Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
VĂN HỌC CỔ ÐẠI HY LẠP
I. NƯỚC HY LẠP CỔ ÐẠI
1. Ðịa lý
Nằm ở phiá nam Châu Âu, trên bán dảo Balcan, đông giáp biển Egée, tây bắc giáp Albanie, đông nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ, bắc giáp Nam tư và Bulgarie. Diện tích 133.000 km2¬, thủ đô là Athène ( Nhã Ðiển).
Hy Lạp xưa rộng hơn, gồm 3 xứ:
- Hy Âu: Ở miền nam bán đảo Balcan, có hơn 80% là núi, có vịnh Corinthe chia ra bốn phía: Bắc là dãy Pinde, tây là Eùpia, đông là bình nguyên Thessalie, nam là bán đảo Péloponèse có hình bàn tay với bốn ngón xòe gồm các vùng dất phì nhiêu.
- Hy Á: Gồm những tỉnh dựng lên ở những bình nguyên hẹp ven bán đảo Tiểu Á.
- Quần đảo và đảo: Biển Eùgée có nhiều đảo lớn hợp thành dãy đảo. Quan trọng nhất là đảo Crèce ở phía nam là trung tâm của nền văn minh tối cổ Crèce-Mycène. Bờ biển đông và tây bán đảo Balcan và Tiểu Á có hình răng cưa gồ ghề lởm chởm, có nhiều vịnh và hải cảng an toàn, thuận lợi cho sự phát triển hàng hải.
Ðịa hình phức tạp đó của Hy Lạp đã ảnh hưởng lớn đến xu hướng phát triển của lịch sử xã hội Hy Lạp thời cổ đại. Trước hết là xu hướng phát triển ngành mậu dịch hàng hải của họ. Người Hy Lạp cổ đã biết lợi dụng mặt biển Eùgée phẳng lặng để đi rất xa ra khơi, đổ bộ lên các đảo và miền ven biển Tiểu Á hay vượt qua các eo biển Dardanien và Bospho lên tận miền Hắc Hải, hoặc vượt biển đi khắp các miền thuộc khu vực Ðịa Trung Hải như Tiểu Á, Ai Cập, Ý, Tây Ban Nha và Bắc Phi.
Khí hậu ấm áp và trong lành, thiên nhiên đẹp đẽ muôn màu, cảnh bình nguyên nước xanh với màu da trời đã tạo tâm hồn thi sĩ cho người Hy Lạp. Ở vị trí phía Ðông Ðịa trung Hải gần gủi với các quốc gia cổ đại phương Ðông có nền văn minh lâu đời chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng của nền vản minh Hy lạp, khiến nó trở thành ngọn đuốc soi sáng vùng Ðịa Trung Hải.
2 .Lịch sử:
Sự tan rã của xã hội thị tộc và sự hình thành nhà nước Hi Lạp.
Nhà nước Hy lạp đã trực tiếp thoát thai dần dần từ chế độ công xã thị tộc. Sự phát triển kinh tế chính trị của các quốc gia thành thị (City States) là một thí dụ điển hình chứng tỏ tính tất yếu của quá trình chuyển biến từ chế độ công xã thị tộc sang chế độ nhà nước. Anghen viết: Lúc đó chỉ thiếu một cái thôi, đó là một cơ quan không những bảo vệ được của cải mà các tư nhân vừa mới có được khỏi bị những truyền thống cộng sản chủ nghĩa xâm phạm, mà còn kéo dài mãi quyền của các giai cấp hữu sản bóc lột giai cấp không có của. Và giai cấp đó đã xuất hiện: Nhà nước đã được phát minh.(Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước).
Nhà nước Sparta (IX B.C.): Là một trong những quốc gia thành thị xuất hiện sớm nhất ở Hy lạp cổ đại. Người Sparta là giai cấp thống trị chủ nô.Nhà nước nay chủ yếu là do hậu quả của sự xâm nhập của những bộ lạc người Dorian. Bon họ thuộc giai cấp ăn bám và không tham gia lao động sản xuất. Công việc của họ là cai trị và đánh giặc. Họ đã đàn áp nhiều phong trào khởi nghĩa của dân nghèo thành thị và nô lệ cũng như phong trào dân chủ ngày càng lan ra ở nhiều thành bang Hy lạp.
Nhà nước Athène (VII- VI B.C.): Athène là một quốc gia thành thị ở bán đảo Altique thuộc trung bộ Hy Lạp thuận lợi cho sự phát triển hàng hải và công thương nghiệp. Nhà nước này ra đời trên cơ sở thống nhất toàn thể dân cư ở 4 bộ lạc dưới quyền quản lý chung của một cơ quan hành chánh duy nhất thay thế cho các cơ quan quản lý riêng rẽ cũ của các bộ lạc. Thời cực thịnh của Athène và của cả lịch sử Hy Lạp là thời kỳ trị vì của Périclès. Ông đã đề ra những cải cách quan trọng, cơ bản là quyền chính trị dân chủ được phổ biến khắp nơi. Ðứng về phương diện đông đảo quần chúng nô lệ và kiều dân mà nói thì nền dân chủ ấy cũng là nền dân chủ của chủ nô mà thôi.
