Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Trung Đại ( Thế kỷ V - XVI )
Văn hóa Tây Âu từ thể kỷ XI đến đầu thể kỷ XIV
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trang Dimple" data-source="post: 179922" data-attributes="member: 288054"><p><span style="font-size: 18px"><strong>3. Văn học</strong></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Đến thời kỳ này, ngoài văn học dân gian bao gồm các bài hát, các truyện kể... và văn học Latinh (hay văn học nhà thờ) bao gồm thơ, kịch, truyện viết bằng tiếng Latinh về đề tài tôn giáo, còn có hai loại văn học mới thể hiện sự phát triển của nền <a href="https://vnkienthuc.com/threads/su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-che-do-phong-kien-tay-au.79175/" target="_blank">văn học Tây Âu</a> là văn học kỵ sĩ và văn học thành thị.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Vào khoảng thế kỷ XII, do sự trưởng thành của mình và do chịu ảnh hưởng của văn minh thành thị, giai cấp quý tộc phong kiến Tây Âu đòi hỏi phải có một dòng văn học phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Trong hoàn cảnh ấy, có nhiều văn nhân du khách vào tận các lâu đài của các lãnh chúa, kể cho họ nghe những câu chuyện ly kỳ của các hiệp sĩ, cũng có khi họ hát những bài hát ca ngợi ông chủ anh hùng khẳng khái, bà chủ diễm lệ yêu kiều. Hình thức sinh hoạt văn nghệ ấy làm cho cuộc sống tẻ nhạt của các lãnh chúa trong những lâu đài kín cổng cao tường trở nên vui vẻ, do đó các văn nhân ấy đã được các gia đình quý tộc nuôi làm thực khách để chuyên môn mua vui cho họ. Văn học kỵ sĩ vì vậy càng có điều kiện phát triển.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Văn học kỵ sĩ thường được bắt nguồn từ những câu chuyện được lưu truyền trong nhân dân, nhưng nhân vật chính trong đó được xây dựng thành một con người mang đầy đủ các tính cách của giới kỵ sĩ, đó là trung thành với lãnh chúa, ngoan đạo, tôn thờ người đẹp và dũng cảm trong chiến đấu, nhất là đối với dị giáo.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Văn học kỵ sĩ có thể chia làm hai loại chính là anh hùng ca và thơ trữ tình. <em>Bài ca Rôlăng, Bài ca Xít, Bài ca Nibêlunghen</em> là những bản anh hùng ca tương đối nổi tiếng lúc bấy giờ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">- <em>Bài ca Rôlăng được sáng tác vào khoảng năm 1100 ở Pháp, dựa vào câu chuyện dân gian kể về cuộc chiến tranh giữa Sáclơmanhơ và người Arập ở Tây Ban Nha năm 778.</em></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Sau khi vây đánh thành Xaragôxơ ở Tây Ban Nha do người Arập thống trị không thành công, người Phrăng phải ký hòa ước với người Arập để rút quân về nước. Nhưng do sự phản trắc của người Arập, hậu quân của Sáclơmanhơ do Bá tước Rôlăng chỉ huy đã bị quân Arập phục kích và tiêu diệt ở đèo Rôngxơvô thuộc vùng núi Pirênê. Trong giờ phút nguy nan ấy, Rôlăng đã tỏ ra hết sức trung thành với vua của mình và đã dũng cảm chiến đấu cho đến chết. Bài trường ca này dài dến 1400 câu.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">- Bài ca Xít xuất hiện vào thế kỷ XII ở Tây Ban Nha, nội dung miêu tả sự đấu tranh giữa người Tây Ban Nha và người Arập, trong đó bao gồm cả cuộc đấu tranh với Hồi giáo.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">- Bài ca Nibêlunghen xuất hiện vào thế kỷ XIII ở Đức miêu tả sự đấu tranh của người Buốcgônhơ chống lại người Hung nô vào thế kỷ V.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Còn loại thơ trữ tình thì chủ yếu phát triển ở Đức và Pháp. Tình yêu lãng mạn, say đăm và mạo hiểm kiểu kỵ sĩ là chủ đề của loại thơ này mà tác phẩm tiêu biểu nhất là <em>Tơrixtăng và Ydơ.