhạt đến mức là khi học lớp 8, thầy giáo của tôi chưa bao giờ giảng rằng truyện Lão Hạc là một truyện viết về đề tài thầy giáo cả.
Còn với Người thầy đầu tiên, một truyện rất xúc động về người thầy, thì hiện nay học sinh chỉ được học một đoạn trích (trích đoạn có tên "Hai cây phong" - đây là đoạn văn dùng để minh họa cho bài văn dạy cách tả cảnh mà học sinh đang học).
Chỉ có Buổi học cuối cùng được dạy cho học sinh VN tương đối trọn vẹn: bối cảnh chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 - 1871, với nội dung là tình yêu ngôn ngữ mẹ đẻ. Nhiều giáo viên nhận định đây là truyện ngắn viết về hình tượng người thầy hay nhất trong chương trình văn học phổ thông từ trước tới nay.
Tác phẩm về hình tượng người thầy hay nhất trong sách giáo khoa của chúng ta là một truyện ngắn nước ngoài, lại cách nay hơn một thế kỷ, trong khi hình tượng người thầy trong văn học VN còn rất mờ nhạt, liệu các thầy cô, các học sinh, những người yêu văn học VN có trăn trở gì không?
Thông tin từ cuộc thi viết truyện ngắn về đề tài nhà giáo do Bộ Giáo dục - đào tạo cùng Hội Nhà văn VN phối hợp tổ chức ghi nhận có đến 40% tác giả dự thi là những giáo viên. Lực lượng nhà văn VN xuất thân từ nhà giáo lâu nay cũng không ít. Thế mà...
Theo tạp chí Thế Giới Mới - nơi đăng tải các truyện dự thi và các bài bình luận hơn một năm nay, có nhiều bạn đọc gửi thư đề nghị Bộ GD-ĐT nên thành lập một giải thưởng văn học dành cho các nhà văn - nhà giáo có sáng tác xuất sắc hằng năm.
Chúng ta đã có những trang văn thành công khi khắc họa hình tượng nhân vật từ thanh niên công - nông đến người lính, từ chị lao công, anh chăn bò đến chú giao liên, anh cán bộ, từ người dân vùng cao đến người dân đồng bằng, thành thị...
Tất cả đã đi vào văn học, đi vào trái tim của nhiều thế hệ học sinh, đã trở thành nguồn cảm hứng của rất nhiều trang văn của các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; tất cả cũng đã đi vào những tập sách bình giảng văn học của giáo dục phổ thông...
Nhưng trong số đó chưa có hình tượng người thầy giáo!
Có bao giờ, có ai đặt câu hỏi vì sao không?
Rốt cuộc, nền văn học của một đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo, có bề dày văn hiến tính bằng nghìn năm không chỉ là làm sao để bảy năm trung học của chương trình giáo dục phải có nhiều hơn bốn truyện ngắn về đề tài người thầy được giảng dạy hay ngành giáo dục có giải thưởng văn học xứng đáng, mà chính là trả lời câu hỏi: Hình tượng người thầy giáo đang ở đâu trong ký ức học trò, thông qua các tác phẩm văn học?.
Bốn truyện đó là: Buổi học cuối cùng của Alphonse Daudet (lớp 6), Tôi đi học của Thanh Tịnh, Lão Hạc của Nam Cao và Người thầy đầu tiên của Aimatov (lớp 8).
Trong số đó, hình tượng người thầy ở truyện Tôi đi học và Lão Hạc thật sự mờ nhạt, mờ nhạt đến mức là khi học lớp 8, thầy giáo của tôi chưa bao giờ giảng rằng truyện Lão Hạc là một truyện viết về đề tài thầy giáo cả.
Còn với Người thầy đầu tiên, một truyện rất xúc động về người thầy, thì hiện nay học sinh chỉ được học một đoạn trích (trích đoạn có tên "Hai cây phong" - đây là đoạn văn dùng để minh họa cho bài văn dạy cách tả cảnh mà học sinh đang học).
Chỉ có Buổi học cuối cùng được dạy cho học sinh VN tương đối trọn vẹn: bối cảnh chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 - 1871, với nội dung là tình yêu ngôn ngữ mẹ đẻ. Nhiều giáo viên nhận định đây là truyện ngắn viết về hình tượng người thầy hay nhất trong chương trình văn học phổ thông từ trước tới nay.
Tác phẩm về hình tượng người thầy hay nhất trong sách giáo khoa của chúng ta là một truyện ngắn nước ngoài, lại cách nay hơn một thế kỷ, trong khi hình tượng người thầy trong văn học VN còn rất mờ nhạt, liệu các thầy cô, các học sinh, những người yêu văn học VN có trăn trở gì không?
Thông tin từ cuộc thi viết truyện ngắn về đề tài nhà giáo do Bộ Giáo dục - đào tạo cùng Hội Nhà văn VN phối hợp tổ chức ghi nhận có đến 40% tác giả dự thi là những giáo viên. Lực lượng nhà văn VN xuất thân từ nhà giáo lâu nay cũng không ít. Thế mà...
Theo tạp chí Thế Giới Mới - nơi đăng tải các truyện dự thi và các bài bình luận hơn một năm nay, có nhiều bạn đọc gửi thư đề nghị Bộ GD-ĐT nên thành lập một giải thưởng văn học dành cho các nhà văn - nhà giáo có sáng tác xuất sắc hằng năm.
Chúng ta đã có những trang văn thành công khi khắc họa hình tượng nhân vật từ thanh niên công - nông đến người lính, từ chị lao công, anh chăn bò đến chú giao liên, anh cán bộ, từ người dân vùng cao đến người dân đồng bằng, thành thị...
Tất cả đã đi vào văn học, đi vào trái tim của nhiều thế hệ học sinh, đã trở thành nguồn cảm hứng của rất nhiều trang văn của các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; tất cả cũng đã đi vào những tập sách bình giảng văn học của giáo dục phổ thông...
Nhưng trong số đó chưa có hình tượng người thầy giáo!
Có bao giờ, có ai đặt câu hỏi vì sao không?
Rốt cuộc, nền văn học của một đất nước có truyền thống tôn sư trọng đạo, có bề dày văn hiến tính bằng nghìn năm không chỉ là làm sao để bảy năm trung học của chương trình giáo dục phải có nhiều hơn bốn truyện ngắn về đề tài người thầy được giảng dạy hay ngành giáo dục có giải thưởng văn học xứng đáng, mà chính là trả lời câu hỏi: Hình tượng người thầy giáo đang ở đâu trong ký ức học trò, thông qua các tác phẩm văn học?.