Có chăng một vấn đề Phương Đông và Phương Tây? Đặt ra vấn đề về các quan hệ giữa hai phần đó của thế giới do sự đối lập hay sự đối kháng của chúng là đúng hay sai? Giữa chúng có những khác biệt đặc trưng cho phép một sự đối lập như vậy không?
Giữa lời nói dí dỏm của Kipling bảo rằng Phương Đông và Phương Tây không bao giờ thâm nhập được vào nhau, và luận thuyết của người đối thoại đáng kính của tôi là ngài Paul Viviane trong Bức thư ngỏ của ông, cho thấy vấn đề thậm chí không chỉ đặt ra dưới hình thức gọi là địa lý, tôi cho rằng có một phần lớn chân lý trong dư luận chung đối lập hai lục địa cả về bản chất và cốt lõi của các nền văn minh và đạo đức của chúng.
Ông bạn Paul Viviane của tôi bảo rằng: "Theo tôi thật là hoài công đi đối lập lục địa này với lục địa khác và coi chúng là đặc biệt khác nhau, là vĩnh viễn mang sâu dấu ấn của những đặc trưng riêng biệt về mặt xã hội. Không có những lục địa khác nhau. Trong mỗi lục địa có những dân tộc đạt đến những giai đoạn tiến hoá khác nhau...
"Vậy nên không nên nghiên cứu vấn đề chúng ta đang xem xét trong không gian, trên bề mặt, về mặt địa lý, mà phải là trong thời gian, theo chiều sâu, về mặt lịch sử. Nếu bạn muốn và để dùng một cách diễn đạt thời thượng, hãy nói là cần nghiên cứu vấn đề theo bình diện đứng chứ không phải bình diện ngang".
Nói chung bao giờ nghiên cứu các vấn đề theo bình diện đứng chứ không phải theo bình diện ngang, trong chiều sâu chứ không phải trên bề mặt cũng là một phương pháp tốt. Và đặc biệt trong vấn đề chúng ta đang quan tâm, phương pháp này là bắt buộc, bởi cần phải đẩy sự phân tích khá xa để có thể khám phá ra những khác biệt căn bản và không dừng lại ở một sự phân tích hời hợt chỉ nắm lấy các hiện tượng của sự vật.
Nhưng ở đây không phải là chuyện phương pháp: mà là ngay ở chính vấn đề. Cần biết vấn đề ấy có đặt ra hay không. Mà, tôi tưởng trong trường hợp này, hỏi như vậy là khá vô ích. Quả thật có một vấn đề Phương Đông và Phương Tây; nó được đặt ra hằng ngày, và có thể nói chúng ta sống với vấn đề đó trong mọi lúc, theo cách một tấn kịch có muôn vàn tình tiết vừa lôi cuốn vừa thống thiết. Chỉ cần nhìn quanh chúng ta và ngay trong chính chúng ta để nhận ra thực tế của vấn đề đó và tính chất nóng bỏng của nó.
Quả là không nên xem xét vấn đề đó dưới một góc độ thuần tuý địa lý, và về việc này ngài Paul Viviane đã có lý khi nhận xét rằng, chẳng hạn Nhật Bản, là nước nằm ở Phương Đông, về một số mặt nào đó lại là Phương Tây, và các dân tộc Balkan, vốn ở Phương Tây, về một số mặt khác, lại là Phương Đông. Mặt khác, nếu dưới thuật ngữ Phương Tây, chúng ta hiểu đó là một kiểu văn minh nào đó, với những khác biệt thường khi rất lớn giữa các dân tộc, vẫn có những tính chất tổng quát chung cho hầu hết các nước Châu Âu và Châu Mỹ, thì thuật ngữ Phương Đông bao gộp những nền văn minh chẳng hề giống nhau giữa tất cả các dân tộc Châu Á, chứng cớ là Ấn Độ và Trung Hoa, dù gặp nhau trên đất Đông Dương chúng ta, trong quá khứ đã là hai thế giới khác biệt và gần như không thể hòa hợp được cùng nhau.
