• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Văn học Phục hưng châu Âu

Bút Nghiên

Smod Trùm ^^
VĂN HỌC PHỤC HƯNG CHÂU ÂU

I. KÍCH THƯỚC THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG

Thời đại Phục Hưng là một thời đại khổng lồ. Cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng do giai cấp tư sản lãnh đạo đã đưa đến thắng lợi rực rỡ đánh dấu bước nhảy vọt của tư tưởng con người trong quá trình tự giải phóng. Aêng-ghen đã đánh giá: Ðó là cuộc cách mạng vĩ đại nhất mà nhân loại chưa từng thấy. Thời đại cần đến những con người khổng lồ đã đẻ ra những con người khổng lồ. Khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình, về tính chất khổng lồ, về tài năng mọi mặt và về sự hiểu biết sâu rộng.

Trong lĩnh vực nghệ thuật đã xuất hiện nhiều tài năng lớn:

Nước Ý: Dante, Leonardo da Vinci, Michel Angelo.
Nước Pháp: Rabelais, Ronsard, Montaigne.
Nước Ðức: Rốtxlanh, Huýt ten
Nước Tây Ban Nha: Cervantès, Lope de Vegas.
Nước Anh: Shakespeare, Christophe Marlowe

II.Ý NGHĨA THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG:

Thế kỷ XV, XVI là một thời đại mới ở Tây Aâu. Tây phương kinh ngạc trước những di sản văn hóa Hy la huy hoàng được truyền lại mà họ được biết qua những quyển sách chép tay của các nhà văn Hy Lạp sống ở Constantinople di cư tới khi kinh thành này bị Thổ Nhĩ Kỳ đánh chiếm và năm 1453.

Con người thời Phục Hưng bừng tỉnh dậy, coi thời Trung Cổ như bị chết. Giờ đây con người thời Phục Hưng muốn làm sống lại những tinh hoa của nền văn hóa Hy Lạp xưa. Nền văn học ra đời trước khi có đạo Gia Tô và chưa hề bị thần học, kinh viện học, đạo đức phong kiến ức chế. Nền văn học đó lấy con người và cuộc đời làm trung tâm, xây dựng cuộc sống mới vượt qua thời đại Trung Cổ. Vì vậy thời đại Phục Hưng chính là khám phá mới về vũ trụ và con người.

Ðó là một phong trào văn hóa và trí thức, khơi nguồn ở Ý, qua Pháp, Ðức, Tây Ban Nha và sau cùng mới tới nước Anh. Ở mỗi xứ sở nó tác động mỗi khác và có ảnh hưởng cụ thể trong từng địa hạt như hội họa và văn chương ở Ý, giáo dục và thi ca ở Pháp, tôn giáo và tư tưởng thần học ở Ðức, thi ca và kịch bản ở Anh.

Từ ngữ Renaissance còn bao hàm ý nghĩa: Sự tái sinh của lòng say mê nền văn chương Hy La. Sử gia người Pháp Jules Michelet là người đặt ra từ này. Ông định nghĩa nó là: Sự khám phá mới về thế giới và con người. Xa hơn nữa nó hàm nghĩa một sự bừng tỉnh của tinh thần cá nhân và tinh thần hiện thế duy tục (Secularism) để phản ứng lại lối sống gò bó và tù túng về phương diện tinh thần của thời Trung Cổ.

III. NGUỒN GỐC PHÁT SINH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Về kinh tế chính trị thời Phục Hưng là giai đoạn quá độ từ chế độ Phong Kiến sang chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa. Từ thế kỉ thứ XIV, xứ Florence miền bắc nước Ý đã trở thành trung tâm văn hóa kinh tế phát triển nhất châu Aâu thời bấy giờ.

Phong trào chống Phong Kiến và cải cách tôn giáo:Phong trào chống Phong Kiến do giai cấp tư sản lãnh đạo xen kẻ phong trào chống Phong Kiến của nhân dân nổ ra liên tiếp. Các phong trào này chống đạo Cơ Ðốc, Giáo Hội đã đưa đến những cuộc cải cách mạnh mẽ nhất với Luther (1483-1546) và Calvin (1509-1564). Ngọn lử cải cách tôn giáo lan nhanh qua Thụy Sỹ, Hà lan, Anh

Những cuộc thám hiểm của Polo, Drake, Christophe Colomb, Magellan…. Ðã mở rộng một chân trời mới lớn rộng, gợi những khát khao hiểu biết.mặt khác, đời sống tiện nghi của người Hồi giáo ở vùng Trung cận Ðông đã cho họ thấy hình ảnh của một nếp sống đầy quyến rũ. Trong chiều hướng đó, trung tâm văn minh thế giới không còn là Ðịa Trung Hải nữa. Những bản đồ thế giới của Ptolémé được dùng làm tiêu chuẩn cho bao nhiêu thế hệ trước đây nay đã lỗi thời.

Ðây cũng là thời kỳ của những khám phá khoa học: Y học, Toán học, Vật lý. Thiên văn, Ðịa lý. Thuyết vạn vật hấp dẫn của Newton, khám phá của Galiléo và Copernic về tinh tú, tinh hệ đã làm đảo lộn hết mọi học thuyết của nhà thờ. Các nhà y học, giải phẩu học chứng minh rằng con người cũng chỉ là một sinh vật, sản phẩm của tự nhiên, chống lại thuyết siêu hình thần bí của nhà thờ. Tất cả làm thay đổi quan niệm Trung Cổ về địa vị con người trong vũ trụ.

Về kỹ thuật, việc phát minh ra máy in đã đưa thời Phục Hưng vào một quĩ đạo mới. Johan Guttenberg (1400-1468) vẫn được coi là cha đẻ của máy in. Phát minh này đã góp phần gián tiếp làm gia tăng số lượng những người trí thức trong xã hội.Từ đó nảy sinh nhu cầu hiểu biết và khám phá… Ðiều đó cũng góp phần nuôi dưỡng tinh thần bác học.

Người Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào thành Constantinople đã lãm nhìu học giả Hy Lạp chạy trốn sang Ý ở các tỉnh Florence, Padua, Verona.. và nơi đây họ bắt đầu gây dựng một nền học hỏi mới, gieo rắc tinh thần nhiệt tình tìm hiểu văn học cổ Hy Lạp. Những nhà văn Ý đầu tiên tiếp tay cho việc gieo trồng hạt giống nhân bản là Petrarch (1304-1374) và Boccaccio (1313-1375 ).

