Văn hóa cúi chào của người Nhật Bản

Maruko Dương

New member
Xu
0
Văn hóa cúi chào của người Nhật Bản
Văn hóa cúi chào đã ăn sâu vào tâm thức và xã hội Nhật Bản, nó thường xuyên đến nỗi người ta cúi đầu như thể một phản xạ tự nhiên. Ý nghĩa của những cái cúi đầu tùy thuộc vào hoàn cảnh, độ sâu và thời gian của việc cúi. Việc cúi đầu thể hiện sự kính trọng mà bạn dành cho người hay một vật đằng trước.

images (5).jpg

Quy tắc chung là cúi đầu về phía trước, mắt nhìn xuống đất để tránh eye-contact, khi cúi đầu hoặc cúi cả người, tay thẳng ép sát hông, chân giữ thẳng, không cong. Nghi thức cúi chào của người Nhật gọi là Ojigi. Ojigi có nghĩa là đổ người từ phần eo về phía trước. Trong thực tế có những kiểu Ojigi sau:

Gật đầu, 5 độ:
Kiểu này được sử dụng khi gặp bạn thân hoặc bạn cũ đã lâu không gặp, hoặc có thể là người thân thích. Ngoài ra, nếu bạn là một người có địa vị xã hội cao hơn người kia, bạn cũng có thể gật nhẹ để chào. Điều đó thể hiện sự khiêm nhường, nhã nhặn, sự tôn trọng người khác mặc dù họ có địa vị thấp hơn. Hoặc trong trường hợp khi đang đi trên đường mà lỡ va phải ai đó hay vào phòng quên gõ cửa, bạn cũng nên cúi đầu khoảng 5 – 10 độ để xin lỗi.



Kiểu Eshaku:
Cúi 15 độ, trong xã giao hàng ngày, đối với những người ngang mình. Những người này bạn có quen biết nhưng không thân mật đến mức chỉ cần gật đầu là xong. Ta cũng nhìn thấy kiểu Eshaku được người Nhật sử dụng trong khi thi đấu ở một số môn thể thao và võ thuật, đối thủ khi chào nhau sẽ chỉ cúi khoảng 15 độ và mắt sẽ nhìn thằng vào nhau. Khi đến thăm các đền Thần để cầu an, bạn cũng chỉ cần cúi đầu tầm 15 – 20 độ và chắp tay cầu khấn. Tương tự trong kinh doanh khi người Nhật luôn coi “khách hàng là thượng đế”, bạn nên cúi chào khoảng 20 độ, có thể kèm theo câu nói “irasshaimase” thường gặp trong các nhà hàng.

Kiểu Keirei:
Cúi 30 độ, kiểu Keirei thể hiện nhiều sự kính trọng và trang trọng khi cúi đầu. Thường là khi gặp sếp, giám đốc hoặc ai đó có địa vị xã hội cao hơn, bạn sẽ cúi đầu tầm khoảng 30 độ. Hay với những người bạn mới gặp lần đầu tiên thì thường nên cúi khoảng 30 độ. Đặc biệt là khi nhận danh thiếp từ ai đó, bạn nên nhận bằng 2 tay, cúi đầu 30 độ và giữ tầm 1 giây.

Kiểu Saikeirei:
Cúi 45 độ, khi muốn cảm ơn hoặc xin lỗi ai đó. Nếu được sử dụng trong trường hợp cảm ơn thì kiểu Saikeirei thể hiện sự biết ơn từ tận đáy lòng mình. Trong trường hợp muốn xin lỗi ai đó, kiểu Saikeirei được sử dụng khi bạn mắc những lỗi thông thường như: chậm deadline hay làm phật lòng ai đó hoặc với những lỗi lầm nghiêm trọng hơn như Công ty của bạn bị tố cáo gian lận hay các quan chức chính phủ bị cáo buộc tham nhũng, ăn hối lộ… Bạn cũng có thể sử dụng kiểu Saikeirei trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng. Trường hợp, bạn gặp một nhân vật vô cùng quan trọng như nguyên thủ quốc gia hay nghị sĩ nào đó, lúc cúi chào (45 độ) bạn không bao giờ được phép vừa cúi đầu vừa bắt tay.

van-hoa-cui-chao-cua-nguoi-nhat-ban.gif


Cúi đầu sát đất:
Người Nhật hiện nay không sử dụng kiểu cúi đầu sát đất trong giao tiếp. Kiểu cúi đầu sát đất này có thể được gặp ở một số môn võ, trong Trà đạo hay một số nghệ thuật truyền thống khác như geisha…

images (6).jpg


Nếu như bạn mới sang Nhật, phân vân không biết cúi đầu như thế nào cho đúng thì lời khuyên là bạn nên cúi đầu 30 độ, người Nhật có thể dễ dàng thấu hiểu và thông cảm cho bạn điều này. Đặc biệt, bạn nên tỏ ra tự nhiên và vui vẻ khi cúi đầu, nhất là khi chào (trừ trường hợp phải cúi vì xin lỗi) để thể hiện thành ý của mình.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top