Nhưng cả vấn đề này, không nên giản đơn hoá nó lại thành sự đối lập giữa hai giai đoạn tiến hoá hay hai hình thức tổ chức xã hội in dấu ấn chế độ phụ quyền và chủ nghĩa cá nhân. Tôi đã chỉ ra rằng vấn đề này vượt quá, và là vượt qua rất xa, khung khổ hai công thức ấy vốn không hề loại trừ lẫn nhau.
Trong thực tế, vấn đề có tính chất chung hơn và rộng lớn hơn rất nhiều. Nó liên quan ngay đến bản chất của nền văn minh nhân loại biểu hiện dưới hai hình thức tĩnh và động, được đại diện hởi hai cực âm và dương của nó là Phương Đông và Phương Tây. Nếu tôi lý luận như một nhà triết học Trung Hoa, tôi sẽ nói rằng Phương Đông là nguyên lý âm và Phương Tây là nguyên lý dương, rằng một bên là biểu hiện của sức mạnh và hoạt động, bên kia là biểu hiện của tính vĩnh cửu và tĩnh tại, rằng cho đến nay chúng không gặp nhau, mỗi bên phát triển trong cực riêng của mình, nhưng sự gặp nhau của chúng một ngày nào đó sẽ đưa nhân loại đến một hình thức văn minh đẹp đẽ hơn, hài hoà hơn, tóm lại là nhân bản hơn và hoàn thiện hơn.
Trình bày vấn đề này ra như vậy có vẻ như tôi đã đơn giản nó đến cực điểm; nhưng tôi lại cũng khiến cho nó hiển lộ ra một cách sáng rõ nhất và minh bạch nhất bằng cách rút gọn nó lại dưới hình thức đối ngẫu của hai nguyên lý, tuy đối lập nhau, nhưng không vì thế mà không cần thiết cho nhau, cũng như luận đề và phản đề phải kết lại với nhau và hợp nhất với nhau để thành một hợp đề.
Quả là Phương Tây cổ đại cũng đã từng biết đến minh triết, và minh triết đã nhiều lần vượt lên trên khoa học. Nhưng khí chất của Phương Tây chủ yếu là động, không chịu dừng lại ở một thứ minh triết tĩnh tại chối bỏ sự biến đổi và cái mới; bao giờ nó cũng phải đi tới phía trước, khám phá, phát minh, luôn luôn làm ra cái mới, cái chưa từng có, và bất cứ nơi nào nó hoạt động, nó bắt tay vào thì diện mạo của thế giới ở đó ắt phải thay đổi, phải đảo lộn. Cuối cùng ở Phương Tây khoa học đã chiến thắng, và chính nó là đặc điểm, là sự phát minh, là vật sở hữu, là định nghĩa, là nguyên lý, là mục đích hoạt động, là ý nghĩa của số phận Phương Tây. Nền khoa học tóm lược trí tuệ và tâm hồn của Phương Tây ấy, ta biết nó đã làm nên những gì. Nó đã sản sinh ra những kỳ tích. Nó đã tạo nên ở Phương Tây những tiến bộ to lớn trong tất cả các lĩnh vực. Như cách nói của Tagore, nó đã cung cấp vũ khí và bộ áo giáp cho Phương Tây để thực hiện ý chí về sức mạnh của mình, và ý chí này cũng to lớn như công cụ mà họ nắm được. Nhưng nền khoa học nguyên thuở ban đầu chỉ là một hình thức trí tuệ, nếu có thể nói như vậy, của minh triết, cuối cùng đã phình ra vô độ và nuốt luôn mất cái phần minh triết vốn có trong nó; chế ngự các sự vật, nó đã bị các sự vật chế ngự và tự phóng đại mình lên nó đã tự "cơ giới hoá" mình đi để chỉ còn là một thứ kỹ thuật mênh mông, kỹ thuật tuyệt diệu, với những phương pháp ngày mỗi tinh nhuệ, nhưng nếu chúng có thể cai quản các sự vật thì lại tỏ ra không thích ứng để điều khiển được tinh thần. Tinh thần, bị buông thả, không được chỉ dẫn và không có nguyên lý gì nữa, lao mình vào tất cả những cái mới mà một nền khoa học vô độ mang đến cho nó, và cuối cùng rối tung lên vì cái chế độ biến đổi liên tục đó.