IV. TƯ TƯỞNG TRUNG TÂM CỦA THỜI ĐẠI PHỤC HƯNG

CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN ( HUMANISM)


Ðịnh nghĩa: Theo Vônghin, chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những quan điểm đạo đức, chính trị bắt nguồn không phải từ cái gì siêu nhiên kỳ ảo, từ những nguyên lý ngoài cuộc sống của nhân loại mà chính từ con người tồn tại thực tế trên trái đất, với những nhu cầu, những khả năng trần thế và hiện thực của nó. Những nhu cầu, những khả năng ấy đòi hỏi phải được phát triển đầy đủ, phải được thỏa mãn.

Thuật ngữ Humanism trong tiếng Anh xuất phát từ tiếng La tinh Literare Humaniores có nghĩa là sự nghiên cứu nhân văn. Ban đầu từ này dùng để ám chỉ lòng say mê nghiên cứu văn học cổ Hy La.

Khoảng thế kỷ XVI, thi sĩ Petrarch và Boccaccio trong văn học Ý đã có tinh thần này. Cho đến nay những bài thơ tình của Petrarch gởi Laura vẫn giữ một địa vị cao trong thi ca về tình yêu lý tưởng. Hai ông còn là sứ giả của những nguồn tri thức mới. Thoát ly khỏi tinh thần triết học kinh viện khô khan, hai ông đã đào sâu nền văn minh Ý, nghiên cứu nhiều bản thảo La ngữ cổ, viết tiểu sử của các nhà văn xưa, và viết nhiều thư cho hai thi hào Homère và Virgile như là họ vẫn còn sống.

Nhờ có máy in, các tác phẩm của các nhà văn xưa như Socrate, Platon, Aristote, thơ ca của Homère, Virgile.. thi nhau xuất hiện.

Khi đã đến một trình độ trưởng thành nhất định, tinh thần nhân bản mang ý nghĩa chống lại tinh thần khổ hạnh, chế dục của nhà thờ thời Trung Cổ, làm cho con người có một nhân sinh quan thảm đạm và đen tối về cuộc đời đầy đau khổ. Con người thời phục Hưng bắt đầu tiếp nhận thế giới này trong một ý nghĩa lạc quan hơn, và không còn quan tâm nhiều đến Thượng đế hay thế giới bên kia. Con người thời Phục hưng cũng khám phára trần gian là một thưc tế đáng sống. Con người có quyền được hưởng những niềm vui, khoái lạc, hạnh phúc và tình yêu ở bên này của nấm mồ.

Trong thời Trung Cổ, con người hoàn toàn bị mất hết giá trị trong quan niệm của nhà thờ: Con người là tội lỗi, trần gian là chốn đau khổ, muốn cứu chuộc tội lỗi con người phải hy sinh phần xác để cứu lấy phần hồn. Còn văn học Phục Hưng, theo F.M.Hulme viết: Truyện của thời Phục Hưng là truyện về sự sống lại của con người trong khoa học, trong phát minh, khám phá, nghệ thuật, văn chương, tôn giáo.Lý do sâu xa cơ bản của văn nghệ Phục Hưng là sự sống lại của giá trị con người. Thật vậy, nền văn học Phục Hưng chú trọng đề cao những con người toàn diện, ham học hỏi, khéo léo và thành công trong nhiều địa hạt. Ðó là hình bóng người quân tử của Castiglione hay chính là Léonardo da Vinci tài hoa muôn mặt.
Tóm lại, nội dung của chủ nghĩa nhân văn bao gồm 2 vấn đề:

Tấm lòng trân trọng đối với con người: Con người là kích thước, mẫu mực đo lường vạn vật. Con người đáng được tin yêu, như Hamlet đã nói: Kỳ diệu thay là con người, nó cao quý làm sao về mặt lý trí, nó vô tận làm sao về mặt năng khiếu, về hình dong và dáng điệu, nó mới giàu ý nghĩa và đáng chiêm ngưỡng biết bao. Về hành động nó như thiên thần, về nhận thức nó khác nào Thượng đế. Thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài.

Trần gian là thực tế đáng sống: Phải trả lại cho đời sống tất cả những thú vị của cuộc sống về tất cả mọi phương diện (Anghen). Con người phải sống lạc quan, yêu đời và có quyền hưởng mọi thú vui vật chất lẫn tinh thần.

1. Những công việc của chủ nghĩa nhân văn:

Tìm hiểu và nghiên cứu những tài liệu chính thống, nguyên tác của những tác phẩm Hy Lạp cổ đại để tự mình khám phá. Poggio, một nhà văn Ý (1380-1459) đã thu thập gần hết các tác phẩm của Cicéron, Lucrète và của những tác giả khác. Phong trào học tiếng Hy Lạp, Hébreux lan rộng để nắm vững linh hồn cổ đại qua tác phẩm. Từ đó các nhà nhân văn khám phá ra rằng bọn kinh viện học, thần học, nhà thờ đã lợi dụng, xuyên tạc nền văn học Hy Lạp cổ. Leonardo da Vinci phẫn nộ gọi giáo hội là Cửa hàng lừa bịp, bọn thầy tu, giáo sỹ là Những kẻ giả nhân giả nghĩa và bọn kinh viện học là Những kẻ lòng lang dạ sói trong khoa học. Erasme, nhà nhân văn học người Hà lan gọi thần học là Vũng bùn hôi thối cần phải xa lánh.

Chủ nghĩa nhân văn đả phá những tín điều của tôn giáo và nhà thờ, kêu gọi giải phóng con người ra khỏi những ảnh hưởng của tôn giáo, láy triết lý tự nhiên để chống lại những kìm hảm gò bó tinh thần, tình cảm và cuộc sống của con người, xác định những giá trị của con người và quyền tự do tư tưởng. Những kiệt tác của Léonardo da Vinci, Michel Angelo tràn trề tình yêu người. Boccaccio say sưa ca ngợi những thú vui trần gian, kể cả nhục dục. Ronsard kêu gọi hãy tận hưởng tuổi thanh xuân. Rabelais khuyên hãy uống cạn nguồn vui cuộc sống và mọi tri thức khoa học. Tiếng cười bốc cao, tỏa rộng biểu lộ lòng ham sống, yêu đời trong hài kịch Shakespeare.