</em></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Bắt nguồn từ một truyền thuyết lưu hành trong các bộ lạc Xentơ và được bổ sung bằng một số chi tiết bắt chước câu chuyện cánh buồm đen và cánh buồm trắng trong thần thoại Êgiê, tác phẩm này miêu tả tình yêu mãnh liệt giữa Tơrixtăng và Ydơ:</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">“Ydơ là người yêu của tôi, Ydơ là cả cuộc đời của tôi, sự sống và sự chết của tôi đều do nàng định đoạt”.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">“<a href="https://vnkienthuc.com/threads/su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-che-do-phong-kien-tay-au.79175/" target="_blank">Thiếu tôi nàng không thể sống</a>, và tôi cũng không sống được nếu thiếu nàng”.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Văn học thành thị ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XII, khi tầng lớp thị dân đang ngày một lớn mạnh. Nguồn gốc của dòng văn học này cũng là dân ca và những truyện dân gian do những người thợ thủ công vốn là nông nô đưa từ nông thôn vào thành thị. Vì vậy loại văn học này viết bằng tiếng nói của nhân dân và nội dung mang tính chất chống lại phong kiến và chống lại giáo hội Thiên Chúa rất rõ rệt.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Văn học thành thị bao gồm các hình thức thơ, kịch, truyện ngắn và thường mang tính chất trào phúng nhằm đả kích giai cấp phong kiến, vạch trần sự tham lam và những hành vi xấu xa của tầng lớp giáo sĩ, đồng thời miêu tả sự thông minh tháo vát của nhân dân. Những truyện ngắn tương đối tiêu biểu là <em>Di chúc của con Lừa, Thầy lang vườn.</em></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Di chúc của con Lừa <em>kể chuyện một linh mục đã chôn con lừa của mình vào đất thánh của giáo hội nên bị phạt, nhưng theo lời trăn trối của con lừa, đem nộp cho giáo chủ một số tiền nên được tha.</em></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Thầy lang vườn <em>kể chuyện một nông dân làm cho một công chúa đang bị hóc xương bật cười mà lành. Từ đó cả thành phố đến nhờ anh ta chữa bệnh. Để khỏi bị quấy rầy, anh ta đi nói chuyện với từng người, yêu cầu người bị bệnh nặng nhất phải hi sinh mình để thiêu lấy tro chữa cho những người khác, vì vậy ai cũng bảo mình là không có bệnh nữa.</em></span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Tác phẩm nổi tiếng nhất là <em>Truyện con cáo,</em> trong đó các con vật đã được nhân cách hóa và tượng trưng cho các hạng người khác nhau: sư tử đại biểu cho vua, gấu chó đại biểu cho lãnh chúa phong kiến, chó sói đại biểu cho kỵ sĩ, lừa đại biểu cho linh mục, con cáo xảo quyệt đại biểu cho thị dân, các loài vật nhỏ bé như gà, thỏ, ốc sên đại biểu cho nhân dân.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">Nội dung chủ yếu của truyện này nói về sự tranh chấp giữa con cáo Rơna (Renart) tinh khôn và con chó sói Idăngranh (Isengrin) ngu dốt, đồng thời cũng đề cập tới sự hà hiếp của con cáo đối với những con vật nhỏ.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px">“Truyện con cáo” lúc đó được đông đảo người đọc rất ưa thích và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: Phlăngđrơ, Anh, Đức, Ý. Người ta ham đọc truyện này đến nỗi các giáo chủ phải kêu lên rằng các tu sĩ thích xem Truyện con cáo hơn là truyện các thánh tử vì đạo.