Vấn đề môi trường, môi sinh ở biển Cửa Lò: Đâu là thực tế?

kingofking_8686

New member
Xu
0
Vấn đề môi trường, môi sinh ở biển Cửa Lò: Đâu là thực tế?
Một đất nước nằm dài theo 3.200 kom bờ biển, quả là chuyện “Trời cho”. Biết bao tiềm năng về tài nguyện, môi trường, du lịch... đang nằm trong biển và ai cũng biết. Nhưng khai thác tiềm năng ấy như thế nào lại là cả một vấn đề mang tính chiến lược, chứ không thể manh múng, chụp giựt. Biển nước ta đang kêu cứu trước sự phá hoại vô ý thức của con người. Chỉ riêng chuyện làm ô nhiễm bờ biển và nước biển ở những khu du lịch, đã khiến chúng ta giật mình.
Sở dĩ đặt vấn đề như vậy vì trong không khí chung hiện nay, người ta vẫn mặc nhiên cho rằng: Môi trường Cửa Lò Nghệ An luôn đảm bảo độ trong sạch. Điều này xuất phát từ một lí do đáng mừng là cách đây không lâu, Tồ chức môi trường thế giới (WTO) và Tổng cục Du lịch VN đánh giá Cửa Lò là một trong 2 bãi tắm sạch nhất Việt Nam. Tuy vậy, ánh hào quang đó đang ngày một mất đi bời sự thờ ơ của các cấp chính quyền về môi trường ở đây. Trên thực tế, Cửa Lò đang fải đối mặt với những vấn đề về môi trường mà tính chất của nó không thể quan tâm.
Rác thải là vấn đề hàng đầu ở thị xã Cửa Lò. Dù mật độ dân cư chưa nhiều, trình độ đô thị của cư dân thấp song thị xã đã có tới 4,2 vạn dân sinh sống. Rác thải từ sinh hoạt cảu cư dân; rác thải xây dựng; rác thải từ các cơ quan, công sở; các cơ sở sản xuất. Hiện nay, hai cơ sở sản xuất mang tính công nghệ là cảng Cửa Lò và chế biến dầu – nhựa đường (Shell) có một lượng rác khá lớn và ko nằm trong tầm quản lí của Công ty Dịch vụ môi trường thị xã (CTDVMT). Ông Hoàng Anh Tâm – Giám đốc CTDVMT cho biết: Hiện nay, lượng rác tồn đọng trong các khu dân cư rất lớn, fải nói là cực kì lớn mà chúng tôi ko thể xử lí. Cấi “không thể” mà ông giám đốc nói đến bắt đầu bằng một thực tế như sau: Cấp trên chỉ giao cho CTDVMT xử lí số rác của 2000 người thải ra (dọc theo bãi tắm) trên tổng số 4,2 vạn dân thị xã. Chỉ tiêu phải thu gom của Công ty là 7000 m3/năm. Theo ông Tâm đây là con số vô cùng nhỏ so với lượng rác thải của dan cư các cơ sở sản xuất thải ra.
Ngoài chỉ tiêu trên, dù số lượng rác còn rất nhiều song Công ty không thể tự ý hành động vì không có kinh phí. Chưa có một cơ sở sản xuất hoặc một cơ quan nào kí hợp đông với Công ty xử lí rác thải. Năm 1998, phường Nghi Tân ký hợp đồng VSMT 3 tháng nhưng ko thanh toán chi phí thu gom và xử lí cho Công ty.
Các khâu thu gom và xử lí rác còn thô sơ mang tính thủ công. Người ta fải thu gom và fân loại rác rồi thực hiện theo quy trình: đốt, ủ, lấp đất. Rõ ràng nếu rác công nghệ cao thì biện pháp này chỉ là tạm thời, thậm chí có nguy cơ ô nhiễm cho một thị xã du lịch. Trang thiết bị cảu CTDVMT nghèo nàn đến nỗi, 3 tháng của năm 1998 Công ty fải kí hợp đông với huyện Nghi Lộc nhờ xe bò... chở rác. Không biết du khách sẽ nghĩ gì khi nhìn cái cảnh hiếm hoi này? Cả Công ty chỉ có một xe chở, nghiền rác cũ kĩ do nước bạn tài trợ, hỏng hóc liên tục vẫn fải ì ạch đi lại.
Vấn đề không kém fần quan trọng là nước thải. Điều nguy hại cho vấn đề này hiện nay trên thực tế thị xã Cửa Lò chưa có hệ thống thoát nước thải. Những bể phốt chứa nước thải sinh hoạt theo kiểu nông thôn những ngày mưa tràn lênh láng ra đường phố. Ông Tâm cho biết thêm chỉ có 3 km mương thoát nước thải quanh mép biển thì tất cả những gì chứa trong đó đều đc người ta tống ra bãi tắm. Một thị xã du lịch thành lập đã gần 5 năm, có lượng du khách 15 vạn (1998) với tổng giá trị sản xuất đạt 33,5 tỷ đồng đc coi là lý tưởng về môi trường trong khi không có hệ thống thoát nước thải thì sẽ ra sao? Đó là chúng tôi còn chưa tính đến nước thải của 42 khách sạn cũng đủ làm cho các nhà quản lí môi trường giật mình.
Vấn đề thứ 3 là hàng quán trên bãi biển. Đc biết, UBND thị xã Cửa Lò đã ra quyết định cấm việc ăn uống tiệc mặn và quay cót, tắm nước ngọt trên bãi tắm. Chính sách này xem ra rất hợp lí để bảo vệ môi trường. Tuy vy, câu hỏi mà chúng tôi đặt ra là lượng rác thải của 151 ki ốt bãi tắm sẽ được xử lí ra sao? Bởi lẽ sức tàn phá của 151 ki ốt này là cực kì lớn về nước ngọt, về cồn cát tự nhiên. Tại sao UBND thị xã lại cho các kiốt kinh doanh dịch vụ tại chỗ?
Và cuối cùng là sự mất dần của thảm thực vật. Trên thực tế các thảm thực vật, thảm rau muống biển nối vào bờ đã dần biến mất. Sự xây dựng ồ ạt của các khách sạn, nhà nghỉ kéo theo sự chặt phá của rừng phi lao phòng hộ trong khi mức độ tái sinh diễn ra rất chậm. Xuống Cửa Lò, ấn tượng đập vào mắt là kiến trúc nhôm nhoan đã phá vỡ cảnh quan môi sinh tự nhiên của nó. Ông Tâm nhận xét: Cứ theo tiến độ kiến trúc này thì 5 năm sau, Cửa Lò trở thành một bãi cát trắng. Cố nhiên là một người phụ trách về mảng đó, lời nói của ôngTtâm không được phép xem thường.
Rõ ràng, cho rằng đầu tư cho môi trường là không có lợi là nhận thức nguy hiểm đến sự sống còn của một thị xã du lịch. Biện pháp trước mắt, theo chúng tôi huy động dân cư bảo bảo vệ MT- MS, đầu tư vốn và phương tiện cho CTDVMT đô thị. Cao hơn là sự quan tâm của chính quyền các cấp. Cần nâng cao hơn nữa nhận thức cho các nhà quản lí về vấn đề môi trường đùng theo tinh thần: “Môi trường là vấn đề sống còn” mà các cấp chính quyền ở đây quan niệm.
 