Chủ nghĩa nhân văn còn là sự hoài nghi trước những tiêu chuẩn, mẫu mực được quy định từ trước, tới chỗ cắt đứt những ràng buộc nặng nề cũ. Galiléo trước toà án giáo hội tuy phải tuyên bố từ bỏ những khám phá của mình, vẫn xác định: Eppur si muove (Tuy vậy nhưng mà nó vẫn quay). Sự hoài nghi đánh dấu thức tỉnh mạnh mẽ của nhân loại.

Montaigne bảo rằng phải đặt câu hỏi trước tất cả những gì do kinh viện học và thần học đưa ra. Chủ nghĩa hoài nghi của Montaigne là cơ sở của suy tư độc lập, sáng tạo cá nhân.

Các nhà nhân văn chủ nghĩa còn gắn mình vào vận mệnh dân tộc. Từ Dante, Rabelais đến Cervantès, Shakespeare đều sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc mình. Họ làm cho kho tàng ngôn ngữ dân tộc thêm phong phú. Sáng tác bằng ngôn ngữ dân tộc còn là niềm tự hào của họ.
Tóm lại, chủ nghĩa nhân văn từ khi ra đời tuy không ngừng bị nhà thờ và giáo hội phong kiến chống phá nhưng nó đã bám rễ sâu, không gì ngăn cản nỗi trong lòng quần chúng. Chủ nghĩa nhân văn đã đánh dấu một bước tiến đáng kể trong lịch sử tư tưởng nhân loại.

2. Văn học Phục Hưng ở một số nước phương Tây:

a.Văn học Phục Hưng Ý:

DANTE ALIGHIERIE
(1265-1321)


Thi sỹ nổi tiếng cuối thời Trung cổ mà Anghen đã từng giới thiệu: Buổi hoàng hôn của Trung cổ phong kiến và buổi bình minh của Tư bản hiện nay được đánh dấu bằng một nhân vật vô cùng vĩ đại: Dante, người nước Ýù, vừa là nhà thơ cuối cùng của thời Trung cổ, vừa là nhà thơ đầu tiên của thời hiện đại.

Dante sinh ra ở nước cộng hòa Florence trong một gia đình dòng dõi quý tộc. Cha ông là một Ðảng viên Guelf chủ trương thống nhất nước Ý dưới ngọn cờ của giáo hoàng (đối lập với Ðảng viên Ghibellin dựa vào thế lực hoàng đế Ðức). Ông say mê thơ ca từ nhỏ, đặc biệt yêu thích Virgil.

Có phải người là Virgil đó không?
Nguồn nước chảy thành sông thơ vĩ đại.

Ôâi danh dự hào quang của muôn nghìn thi sĩ

Thật bỏ công tôi
Thiết tha nghiền ngẫm thơ người

Năm 15 tuổi Dante đã bắt đầu làm thơ trữ tình. Năm 18 tuổi ông gặp lại một người thiếu nữ là Béatrice mà ông đã để ý trong lần gặp đầu tiên trước đó 9 năm. Beatrice lấy chồng rồi chết để lại cho nhà thơ một niềm luyến nhớ. Sau đó Dante dốc lòng nghiên cứu triết học thần học và thiên văn. Trong thời gian này ông sáng tác Cuộc đời mới.

Ông bước vào hoạt động chính trị từ sớm. Ông là người của phe Guelf chống đối quyết liệt phe Ghibellin. Từ khi phe Guelf thắng thế nội bộ tại phần hai: Guelf trắng và Guelf đen. Dante theo phe trắng. Phe trắng thất bại, phe đen cầm quyền. Năm 1302 Dante bị vu ăn hối lộ, bị trục xuất ra khỏi Florence. Ông còn bị xử tử hình vắng mặt vì không chịu nộp tiền phạt cho tòa.

Từ đó ông sống lang thang trong các thành phố trung và bắc Ý. Lúc đầu ông muốn liên minh với phe Ghibellin bất chấp các thành kiến cũ, rồi ông lại đặ hy vọng vào hoàng đế Ðức Henry VII, nhưng tất cả đều là ảo vọng. Florence hai lần xóa tên ông trong danh sách những người được ân xá, buộc ông phải công khai nhận tội để được về quê. Dante cự tuyệt, dù rất nhớ quê nhà:

Ta như con thuyền không buồm không lái
Gió cơ hàn thổi dạt bến xa khơi
Thuyền lênh đênh trên khắp bờ xa lạ
Phũ phàng chi mấy gió ơi..

Tác phẩm của Dante còn để lại là: Cuộc đời mới (Vita nuova), thơ tặng Béatrice được nối lại bằng văn xuôi.

Ðây là tác phẩm nói về một đoạn đời của ông, trong kỷ niệm và tình yêu với Beatrice, một thiếu nữ đoan trang, nhã nhặn trong một bộ quần áo màu đỏ chói lần đầu tiên gặp ông khi hai người vừa lên chín tuổi. Một tình yêu say đắm, thánh khiết đã nảy sinh trong lòng ông từ đó. Năm 18 tuổi ông gặp lại Beatrice lần thứ hai trong một bộ đồ trắng của một thiếu nữ trưởng thành. Tình yêu bùng dậy nhưng theo phong thái lịch thiệp của Florence, ông làm ra vẻ say mê một cô gái khác khiến Beatrice hiểu lầm dù ông đã cố gắng giải thích. Dante chìm sâu trong tuyệt vọng, mơ thấy Beatrice chết, lên thiên đường giữa đám thiên thần.

Beatrice mắc bệnh và qua đời thật, nhưng kỹ niệm về nàng không thể xóa nhòa trong lòng của Dante.

Cuộc đời mới là tác phẩm tự thuật đầu tiên trong lịch sử văn học châu Aâu, với những phân tích tâm lý chi ly, những trăn trở nội tâm của nhân vật qua những đoạn độc thoại nội tâm. Dante là người đầu tiên thể hiện trên văn đàn Châu Âu hình tượng người thanh niên do dự, đang yêu và đang thất vọng vì tình.