II.NỀN VĂN HÓA RỰC RỠ CỦA HY LẠP CỔ ÐẠI:
Văn hóa Hy Lạp cổ đại đã đạt đến đỉnh cao của nó từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ thứ III TCN về các ngành: Văn học, Sử học, Thiên văn học, Ðịa lý, Số học, Vật lý, Y, Dược, Sinh vật học, Triết học . . .
1. Về văn học:
Hình thái văn học xuất hiện sớm nhất là dân ca. Có thể chia quá trình phát triển của văn học cổ đại Hy Lạp ra làm 3 thời kỳ:
• Thời kỳ tối cổ: bắt đầu từ khi có văn học đến thế kỷ thứ V TCN
• Thời cổ điển: từ chiến tranh Ba tư thế kỷ thứ IV đến tk III TCN
• Thời kỳ cuối: từ tk III đến tk I TCN.
Homère là người đầu tiên đặt nền tảng cho thể loại anh hùng ca với Iliade và Odyssée. Tiếp theo thơ trữ tình phát triển với sự trỗi dậy của ý thức cá nhân, tiêu biểu là hai nhà thơ Pindare và Sapho.
- Pindare-522-440) Sinh ở Xi nô xê phan (Tebơ), thạo nhạc vũ, 20 tuổi đã nổi tiếng về thơ ca. Tác phẩm có bốn tập gồm những bài thơ ca ngợi những người anh hùng chiến thắng trong các đại hội điền kinh toàn Hy lạp (Olympe, Delphe, Isme, Mémée…).Là một nhà thơ có tâm hồn lớn, khêu gợi lòng tự hào và ý chí thống nhất dân tộc.
- Sapho-612-?) Sinh ở Mêtilem. Thuở còn trẻ phải trốn khỏi quê hương vì chống lại chế độ tiếm vương của Pitacus. Lúc trở về thơ ca của bà được người đương thời chú ý và tặng cho danh hiệu là nữ thần thơ ca thứ 10. Khác với Pindare, thơ ca của bà không lấy đề tài thời sự bên ngoài mà nói lên những khát vọng say sưa thuộc thế giới nội tâm. Thi hứng của bà có cái dằn vật của người đàn bà khao khát tình yêu, người đương thời gọi thơ của bà là những vần thơ say đắm.
Vào thế kỷ IV dưới chính sách khuyến khích văn nghệ của Périclès, nền văn học nghệ thuật của Hy Lạp đạt tới đỉnh cao. Athène không chỉ là trung tâm chính trị mà lại còn là thủ đô văn hóa của toàn cỏi Hy Lạp. Thời kỳ này nhiều thể loại mới ra đời: Bi kịch, Hài kịch, văn chương hùng biện, Văn chương triết học.
Bi kịch có mầm mống từ trước nay mới thực sự ra đời với tên tuổi của Eschyle. Bi kịch đạt đến chỗ phát triển hoàn chĩnh với tài năng của Sophocle và sau đó chuyển sang một hướng mới qua sáng tác của Euripide. Bi kịch là thành công chủ yếu, tiêu biểu nhất của nền văn học cổ đại Hy Lạp và cũng là vinh dự lớn lao của Hy Lạp, đất nước đã khai sinh ra một loại hình văn học mới trong lịch sử văn học nhân loại.
2 Những nguyên nhân thành tựu:
2.1. Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp phát triển khá hoàn hão. Nó đã mở ra một sự phân công trong xã hội tạo sự cách biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Nô lệ đảm đương tất cả mọi việc. Trí thức, quý tộc, chủ nô thoát ly lao động, có thì giờ và điều kiện để nghiên cứu triết học, khoa học, sáng tác văn học nghệ thuật. Do đó có thể nói nếu không có lao động của nô lệ thì cũng không có nền văn minh cổ đại Hy Lạp. Không phải nô lệ không có khả năng sáng tạo văn học, những lao động của họ đã tích lũy vô vàn kinh nghiệm, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền văn học Cổ đại Hy lạp. Tài năng của họ đã bị quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ vùi dập.
2.2. Trước khi có văn học viết nhân dân Hy Lạp đã có một pho thần thoại phong phú, hoặc để giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, con người, hoặc để nói lên khát vọng của những con người Cổ đại, hay để ca ngợi thành quả lao động của những người anh hùng… Từ đó các ca sỹ dân gian dựng lên thành các bài hát. Về sau Homère dựa trên những bài hát ấy để xây dựng hai thiên anh hùng ca bất hủ và đó cũng là loại hình văn học đạt đến trình độ hoàn chỉnh đầu tiên của nhân loại.
2.3. Cùng với sự phát triển của chế độ tư hữu trong thời kỳ chế độ nô lệ hình thành vai trò của cá nhân trong xã hội cũng được đề cao, vì thế thơ ca trữ tình xuất hiện. Loại thơ ca này nhằm biểu hiện một tình cảm thuần túy bên trong mỗi cá nhân, hoặc nói lên cảm nghĩ của nhà thơ về một đối tượng nào đó.
