Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Vấn đề ruộng đất trong phong trào nông dân việt nam thời trung đại
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Tớ nhớ cậu" data-source="post: 154406" data-attributes="member: 304816"><p><strong><em>[FONT=&amp]<span style="color: #008000">2.2 Thời kỳ giữa thế kỷ XVIII đến nửa đầu XIX</span></em></strong></p><p><strong><em>[/FONT]</em></strong></p><p><strong><em>[FONT=&amp][/FONT]</em></strong></p><p>[FONT=&amp]Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, không có một thời kì nào mà cuộc biến động xã hội lại nổ ra sâu sắc rộng rãi và triền miên như ở cuối thời trung đại mà cụ thể là từ giữa thế kỉ XVIII đến khoảng nửa đầu thế kỉ XIX. Những cuộc khởi nghĩa nông dân kế tiếp nhau bùng lên từ Bắc đến Nam, phong trào này vừa chấm dứt thì phong trào khác đã cuồn cuộn xông lên, rồi từ phạm vi các địa phương, cuối cùng phong trào đã lan ra toàn quốc, tiến đến lật đổ cả nền thống trị của các tập đoàn phong kiến đương thời. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các phong trào nông dân khởi nghĩa nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là vấn đề về ruộng đất. Thông qua tình hình ruộng đất, ta có thể nắm được phần nào sự thịnh suy của chế độ phong kiến và lí giải được những đặc điểm của phong trào nông dân trung đại qua mỗi giai đoạn.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Từ giữa thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, đó không còn là sự suy yếu của một triều đại, một dòng họ như ở các thế kỉ trước nữa . Cuộc khủng hoảng ấy diễn ra trên tất cả các lĩnh vực mà một trong những biểu hiện rõ nhất là vấn đề về sở hữu ruộng đất- cơ sỏ tồn tại của chế độ phong kiến. Ở thời kì khủng hoảng nay, Nhà nước phong kiến đã không còn đủ sức để cân bằng giữa việc duy trì diện tích ruộng đất công và kiềm chế sự phát triển của ruộng đất tư .Cùng với sự gia tăng về ruộng đất tư cũng là sự khó khăn của chính quyền phong kiến trong vấn đề thu tô thuế, lao dịch và xung binh lính,cũng là quá trình chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ, cường hào, quan lại và đó cũng là sự bần cùng dẫn đến nạn phiêu tán của người nông dân. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Có thể khái quát qua tình hình sở hữu ruộng đất trong giai đoạn cuối thời trung đại như sau: [/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Đó là sự bất lực của nhà nước phong kiến trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất công- tư. Mà biểu hiện của nó là tình trạng suy giảm của diện tích ruộng đất công do sự phát triển của ruộng đất tư đã lấn át ruộng đất công.[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Nhà nước phong kiến phương Đông nói chung và nhà nước phong kiến Việt Nam nói riêng, đều chủ yếu dựa vào chế độ sở hữu công về ruộng đất mà tồn tại. Ruộng đất công ấy một phần sẽ phong cấp cho quan lại như một hình thức trả lương và phân cấp cho các vương hầu, quý tộc nhằm lấy sự trung thành, một phần dùng để phân phát ruộng đất cho nông dân cày cấy từ đó thu tô thuế và buộc nhân dân lao dịch, xung lính….Vì thế, nhìn chung các chính sách của các nhà nước phong kiến đối với ruộng đất là duy trì ruộng đất công. Tuy nhiên , Nhà nước ấy cũng phải thừa nhận sự tồn tại của ruộng đất tư hữu của địa chủ, quan lại và tìm mọi cách để hạn chế sự phát triển của ruộng tư. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Cho đến giữa thế kỉ XVIII, ở Đàng Ngoài do những chính sách phong thưởng và ban cấp ruộng đất cho công thần và quan tướng, quân đội của chúa Trịnh như thưởng hậu cho những người đã giúp mình đàn áp phong trào nông dân, chẳng hạn “Phạm Đình Trọng được cấp 12 xã dân lộc, 150 mẫu ruộng thế nghiệp; Đỗ Thế Giai, được cấp 20 xã dân lộc, 240 mẫu thế nghiệp..”; ngoài ra, một số những quan văn cũng được ban thưởng bằng ruộng đất, lại cấp ruộng đất cho vương thích, quý tộc… Việc ban cấp ruộng đất trên đã phần nào tạo điều kiện cho diện tích ruộng tư phát triển, về sau, cùng với hoạt động kiêm tính đất đai của địa chủ, quan lại đã làm cho diện tích ruộng tư được mở rộng. Nó đe dọa trực tiếp đến chính nguồn thu của Nhà nước. Vì vậy, sau này phủ chúa phải ra lệnh rút bớt ruộng lộc và thực hiện những chính sách hạn điền. Tuy nhiên, tình trạng chấp chiếm ruộng đất của cường hào, địa chủ ngày không vì vậy mà giảm đi. Tình hình căng thẳng đến mức, năm 1728, chúa Trịnh Cương đã phải kêu lên “ Ruộng đất rơi hết vào nhà hào phú, còn dân nghèo thì không một miếng đất cắm dùi”. Ngay cả miền thượng du cũng vậy “Bọn quyền thế làm văn khế giả để chiếm ruộng nên dân muốn cày cấy mà không có đất”. Ngô Thời Sĩ trước sự phát triển của ruộng tư cũng viết “ Thần trộm thấy vài năm nay, hạn đói liên miên, quân dân cùng khốn….những nhà hào mục và dân giàu có khi lợi dụng ruộng bỏ hoang của dân diêu tán, phá liền bờ đi mà khai khẩn ruộng tư, ruộng công thì bấy lâu nay không còn vết tích gì, cũng bị họ chuyền tay bán đi. Có khi họ còn ẩn lậu cả ruộng đất công không nộp thuế,cày cấy làm giàu....”</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Ở Đàng Trong, Nếu như từ trước năm 1669, ruộng đất ở vùng Thuận Quảng phần lớn là ruộng đất công thì về sau đặc biệt từ từ giữa thế kỉ XVIII tình hình ruộng đất diễn biến theo chiều hướng “ ruộng công hoặc có người đem bán hoặc cầm cố, bỏ hoang, số còn lại bị bọn nhà giàu xâm chiếm khiến cho người nghèo không có mảnh đất cắm dùi, cho nên người giàu càng giàu, người nghèo lại càng nghèo, thuế thiếu, dân lưu li”. Ở Thuận Hóa, thuế ruộng rất cao, giá thue ruộng công cũng nặng. Ở Gia Định, ruộng đất phì nhiêu nhiều hơn ở Thuận Hóa nhưng ở đây tình hình tập trung vào tay địa chủ đông đảo, người nông dân bị lệ thuộc vào địa chủ và bị bóc lột địa tô nặng nề…</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Đến đầu thế kỉ XIX, cơ cấu ruộng đất Việt Nam vẫn bao gồm hai bộ phận : ruộng đất sở hữu thuộc sở hữu nhà nước và ruộng đất sở hữu thuộc sở hữu tư nhân. Nhưng chế độ tư hữu đã mở rộng đồng thời với sự thu hẹp của chế độ sở hữu công. Ruộng đất sở hữu công của Nhà nước, “khoảng những năm 1820- 1843 còn 580.363 mẫu, chiếm 17,08% tổng diện tích, bao gồm một bộ phận do nhà nước trực tiếp quản lí, còn lại chủ yếu là ruộng đất công của các làng xã.”. Phan Huy Chú nhận xét “ Nước ta duy chỉ có trấn Sơn Nam Hạ là rất nhiều ruộng và đất bãi công….còn các xứ khác thì hạng ruộng công không còn là mấy” hay theo lời Thượng thư bộ Hộ Hà Duy Phiên “ Thừa Thiên, Quảng Trị thì ruộng công nhiều hơn ruộng tư, Quảng Bình thì công tư bằng nhau, còn các hạt khác thì ruộng tư nhiều mà ruộng công ít”. Về ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân, tỉ lệ ruộng tư đầu thế kỉ XIX chiếm khoảng 82,92 %,, khẳng định vị trí bao trùm, chi phối của loại hình sở hữu này trong toàn bộ chế độ ruộng đất. Tuy nhiên, sở hữu tư cũng bao gồm nhiều loại như sở hữu tư của địa chủ, của nông dân tự canh, của các lớp trung gian…[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Chính quyền phong kiến ở thời kì này, mặc dù đã ban hành nhiều chính sách, cải cách như cính sách quân điền, hạn chế ruộng lộc diền, cấm mua bán ruộng đất thời Lê Trịnh, cải cách Minh Mạng nhưng ruộng đất tư vấn phát triển và tồn tại.