Nhân vật Beatrice dù đã được khoác một lớp áo thần bí (các con số), đươcï nhà thơ lý tưởng hoá nhưng vẫn mang hình ảnh của người phụ nữ trong cuộc đời thực, cái thực tràn đầy chất mộng của tác phẩm. Mối tình đó mang tính chất lý tưởng vì nó đã giúp Dante đạt tới lĩnh vực trí tuệ và đạo đức.

Tác phẩm lớn nhất của Dante là Thần Khúc (La Divina Comédia) gồm 100 khúc ca chia làm ba phần:

- Ðia ngục: 33 khúc ca.

- Tĩnh tội giới: 33 khúc ca.

-Thiên đường:33 khúc ca.

Cả ba phần nói về cuộc hành trình của tác giả qua ba thế giới linh thiêng huyền bí đó. Ðến nửa đường đời, Dante lạc bước vào một khu rừng rậm âm u ( tượng trưng cho tội lỗi của thế gian và tình trạng rối ren của nước Ý). Ông tìm đến một ngọn đồi chói lọi ánh chiều tà (đức hạnh) thì bị ba con thú dữ chắn ngang là Báo (đam mê xác thịt), Sư tử (kiêu ngạo), Sói (biển lận, hám của). Ông hoảng hốt kêu cứu, được Virgile xuất hiện dẫn đi.

- Xuống địa ngục ông gặp những kẻ tội lỗi, trong đó có cả các thầy tu, giáo sỹ, giáo hoàng..

- Qua tĩnh thổ tẩy oan là nơi rửa sạch tội lỗi để lên thiên đường ông gặp những người có công với đất nước, những nghệ sỹ, thi nhân. Quang cảnh lặng lờ yên tĩnh:

Nơi đây không mưa gió, không sương sa,
Không bão tuyết, không cầu vồng bảy sắc,
Không sấm động không mây giăng dầy đặc,
Trời trong xanh chỉ có lặng yên.

Ði hết tĩnh thổ thì Virgil biến mất. Chính Beatrice hiện ra thân hành dẫn Dante vào thiên đường. Nơi đây chói lọi ánh hào quang ân sủng của Chúa và là nơi ngự trị của các bậc hiền nhân, minh quân và các vị thánh.

Thần Khúc là bộ bách khoa toàn thư của thế kỷ XIII, trong đó mọi ngành khoa học đương thời đều có mặt. Viết Thần khúc , qua cuộc hành trình tưởng tượng kỳ lạ, Dante nhằm dựng lại con đường giải thoát của chính mình và đồng thời cũng để làm gương cho kẻ khác. Thần khúc đã phản ánh rất sinh động cuộc đấu tranh chính trị cũng như phong tục tập quán của Florence. Ngay cả những ảo tưởng của Dante cũng được xây dựng dựa trên những hiện thực cuộc sống.

Mục đích của Thần Khúc không phải chỉ là lịch sử của một linh hồn tội lỗi được cứu vớt. Dante từng nói:

Bây giờ nếu anh muốn sao cho thích thú
Aùt đi mọi nỗi nhọc nhằn
Thì độc giả ơi hãy ngồi yên tại chỗ
Ðể nghĩ về những điều mà ở đây tôi mới lướt nhanh
Cơm tôi dọn xong rồi, xin mời anh cứ một mình ăn lấy.

Nhà văn Lê Trí Viễn có một nhận xét: Người dọn cơm đã bỏ hầu như cả cuộc đời vào bữa cơm, và từ bao đời nay đã có bao nhiêu thế hệ người ăn một mình ăn lấy, thế mà hầu như vẫ chưa ai nhận ra hết được những ý vị thâm trầm.
 
b.Văn học Phục Hưng Pháp:

Pierre de Ronsard
(1524-1585)


Thi nhân Pháp được đời sau tôn là bậc thầy của thế kỉ XIV. Tập anh hùng ca La Franciade viết để tặng vua Charles IX, vì nhà vua băng hà nên tác phẩm bị dở dang. Khi viết tác phẩm này ông có tham vọng sẽ là thi sĩ anh hùng ca đầu tiên của Pháp cũng như Homère của Hy Lạp. Ông nổi tiếng nhất có lẽ nhờ những tập thơ tình yêu mà cho tới ngày nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.

Rabelais
(1494-1553)


Francois Rabelais không chỉ là một thi sĩ mà còn là một nhà văn lớn của nước Pháp qua mọi thời đại. Ông ra đời tại Chinon. Thời thanh thiếu niên đã từng trãi qua nhiều tu viện. 26 tuổi trở thành tu sĩ.Chán đời tu hành vì bị những tư tưởng nhân văn chủ nghĩa hấp dẫn. Ông miệt mài đọc những tác phẩm cổ đại Hy La, học tiếng Hy Lạp, giao thiệp với các nhà nhân văn chủ nghĩa. Bị nhà dòng quấy nhiễu, ông rời bỏ tu viện đi nhiều nơi, thu thập kiến thức sâu rộng trong cuộc sống. Ông là một trong những người khổng lồ của thời đại Phục Hưng mà Anghen đã đề cập đến.

Tác phẩm bất hủ của ông là Gargantua và Pantagruel, gồm 5 quyển, được xây dựng từ nhiều nguồn phong phú: Thơ ca trào phúng Ý, Văn học Pháp Trung cổ, chủ yếu là nguồng truyền thuyết về những người khổng lồ. Ðầu bộ tiểu thuyết, ông nói: Hãy đập vỡ cái xương để hút lấy chất tủy béo bổ.

Câu truyện thuật lại cuộc đời của một chú bé khổng lồ Gargantua, sinh ra từ tai trái của mẹ. Vừa chào đời, chú bé đã hét tướng lên đòi uống. Phải 17.913 con bò mới đủ sửa cung cấp cho cậu bé. Khi lớn lên, bố cậu mời hết thầy nọ đến thầy kia đến dạy. Kết quả là chú bé trở thành điên dạy ngẩn ngơ. Cuối cùng mới gặp được một minh sư là thầy Ponocratex. Bài học đầu tiên của chú là đi du lịch, lên Paris. Chú cưỡi một con ngựa to bằng 6 voi, ngồi trên tháp chuông nhà thờ Ðức Bà nghỉ mệt và lấy cái chuông của nhà thờ cột vào cổ ngựa. Trường đại học Sorbonne phải cử mấy người đến thuyết giảng để xin lại cái chuông. Thầy giáo Pônôcratex dạy Gargantua theo một tinh thần hoàn toàn mới: toàn diện, bách khoa, chơi mà học học mà chơi, không nhồøi sọ và không bắt buột thuộc lòng kinh thánh. Khi đó lãnh chúa Picrochole đem quân qua xâm lấn. Cha cậu là người khổng lồ Granggousier gọi con về đánh giặc. Có thầy tu là Jean Entommeurs dũng cảm đi đầu. Sau khi chiến thắng, để thưởng công cho thầy tu, thể theo nguyện vọng của thầy, Gargantua cho xây tu viện Théleme, một tu viện không có tường cao bọc kín, tu sĩ phải là trai tài gái sắc, biết trọng danh dự, khỏe mạnh, thanh lịch và phải tuân theo 3 lời thề: Giàu có, kết hôn và sống tự do… khẩu hiệu của tu viện là muốn làm gì tùy thích.