Về phần mình, minh triết Phương Đông, nhờ có nó mà vô số những thực thể nhân loại, trải qua nhiều thế kỷ, đã có thể giữ được sự gắn kết và thống nhất, bị giam hãm trong tháp ngà của các nguyên lý bất biến, xa rời thực tế của các sự vật không phát triển được, có thể nói đã "hoá thạch", và trở thành một nguyên lý về sự ngưng đọng khiến cho các xã hội mà nó thống trị không thể tự đổi mới được nữa và sống trong một sự tầm thường thường trực; sự ngưng đọng của các xã hội đó thường giống như là ngủ mê hay chết.
Như vậy, động hay tĩnh tuyệt đối đều không có lợi cho sự bừng nở của một nền văn minh thực sự nhân bản và toàn vẹn. Từ sự hợp nhất hài hoà của khoa học Châu Âu với minh triết Châu Á sẽ nảy sinh một nền văn hóa mới, nền văn hóa toàn nhân loại chân chính. Còn lâu lắm mới thực hiện được sự hợp nhất đó, và trong lúc này vấn đề Phương Đông - Phương Tây chủ yếu là vấn đề cuộc đấu tranh giữa hai nguyên lý trên, khi diễn ra sự thâm nhập dữ dội của khoa học Phương Tây vào các xã hội chịu sự chi phối của minh triết cổ Châu Á.
Những gì vừa nói về văn hóa Phương Tây và Viễn Đông, thì chúng ta cũng có thể nói như thế về các nền nghệ thuật của chúng. Nói cho đúng, không có một nền nghệ thuật Châu Âu cũng không có một nền nghệ thuật Châu Á. Mỗi dân tộc Châu Âu và Châu Á đều có một nền nghệ thuật, và nghệ thuật của một đất nước biểu hiện khí chất riêng của dân tộc sống ở đấy. Trong chuyện này nói đến các lục địa là sai lầm, mà chủ yếu phải nói đến các dân tộc. Tuy nhiên, nếu bao gộp chung nghệ thuật của các dân tộc Phương Tây và nghệ thuật của các dân tộc Viễn Đông, ta sẽ thấy chúng cũng gắn liền với hai nguyên lý động và tĩnh mà ta luôn gặp lại như là một đối ngẫu vĩnh hằng nằm ở nền tảng của tất cả những biểu hiện của Phương Tây và Phương Đông.