</p><p>[/FONT]</p><p><strong>[FONT=&amp] Hệ quả của tình trạng trên đó là sự phiêu tán của nông dân:</strong></p><p><strong>[/FONT]</strong></p><p>[FONT=&amp]Cần phải hiểu, việc buộc phải phiêu tán là một việc làm vô cùng bất đắc dĩ đối với người nông dân Việt Nam vốn gắn mình rất chặt với quê hương, gia tộc tổ tiên và tình làng nghĩa xóm. Tình trạng đó chỉ xảy ra vào những thời điểm gay go nhất trong cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình, trước những áp lực bức bách nhất về kinh tế hoặc chính trị, xã hội. [/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Trong những thế kỉ XVIII- XIX, những áp lực này thực sự xuất phát từ triều đình phong kiến và bộ máy quan liêu tham nhũng với chính sách thuế khóa, lao dịch, binh dịch nặng nề, thêm vào đó là nạn cướp đoạt, bóc lột của bộ phận cường hào địa phương, rồi thiên tai lũ lụt…. đã khiến cho nông dân phải phiêu tán khắp nơi. Cụ thể, ở giữa thế kỉ XVIII, ở Đàng Ngoài, theo Ngô Thời Sĩ “ Trong số 9668 làng xã ở Đồng bằng Bắc Bộ thì có tới 182 làng xã phiêu tán hoàn toàn, 443 làng xã phiêu tán phần lớn ,373 làng xã phiêu tán nhập vào xã khác, 78 làng xã nghèo túng cùng quẫn không nộp được thuế cho Nhà nước” . Đến nửa đầu thế kỉ XIX, dưới sự cai trị của nhà Nguyễn, tình trạng dân phiêu tán còn trầm trọng hơn nữa, cụ thể như năm Gia Long thứ tư 1806 “ các trấn Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Hoài Đức, thái Nguyên..dân phiêu tán hơn 370 xã thôn”, năm 1810, riêng bốn trấn ở Đồng bằng Bắc bộ là Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ đã có 358 xã thôn bị phiêu tán”…</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Tình trạng phiêu tán trên của nông dân đã phá vỡ từng mảng nền thống trị của nhà nước phong kiến trung ương ở nông thôn, nó đánh mạnh vào cơ sở thần dân của nhà nước trung ương, là một đòn chí mạng giáng vào cơ sở kinh tế tài chính của tập đoàn phong kiến , nó tạo thêm nguồn bổ sung cho lực lượng nông dân khởi nghĩa, cuối cùng, nó đánh một đòn kinh tế hết sức quyết liệt vào các địa chủ trong làng xã. Vì địa chủ sẽ mất đối tượng bóc lột, ruộng đất phải bỏ hoang vì không có lực lượng sản xuất. Nông dân phiêu tán đi hết cũng là lúc địa chủ phải rời làng ra đi phần vì an ninh trật tự không đảm bảo, phần vì không thể gánh nổi thuế má các loại của chính ruộng đất của mình và cả của làng mà quan trên chiếu sổ bổ xuống theo đơn vị làng, quy trách nhiệm liên đới.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Có thể thấy, tình hình ruộng đất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của nhân dân trong xã hội phong kiến. Những mâu thuẫn về kinh tế đã được phản ánh trong chính trị thành mâu thuẫn giữa chính quyền phong kiến, quan liêu phản động với các tầng lớp nhân dân như nông dân, thợ thủ công, thương nhân mà chủ yếu là nông dân. Nông dân thì đòi có ruộng đất và giảm nhẹ bóc lột, thợ thủ công thì yêu cầu được sản xuất và kinh doanh tự do, yêu cầu thủ tiêu đặc quyền kinh tế trong công thương nghiệp. Thông qua đó, ảnh hưởng đến những đặc điểm của phong trào nông dân Việt Nam ở giai đoạn từ giữa thế kỉ XVIII- XIX. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Thứ nhất, ảnh hưởng đến phạm vi diễn ra cuộc khởi nghĩa : Nếu như ở các thế kỉ XIV, XVI, XVII đầu XVIII trong khi Đàng Ngoài phải liên tục đối mặt với nhũng phong trào nông dân thì ở Đàng Ngoài thì ở Đàng Trong do là vùng đất mới khai phá nên các chúa Nguyễn vẫn giữ được tình trạng ổn định trong thời gian khá dài, Nhưng bắt đầu khoảng từ những năm 30 của thế kỉ XVIII, phong trào nông dân đã lan rộng ra phạm vi của cả nước, không còn là những cuộc khởi nghĩa nông dân lẻ tẻ nữa mà đã có sự liên kết giữa các địa phương thành một phong trào mang tính toàn quốc, tính dân tộc, tiêu biểu trong đó là phong trào nông dân Tây Sơn. Bước sang nửa đầu thế kỉ XIX, phong trào nông dân cũng bùng nổ trên phạm vi cả nước vô cùng mạnh mẽ và ác liệt. Đây quả thực là một thế kỉ nông dân khởi nghĩa</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Thứ hai, ảnh hưởng đến tính quyết liệt của phong trào đấu tranh: Nếu như ở các thế kỉ trước nông dân đấu tranh để bảo vệ quyền sở hữu tập thể với ruộng đất công xã. Thì ở cuối thời trung đại với hiện tượng chủ yếu, phổ biến là sự thu hẹp ruộng đất công làng xã, đất khẩu phần thì bị bọn cường hào địa chủ chiếm thì trên cả nước nhân dân lại vùng lên đấu tranh để chống quan lại, địa chủ cướp ruộng, xô đẩy nông dân vào con đường lưu vong và khi nông dân đi vào con đường siêu tán và lưu vong, bị bóc lột cùng cực thì yêu cầu về ruộng đất ngày càng sâu sắc dẫn đến phong trào đấu tranh rộng khắp và quyết liệt. Khởi nghĩa nông dân và chiến tranh nông dân cuối thời trung đại là hình thức cao nhất để giải quyết mâu thuẫn mang tính chất đối kháng của xã hội phong kiến : Đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và sức sản xuất, giữa giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân. Để giải quyết mâu thuẫn trên thì đặt ra cho phong trào nông dân thời này là phải thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước, có nghĩa là thủ tiêu chế độ phong cấp đất đai cho quan lại, thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất của quan lại, địa chủ lớn. Đồng thời, về mặt chính trị cũng là thủ tiêu chế độ phong kiến quan liêu nặng nề thối nát. Chính sự khủng hoảng của chế độ phong kiến và tình hình sở hữu ruộng đất ở cuối thời trung đại cùng với những yêu cầu khách quan đã trình bày, đã làm bùng nổ và dẫn đến sự thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn đã vươn lên lật đổ các tập đoàn phong kiến phản động, chấm dứt thực trạng cát cứ của đất nước và cũng hoàn thành nhiệm vụ về bảo vệ độc lập dân tộc. Về sau, khoảng nửa đầu thế kỉ XIX, phong trào nông dân lại tiếp tục có bước phát triển mà nổ ra mạnh mẽ nhưng không giành được thắng lợi mà nguyên chủ yếu là do, bối cảnh lúc đó, thực dân Pháp mở cuộc chiến tranh xâm lược pháp vi thế những người nông đã chuyển từ mục tiêu giai cấp sang mục tiêu đấu tranh dân tộc.</p><p>[/FONT]</p><p><span style="color: #008000"> <strong>3. Có hay không khẩu hiệu ruộng đất trong phong trào nông dân Việt Nam thời trung đại?</strong></span></p><p><span style="color: #008000"><strong></strong></span></p><p>[FONT=&amp] Trước hết cần khẳng định vấn đề ruộng đất là nguyên nhân sâu xa và chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông dân Việt Nam thời trung đại, mọi cuộc đấu tranh của nông dân đều hướng tới mục tiêu ruộng đất. Giữa phong trào đấu tranh của nông dân và chế độ phân phối ruộng đất có quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế, khởi nghĩa nông dân trong xã hội phong kiến đã phản ánh một nguyện vọng chính đáng và vô cùng bức thiết của nông dân - ruộng đất. Tuy nhiên vấn đề ruộng đất được đề ra như thế nào, trực tiếp hay gián tiếp trong các phong trào nông dân là một vấn đề khá phức tạp và đã được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu. Cho tới nay tất cả các học giả đều khẳng định rằng ruộng đất là một trong những mục tiêu lớn nhất của phong trào nông dân, nhưng hai chữ “ruộng đất” chưa bao giờ xuất hiện trực tiếp trong các khẩu hiệu đấu tranh của nông dân Việt Nam thời trung đại.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Vấn đề ruộng đất trong phong trào nông dân đã được học giả nghiên cứu và thảo luận cách đây rất nhiều năm như Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Phan Quang,…Mọi học giả đều thừa nhận là chưa hề thấy những khẩu hiệu hoặc cương lĩnh về ruộng đất xuất hiện trong phong trào nông dân dưới chế độ phong kiến Việt Nam, bất cứ ở thời kỳ lịch sử nào, dẫu rằng “ yêu cầu ruộng đất” là một yêu cầu thiết tha biết bao đời nay của nông dân.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] GS, Trương Hữu Quýnh cho rằng: “Trong sử sách chính thống của ta trước đây, chưa thấy có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào nêu lên khẩu hiệu về một vấn đề liên quan đến ruộng đất.”. Đúng như vậy, nếu xem xét các phong trào nông dân thì khẩu hiệu về ruộng đất của nông dân chưa được nêu lên cụ thể một cách rõ nét, gãy gọn với đúng nghĩa đen của chữ “khẩu hiệu” – cho đến nay chúng ta chưa phát hiện được những tài liệu thành văn chép về khẩu hiệu ruộng đất của phong trào nông dân thời phong kiến ở nước ta. Một khẩu hiệu ruộng đất cụ thể, rõ nét chưa được đề cập trong các phong trào. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ căn cứ vào việc nông dân chưa đề ra được khẩu hiệu cụ thể về ruộng đất để nói rằng vấn đề khẩu hiệu ruộng đất chưa hề được đặt ra dưới phong trào nông dân, càng không thể nói rằng nông dân Việt Nam không có yêu sách về ruộng đất. Nếu trong thực tế, yêu sách ruộng đất của nông dân chưa được nêu lên một cách cụ thể, cô đọng trong một vài chữ, thậm chí chưa đề cập trực diện đến hai chữ “ruộng đất”, mà khái niệm ruộng đất có khi chỉ lẩn vào trong ý của một câu nói, một đoạn văn, nên coi đó là những mệnh đề có tính khẩu hiệu, phần nào phản ánh yêu sách ruộng đất, hoặc là những khẩu hiệu ruộng đất ở mức độ thấp. Một khi quan hệ sản xuất phong kiến nước ta còn ngự trị gần như tuyệt đối, khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa hình thành, khi chế độ sở hữu ruộng đất lớn của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền còn giữ vai trò chi phối mọi chính sách về ruộng đất của các triều đại phong kiến, thì nông dân Việt Nam tuy chưa đề ra được những khẩu hiệu cụ thể hoặc cương lĩnh về ruộng đất như trong phong trào Thái Bình Thiên Quốc nhưng những biểu hiện về yêu sách ruộng đất có tính chất khẩu hiệu thì đã rải rác xuất hiện.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Như vậy, ruộng đất là vấn đề cấp bách trong phong trào đấu tranh của nông dân nói chung và mục tiêu ruộng đất là một trong những động lực lớn thúc đẩy nông dân đấu tranh nhưng hai chữ “ruộng đất” lại chưa một lần trực tiếp nêu lên trong các khẩu hiệu đấu tranh. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Cụ thể, chúng ta có thể xem xét khẩu hiệu trong một số phong trào đấu tranh của nông dân Việt Nam thời trung đại để thấy rõ điều này.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Trước hết, chúng ta xem xét phong trào nông dân Tây Sơn thế kỷ XVIII. Khi đấu tranh nghĩa quân Tây Sơn nêu lên việc “lấy của người giàu chia cho người nghèo”. Có thể thấy rằng đây là một khẩu hiệu đấu tranh thực sự, tuy hai chữ “ruộng đất” chưa được đề cập trực tiếp, song rõ ràng trong nó đã hàm chứa “yếu tố” ruộng đất. Vì của cải của người giàu không đơn thuần chỉ là thóc gạo, tiền bạc,..mà quan trọng nhất vẫn là ruộng đất. Hơn nữa, ruộng đất là tư liệu sản xuất duy nhất của nông dân thời trung đại, vì thế mọi cuộc đấu tranh của họ đều hướng vào việc giành ruộng đất về tay mình. Bởi vậy, chúng ta nên coi khẩu hiệu trên ít nhiều có bao hàm yêu sách ruộng đất của nông dân hoặc là một khẩu hiệu ruộng đất ở mức độ thấp.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Hay là học giả Nguyễn Đổng Chi khi nghiên cứu “Lê hoàng triều kỷ” đã phát hiện khẩu hiệu của một cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng ngoài thế kỷ XVIII như sau: “Cấm bọn giàu có ruộng đất không được cày, tiền nợ không được hỏi”. Tác giả đã đánh giá rất cao sự kiện trên khi dùng nó để giải thích yêu sách của nông dân. Khẩu hiệu trên không chỉ là một bằng cớ mạnh mẽ nói lên yêu cầu bức thiết về ruộng đất của nông dân mà còn là một bằng cớ về vấn đề khẩu hiệu ruộng đất trong phong trào nông dân.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Với những dẫn chứng vừa nêu, chúng ta có thể nhận thấy rằng: mặc dù vấn đề chưa một lần được đề ra trực tiếp, rõ ràng trong các khẩu hiệu đấu tranh của nông dân, nhưng nó đã gián tiếp nói đến yêu cầu ruộng đất hay những vấn đề liên quan đến ruộng đất.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp] Vậy tại sao phong trào nông dân Việt Nam thời trung đại không đưa ra yêu sách ruộng đất trực tiếp trong các khẩu hiệu đấu tranh của mình? Do khả năng và điều kiện nghiên cứu có hạn, chúng tôi xin đưa ra một vài lý giải sau:[/FONT]</p><p><em>[FONT=&amp] Thứ nhất[/FONT]</em>[FONT=&amp], cũng giống như giai cấp nông dân thời phong kiến của các quốc gia khác trên thế giới, khả năng nhận thức của nông dân Việt Nam nói chung và những người lãnh đạo phong trào nói riêng còn nhiều hạn chế ( do ít được học hành, tính chất cố kết trong cộng đồng làng xã quá lớn) do đó họ chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc đưa vấn đề ruộng đất một cách trực tiếp vào các khẩu hiệu đấu tranh.</p><p>[/FONT]</p><p><em>[FONT=&amp] Thứ hai[/FONT]</em>[FONT=&amp], đa số nông dân khởi nghĩa đều đi theo lời kêu gọi của những người lãnh đạo chứ chưa thực sự có một quá trình chuẩn bị về tư tưởng, họ tham gia chỉ mang tính nhất thời. Những khẩu hiệu được đề ra thường chỉ do những người lãnh đạo phong trào quyết định, để thu phục nông dân tham gia một cách nhanh nhất thì khẩu hiệu mà họ đưa ra phải đáp ứng ngay những yêu cầu bức thiết nhất lúc bấy giờ như “Lấy của người giàu chia cho người nghèo”, còn ruộng đất là vấn đề sâu xa mang tính lâu dài với trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế của mình nông dân chưa thể nhận thức hết tầm quan trọng của vấn đề này.[/FONT]</p><p></p><p><span style="color: #008000"> <strong>4. Những tác động của phong trào nông dân thời trung đại đến chính sách ruộng đất của nhà nước phong kiến</strong></span></p><p><span style="color: #008000"><strong></strong></span></p><p>[FONT=&amp]Nông dân và ruộng đất, người sản xuất trực tiếp và tư liệu sản xuất chủ yếu trong cơ cấu kinh tế - xã hội phong kiến có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Chúng ta không thể không quan niệm vấn đề nông dân cắt rời khỏi vấn đề ruộng đất mà giữa phong trào đấu tranh của nông dân và chế độ phân phối ruộng đất có quan hệ với nhau, điều ấy chắc không ai phủ nhận được? Phong trào nông dân nổ ra đã có tác động như thế nào đến chính sách về ruộng đất của các triều đại phong kiến Việt Nam thời trung đại? </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Như chúng ta đã biết, trong lịch sử trung đại, các phong trào nông dân thường xuyên xảy ra vào cuối mỗi triều đại –khi mà nhà nước phong kiến suy yếu, bất lực, không thể giải quyết được những mâu thuẫn của xã hội. Đối với người nông dân ruộng đất là một nhu cầu bức thiết và sống còn, ruộng đất là nguồn sống chủ yếu của nông dân và là nguồn thu chủ yếu của nhà nước. Do đó, ruộng đất có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân đồng thời ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội phong kiến. Khi nhà nước phong kiến không đáp ứng được nhu cầu về ruộng đất cho nông dân, tất yếu mâu thuẫn bùng nổ và một cuộc đấu tranh giai cấp nổ ra là điều không thể tránh khỏi. Trước thực trạng các cuộc khởi nghĩa nông dân diến ra mà nguyên nhân chủ yếu là vấn đề ruộng đất, các nhà nước phong kiến đã có ý thức giải quyết vấn đề này nhằm xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Vào cuối thòi nhà Trần, khi chế độ điền trang, thái ấp đang lấn át ruộng công, đã khiến tình cảnh người nông nô không chịu nổi sự bóc lột nặng nề của địa chủ buộc phải chạy trốn khỏi các điền trang. Nhiều cuộc nổi dậy của nông nô đã xuất hiện… Trong tình hình đó, năm 1397, theo đề nghị của Hồ Quý Ly, vua Trần xuống chiếu hạn định số ruộng tư. Đại vương, trưởng công chúa không có hạn định, dưới đến thứ dân không được quá 10 mẫu. Người nào nhiều ruộng được phép lấy ruộng chuộc tội, số ruộng thừa ra thì sung công. Để kiểm tra việc thực hiện chủ trương hạn điền, năm 1398, Hồ Quý Ly cho các quan về địa phương làm lại sổ ruộng đất. Ai có ruộng tư phải kê khai rõ số ruộng và cắm thẻ ghi tên của mình trên mảnh ruộng. Sau 5 năm, sổ sách phải làm xong, ruộng nào không có ai nhận thì nhà nước sung công. Sự điều chỉnh chính sách này của Hồ Qúy Ly phần nào đã giải quyết được sự khủng hoảng về vấn đề ruộng đất lúc đó, đẩy điền trang thái ấp nhanh chóng đi đến con đường phá sản. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Rút ra được những kinh nghiệm từ các triều đại trước, trong đó có kinh nghiệm để giải quyết nhu cầu về ruộng đất cho nông dân, nhằm ổn định và phát triển đất nước, ngay từ khi mới thành lập nhà Lê Sơ đã có nhiều chính sách nhằm thủ tiêu chế độ điền nô và nô tỳ, thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất tư. Với chế độ sở hữu của nhà nước, người nông dân trong thế kỷ XV có được tự do hơn; mức độ bị bóc lột của họ cũng nhẹ hơn thân phận điền nô và nô tỳ ở thế kỉ XIV . Chẳng hạn : người nông dân khi lĩnh ruộng công thì ngoài thuế đinh theo luật pháp quy định, đem nộp cho nhà nước hoặc cho quan lại được phong cấp; họ không bị bóc lột thêm gì khác nữa. Đối với điền nô cày cấy trong các điền trang thời Trần thì không như thế. Chẳng những về thân thể của họ không được tự do mà sự bóc lột của bọn lãnh chúa cũng không có hạn định, không quy định thành luật pháp hẳn hoi. Cho nên, tình cảnh của họ đương nhiên là thua kém tình cảnh người nông dân “tá điền” của nhà nước. Chính vì vậy mà vào thời nhà Trần, ta chỉ nghe thấy nói nhiều đến khởi nghĩa của nô tỳ, điền nô trong các đại điền trang chứ không thấy nói đến những cuộc nông dân khởi nghĩa chống triều đình phong kiến. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Trong giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra đã khiến vấn đề ruộng đất trở thành bức thiết buộc nhà nước phải đề ra những chính sách tích cực nhằm cải thiện tình hình.[/FONT]</p><p><em>[FONT=&amp]Chính sách của nhà Trịnh – Nguyễn:</em></p><p><em>[/FONT]</em></p><p>[FONT=&amp]Cuộc khởi nghĩa mở màn cho phong trào nông dân ở thế kỷ XVIII nổ ra vào năm 1737 của nhà sư Nguyễn Dương Hưng chưa chấm dứt thì cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật từ 1738 – 1769 đã đồng thời nổ ra. Trong vòng hơn 40 năm (1737 -1770), phong trào nông dân nổ ra liên tục khắp nơi ở Đàng Ngoài làm cho chính quyền thống trị không kịp trở tay. Trước sức mạnh của phong trào nông dân, nhà Lê – Trịnh một mặt vừa lo đối phó bằng cách điều binh khiển tướng để đàn áp phong trào, mặt khác vừa có những biện pháp kinh tế - xã hội nhằm làm giảm nhẹ những nỗi thống khổ của dân đặc biệt là nông dân. [/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Những cuộc đàn áp phong trào nông dân thế kỷ XVIII được sử sách ghi lại nhiều và giới nghiên cứu đã đề cập đến. Ở đây, chúng tôi chỉ quan tâm đến những biện pháp kinh tế - xã hội mà chính quyền Lê – Trịnh đã thực thi nhằm ổn định trật tự xã hội, hạn chế sự nổi dậy của nông dân. Những biện pháp đó không phải chờ đến khi phong trào nông dân nổ ra mới thực hiện mà đã được tiến hành ngay từ 30 năm đầu thế kỷ XVIII khi xã hội vẫn còn yên bình. Chẳng han như : </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Trịnh Cương mới lên ngôi chúa được 2 năm vào năm 1711 đã cho bàn định thể lệ quân cấp ruộng công để đem lại quyền lợi, sự công bằng và tiện lợi cho nhân dân. Theo quy định phần ruộng khẩu phần, cứ 6 năm chia lại 1 lần, khi chia ruộng không được làm ảnh hưởng đến thời vụ làm ruộng của dân. Đối tượng được cấp không phân biệt sang hèn, trên từ quan viên dưới đến thứ dân kể cả những người cô quả và phế tật.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Sau khi định lệ quân cấp ruộng, năm 1716, Trịnh Cương lại cho định phép chia đều thuế khóa và tạp dịch, thay cho phép bình lệ thời trước, chỉ có nhân đinh phải gánh chịu. Còn nay, các công việc hoặc đóng góp gì thì nhân đinh và điền mẫu mỗi bên đều chịu môt phần để cho thuế khóa và lực dịch được đều nhau. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Năm 1724, Trịnh Cương đã ra lệnh giảm tô thuế ở những nơi cần thiết như Thanh Hóa là đất “thang mộc”, Nghệ An là nơi dân hưởng ứng theo việc nghĩa (theo Lê Trang Tông khởi binh đánh Mạc) và Kinh Kỳ liền sát với xa giá của vua chúa. Ở Thanh Hóa và Nghệ An, tô ruộng được giảm một nửa, thuế thân dung được miễn trừ. Tại những vùng xa xôi như trấn Cao Bằng trước kia, Trịnh Cương cho giảm nhẹ các thuế phụ như thuế đánh vào đầu trâu, thuế nộp hồng quả, thuế vải thổ…và bỏ bớt các sở tuần ty. Từ đó dân 4 châu của trấn Cao Bằng mới dần được yên ổn. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Sang đến thời Trịnh Giang là thời kỳ phong trào nông dân nổ ra mãnh liệt nhất. Nhưng ngay những năm đầu trị vì (khoảng chục năm) trước khi phong trào nông dân bùng nổ, Trịnh Giang đã làm được một số việc về an sinh xã hội chứ không phải như quan niệm xưa nay thường lên án Trịnh Giang là người “tối tăm ươn hèn không gánh vác nổi việc nước” hoặc chỉ ăn chơi dâm dục không chú ý đến dân sinh để phong trào nông dân bùng lên mạnh mẽ hoặc chỉ lo đàn áp phong trào và nhấn chìm phong trào trong bể máu. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Đến thời Trịnh Doanh (1740 – 1767), tuy có bận rộn nhiều trong việc đối phó trực tiếp với các phong trào nông dân đang nổi dậy rầm rộ ở khắp Đàng Ngoài, nhưng Trịnh Doanh vẫn chú ý nhiều tới những biện pháp an dân. Ngay năm đầu lên cầm quyền, Trịnh Doanh đã hạ lệnh trích số thóc đong ở Sơn Nam lấy 10 vạn bát quan phát chẩn cho dân nghèo vùng Hải Dương. Cũng vào năm này, ở vùng Đông Bắc, dân bị đói, triều đình phải phát gạo công nấu cơm, cháo để phát chẩn cho dân. Không những vậy, triều đình còn khuyến khích dân ở những vùng khác vân chuyển thóc gạo đến bán cho dân.[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Từ cuối đời Vĩnh Hựu (1735 – 1740), trộm giặc ở các nơi nổi dậy nhất là vùng Hải Dương, dân gian bỏ cả cày cấy, các thứ tích trữ ở làng xóm hầu như hết sạch, dân phiêu tán dắt díu nhau kiếm ăn đầy đường, giá gạo tăng vọt, dân phần nhiều phải ăn rau, ăn củ, chết đói chồng chất lên nhau, dân mười phần nay còn lại không được một… Triều đình phải lấy thóc trong kho ra phát chẩn cho dân ở tứ trấn và Kinh kỳ. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Năm 1741, do thiên tai đói kém nên vừa lên ngôi, Trịnh Doanh đã hạ chiếu tha tô thuế cho các lộ, triệt bỏ các sở tuần ti trái ngạch, cấm tố cáo xằng, bắt bớ bậy những người trước theo khởi nghĩa nay đã theo lệnh trở về. [/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Có thể nói, dưới thời Lê – Trịnh, do hậu quả của chiến tranh và sự phát triển của ruộng đất tư hữu về ruộng đất, sự quan tâm của nhà nước tới nông nghiệp không còn đạt được kết quả như ở thế kỷ XV. Lụt lội hạn hán thường xuyên đe dọa, đời sống nhân dân khổ cực. Để duy trì và bảo vệ cuộc sống của mình, nhân dân ta đã phải ra sức lao động, sáng tạo. Công cuộc khẩn hoang ở các vùng ven biển thuộc Sơn Nam, ở các vùng trung du thuộc Cao Bằng, Thái Nguyên được thực hiện khẩn trương. Nhiều làng mới được thành lập, diện tích ruộng đất mở rộng và ngày càng thu hút dân lưu tán. Để khuyến khích việc khai hoang, chúa Trịnh tạm thời miễn thuế cho loại ruộng “ẩn lậu”, cho phép xem ruộng khai hoang là ruộng tư, cấm quan lại không được khám xét, quấy nhiễu. Nhờ đó, nhân dân ra sức chăm lo sản xuất, như nhận xét của các giáo sĩ phương Tây ; “ đất đai màu mỡ và không lúc nào nghỉ sản xuất…nhân dân rất hiểu giá trị của ruộng đất nên không bao giờ bỏ hoang…và như vậy, mỗi năm họ thường làm được 2-3 vụ lúa…”.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Nhằm vượt qua cảnh khổ ở quê hương, người nông dân rời làng đi phiêu tán,tha phương cầu thực. Từ giữa thế kỷ XVIII, nhà nước Lê – Trịnh bắt đầu chú ý đến tầng lớp nông dân này và đưa họ vào một quy chế riêng về nghĩa vụ và quyền lợi. Trong lúc đó, ở vùng ven biển, các làng mới thành lập trên cơ sở khai hoang, ngày càng gia tăng hoặc mở rộng. Cuộc sống của người nông dân ở đây sung túc và bình đẳng hơn so với các làng cũ. Chế độ tô thuế cũng dễ chịu hơn do ý thức động viên của nhà nước. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Tuy nhiên trong thực tế, những biện pháp đó của chính quyền Lê Trịnh chỉ có tác dụng phần nào, tình trạng phiêu tán của dân vẫn tiếp diễn và ngày càng trầm trọng. Những việc làm của nhà nước phong kiến không nằm ngoài mục đích là hạn chế sự nổi dậy của các phong trào từ trong nhân dân đang tấn công vào chính quyền thống trị. Nhưng dù sao, những biện pháp mà Lê – Trịnh đã làm trong suốt thời kỳ mà phong trào nông dân nổ ra đến khi bị dập tắt đều là những biện pháp hữu ích góp phần làm ổn định tình hình lúc bấy giờ. Trong hoàn cảnh xã hội hỗn loạn ở thế kỷ XVIII, nếu triều đình Lê – Trịnh không có thêm những biện pháp kinh tế, ruộng đất nêu trên mà chỉ chú trọng tới việc đàn áp phong trào thì tình hình chắc chắn sẽ khác, chính quyền thống trị chưa chắc đã duy trì được như hiện tại. Đó là một trong những tác động của phong trào nông dân đến sự nhận thức của nhà nước Lê – Trịnh về vấn đề ruộng đất trong quá trình cai trị</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]- <em>Chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn</em> : </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Triều Nguyễn được biết tới là triều đại với những cuộc khởi nghĩa nông dân rầm rộ, mạnh mẽ, liên tục.Trong nửa thế kỉ XIX, hơn 500 cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra, đe