Quyển hai nói về Pantagruel. Sinh con xong, bà mẹ của Pantagruel chết. Trước nôi con vừa mới sinh và xác vợ vừa mới mất, ông bâng khuâng không biết nên khóc hay cười. Cuối cùng ông quyết định mở tiệc ăn mừng. Pantagruel là một chú bé khổng lồ khỏe mạnh. Lớn lên cậu đi du lịch khắp nước Pháp và chú ý xem xét các trường đại học. Dọc đường cậu gặp một sinh viên sùng ngoại, cậu nổi giận bóp cổ hắn khiến hắn phải ăn nói tự nhiên, và sử dụng tiếng mẹ đẻ. Gargantua viết thư khuyên con chú ý học hành theo tinh thần của thời đại mới: nghiên cứu tinh thông khoa học, nghệ thuật đồng thời tu dưỡng rèn luyện đạo đức vì khoa học mà không có đạo đức chỉ là sự hủy hoại tâm hồn mà thôi. Pantagruel kết bạn với Parnuge là một tên phá phách, tinh ma, hay ăn cắp vặt.

Quyển ba: khi xảy ra cuộc xâm lăng của quân Dipsodes, Pantagruel dẹp xong, cho Parnuge cai quản một thành. Parnuge tiêu xài trong 14 hôm hết sạch sản nghiệp trong thành, lại băn khoăn hỏi: Có nên cươi vợ hay không?. Không ai trả lời được, từ mụ phù thủy cho đến nhà chiêm tinh, luật gia, bác sỹ, quan tòa đến nhà hài hước.Cuối cùng họ đi tìm vị thần chai ở xứ sở Cathay, phương Ðông để hỏi xin ý kiến.

Quyển bốn và năm thuật lại cuộc hành trình của đoàn người. Họ đi qua nhiều xứ sở kì lạ… Cuối cùng khi đến Cathay, gặp vị thần chai, thần chỉ phán bảo mọi người: Trinch (Hãy uống !).

Tác phẩm của Rabelais nhằm phản ánh cuộc đảo lộn tiến bộ nhất mà từ xưa đến nay nhân loại chưa từng thấy(Anghen). Nó tấn công toàn diện vào mọi mặt của chế độ phong kiến Trung Cổ. Mọi giá trị cũ đều bị tiếng cười nhạo báng của Rabelais bao trùm. Mặt khác ông cũng khẳng định xu thế tiến bộ của thời đại mới, giải phóng con người bằng tiếng cười lạc quan, khẳng định trí tuệ và năng lực hiểu biết của chính con người.

c.Văn học Phục Hưng Tây Ban Nha :

Miguel de Cervantes de Saavedra
(1541-1616)


Cervantès sinh tại Alcala de Hénarès trong một gia đình quý tộc sa sút. Thân phụ ông sống bằng nghề thuốc. Oâng là con thứ tư trong một gia đình bảy anh em, lúc nhỏ không rõ việc học. Năm 1569 ông qua La Mã, tham chiến trong hàng ngũ quân đôi của Don Juan dAutrice, bị mất một bàn tay trái. Trong thời gian nghỉ bệnh ở Ý ông học thêm tiếng Ý, sau đó dù tàn tật, vẫn tiếp tục chiến đấu. Khi được giải ngũ thay vì về Tây Ban Nha ông ở lại Ý và tìm hiểu văn chương nghệ thuật. Năm 1575 ông về Tây Ban Nha. Trên đường về ông bị giặc biển bắt và bị làm nô lệ tại Alger. Ở đó 5 năm, ông được chuộc ra khỏi chốn lưu đày, nhưng lại nhường sự may mắn đó cho một người bà con, ở lại tổ chức nhiều cuộc vượt ngục và phải vào tù ra khám nhiều lần. Năm 1580 ông được các tu sĩ chuộc ra với giá rất đắt. Về tới quê hương ông không còn ai, cuộc sống rất vất vả. Ông phải sáng tác rất nhiều thơ, kịch, truyện thơ, kiếm sống bằng nhiều công việc.

Tháng 4/1616 ông bệnh và tạ thế tại Madrid. Ông được mai táng tại tu viện Trinitaire, sau d0ó không biết đích xác mộ ở đâu.

"Don Quichotte"

Trải qua gần 400 năm, tác phẩm này vẫn còn được nhiều cảm tình của người đọc hậu thế. Toàn bộ tác phẩm gồm 125 chương, là một bức trnh sinh động về xã hội Tây Ban Nha với những màu sắc địa phương và thời đại. Tác phẩm có trên 200 nhân vật đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp, từ lão chủ quán xảo quyệt đến cô gái quán trọ nom cũng chẳng phải thiện nhân, gã lái la độc ác, chàng sinh viên si tình, cô gái Macxêla xinh đẹp, bà quản gia, ông thày tu, bác giám mã Xăngsô Pansa đã cùng Ðông Kisốt đi khắp chốn giang hồ trên đất nước Tây Ban Nha, từ những cánh đồng bao la đến miềm núi cao vực thẳm, từ những quán trọ bình dân cho đến những chốn thâm nghiêm quyền quý. Trí tưởng tượng phong phú của Ðông Kisốt đã biến quán trọ thành lâu đài, chậu thau thành mũ sắt, đàn cừu thành đạo quân, và đầu óc giản dị, thực tế của báb giám mã gốc nông dân đã luôn kéo tất cả về thực tại.