2.4. Người Hy Lạp hàng năm có tục tế thần Dyonisos vào mùa xuân. Quần chúng tham gia đông đảo, hóa trang nhảy múa đủ các kiểu, dần dần phát triển thành loại hình ca kịch. Cho đến nay, hàng vạn người đã coi ca kịch là món ăn tinh thần không thể nào thiếu được.
2.5. Truyền thống hùng biện đã có từ lâu ở người Hy Lạp, nay được phát triển thành loại hình văn xuôi hùng biện.
2.6. Vai trò của thần quyền ở Hy Lạp không quan trọng. Không có tầng lớp tăng lữ đặc quyền, không có hệ thống đẳng cấp đè nặng lên xã hội, không có chủ nghĩa giáo điều tôn giáo khống chế tư tưởng con người như ở các quốc gia phương đông Cổ đại. Ðiều đó góp phần giải phóng trong chừng mực nào đó sự phát triển của văn học, khoa học và triết học khỏi những ràng buộc tôn giáo và những tư tưởng duy tâm thần bí.
2.7. Cần chú ý rằng nền văn học Cổ đại Hy Lạp cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các nền văn minh lâu đời ở các quốc gia phương đông Cổ đại. Người Hy Lạp đã biết học tập tiếp thu tinh hoa của những người đi trước và biết phát huy nhũng tinh hoa đó thành một nền văn học phong phú và đầy tính sáng tạo.
3 .Ðặc điểm chủ yếu của nền văn học Cổ đại Hy Lạp:
3.1 Văn học Hy Lạp Cổ đại lấy đối tượng chủ yếu là con người, là sự thể hiện con người với tất cả thói xấu cũng như sự tốt của nó, con người đầy đủ với những ham muốn ước mơ chứ không phải con người một chiều, chung chung. Vì thế ta thấy các vị thần trên đỉnh ngọn Olympe cũng đầy những đức tính của con người, ghen tuông, hờn giận, vui buồn. Những vị thần trong tác phẩm của Eschyle, Homère đều có những tâm lý, dục vọng, hành động, dáng dấp, cử chỉ của con người.
3.2. Văn học Hy Lạp Cổ đại còn đề cập đến những vấn đề có tính chất xã hội như vấn đề tự do công lý, tinh thần chiến đấu chống lại số mệnh, tư tưởng anh hùng. Nhờ vậy nền văn học ấy đã dựng nên những hình tượng thể hiện đầy đủ bản chất của nhân loại trong buổi ấu thơ.
3.3. Vì lấy con người làm đối tượng miêu tả nên văn học Hy Lạp còn giàu tính hiện thực. Những anh hùng ca Hy Lạp dù mang nặng tính chất hoang đường vẫn là những bức tranh trung thực của cuộc sống bấy giờ. Còn thơ ca trữ tình muôn màu muôn vẻ là những tâm tư tình cảm của người cổ đại đang khát khao hướng tới hạnh phúc của cuộc sống thần tiên.
3.4. Nền văn học nghệ thuật Hy Lạp là một mẫu mực trong việc gắn bó chặt chẽ giửa văn học bác học và văn học dân gian. Tất cả loại hình đều phát triển từ văn học dân gian lên như anh hùng ca hình thành từ cơ sở những bài hát của các ca sỹ dân gian, bi hài kịch ra đời từ những cuộc vui chơi có tính cách tôn giáo. Mác nói: Thần thoại Hy Lạp không chỉ là kho vũ khí của nghệ thuật Hy Lạp mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng nó nữa.
3.5. Giá trị thẩm mỹ của nền nghệ thuật Hy Lạp là thể hiện được bản chất chân thật của loài người thời thơ ấu. Khi tiếp xúc với nền văn học đó, ta như thấy lại tuổi thơ của riêng mình và nhận thấy rằng chúng ta đã lớn lên từ một bước dài của lịch sử nhân loại.
4. Ðịa vị của nền văn học Cổ đại Hy Lạp trong văn học Châu Âu và thế giới:
Bàn về ý nghĩa của nền văn học cổ đại Hy lạp, Anghen viết: Chúng ta phải luôn luôn quay về với những thành tựu trong triết học và trong mọi lĩnh vực khác của dân tộc nhỏ bé này, một dân tộc mà tài năng và những hoạt động có tính chất toàn diện của nó đã đảm bảo cho nó một địa vị mà không một dân tộc nà khác có tham vọng đạt tới trong lịch sử tiến hóa của nhân loại.
Có thể nói rằng: nếu không đi ngược thời gian để tìm hiểu nền văn hóa Hy La thì khó mà có thể hiểu hết văn hóa Châu Âu ngày nay.Trong phạm vi văn viết Châu Âu chúng ta có thể tìm thấy biết bao nhiêu đề tài, điển cố, điển tích bắt nguồn từ cảm hứng thần thoại Hy La cổ đại.