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><a href="https://vnkienthuc.com/threads/van-hoa-tay-au-tu-the-ki-v-den-the-ki-x.79176/" target="_blank">Kịch của thành thị</a> bắt nguồn từ lối biểu diễn hóa trang của nhân dân và phần nhiều mang tính chất hài hước, châm biếm. Tác phẩm nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là kịch <em>““Rôbanh và Mariông</em>” của Ađamđơlahan (Adam de la Halle, 1238-1286), nội dung miêu tả mối tình trung thực giữa một chàng trai và cô gái chăn cừu.</span></p><p><span style="font-size: 18px"></span></p><p><span style="font-size: 18px"><strong><span style="color: rgb(65, 168, 95)">Nguồn :</span></strong><span style="color: rgb(65, 168, 95)"> Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục </span></span></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trang Dimple, post: 179922, member: 288054"] [SIZE=5][B]3. Văn học[/B] Đến thời kỳ này, ngoài văn học dân gian bao gồm các bài hát, các truyện kể... và văn học Latinh (hay văn học nhà thờ) bao gồm thơ, kịch, truyện viết bằng tiếng Latinh về đề tài tôn giáo, còn có hai loại văn học mới thể hiện sự phát triển của nền [URL='https://vnkienthuc.com/threads/su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-che-do-phong-kien-tay-au.79175/']văn học Tây Âu[/URL] là văn học kỵ sĩ và văn học thành thị. Vào khoảng thế kỷ XII, do sự trưởng thành của mình và do chịu ảnh hưởng của văn minh thành thị, giai cấp quý tộc phong kiến Tây Âu đòi hỏi phải có một dòng văn học phục vụ cho đời sống tinh thần của mình. Trong hoàn cảnh ấy, có nhiều văn nhân du khách vào tận các lâu đài của các lãnh chúa, kể cho họ nghe những câu chuyện ly kỳ của các hiệp sĩ, cũng có khi họ hát những bài hát ca ngợi ông chủ anh hùng khẳng khái, bà chủ diễm lệ yêu kiều. Hình thức sinh hoạt văn nghệ ấy làm cho cuộc sống tẻ nhạt của các lãnh chúa trong những lâu đài kín cổng cao tường trở nên vui vẻ, do đó các văn nhân ấy đã được các gia đình quý tộc nuôi làm thực khách để chuyên môn mua vui cho họ. Văn học kỵ sĩ vì vậy càng có điều kiện phát triển. Văn học kỵ sĩ thường được bắt nguồn từ những câu chuyện được lưu truyền trong nhân dân, nhưng nhân vật chính trong đó được xây dựng thành một con người mang đầy đủ các tính cách của giới kỵ sĩ, đó là trung thành với lãnh chúa, ngoan đạo, tôn thờ người đẹp và dũng cảm trong chiến đấu, nhất là đối với dị giáo. Văn học kỵ sĩ có thể chia làm hai loại chính là anh hùng ca và thơ trữ tình. [I]Bài ca Rôlăng, Bài ca Xít, Bài ca Nibêlunghen[/I] là những bản anh hùng ca tương đối nổi tiếng lúc bấy giờ. - [I]Bài ca Rôlăng được sáng tác vào khoảng năm 1100 ở Pháp, dựa vào câu chuyện dân gian kể về cuộc chiến tranh giữa Sáclơmanhơ và người Arập ở Tây Ban Nha năm 778.[/I] Sau khi vây đánh thành Xaragôxơ ở Tây Ban Nha do người Arập thống trị không thành công, người Phrăng phải ký hòa ước với người Arập để rút quân về nước. Nhưng do sự phản trắc của người Arập, hậu quân của Sáclơmanhơ do Bá tước Rôlăng chỉ huy đã bị quân Arập phục kích và tiêu diệt ở đèo Rôngxơvô thuộc vùng núi Pirênê. Trong giờ phút nguy nan ấy, Rôlăng đã tỏ ra hết sức trung thành với vua của mình và đã dũng cảm chiến đấu cho đến chết. Bài trường ca này dài dến 1400 câu. - Bài ca Xít xuất hiện vào thế kỷ XII ở Tây Ban Nha, nội dung miêu tả sự đấu tranh giữa người Tây Ban Nha và người Arập, trong đó bao gồm cả cuộc đấu tranh với Hồi giáo. - Bài ca Nibêlunghen xuất hiện vào thế kỷ XIII ở Đức miêu tả sự đấu tranh của người Buốcgônhơ chống lại người Hung nô vào thế kỷ V. Còn loại thơ trữ tình thì chủ yếu phát triển ở Đức và Pháp. Tình yêu lãng mạn, say đăm và mạo hiểm kiểu kỵ sĩ là chủ đề của loại thơ này mà tác phẩm tiêu biểu nhất là [I]Tơrixtăng và Ydơ.