Giấc mơ điên rồ của chàng hiệp sĩ Ðông Kisốt là một cách chế giễu những tàn dư của lý tưởng hiệp sĩ phong lưu, bên cạnh sự đả kích thị hiếu tầm thường và phổ biến trong công chúng, là tinh thần thực dụng, vật chất mà Ðông Kisốt, đại diện cho chàng hiệp sĩ lạc loài và Xăngsô Păngxa đại diện cho khuynh hướng vật chất của thời đại mới. Tuy lỗi thời và gàn dở nhưng Ðông Kisốt vẫn có mặt tích cực riêng của mình. Ðó là tấm lòng yêu thương con người, yêu mến tự do, bình đẳng, ghét thói xa hoa, ăn bám, trong danh dự, đạo nghĩa… Ðông Kisốt chết và lý tưởng hiệp sĩ Phong Kiến chết, nhưng thời đại mới đã đem đến lại một cái gì đáng tinh cậy, nhân đạo và tích cực hơn? Ðó là câu hỏi mà nhiều nhà văn Phục Hưng không thể giải đáp được, trong thời kỳ chủ nghĩa nhân văn bắt đầu trên con đường khủng hoảng.

d.Văn học phục hưng Anh :

Bối cảnh lịch sử: Những năm đầu thế kỷ XVI là những năm tháng chứng kiến sự phát triển bồng bột của nước Anh trên mọi lĩnh vực.

- Ðối ngoại: Nước Anh thống nhất lãnh thổ, sát nhập Galle, Ireland, Scotland vào thành một quốc gia duy nhất, chiến thắng hạm đội Armanda của Tây Ban Nha năm 1588. Từ đó Anh trở thành cường quốc số 1 của châu Aâu trên đại dương.

- Ðối nội: Các cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt, chính quyền Anh ủng hộ giai cấp tư sản quý tộc, ban hành luật khoanh điền. Nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất của mình, đồng cỏ dành nuôi trừu để lấy lông phục vụ cho việc sản xuất len, dạ. Nông dân, binh lính, người vô gia cư, thất nghiệp, họp thành một đạo quân không nhà cửa và phương tiện sinh nhai. Công nghiệp chưa đủ đảm bảo công ăn việc làm cho họ.

Chính phủ ban hành những đạo luật khốc liệt để trừng trị nạn lang thang. Xã hội và chính phủ bất công tới hai lần: tước đoạt của con người nơi trú thân, công ăn việc làm rồi lại trừng phạt họ vì không có những cái đó. Ðó là giai đoạn mà Thomas Moore nói là cừu nuốt sống người.

-Về phương diện tôn giáo: Ðây là thời kỳ Anh quốc xây dựng nền quốc giáo độc lập của mình, thoát khỏi sự khống chế của giáo quyền La Mã. Quá trình xây dựng nền quốc giáo này cũng tốn nhiều xương máu.
Tình hình phát triển văn học:

Nói chung, nước Anh đang trong thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa nhân văn ở Anh phát triển chậm hơn so với Ý, Pháp, Ðức, Tây Ban Nha. Ðặc điểm nổi bật của văn học Phục Hưng Anh là không những chống phong kiến mà còn chống cả Tư bản nữa.

Nước Anh bước vào giai đoạn Phục Hưng chậm, và chính vì nhờ phát triển sau nên nó đã thu tóm được tinh hoa của những nền văn học đi trước. Vì thế nên khi ra đời thì nó đã có một bề thế đủ đáp ứng những yêu cầu của thế kỷ XVI: Văn học phục hưng Anh vừa có dấu vết của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quân quyền và chủ nghĩa tư bản bành trướng.

William Shakespeare
(1564-1616)


Tiểu sử: Sinh ở Stratford bên bờ sông Evon trong một gia đình thị dân khá giả. Ông học đọc và viết tiếng Anh và có được ít nhiều hiểu biết về các ngôn ngữ cổ đại trong một trường ngữ pháp ở địa phương. Ðến năm 18 tuổi vì hoàn cảnh gia đình phải thôi học. Cùng năm này ông cưới vợ. Năm 1585 ông rời quê lên Luân Ðôn đang lúc kịch trường ở Luân Ðôn trong thời kỳ sôi nổi.

Bước đầu ông xin làm chân giữ ngựa, soát vé ở cổng rạp hát. Sau đó làm nghề nhắc tuồng, thợ sửa bản in, dần dần lên làm diễn viên, đạo diễn và nhà viết kịch. lợi tức rạp hát là nguồn sống suốt đời của ông. Khi đời sống đã khá, ông củng cố địa vị xã hội bằng cách mua một tước quý tộc nhỏ.

Lúc ở Luân Ðôn, ông được Bá tuớc Southampton hào hiệp giúp đỡ. Dưới mái nhà của Bá tước, có một người Ý lưu vong là Giovani Florio. Ông này đã giúp Shakespeare hiểu biết thêm về văn học Phục Hưng Ý và Pháp. Cuộc sống đang êm đềm thì xảy ra biến cố. Ðó là vụ án Essex và Southampton (1601). Essex bị kết tội gây loạn chống triều đình Elizabeth. Shakespeare cũng bị tình nghi có liên quan vì vở kịch Richard III được diễn ra một hôm trước đó. Essex bị chặt đầu, Southampton bị tù chung thân. Còn Shakespeare trốn biệt

Năm 1603 Elizabeth chết, Jacques VI xứ Scotland, xưng là James I, Southampton được trả tự do và trọng dụng. Shakespeare xuất hiện trở lại với đoàn kịch của mình và được triều đình hậu đãi.

Năm 1612 Shakespeare rời Luân Ðôn sau ¼ thế kỷ hoạt động sân khấu. trở về Stratford để sống những năm cuối đời. Ông mất ngay ngày sinh của mình (23 tháng 4 năm 1616).

Các giai đoạn sáng tác: Trong thời gian ¼ thế kỷ, thế giới quan và sáng tác của Shakespeare thay đổi và phát triển theo lòng tin vào con người và cuộc sống của ông. quá trình sáng tác của ông chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn I: (1592-1600) là giai đoạn thắng thế của cái nhìn lạc quan yêu đời, lòng tin vào khả năng giải quyết của con người trước những mâu thuẫn trong xã hội và cuộc sống theo hướng tốt đẹp nhất. Không khí lạc quan bao trùm các tác phẩm của giai đoạn này hướng tới sự giải quyết hài hòa các mâu thuẫn và lòng tin vào khả năng đạt được sự hài hòa ấy.