Nghệ thuật Phương Tây là sáng tạo và chân lý; nghệ thuật Phương Đông là ước lệ và tượng trưng. Cái trước là sự khẳng định kiêu căng sức mạnh sáng tạo của con người luôn chăm chăm tạo nên những hình thức mới và chưa từng có, và tuy vậy không tách xa khỏi cuộc sống và chân lý. Cái sau là sự phục tùng nhún nhường của lao động con người hoặc là trước thiên nhiên quanh mình, - ví dụ: ngôi chùa nhỏ bên cạnh một cây đa mênh mông, - hoặc đối với một hệ thống các ước lệ muốn diễn đạt dưới một hình thức tượng trưng và gần như bí truyền những quy luật lởn của vũ trụ, chẳng hạn như các kiểu cách điệu hoá những đồ gỗ trong nhà và các đồ vật nghi lễ, các lối trưng bày con rồng vật tổ hay con phượng hoàng báo điềm lành, v.v... Tính chất của một bên là tĩnh tại, không ưa sự vận động làm xê dịch các đường nét, cũng như sự phát minh gây rối các phương cách và các thói quen; ở đây tài năng nằm ở sức mạnh của cách điệu hoá, và do vậy ở trừu tượng hoá, hay gợi cảm trừu tượng. Tính chất của bên kia là động: nó là phát minh, sáng tạo thường trực, thuần tuý phóng túng mà về căn bản vẫn không ngừng là hiện thực, bởi tinh thần Phương Tây, vốn quen điều khiển hiện thực, luôn gắn chặt với nó. Một sự cách điệu hoá quá mức có nguy cơ, khiến cho nghệ thuật bị đông cứng trong những công thức khô cằn và biến người nghệ sĩ thành người thợ khéo tay trong việc thực hiện đôi ba hình thức bị nhốt chặt trong một chuẩn mực cố định. Mặt khác, mọi nghệ thuật đều giả định một thứ chủ nghĩa tượng trưng nhất định, một sự kết tinh của một số hình thức nào đó đã trở thành những hình mẫu của cái đẹp làm cơ sở để đánh giá tất cả những cái khác; một sự phát minh liên tục, vô độ, hỗn loạn, ngăn cản sự kết tinh cần thiết đó và tước mất của nghệ thuật mọi ý nghĩa tượng trưng.
Như vậy trong lĩnh vực nghệ thuật, cũng như tất cả các lĩnh vực khác, có những khác biệt cốt yếu chia cách các quan niệm của Phương Tây và Phương Đông. Một sự tổng hợp của hai công thức ấy quả đáng hy vọng. Nó có thể diễn ra không? Đấy là bí mật của tương lai.
Dẫu sao, dù là nói về nghệ thuật hay về một biểu hiện khác của tu duy và hoạt động của con người, thì lúc này đều đặt ra vấn đề Phương Đông - Phương Tây và sẽ không là quá đáng khi bảo rằng nó nổi trội lên trên tất cả các vấn đề khác. Việc nghiên cứu nó lôi cuốn sự quan tâm nồng nhiệt của tất cả những ai chú ý đến các mối quan hệ tinh thần đang nối liền hai thế giới.
Nguồn: Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932
Giữa lời nói dí dỏm của Kipling bảo rằng Phương Đông và Phương Tây không bao giờ thâm nhập được vào nhau, và luận thuyết của người đối thoại đáng kính của tôi là ngài Paul Viviane trong Bức thư ngỏ của ông, cho thấy vấn đề thậm chí không chỉ đặt ra dưới hình thức gọi là địa lý, tôi cho rằng có một phần lớn chân lý trong dư luận chung đối lập hai lục địa cả về bản chất và cốt lõi của các nền văn minh và đạo đức của chúng.
Ông bạn Paul Viviane của tôi bảo rằng: "Theo tôi thật là hoài công đi đối lập lục địa này với lục địa khác và coi chúng là đặc biệt khác nhau, là vĩnh viễn mang sâu dấu ấn của những đặc trưng riêng biệt về mặt xã hội. Không có những lục địa khác nhau. Trong mỗi lục địa có những dân tộc đạt đến những giai đoạn tiến hoá khác nhau...
"Vậy nên không nên nghiên cứu vấn đề chúng ta đang xem xét trong không gian, trên bề mặt, về mặt địa lý, mà phải là trong thời gian, theo chiều sâu, về mặt lịch sử. Nếu bạn muốn và để dùng một cách diễn đạt thời thượng, hãy nói là cần nghiên cứu vấn đề theo bình diện đứng chứ không phải bình diện ngang".
Nói chung bao giờ nghiên cứu các vấn đề theo bình diện đứng chứ không phải theo bình diện ngang, trong chiều sâu chứ không phải trên bề mặt cũng là một phương pháp tốt. Và đặc biệt trong vấn đề chúng ta đang quan tâm, phương pháp này là bắt buộc, bởi cần phải đẩy sự phân tích khá xa để có thể khám phá ra những khác biệt căn bản và không dừng lại ở một sự phân tích hời hợt chỉ nắm lấy các hiện tượng của sự vật.