dọa nền thống trị của giai cấp phong kiến Nguyễn. Nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827), Lê Văn Khôi (1833 – 1835), Nông Văn Vân (1833 – 1835) đã chứng tỏ sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân Việt Nam, khiến triều đình Nguyễn phải dồn hầu như toàn bộ lực lượng để đối phó, đàn áp. Bên cạnh những kế sách về vũ lực, các vua Nguyễn còn đề ra nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình hình ruộng đất, theo hướng tích cực.Ví dụ: chính sách khai hoang, doanh điền, quân điền …</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Năm 1828, sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nguyễn Công Trứ lúc đó là Tổng đốc Hải An đề nghị ngay với Minh Mạng cho tổ chức khai hoang, lập làng ở Nam Định và Ninh Bình. Nguyễn Công Trứ được cử làm dinh điền sứ, dựa vào những người có lực ở địa phương để mộ dân nghèo mọi nơi tới khai khẩn. Công cuộc khai hoang đó đã đạt được kết quả tốt ở vùng ven biển Nam Định, Ninh Bình. Ngay năm 1828, đã xuất hiện thêm một huyện Tiền Hải ở Nam Định với 2350 dân đinh, 18970 mẫu ruộng, 2 xã thuộc Nam Trực và 1 Tổng thuộc Giao Thủy. Hết năm 1829, lại có thêm 1 huyện ở Kim Sơn – Ninh Bình gồm 1260 dân đinh với 14600 mẫu ruộng.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Tuy vậy, thực tế lịch sử cho thấy sau khi Gia Long lên ngôi (1802), quỹ đất công của nhà nước còn lại rất ít, diện tích ruộng đất tư ngày càng tăng mạnh, nhà nước phong kiến nhìn thấy nguy cơ đe dọa với mình song không thể làm gì ngoài việc tăng cường mọi chế độ bóc lột : tô thuế, lao dịch với người nông dân. Chính vì thế, tình trạng nông dân thiếu thuế hoặc không nộp được thuế cũng là một hiện tượng phổ biến phản ánh sự khốn đốn của người nông dân về nạn tô thuế. Chính sử nhà Nguyễn hầu như không năm nào không ghi lại tình hình thiếu thuế trong nhân dân nhất là những năm thiên tai nặng nề. Gia Long buộc phải dùng biện pháp giảm tô thuế trong một vụ hoặc cả năm. Biện pháp miễn giảm tô thuế mà Gia Long đưa ra coi như là một trong những kế sách đối phó với các cuộc đấu tranh của nông dân rõ ràng là một biện pháp bất đắc dĩ của nhà nước phong kiến. Mặt khác, nó đánh dấu những thắng lợi nhất định của phong trào nông dân. Tình trạng tô thuế nặng nề là một trong những nguyên nhân làm nổ ra các cuộc khởi nghĩa, nhưng đó cũng không phải là vấn đề cơ bản nhất. Bởi vậy việc miễn giảm tô thuế không thể dập tắt được những cuộc đấu tranh như ý muốn của Gia Long mặc dầu biện pháp này ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu nhập chủ yếu của triều đình, hạn chế được những chi phí và ngày càng lớn về quân sự, xây dựng cung điện, thành quách và cung cấp lương bổng cho cả một bộ máy quan lại cồng kềnh. Thực ra giữa lúc mất mùa, đói kém thì dẫu triều đình có áp dụng những biện pháp khắc nghiệt đến mấy thì nông dân cũng không thể lấy đâu ra thóc lúa để nộp tô thuế.[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Như vậy, có thể nói khi các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, nhà nước phong kiến, mặc dù đã có sự điều chỉnh chính sách ruộng đất nhằm xoa dịu mâu thuẫn giai cấp song do điều kiện cụ thể của đất nước, do giai cấp thống trị ích kỉ chỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ, giai cấp mình song tình hình ruộng đất vẫn chưa được giải quyết, chính sách giai cấp phong kiến đưa ra thường mang tính chất đối phó, bị động và rất nhỏ giọt. Điều đó, không khiến cho tình hình đất nước (nhất là thế kỉ XIX) được khởi sắc mà trái lại khiến cho phong trào nông dân bùng lên ngày càng mạnh mẽ.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Trong phong trào nông dân thời trung đại,yêu cầu về ruộng đất của người nông dân là vấn đề xuyên suốt, căn bản nhất cần được giải quyết. Tuy nhiên hiếm có cuộc khởi nghĩa nông dân nào nổ ra lại giành được thắng lợi như phong trào Tây Sơn. Một nhà nước phong kiến tiến bộ được dựng lên dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải Quang Trung; với tư cách là người gần gũi với nông dân, hiểu nguyện vọng của nông dân, nhà nước Tây Sơn đã có những chính sách như thế nào đối với vấn đề ruộng đất ?</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Trong cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến vào cuối thế kỷ XVIII, nền kinh tế nước ta bị đình trệ và phá hoại nghiêm trọng. Sự chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ làm cho kinh tế tiểu nông bị uy hiếp, hàng loạt nông dân bị tước đoạt mất hết tư liệu sản xuất, bị lệ thuộc vào vòng bóc lột địa tô nặng nề của địa chủ. Mặt khác, nhà nước phong kiến lại tăng cường tô thuế, phục dịch nặng nề để cung ứng cho nhu cầu xa xỉ của tầng lớp vua chúa và cả một bộ máy quan liêu sâu mọt, thối nát. Kết quả là kinh tế tiểu nông bị phá sản, hàng vạn nông dân bần cùng, mất ruộng đất, lưu vong, phiêu tán. Đồng ruộng bỏ hoang, xóm làng tiêu điều, xơ xác là tình cảnh phổ biến bao trùm nông thôn lúc bấy giờ. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Sau khi nhà Tây Sơn thành lập, phục hồi nông nghiệp là yêu cầu kinh tế quan trọng nhất của một nhà nước phong kiến tiến bộ vào cuối thế kỷ XVIII. Những yêu cầu đó đã được Quang Trung chú ý giải quyết. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Trong “chiếu khuyến nông”, Quang Trung ghi rõ : “ít lâu nay, trong nước bị binh lửa, đinh tán điền hoang, số đinh điền so với trước kia mười phần kém đến bốn năm phần. Nay trong nước đã bình định, cần phải phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, làm cho dân du thủ du thực trở về với ruộng đất.”</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Quang Trung đã đề ra hai biện pháp chủ yếu, liên quan khăng khít với nhau là đưa nông dân phiêu tán trở về sản xuất và thanh toán tình trạng ruộng đất bỏ hoang. Trên cơ sở đó, tất cả những người lang thang, ngụ cư nơi khác nhất thiết đều phải trở về nguyên quán làm ăn. Chỉ trừ trường hợp những người nào đã sinh cơ lập nghiệp ở xã khác được ba đời rồi thì cho nhập tịch ở xã ấy; những xã nào chấp chứa người trốn tránh, vi phạm pháp lệnh trên thì cả xã trưởng sở tại đều bị trừng phạt. Bọn lưu manh, côn đồ, những người trốn tránh lao động vào ẩn nấp trong chùa cũng bắt phải hoàn tục, trở về quê hương làm ăn lượng thiện. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Cũng trong “chiếu khuyến nông”, Quang Trung giao trách nhiệm cho các quan lại địa phương, gấp rút chấm dứt tình trạng ruộng đất hoang phế. Ruộng đất công đem cấp cho dân trong xã cày cấy, nộp tô cho nhà nước; ruộng đất tư giao cho chủ nhân, khai khẩn sản xuất đầy đủ, nộp thuế cho nhà nước. Các xã trưởng phải lập sổ đinh điền trong đó kê khai rõ số nhân đinh phiêu tán mới trở về, số ruộng đất còn hoang phế và đã khai khẩn nộp lên trên (tháng 9/1789). Nhà nước lại quy định thời hạn chậm nhất các xã phải đảm bảo thanh toán hết ruộng đất bỏ hoang. Quá thời hạn ấy mà không khai khẩn hết thì nếu là ruộng công sẽ thu thuế điền gấp đôi, nếu là ruộng tư sẽ tịch thu làm của công. Đó là những biện pháp phục hồi nông nghiệp rất tích cực. Chính sách ruộng đất của Quang Trung rõ ràng chỉ là những cải cách trong khuôn khổ duy trì chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến. Về cơ bản, kết cấu kinh tế và xã hội của nước ta thời Quang Trung không có nhiều thay đổi lớn so với trước. Như vậy, chính sách cải cách ruộng đất của Quang Trung chỉ giới hạn ở khía cạnh đảm bảo cho người nông dân lao động có điều kiện sản xuất, thanh toán tình trạng ruộng đất bỏ hoang, nhân dân phiêu bạt để phục hồi kinh tế nông nghiệp đang đình đốn nghiêm trọng. Chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy, nộp tô không phải là biện pháp cách mạng nhưng trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ đó là chính sách hợp lý – đảm bảo yêu cầu ruộng đất của nông dân.