Ngoài một số kịch lịch sử, các tác phẩm đa số là hài kịch: Hài kịch của những hiểu lầm, Hai chàng quý phái ở Veronna, Giấc mộng đêm hè, Chàng thương gia thành Venise, Những bà vợ vui tính ở Wilsor, Ðêm thứ 12 . . . Cuối giai đoạn một có một số bi kịch xuất hiện mang những cảm quan có tính chất bi đát, gồm những bi kịch tình huống như Roméo Juliette, Julius César.

Giai đoạn II: (1601-1608) Shakespeare không mất lòng tin vào các nguyên lý nhân bản nhưng cách cảm thụ thế giới của ông đã đổi khác. Chính từ góc độ của những lý tưởng đó mà Shakespeare nhận thức về các mâu thuẫn xã hội một cách gay gắt hơn, sâu sắc và kịch liệt hơn. Giờ đây các mâu thuẫn đó chiếm ưu thế trong kịch của ông. Chúng khó chấp nhận sự dàn xếp hài hòa mà đòi hỏi phải đấu tranh đến cùng, và trong quá trình đó toàn bộ điều ác của cuộc đời phải bị bộc lộ. Cảm quan bi kịch chiếm ưu thế trong các sáng tác của thời kỳ này. Shakespeare say mê tìm lối thoát cho những bi kịch cuộc sống. Ngay khi cảm thụ cuộc đời một cách u ám nhất, Shakespeare vẫn giữa lòng tin vào con người, vào thắng lợi cuối cùng của những nguyên lý tốt đẹp trong đời sống.

Các tác phẩm đa số là bi kịch tính cách mà nguồn suy tư đổ dồn vào những các nhân, những nhân vật suy tư, khổ đau, dằn xé như các vở Hamlet, Othéllo, Macbeth, Vua Lear. . . Trong giai đoạn này cũng có vài vở hài kịch như: Cái gì kết thúc tốt tất tốt, Timon ở Athène. . . nhưng tiếng cười đã nhuộm màu u ám, mất đi vẻ tươi tắn lạc quan lúc đầu.

Giai đoạn III: (1609-1613) Là giai đoạn mà Shakespeare quay trở về con đường tìm kiếùm các giải pháp lạc quan cho những mâu thuẫn xã hội. Nhưng vì thiếu những tiền đề trực tiếp cho sự thắng thế của công lý và điều thiện cho nên các giải pháp này chỉ là ảo tưởng. Trong giai đoạn này chủ nghĩa hiện thực gay gắt và tỉnh táo của Shakespeare phải nhường chỗ cho sự lý tưởng hóa cuộc sống. Các tác phẩm của ông trong thời kỳ này cũng thay đổi loại hình, gồm những vở bi hài kịch : Périclès, Cymbeline, Câu chuyện mùa đông, Bão táp.

Các thể loại kịch của Shakespeare :

Kịch của Shakespeare là một kiểu mẫu vĩ đại có tầm bao quát chiều rộng và chiều sâu trong việc nhận thức con người và cuộc đời. Nhận thức đó đã vẽ ra trước mắt người đọc và người xem toàn bộ cái đa dạng và phong phú của thực tại, với những đỉnh cao chói lọi cùng những vực thẳm của nội tâm cá nhân, nghĩa là từ những tình cảm cao quý nhất đế những ham muốn thấp hèn nhất.

Có 3 thể lọai chính trong kịch của Shakespeare:

-Kịch lịch sử: (Kịch biên niên) Phần lớn lấy đề tài từ lịch sử thật của Anh Quốc, chủ yếu trong tập : Sử biên niên của Anh và Scotland của Holinshed. Các vở kịch lịch sử của Shakespeare đã tái hiện lại một số thời điểm nhiều kịch tính nhất trong 100 năm quá khứ của nước Anh.

Các vở kịch này thường nhất quán một tư tưởng: Ðó là sự cần thiết phải thống nhất quốc gia, giữ vững hòa bình và sự thắng thế tất yếu của nhà nước quân chủ tập trung trước tình trạng vô chính phủ.

Qua các vở kịch lịch sử, Shakespeare còn đặt biệt chú ý đến việc hành xử của các vị vua. Ông có cảm tình với các ông vua sáng suốt gần gủi với quần chúng nhân dân như Henry IV. Ðồng thời ông cũng lên án các ông vua nhu nhược, tàn bạo (Richard III, Macbeth.).

Kịch lịch sử của Shakespeare cũng tái hiện quá khứ kết hợp với việc phản ánh thực tại đương thời. Ông lựa chọn chất liệu lịch sử kết hợp với việc phơi bày tâm lý của con người thời Phục Hưng. Kịch lịch sử của ông là bản thảo đầu tiên cho những bức tranh về cuộc đời mà sau này ông sẽ vẽ nên một cách hoàn hảo hơn ở giai đoạn II. Cuối cùng cái khuôn mẫu về một nền quan chủ chuyên chế sáng suốt như ông ước mơ đã trở thành một thứ ảo tưởng, biểu lộ qua các sáng tác của giai đoạn sau.

Vở kịch Richard III nói về âm mưu và hành động của Công tước Glauste nhằm chiếm đoạt ngai vàng của anh ruột mình là vua Edward IV. Trong khi thực hiện âm mưu, một mặt hắn thanh toán hết các đối thủ của dòng họ York của mình. Mặt khác, hắn tiêu diệt các đối thủ thuộc dòng Lancaster, vốn đối địch với dòng họ York đã từng tranh chấp quyền cai trị nước Anh trong nhiều năm. Lịch sử Anh ghi lại đó là thời kỳ nội chiến Hai Hoa Hồng.

Nhân vật bi kịch bao trùm suốt vở là một nhân vật phản diện, đi ngược lại quyền lợi lịch sử của nhân dân, kẻ thù của chủ nghĩa nhân văn. Vở kịch đã khẳn định bước tiến tất yếu của lịch sử. Chế độ phong kiến cát cứ và những cuộc chiến tranh của nó phải chấm dứt để xây dựng nhà nước quân chủ tập trung. Bên cạnh sự phê phán những tệ nạn chốn cung đình, vở kịch đã có thái độ trân trọng với những ý kiến phán xét của nhân dân về triều chính. Richard III chính là tiền thân của những Iago, Macbeth, Claudius sau này.