Nhưng ở đây không phải là chuyện phương pháp: mà là ngay ở chính vấn đề. Cần biết vấn đề ấy có đặt ra hay không. Mà, tôi tưởng trong trường hợp này, hỏi như vậy là khá vô ích. Quả thật có một vấn đề Phương Đông và Phương Tây; nó được đặt ra hằng ngày, và có thể nói chúng ta sống với vấn đề đó trong mọi lúc, theo cách một tấn kịch có muôn vàn tình tiết vừa lôi cuốn vừa thống thiết. Chỉ cần nhìn quanh chúng ta và ngay trong chính chúng ta để nhận ra thực tế của vấn đề đó và tính chất nóng bỏng của nó.
Quả là không nên xem xét vấn đề đó dưới một góc độ thuần tuý địa lý, và về việc này ngài Paul Viviane đã có lý khi nhận xét rằng, chẳng hạn Nhật Bản, là nước nằm ở Phương Đông, về một số mặt nào đó lại là Phương Tây, và các dân tộc Balkan, vốn ở Phương Tây, về một số mặt khác, lại là Phương Đông. Mặt khác, nếu dưới thuật ngữ Phương Tây, chúng ta hiểu đó là một kiểu văn minh nào đó, với những khác biệt thường khi rất lớn giữa các dân tộc, vẫn có những tính chất tổng quát chung cho hầu hết các nước Châu Âu và Châu Mỹ, thì thuật ngữ Phương Đông bao gộp những nền văn minh chẳng hề giống nhau giữa tất cả các dân tộc Châu Á, chứng cớ là Ấn Độ và Trung Hoa, dù gặp nhau trên đất Đông Dương chúng ta, trong quá khứ đã là hai thế giới khác biệt và gần như không thể hòa hợp được cùng nhau.
Nhưng cả vấn đề này, không nên giản đơn hoá nó lại thành sự đối lập giữa hai giai đoạn tiến hoá hay hai hình thức tổ chức xã hội in dấu ấn chế độ phụ quyền và chủ nghĩa cá nhân. Tôi đã chỉ ra rằng vấn đề này vượt quá, và là vượt qua rất xa, khung khổ hai công thức ấy vốn không hề loại trừ lẫn nhau.
Trong thực tế, vấn đề có tính chất chung hơn và rộng lớn hơn rất nhiều. Nó liên quan ngay đến bản chất của nền văn minh nhân loại biểu hiện dưới hai hình thức tĩnh và động, được đại diện hởi hai cực âm và dương của nó là Phương Đông và Phương Tây. Nếu tôi lý luận như một nhà triết học Trung Hoa, tôi sẽ nói rằng Phương Đông là nguyên lý âm và Phương Tây là nguyên lý dương, rằng một bên là biểu hiện của sức mạnh và hoạt động, bên kia là biểu hiện của tính vĩnh cửu và tĩnh tại, rằng cho đến nay chúng không gặp nhau, mỗi bên phát triển trong cực riêng của mình, nhưng sự gặp nhau của chúng một ngày nào đó sẽ đưa nhân loại đến một hình thức văn minh đẹp đẽ hơn, hài hoà hơn, tóm lại là nhân bản hơn và hoàn thiện hơn.
Trình bày vấn đề này ra như vậy có vẻ như tôi đã đơn giản nó đến cực điểm; nhưng tôi lại cũng khiến cho nó hiển lộ ra một cách sáng rõ nhất và minh bạch nhất bằng cách rút gọn nó lại dưới hình thức đối ngẫu của hai nguyên lý, tuy đối lập nhau, nhưng không vì thế mà không cần thiết cho nhau, cũng như luận đề và phản đề phải kết lại với nhau và hợp nhất với nhau để thành một hợp đề.