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Dưới thời Quang Trung, chế độ ban cấp ruộng đất cho quan lại (lộc điền) hầu như bị bãi bỏ, nên ruộng đất công mới tịch thu đều được nhà nước giao về cho các xã chia dân cày cấy. Chính sách đó có tác dụng phục hồi kinh tế tiểu nông, và trên cơ sở đó phục hồi lại kinh tế nông nghiệp. Người nông dân cày cấy ruộng đất công tuy không có quyền sở hữu ruộng đất phải nộp tô cho nhà nước, nhưng ít nhất cũng có điều kiện sản xuất, có điều kiện xây dựng lại nền kinh tế cá thể của mình. Với Quang Trung : “ chính sách của đấng vương giả là vun gốc, cắt ngọn làm sa o cho dân được yên ổn, có ruộng đất cày cấy, để rồi trong nước không có dân lười biếng, ngoài đồng không có ruộng bỏ hoang”. Điều này khác hẳn với chính sách của họ Trịnh trước đây lũng đoạn ruộng đất công của thôn xã để cấp cho quân lính và quan lại. </p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Nhờ đó, đến vụ mùa năm 1791, sử cũ chép mùa màng trở lại phong đăng và năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình, đời sống nhân dân ổn định. Trong bài phú “Tụng tây hồ”, Nguyễn Huy Lượng đã nói lên lòng biết ơn của nhân dân đối với Quang Trung: “ tới Mậu Thân (1788) từ rỡ vẻ tường vân sông núi khắp nhờ công đãng địch; qua Canh Tuất (1790) lại tưới cơn thì vũ, cỏ cây đều đội đức chiêm nhu”. Trong trình độ kĩ thuật thấp kém bấy giờ và trong điều kiện kinh tế bị phá hoại nghiêm trọng thì đó là những thành tích to lớn, là kết quả lao động sáng tạo của người nông dân nói chung và vua Quang Trung nói riêng.</p><p>[/FONT]</p><p>[FONT=&amp]Trong lịch sử trung đại Việt Nam, phong trào nông dân khởi nghĩa đã trở thành một hiện tượng lịch sử, xã hội có ảnh hưởng to lớn đến sư phát triển của dân tộc. Dù chủ yếu thất bại song phong trào đã buộc chính quyền thống trị phải thực hiện một số chính sách, biện páp cải thiện cuộc sống cùng cực của nhân dân, để xoa dịu đấu tranh nhằm cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền. Có rất nhiều bằng chứng nói lên kết quả đó của phong trào nông dân điển hình là một số biện pháp như an dân, phát chẩn cho dân nghèo, tha bỏ một số loại thuế cho dân dưới thời Trịnh Doanh,Trịnh Sâm…hoặc đẩy mạnh công cuộc khai hoang, phục hóa đất đai để chia cho dân sản xuất (doanh điền – Minh Mạng). Đặc biệt vấn đề ruộng đất trong phong trào nông dân Tây Sơn đã thể hiện sự cố gắng, nô lực của Quang Trung trong việc mang lại quyền lợi cho người nông dân. Đó là biểu hiện của một nhà nước phong kiến với nhiều điểm tiến bộ.</p><p></p><p> Nguồn :<span style="color: #008000"> diendankienthuc.net</span>[/FONT]</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Tớ nhớ cậu, post: 154406, member: 304816"] [B][I][FONT=&][COLOR=#008000]2.2 Thời kỳ giữa thế kỷ XVIII đến nửa đầu XIX[/COLOR] [/FONT][/I][/B] [B][I][FONT=&][/FONT][/I][/B] [FONT=&]Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, không có một thời kì nào mà cuộc biến động xã hội lại nổ ra sâu sắc rộng rãi và triền miên như ở cuối thời trung đại mà cụ thể là từ giữa thế kỉ XVIII đến khoảng nửa đầu thế kỉ XIX. Những cuộc khởi nghĩa nông dân kế tiếp nhau bùng lên từ Bắc đến Nam, phong trào này vừa chấm dứt thì phong trào khác đã cuồn cuộn xông lên, rồi từ phạm vi các địa phương, cuối cùng phong trào đã lan ra toàn quốc, tiến đến lật đổ cả nền thống trị của các tập đoàn phong kiến đương thời. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các phong trào nông dân khởi nghĩa nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là vấn đề về ruộng đất. Thông qua tình hình ruộng đất, ta có thể nắm được phần nào sự thịnh suy của chế độ phong kiến và lí giải được những đặc điểm của phong trào nông dân trung đại qua mỗi giai đoạn. [/FONT] [FONT=&] Từ giữa thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng, đó không còn là sự suy yếu của một triều đại, một dòng họ như ở các thế kỉ trước nữa . Cuộc khủng hoảng ấy diễn ra trên tất cả các lĩnh vực mà một trong những biểu hiện rõ nhất là vấn đề về sở hữu ruộng đất- cơ sỏ tồn tại của chế độ phong kiến. Ở thời kì khủng hoảng nay, Nhà nước phong kiến đã không còn đủ sức để cân bằng giữa việc duy trì diện tích ruộng đất công và kiềm chế sự phát triển của ruộng đất tư .Cùng với sự gia tăng về ruộng đất tư cũng là sự khó khăn của chính quyền phong kiến trong vấn đề thu tô thuế, lao dịch và xung binh lính,cũng là quá trình chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ, cường hào, quan lại và đó cũng là sự bần cùng dẫn đến nạn phiêu tán của người nông dân. [/FONT] [FONT=&] Có thể khái quát qua tình hình sở hữu ruộng đất trong giai đoạn cuối thời trung đại như sau: [/FONT] [FONT=&]Đó là sự bất lực của nhà nước phong kiến trong việc giải quyết vấn đề ruộng đất công- tư. Mà biểu hiện của nó là tình trạng suy giảm của diện tích ruộng đất công do sự phát triển của ruộng đất tư đã lấn át ruộng đất công.[/FONT] [FONT=&] Nhà nước phong kiến phương Đông nói chung và nhà nước phong kiến Việt Nam nói riêng, đều chủ yếu dựa vào chế độ sở hữu công về ruộng đất mà tồn tại. Ruộng đất công ấy một phần sẽ phong cấp cho quan lại như một hình thức trả lương và phân cấp cho các vương hầu, quý tộc nhằm lấy sự trung thành, một phần dùng để phân phát ruộng đất cho nông dân cày cấy từ đó thu tô thuế và buộc nhân dân lao dịch, xung lính….Vì thế, nhìn chung các chính sách của các nhà nước phong kiến đối với ruộng đất là duy trì ruộng đất công. Tuy nhiên , Nhà nước ấy cũng phải thừa nhận sự tồn tại của ruộng đất tư hữu của địa chủ, quan lại và tìm mọi cách để hạn chế sự phát triển của ruộng tư. [/FONT] [FONT=&]Cho đến giữa thế kỉ XVIII, ở Đàng Ngoài do những chính sách phong thưởng và ban cấp ruộng đất cho công thần và quan tướng, quân đội của chúa Trịnh như thưởng hậu cho những người đã giúp mình đàn áp phong trào nông dân, chẳng hạn “Phạm Đình Trọng được cấp 12 xã dân lộc, 150 mẫu ruộng thế nghiệp; Đỗ Thế Giai, được cấp 20 xã dân lộc, 240 mẫu thế nghiệp..”; ngoài ra, một số những quan văn cũng được ban thưởng bằng ruộng đất, lại cấp ruộng đất cho vương thích, quý tộc… Việc ban cấp ruộng đất trên đã phần nào tạo điều kiện cho diện tích ruộng tư phát triển, về sau, cùng với hoạt động kiêm tính đất đai của địa chủ, quan lại đã làm cho diện tích ruộng tư được mở rộng. Nó đe dọa trực tiếp đến chính nguồn thu của Nhà nước. Vì vậy, sau này phủ chúa phải ra lệnh rút bớt ruộng lộc và thực hiện những chính sách hạn điền. Tuy nhiên, tình trạng chấp chiếm ruộng đất của cường hào, địa chủ ngày không vì vậy mà giảm đi. Tình hình căng thẳng đến mức, năm 1728, chúa Trịnh Cương đã phải kêu lên “ Ruộng đất rơi hết vào nhà hào phú, còn dân nghèo thì không một miếng đất cắm dùi”. Ngay cả miền thượng du cũng vậy “Bọn quyền thế làm văn khế giả để chiếm ruộng nên dân muốn cày cấy mà không có đất”. Ngô Thời Sĩ trước sự phát triển của ruộng tư cũng viết “ Thần trộm thấy vài năm nay, hạn đói liên miên, quân dân cùng khốn….những nhà hào mục và dân giàu có khi lợi dụng ruộng bỏ hoang của dân diêu tán, phá liền bờ đi mà khai khẩn ruộng tư, ruộng công thì bấy lâu nay không còn vết tích gì, cũng bị họ chuyền tay bán đi. Có khi họ còn ẩn lậu cả ruộng đất công không nộp thuế,cày cấy làm giàu....” [/FONT] [FONT=&] Ở Đàng Trong, Nếu như từ trước năm 1669, ruộng đất ở vùng Thuận Quảng phần lớn là ruộng đất công thì về sau đặc biệt từ từ giữa thế kỉ XVIII tình hình ruộng đất diễn biến theo chiều hướng “ ruộng công hoặc có người đem bán hoặc cầm cố, bỏ hoang, số còn lại bị bọn nhà giàu xâm chiếm khiến cho người nghèo không có mảnh đất cắm dùi, cho nên người giàu càng giàu, người nghèo lại càng nghèo, thuế thiếu, dân lưu li”. Ở Thuận Hóa, thuế ruộng rất cao, giá thue ruộng công cũng nặng. Ở Gia Định, ruộng đất phì nhiêu nhiều hơn ở Thuận Hóa nhưng ở đây tình hình tập trung vào tay địa chủ đông đảo, người nông dân bị lệ thuộc vào địa chủ và bị bóc lột địa tô nặng nề… [/FONT] [FONT=&] Đến đầu thế kỉ XIX, cơ cấu ruộng đất Việt Nam vẫn bao gồm hai bộ phận : ruộng đất sở hữu thuộc sở hữu nhà nước và ruộng đất sở hữu thuộc sở hữu tư nhân. Nhưng chế độ tư hữu đã mở rộng đồng thời với sự thu hẹp của chế độ sở hữu công. Ruộng đất sở hữu công của Nhà nước, “khoảng những năm 1820- 1843 còn 580.363 mẫu, chiếm 17,08% tổng diện tích, bao gồm một bộ phận do nhà nước trực tiếp quản lí, còn lại chủ yếu là ruộng đất công của các làng xã.”