-Hài kịch: Những hài kịch trong giai đoạn I của Shakespeare đã thể hiện chủ nghĩa lạc quan của ông, bắt nguồn từ bầu không khí lạc quan của thời đại Phục Hưng.

Chủ đề trung tâm của hài kịch Shakespeare là sự chiến thắng của tình yêu trước mọi trở lực. Chiến thắng đó bắt nguồn từ niềm vui khoái lạc của tinh thần luyến mộ trần thế mãnh liệt vừa trổi dậy trong tâm thức Phục Hưng mà suốt thời Trung cổ nó đã bị vùi dập bởi những tư tưởng khổ hạnh, chối bỏ trần thế.

Hài kịch Shakespeare cũng lên án tất cả những gì phản tự nhiên, những thành kiến cổ hủ lạc hậu áp chế cảm xúc con người. Ngoài ra nó còn tố cáo tác hại của đồng tiền.

Nhân vật chính của các vở hài kịch là các chàng trai, thiếu nữ điển hình cho con người Phục Hưng, đầy nhiệt huyết, trí tuệ sắc sảo, ước mơ độc lập. Tình yêu, trí tuệ và lòng chung thủy là năng lượng cực mạnh giúp họ chiến thắng điều ác và mọi nghịch cảnh. Các đề tài mà Shakespeare đã khai thác như : Quyền tự do lựa chọn bạn đời, sự bình đẳng nam nữ, vẻ đẹp của tình yêu, sự hấp dẫn về dung mạo. . . các nhân vật nữ cũng tỏ ra tích cực trong việc bảo vệ hạnh phúc của mình.

Ngoài ra các vai hề vô cùng quan trọng trong các vở kịch này. Họ đều là những kẻ xuất thân từ các tầng lớp dưới của xã hội, đã mạnh dạn phê phán chế giễu những thói xấu của tầng lớp trên. Các vai hề tượng trương cho lý trí lành mạnh của nhân dân.

Thiên nhiên và văn học nhân gian Anh cũng để lại những dấu vết trong hài kịch của Shakespeare qua các bài hát dân gian, tục ngữ, truyện cười, những truyền thuyết về thần tiên, ma quỷ trong rừng . . . ngôn ngữ kịch sinh động, biến chuyển theo tình huống: từ lời nói lịch sụ chốn cung đình đến những lời bông đùa thô tục trên đường phố. Tiếng cười trong hài kịch Shakespeare được xây dựng từ những tình huống phong phú như sự ngộ nhận về từ ngữ, các sự kiện đối lập ngẫu nhiên đưa đến nụ cười.

Tiếng cười của Shakespeare xuất phát từ nền tảng của chủ nghĩa nhân văn. Nó là một kiểu mẫu trước đó chưa hề có cũng như về sau không hề có vì nó mang bóng dáng cuộc đời vui thật lúc bấy giờ.

Bi kịch: Ða số bi kịch của Shakespeare được sáng tác trong giai đoạn thứ hai, đánh dấu một chặng đường quan trọng trong tư tưởng của ông. Ông nhận ra rằng xã hội đang bị bất công thống trị, mọi giá trị cao quý đều bị chà đạp. Ông đứng trước ngã ba của thời đại: cái quá khứ Trung cổ thì đã chết, hiện tại thì đen tối còn tương lai thì quá mờ mịt xa xôi. Ông đã từng bày tỏ trong bài Sonnet 66:

Chán nản hết rồi, ta kêu gào cái chết
Vì phải nhìn kẻ nghèo hèn trong trơ trụi sinh ra
Thằng vô lại đắm mình trong hoan lạc
Lòng tin trong sáng bị nguyền rủa xót xa
Danh dự cao sang đặt vào nơi tủi hổ
Tấm lòng trinh nữ bị tan nát dày vò
Ðức tài toàn vẹn thì thất sủng bất công
Sức mạnh hùng cường trở nên bất lực
Nghệ thuật bị kẻ cầm quyền bắt phải lặng im
Sự điên rồ cai quản tài ba
Và chân lý bị gọi lầm là đơn giản.

Bằng hình thức tập trung, Shakespeare đã phản ánh mối căm giận của những tầng lớp dân chủ rộng rãi trong xã hội, sự bất mãn sâu sắc của họ đối với chế độ hiện hành và đồng thời giấc mơ của họ về một cơ cấu xã hội khác, trong đó mọi tai họa biến đi nhường chỗ cho hạnh phúc của con người.

Những xung đột gay gắt trong kịch của Shakespeare thể hiện qua nghệ thuật khái quát hóa các mâu thuẫn xã hội, mà trong đó là cuộc đấu tranh giữa những con người mang lý tưởng nhân văn và những nhân vật đại diện cho cái ác. Mặc dù các nhân vật anh hùng ngã xuống, công lý hình như vẫn được phục hồi khi những đại diện của cái ác bị trừng trị một cách đích đáng. Vì thế, tuy có màu sắc u ám thảm đạm, các vở bi kịch của Shakespeare không rơi vào chủ nghĩa bi quan mà thấm đượm lòng tin vào sự chiến thắng cuối cùng của những nguyên lý tốt đẹp trong đời sống.

Các bi kịch của Shakespeare không những ghi lại các thời điểm gay gắt trong xã hội mà còn ghi lại cả những cơn khủng hoảng tinh thần sâu sắc của các nhân vật. Tất cả họ đều trãi qua những chặng đường đấu tranh gay gắt trong nội tâm, giữa tình huống và nội tâm, giữa hành động và suy tư. Nét tính cách nổi bật nhất nơi các nhân vật Shakespeare trong các vở bi kịch là lòng kiên trì hướng tới mục đích. Lý tưởng hoặc dục vọng đã bẻ lái cho con thuyền đời và nở hoa cho hành động các nhân vật chính: Hamlet, Othello, Macbeth . . . Chính sự thống trị của nét tính cách cơ bản này, dù tích cực hay tiêu cực, đều đã dẫn nhân vật đến cái chết.

Cái chết của các nhân vật trong bi kịch Shakespeare được quyết định bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Sau cái chết của các nhân vật, người xem càng thấy ý nghĩa sâu sắc của bi kịch Shakespeare, như một chứng tích của thời đại.

(Sưu tầm)​
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top