Quả là Phương Tây cổ đại cũng đã từng biết đến minh triết, và minh triết đã nhiều lần vượt lên trên khoa học. Nhưng khí chất của Phương Tây chủ yếu là động, không chịu dừng lại ở một thứ minh triết tĩnh tại chối bỏ sự biến đổi và cái mới; bao giờ nó cũng phải đi tới phía trước, khám phá, phát minh, luôn luôn làm ra cái mới, cái chưa từng có, và bất cứ nơi nào nó hoạt động, nó bắt tay vào thì diện mạo của thế giới ở đó ắt phải thay đổi, phải đảo lộn. Cuối cùng ở Phương Tây khoa học đã chiến thắng, và chính nó là đặc điểm, là sự phát minh, là vật sở hữu, là định nghĩa, là nguyên lý, là mục đích hoạt động, là ý nghĩa của số phận Phương Tây. Nền khoa học tóm lược trí tuệ và tâm hồn của Phương Tây ấy, ta biết nó đã làm nên những gì. Nó đã sản sinh ra những kỳ tích. Nó đã tạo nên ở Phương Tây những tiến bộ to lớn trong tất cả các lĩnh vực. Như cách nói của Tagore, nó đã cung cấp vũ khí và bộ áo giáp cho Phương Tây để thực hiện ý chí về sức mạnh của mình, và ý chí này cũng to lớn như công cụ mà họ nắm được. Nhưng nền khoa học nguyên thuở ban đầu chỉ là một hình thức trí tuệ, nếu có thể nói như vậy, của minh triết, cuối cùng đã phình ra vô độ và nuốt luôn mất cái phần minh triết vốn có trong nó; chế ngự các sự vật, nó đã bị các sự vật chế ngự và tự phóng đại mình lên nó đã tự "cơ giới hoá" mình đi để chỉ còn là một thứ kỹ thuật mênh mông, kỹ thuật tuyệt diệu, với những phương pháp ngày mỗi tinh nhuệ, nhưng nếu chúng có thể cai quản các sự vật thì lại tỏ ra không thích ứng để điều khiển được tinh thần. Tinh thần, bị buông thả, không được chỉ dẫn và không có nguyên lý gì nữa, lao mình vào tất cả những cái mới mà một nền khoa học vô độ mang đến cho nó, và cuối cùng rối tung lên vì cái chế độ biến đổi liên tục đó.
Về phần mình, minh triết Phương Đông, nhờ có nó mà vô số những thực thể nhân loại, trải qua nhiều thế kỷ, đã có thể giữ được sự gắn kết và thống nhất, bị giam hãm trong tháp ngà của các nguyên lý bất biến, xa rời thực tế của các sự vật không phát triển được, có thể nói đã "hoá thạch", và trở thành một nguyên lý về sự ngưng đọng khiến cho các xã hội mà nó thống trị không thể tự đổi mới được nữa và sống trong một sự tầm thường thường trực; sự ngưng đọng của các xã hội đó thường giống như là ngủ mê hay chết.
Như vậy, động hay tĩnh tuyệt đối đều không có lợi cho sự bừng nở của một nền văn minh thực sự nhân bản và toàn vẹn. Từ sự hợp nhất hài hoà của khoa học Châu Âu với minh triết Châu Á sẽ nảy sinh một nền văn hóa mới, nền văn hóa toàn nhân loại chân chính. Còn lâu lắm mới thực hiện được sự hợp nhất đó, và trong lúc này vấn đề Phương Đông - Phương Tây chủ yếu là vấn đề cuộc đấu tranh giữa hai nguyên lý trên, khi diễn ra sự thâm nhập dữ dội của khoa học Phương Tây vào các xã hội chịu sự chi phối của minh triết cổ Châu Á.