Bước vào thế kỷ 21 - kỷ nguyên của sự phát triển; ngành du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức mới. Để có thể đáp ứng và bắt kịp được với những vấn đề đang đặt ra trước mắt cần có nhiều sự đổi mới về cả chất và lượng, trong đó vấn đề môi trường là vấn đề rất quan trọng trong chiến lược phát triển lâu dài của ngành này. Thời gian gần đây điểm du lịch chùa Hương (thuộc địa phận huyện Mỹ Đức - tỉnh Hà Tây) đang thu hút khá nhiều sự quan tâm, chú ý của các ban ngành chức năng. Nơi đây không chỉ nổi tiếng bởi những danh thắng, những chùa, những động mà còn có những vấn đề đang gây nhức nhối và xôn xao dư luận đó là các tệ nạn xã hội và đặc biệt là sự suy thoái môi trường (Đây là vấn đề được đề cập chính trong nội dung của đề án). Trước đây có rất nhiều tài liệu đã đề cập đến thực trạng môi trường ở đây nhưng hầu hết đều chưa sâu sắc và phản ánh đúng thực trạng đó hoặc nếu không thì chưa hoặc có rất ít giai pháp mang tính khả thi có thể thực hiện được nhằm cải tạo và thay đổi môi trường ở đây. Do đó việc nghiên cứu sâu sắc, đầy đủ về thực trạng, nguyên nhân của vấn đề môi trường tại đây đang là vấn đề hết sức cấp bách không chỉ mang ý nghĩa khu vực và rộng hơn là có ý nghĩa ở cấp quốc gia, quốc tế. Đồng thời qua sự nghiên cứu đó có thể đề ra những giải pháp thích hợp nhằm dần thay đổi, cải thiện và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại đây, nhằm góp phần duy trì và tôn tạo thắng cảnh nổi tiếng của quốc gia phục vụ cho nhu cầu thăm quan, giải trí của du khách cũng như mang lại những nguồn lợi cho đất nước. Chính vì vậy với tâm huyết của mình, người viết đã chọn đề tài:
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top