. Phan Huy Chú nhận xét “ Nước ta duy chỉ có trấn Sơn Nam Hạ là rất nhiều ruộng và đất bãi công….còn các xứ khác thì hạng ruộng công không còn là mấy” hay theo lời Thượng thư bộ Hộ Hà Duy Phiên “ Thừa Thiên, Quảng Trị thì ruộng công nhiều hơn ruộng tư, Quảng Bình thì công tư bằng nhau, còn các hạt khác thì ruộng tư nhiều mà ruộng công ít”. Về ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân, tỉ lệ ruộng tư đầu thế kỉ XIX chiếm khoảng 82,92 %,, khẳng định vị trí bao trùm, chi phối của loại hình sở hữu này trong toàn bộ chế độ ruộng đất. Tuy nhiên, sở hữu tư cũng bao gồm nhiều loại như sở hữu tư của địa chủ, của nông dân tự canh, của các lớp trung gian…[/FONT] [FONT=&] Chính quyền phong kiến ở thời kì này, mặc dù đã ban hành nhiều chính sách, cải cách như cính sách quân điền, hạn chế ruộng lộc diền, cấm mua bán ruộng đất thời Lê Trịnh, cải cách Minh Mạng nhưng ruộng đất tư vấn phát triển và tồn tại. [/FONT] [B][FONT=&] Hệ quả của tình trạng trên đó là sự phiêu tán của nông dân: [/FONT][/B] [FONT=&]Cần phải hiểu, việc buộc phải phiêu tán là một việc làm vô cùng bất đắc dĩ đối với người nông dân Việt Nam vốn gắn mình rất chặt với quê hương, gia tộc tổ tiên và tình làng nghĩa xóm. Tình trạng đó chỉ xảy ra vào những thời điểm gay go nhất trong cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình, trước những áp lực bức bách nhất về kinh tế hoặc chính trị, xã hội. [/FONT] [FONT=&]Trong những thế kỉ XVIII- XIX, những áp lực này thực sự xuất phát từ triều đình phong kiến và bộ máy quan liêu tham nhũng với chính sách thuế khóa, lao dịch, binh dịch nặng nề, thêm vào đó là nạn cướp đoạt, bóc lột của bộ phận cường hào địa phương, rồi thiên tai lũ lụt…. đã khiến cho nông dân phải phiêu tán khắp nơi. Cụ thể, ở giữa thế kỉ XVIII, ở Đàng Ngoài, theo Ngô Thời Sĩ “ Trong số 9668 làng xã ở Đồng bằng Bắc Bộ thì có tới 182 làng xã phiêu tán hoàn toàn, 443 làng xã phiêu tán phần lớn ,373 làng xã phiêu tán nhập vào xã khác, 78 làng xã nghèo túng cùng quẫn không nộp được thuế cho Nhà nước” . Đến nửa đầu thế kỉ XIX, dưới sự cai trị của nhà Nguyễn, tình trạng dân phiêu tán còn trầm trọng hơn nữa, cụ thể như năm Gia Long thứ tư 1806 “ các trấn Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ, Hoài Đức, thái Nguyên..dân phiêu tán hơn 370 xã thôn”, năm 1810, riêng bốn trấn ở Đồng bằng Bắc bộ là Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Nam thượng, Sơn Nam hạ đã có 358 xã thôn bị phiêu tán”… [/FONT] [FONT=&] Tình trạng phiêu tán trên của nông dân đã phá vỡ từng mảng nền thống trị của nhà nước phong kiến trung ương ở nông thôn, nó đánh mạnh vào cơ sở thần dân của nhà nước trung ương, là một đòn chí mạng giáng vào cơ sở kinh tế tài chính của tập đoàn phong kiến , nó tạo thêm nguồn bổ sung cho lực lượng nông dân khởi nghĩa, cuối cùng, nó đánh một đòn kinh tế hết sức quyết liệt vào các địa chủ trong làng xã. Vì địa chủ sẽ mất đối tượng bóc lột, ruộng đất phải bỏ hoang vì không có lực lượng sản xuất. Nông dân phiêu tán đi hết cũng là lúc địa chủ phải rời làng ra đi phần vì an ninh trật tự không đảm bảo, phần vì không thể gánh nổi thuế má các loại của chính ruộng đất của mình và cả của làng mà quan trên chiếu sổ bổ xuống theo đơn vị làng, quy trách nhiệm liên đới. [/FONT] [FONT=&] Có thể thấy, tình hình ruộng đất có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của nhân dân trong xã hội phong kiến. Những mâu thuẫn về kinh tế đã được phản ánh trong chính trị thành mâu thuẫn giữa chính quyền phong kiến, quan liêu phản động với các tầng lớp nhân dân như nông dân, thợ thủ công, thương nhân mà chủ yếu là nông dân. Nông dân thì đòi có ruộng đất và giảm nhẹ bóc lột, thợ thủ công thì yêu cầu được sản xuất và kinh doanh tự do, yêu cầu thủ tiêu đặc quyền kinh tế trong công thương nghiệp. Thông qua đó, ảnh hưởng đến những đặc điểm của phong trào nông dân Việt Nam ở giai đoạn từ giữa thế kỉ XVIII- XIX. [/FONT] [FONT=&] Thứ nhất, ảnh hưởng đến phạm vi diễn ra cuộc khởi nghĩa : Nếu như ở các thế kỉ XIV, XVI, XVII đầu XVIII trong khi Đàng Ngoài phải liên tục đối mặt với nhũng phong trào nông dân thì ở Đàng Ngoài thì ở Đàng Trong do là vùng đất mới khai phá nên các chúa Nguyễn vẫn giữ được tình trạng ổn định trong thời gian khá dài, Nhưng bắt đầu khoảng từ những năm 30 của thế kỉ XVIII, phong trào nông dân đã lan rộng ra phạm vi của cả nước, không còn là những cuộc khởi nghĩa nông dân lẻ tẻ nữa mà đã có sự liên kết giữa các địa phương thành một phong trào mang tính toàn quốc, tính dân tộc, tiêu biểu trong đó là phong trào nông dân Tây Sơn. Bước sang nửa đầu thế kỉ XIX, phong trào nông dân cũng bùng nổ trên phạm vi cả nước vô cùng mạnh mẽ và ác liệt. Đây quả thực là một thế kỉ nông dân khởi nghĩa [/FONT] [FONT=&]Thứ hai, ảnh hưởng đến tính quyết liệt của phong trào đấu tranh: Nếu như ở các thế kỉ trước nông dân đấu tranh để bảo vệ quyền sở hữu tập thể với ruộng đất công xã. Thì ở cuối thời trung đại với hiện tượng chủ yếu, phổ biến là sự thu hẹp ruộng đất công làng xã, đất khẩu phần thì bị bọn cường hào địa chủ chiếm thì trên cả nước nhân dân lại vùng lên đấu tranh để chống quan lại, địa chủ cướp ruộng, xô đẩy nông dân vào con đường lưu vong và khi nông dân đi vào con đường siêu tán và lưu vong, bị bóc lột cùng cực thì yêu cầu về ruộng đất ngày càng sâu sắc dẫn đến phong trào đấu tranh rộng khắp và quyết liệt. Khởi nghĩa nông dân và chiến tranh nông dân cuối thời trung đại là hình thức cao nhất để giải quyết mâu thuẫn mang tính chất đối kháng của xã hội phong kiến : Đó là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và sức sản xuất, giữa giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân. Để giải quyết mâu thuẫn trên thì đặt ra cho phong trào nông dân thời này là phải thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất của nhà nước, có nghĩa là thủ tiêu chế độ phong cấp đất đai cho quan lại, thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất của quan lại, địa chủ lớn. Đồng thời, về mặt chính trị cũng là thủ tiêu chế độ phong kiến quan liêu nặng nề thối nát. Chính sự khủng hoảng của chế độ phong kiến và tình hình sở hữu ruộng đất ở cuối thời trung đại cùng với những yêu cầu khách quan đã trình bày, đã làm bùng nổ và dẫn đến sự thắng lợi của phong trào nông dân Tây Sơn đã vươn lên lật đổ các tập đoàn phong kiến phản động, chấm dứt thực trạng cát cứ của đất nước và cũng hoàn thành nhiệm vụ về bảo vệ độc lập dân tộc. Về sau, khoảng nửa đầu thế kỉ XIX, phong trào nông dân lại tiếp tục có bước phát triển mà nổ ra mạnh mẽ nhưng không giành được thắng lợi mà nguyên chủ yếu là do, bối cảnh lúc đó, thực dân Pháp mở cuộc chiến tranh xâm lược pháp vi thế những người nông đã chuyển từ mục tiêu giai cấp sang mục tiêu đấu tranh dân tộc. [/FONT] [COLOR=#008000] [B]3. Có hay không khẩu hiệu ruộng đất trong phong trào nông dân Việt Nam thời trung đại? [/B][/COLOR] [FONT=&] Trước hết cần khẳng định vấn đề ruộng đất là nguyên nhân sâu xa và chủ yếu dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông dân Việt Nam thời trung đại, mọi cuộc đấu tranh của nông dân đều hướng tới mục tiêu ruộng đất. Giữa phong trào đấu tranh của nông dân và chế độ phân phối ruộng đất có quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế, khởi nghĩa nông dân trong xã hội phong kiến đã phản ánh một nguyện vọng chính đáng và vô cùng bức thiết của nông dân - ruộng đất. Tuy nhiên vấn đề ruộng đất được đề ra như thế nào, trực tiếp hay gián tiếp trong các phong trào nông dân là một vấn đề khá phức tạp và đã được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu. Cho tới nay tất cả các học giả đều khẳng định rằng ruộng đất là một trong những mục tiêu lớn nhất của phong trào nông dân, nhưng hai chữ “ruộng đất” chưa bao giờ xuất hiện trực tiếp trong các khẩu hiệu đấu tranh của nông dân Việt Nam thời trung đại. [/FONT] [FONT=&] Vấn đề ruộng đất trong phong trào nông dân đã được học giả nghiên cứu và thảo luận cách đây rất nhiều năm như Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Phan Quang,…Mọi học giả đều thừa nhận là chưa hề thấy những khẩu hiệu hoặc cương lĩnh về ruộng đất xuất hiện trong phong trào nông dân dưới chế độ phong kiến Việt Nam, bất cứ ở thời kỳ lịch sử nào, dẫu rằng “ yêu cầu ruộng đất” là một yêu cầu thiết tha biết bao đời nay của nông dân. [/FONT] [FONT=&] GS, Trương Hữu Quýnh cho rằng: “Trong sử sách chính thống của ta trước đây, chưa thấy có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào nêu lên khẩu hiệu về một vấn đề liên quan đến ruộng đất.”