Những gì vừa nói về văn hóa Phương Tây và Viễn Đông, thì chúng ta cũng có thể nói như thế về các nền nghệ thuật của chúng. Nói cho đúng, không có một nền nghệ thuật Châu Âu cũng không có một nền nghệ thuật Châu Á. Mỗi dân tộc Châu Âu và Châu Á đều có một nền nghệ thuật, và nghệ thuật của một đất nước biểu hiện khí chất riêng của dân tộc sống ở đấy. Trong chuyện này nói đến các lục địa là sai lầm, mà chủ yếu phải nói đến các dân tộc. Tuy nhiên, nếu bao gộp chung nghệ thuật của các dân tộc Phương Tây và nghệ thuật của các dân tộc Viễn Đông, ta sẽ thấy chúng cũng gắn liền với hai nguyên lý động và tĩnh mà ta luôn gặp lại như là một đối ngẫu vĩnh hằng nằm ở nền tảng của tất cả những biểu hiện của Phương Tây và Phương Đông.
Nghệ thuật Phương Tây là sáng tạo và chân lý; nghệ thuật Phương Đông là ước lệ và tượng trưng. Cái trước là sự khẳng định kiêu căng sức mạnh sáng tạo của con người luôn chăm chăm tạo nên những hình thức mới và chưa từng có, và tuy vậy không tách xa khỏi cuộc sống và chân lý. Cái sau là sự phục tùng nhún nhường của lao động con người hoặc là trước thiên nhiên quanh mình, - ví dụ: ngôi chùa nhỏ bên cạnh một cây đa mênh mông, - hoặc đối với một hệ thống các ước lệ muốn diễn đạt dưới một hình thức tượng trưng và gần như bí truyền những quy luật lởn của vũ trụ, chẳng hạn như các kiểu cách điệu hoá những đồ gỗ trong nhà và các đồ vật nghi lễ, các lối trưng bày con rồng vật tổ hay con phượng hoàng báo điềm lành, v.v... Tính chất của một bên là tĩnh tại, không ưa sự vận động làm xê dịch các đường nét, cũng như sự phát minh gây rối các phương cách và các thói quen; ở đây tài năng nằm ở sức mạnh của cách điệu hoá, và do vậy ở trừu tượng hoá, hay gợi cảm trừu tượng. Tính chất của bên kia là động: nó là phát minh, sáng tạo thường trực, thuần tuý phóng túng mà về căn bản vẫn không ngừng là hiện thực, bởi tinh thần Phương Tây, vốn quen điều khiển hiện thực, luôn gắn chặt với nó. Một sự cách điệu hoá quá mức có nguy cơ, khiến cho nghệ thuật bị đông cứng trong những công thức khô cằn và biến người nghệ sĩ thành người thợ khéo tay trong việc thực hiện đôi ba hình thức bị nhốt chặt trong một chuẩn mực cố định. Mặt khác, mọi nghệ thuật đều giả định một thứ chủ nghĩa tượng trưng nhất định, một sự kết tinh của một số hình thức nào đó đã trở thành những hình mẫu của cái đẹp làm cơ sở để đánh giá tất cả những cái khác; một sự phát minh liên tục, vô độ, hỗn loạn, ngăn cản sự kết tinh cần thiết đó và tước mất của nghệ thuật mọi ý nghĩa tượng trưng.
Như vậy trong lĩnh vực nghệ thuật, cũng như tất cả các lĩnh vực khác, có những khác biệt cốt yếu chia cách các quan niệm của Phương Tây và Phương Đông. Một sự tổng hợp của hai công thức ấy quả đáng hy vọng. Nó có thể diễn ra không? Đấy là bí mật của tương lai.
Dẫu sao, dù là nói về nghệ thuật hay về một biểu hiện khác của tu duy và hoạt động của con người, thì lúc này đều đặt ra vấn đề Phương Đông - Phương Tây và sẽ không là quá đáng khi bảo rằng nó nổi trội lên trên tất cả các vấn đề khác. Việc nghiên cứu nó lôi cuốn sự quan tâm nồng nhiệt của tất cả những ai chú ý đến các mối quan hệ tinh thần đang nối liền hai thế giới.
Nguồn: Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932