[/I] Bắt nguồn từ một truyền thuyết lưu hành trong các bộ lạc Xentơ và được bổ sung bằng một số chi tiết bắt chước câu chuyện cánh buồm đen và cánh buồm trắng trong thần thoại Êgiê, tác phẩm này miêu tả tình yêu mãnh liệt giữa Tơrixtăng và Ydơ: “Ydơ là người yêu của tôi, Ydơ là cả cuộc đời của tôi, sự sống và sự chết của tôi đều do nàng định đoạt”. “[URL='https://vnkienthuc.com/threads/su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-che-do-phong-kien-tay-au.79175/']Thiếu tôi nàng không thể sống[/URL], và tôi cũng không sống được nếu thiếu nàng”. Văn học thành thị ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XII, khi tầng lớp thị dân đang ngày một lớn mạnh. Nguồn gốc của dòng văn học này cũng là dân ca và những truyện dân gian do những người thợ thủ công vốn là nông nô đưa từ nông thôn vào thành thị. Vì vậy loại văn học này viết bằng tiếng nói của nhân dân và nội dung mang tính chất chống lại phong kiến và chống lại giáo hội Thiên Chúa rất rõ rệt. Văn học thành thị bao gồm các hình thức thơ, kịch, truyện ngắn và thường mang tính chất trào phúng nhằm đả kích giai cấp phong kiến, vạch trần sự tham lam và những hành vi xấu xa của tầng lớp giáo sĩ, đồng thời miêu tả sự thông minh tháo vát của nhân dân. Những truyện ngắn tương đối tiêu biểu là [I]Di chúc của con Lừa, Thầy lang vườn.[/I] Di chúc của con Lừa [I]kể chuyện một linh mục đã chôn con lừa của mình vào đất thánh của giáo hội nên bị phạt, nhưng theo lời trăn trối của con lừa, đem nộp cho giáo chủ một số tiền nên được tha.[/I] Thầy lang vườn [I]kể chuyện một nông dân làm cho một công chúa đang bị hóc xương bật cười mà lành. Từ đó cả thành phố đến nhờ anh ta chữa bệnh. Để khỏi bị quấy rầy, anh ta đi nói chuyện với từng người, yêu cầu người bị bệnh nặng nhất phải hi sinh mình để thiêu lấy tro chữa cho những người khác, vì vậy ai cũng bảo mình là không có bệnh nữa.[/I] Tác phẩm nổi tiếng nhất là [I]Truyện con cáo,[/I] trong đó các con vật đã được nhân cách hóa và tượng trưng cho các hạng người khác nhau: sư tử đại biểu cho vua, gấu chó đại biểu cho lãnh chúa phong kiến, chó sói đại biểu cho kỵ sĩ, lừa đại biểu cho linh mục, con cáo xảo quyệt đại biểu cho thị dân, các loài vật nhỏ bé như gà, thỏ, ốc sên đại biểu cho nhân dân. Nội dung chủ yếu của truyện này nói về sự tranh chấp giữa con cáo Rơna (Renart) tinh khôn và con chó sói Idăngranh (Isengrin) ngu dốt, đồng thời cũng đề cập tới sự hà hiếp của con cáo đối với những con vật nhỏ. “Truyện con cáo” lúc đó được đông đảo người đọc rất ưa thích và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng: Phlăngđrơ, Anh, Đức, Ý. Người ta ham đọc truyện này đến nỗi các giáo chủ phải kêu lên rằng các tu sĩ thích xem Truyện con cáo hơn là truyện các thánh tử vì đạo. [URL='https://vnkienthuc.com/threads/van-hoa-tay-au-tu-the-ki-v-den-the-ki-x.79176/']Kịch của thành thị[/URL] bắt nguồn từ lối biểu diễn hóa trang của nhân dân và phần nhiều mang tính chất hài hước, châm biếm. Tác phẩm nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là kịch [I]““Rôbanh và Mariông[/I]” của Ađamđơlahan (Adam de la Halle, 1238-1286), nội dung miêu tả mối tình trung thực giữa một chàng trai và cô gái chăn cừu. [B][COLOR=rgb(65, 168, 95)]Nguồn :[/COLOR][/B][COLOR=rgb(65, 168, 95)] Lịch sử văn minh thế giới-Tác giả: Vũ Dương Ninh (Chủ biên), Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo -nhà xuất bản Giáo dục [/COLOR][/SIZE] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch Sử Thế Giới
Thế giới Trung Đại ( Thế kỷ V - XVI )
Văn hóa Tây Âu từ thể kỷ XI đến đầu thể kỷ XIV
Top