. Đúng như vậy, nếu xem xét các phong trào nông dân thì khẩu hiệu về ruộng đất của nông dân chưa được nêu lên cụ thể một cách rõ nét, gãy gọn với đúng nghĩa đen của chữ “khẩu hiệu” – cho đến nay chúng ta chưa phát hiện được những tài liệu thành văn chép về khẩu hiệu ruộng đất của phong trào nông dân thời phong kiến ở nước ta. Một khẩu hiệu ruộng đất cụ thể, rõ nét chưa được đề cập trong các phong trào. [/FONT] [FONT=&] Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ căn cứ vào việc nông dân chưa đề ra được khẩu hiệu cụ thể về ruộng đất để nói rằng vấn đề khẩu hiệu ruộng đất chưa hề được đặt ra dưới phong trào nông dân, càng không thể nói rằng nông dân Việt Nam không có yêu sách về ruộng đất. Nếu trong thực tế, yêu sách ruộng đất của nông dân chưa được nêu lên một cách cụ thể, cô đọng trong một vài chữ, thậm chí chưa đề cập trực diện đến hai chữ “ruộng đất”, mà khái niệm ruộng đất có khi chỉ lẩn vào trong ý của một câu nói, một đoạn văn, nên coi đó là những mệnh đề có tính khẩu hiệu, phần nào phản ánh yêu sách ruộng đất, hoặc là những khẩu hiệu ruộng đất ở mức độ thấp. Một khi quan hệ sản xuất phong kiến nước ta còn ngự trị gần như tuyệt đối, khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa hình thành, khi chế độ sở hữu ruộng đất lớn của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền còn giữ vai trò chi phối mọi chính sách về ruộng đất của các triều đại phong kiến, thì nông dân Việt Nam tuy chưa đề ra được những khẩu hiệu cụ thể hoặc cương lĩnh về ruộng đất như trong phong trào Thái Bình Thiên Quốc nhưng những biểu hiện về yêu sách ruộng đất có tính chất khẩu hiệu thì đã rải rác xuất hiện. [/FONT] [FONT=&] Như vậy, ruộng đất là vấn đề cấp bách trong phong trào đấu tranh của nông dân nói chung và mục tiêu ruộng đất là một trong những động lực lớn thúc đẩy nông dân đấu tranh nhưng hai chữ “ruộng đất” lại chưa một lần trực tiếp nêu lên trong các khẩu hiệu đấu tranh. [/FONT] [FONT=&] Cụ thể, chúng ta có thể xem xét khẩu hiệu trong một số phong trào đấu tranh của nông dân Việt Nam thời trung đại để thấy rõ điều này. [/FONT] [FONT=&] Trước hết, chúng ta xem xét phong trào nông dân Tây Sơn thế kỷ XVIII. Khi đấu tranh nghĩa quân Tây Sơn nêu lên việc “lấy của người giàu chia cho người nghèo”. Có thể thấy rằng đây là một khẩu hiệu đấu tranh thực sự, tuy hai chữ “ruộng đất” chưa được đề cập trực tiếp, song rõ ràng trong nó đã hàm chứa “yếu tố” ruộng đất. Vì của cải của người giàu không đơn thuần chỉ là thóc gạo, tiền bạc,..mà quan trọng nhất vẫn là ruộng đất. Hơn nữa, ruộng đất là tư liệu sản xuất duy nhất của nông dân thời trung đại, vì thế mọi cuộc đấu tranh của họ đều hướng vào việc giành ruộng đất về tay mình. Bởi vậy, chúng ta nên coi khẩu hiệu trên ít nhiều có bao hàm yêu sách ruộng đất của nông dân hoặc là một khẩu hiệu ruộng đất ở mức độ thấp. [/FONT] [FONT=&] Hay là học giả Nguyễn Đổng Chi khi nghiên cứu “Lê hoàng triều kỷ” đã phát hiện khẩu hiệu của một cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng ngoài thế kỷ XVIII như sau: “Cấm bọn giàu có ruộng đất không được cày, tiền nợ không được hỏi”. Tác giả đã đánh giá rất cao sự kiện trên khi dùng nó để giải thích yêu sách của nông dân. Khẩu hiệu trên không chỉ là một bằng cớ mạnh mẽ nói lên yêu cầu bức thiết về ruộng đất của nông dân mà còn là một bằng cớ về vấn đề khẩu hiệu ruộng đất trong phong trào nông dân. [/FONT] [FONT=&] Với những dẫn chứng vừa nêu, chúng ta có thể nhận thấy rằng: mặc dù vấn đề chưa một lần được đề ra trực tiếp, rõ ràng trong các khẩu hiệu đấu tranh của nông dân, nhưng nó đã gián tiếp nói đến yêu cầu ruộng đất hay những vấn đề liên quan đến ruộng đất. [/FONT] [FONT=&] Vậy tại sao phong trào nông dân Việt Nam thời trung đại không đưa ra yêu sách ruộng đất trực tiếp trong các khẩu hiệu đấu tranh của mình? Do khả năng và điều kiện nghiên cứu có hạn, chúng tôi xin đưa ra một vài lý giải sau:[/FONT] [I][FONT=&] Thứ nhất[/FONT][/I][FONT=&], cũng giống như giai cấp nông dân thời phong kiến của các quốc gia khác trên thế giới, khả năng nhận thức của nông dân Việt Nam nói chung và những người lãnh đạo phong trào nói riêng còn nhiều hạn chế ( do ít được học hành, tính chất cố kết trong cộng đồng làng xã quá lớn) do đó họ chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc đưa vấn đề ruộng đất một cách trực tiếp vào các khẩu hiệu đấu tranh. [/FONT] [I][FONT=&] Thứ hai[/FONT][/I][FONT=&], đa số nông dân khởi nghĩa đều đi theo lời kêu gọi của những người lãnh đạo chứ chưa thực sự có một quá trình chuẩn bị về tư tưởng, họ tham gia chỉ mang tính nhất thời. Những khẩu hiệu được đề ra thường chỉ do những người lãnh đạo phong trào quyết định, để thu phục nông dân tham gia một cách nhanh nhất thì khẩu hiệu mà họ đưa ra phải đáp ứng ngay những yêu cầu bức thiết nhất lúc bấy giờ như “Lấy của người giàu chia cho người nghèo”, còn ruộng đất là vấn đề sâu xa mang tính lâu dài với trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế của mình nông dân chưa thể nhận thức hết tầm quan trọng của vấn đề này.[/FONT] [COLOR=#008000] [B]4. Những tác động của phong trào nông dân thời trung đại đến chính sách ruộng đất của nhà nước phong kiến [/B][/COLOR] [FONT=&]Nông dân và ruộng đất, người sản xuất trực tiếp và tư liệu sản xuất chủ yếu trong cơ cấu kinh tế - xã hội phong kiến có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Chúng ta không thể không quan niệm vấn đề nông dân cắt rời khỏi vấn đề ruộng đất mà giữa phong trào đấu tranh của nông dân và chế độ phân phối ruộng đất có quan hệ với nhau, điều ấy chắc không ai phủ nhận được? Phong trào nông dân nổ ra đã có tác động như thế nào đến chính sách về ruộng đất của các triều đại phong kiến Việt Nam thời trung đại? [/FONT] [FONT=&]Như chúng ta đã biết, trong lịch sử trung đại, các phong trào nông dân thường xuyên xảy ra vào cuối mỗi triều đại –khi mà nhà nước phong kiến suy yếu, bất lực, không thể giải quyết được những mâu thuẫn của xã hội. Đối với người nông dân ruộng đất là một nhu cầu bức thiết và sống còn, ruộng đất là nguồn sống chủ yếu của nông dân và là nguồn thu chủ yếu của nhà nước. Do đó, ruộng đất có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân đồng thời ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội phong kiến. Khi nhà nước phong kiến không đáp ứng được nhu cầu về ruộng đất cho nông dân, tất yếu mâu thuẫn bùng nổ và một cuộc đấu tranh giai cấp nổ ra là điều không thể tránh khỏi. Trước thực trạng các cuộc khởi nghĩa nông dân diến ra mà nguyên nhân chủ yếu là vấn đề ruộng đất, các nhà nước phong kiến đã có ý thức giải quyết vấn đề này nhằm xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, ổn định tình hình chính trị - xã hội của đất nước. [/FONT] [FONT=&]Vào cuối thòi nhà Trần, khi chế độ điền trang, thái ấp đang lấn át ruộng công, đã khiến tình cảnh người nông nô không chịu nổi sự bóc lột nặng nề của địa chủ buộc phải chạy trốn khỏi các điền trang. Nhiều cuộc nổi dậy của nông nô đã xuất hiện… Trong tình hình đó, năm 1397, theo đề nghị của Hồ Quý Ly, vua Trần xuống chiếu hạn định số ruộng tư. Đại vương, trưởng công chúa không có hạn định, dưới đến thứ dân không được quá 10 mẫu. Người nào nhiều ruộng được phép lấy ruộng chuộc tội, số ruộng thừa ra thì sung công. Để kiểm tra việc thực hiện chủ trương hạn điền, năm 1398, Hồ Quý Ly cho các quan về địa phương làm lại sổ ruộng đất. Ai có ruộng tư phải kê khai rõ số ruộng và cắm thẻ ghi tên của mình trên mảnh ruộng. Sau 5 năm, sổ sách phải làm xong, ruộng nào không có ai nhận thì nhà nước sung công. Sự điều chỉnh chính sách này của Hồ Qúy Ly phần nào đã giải quyết được sự khủng hoảng về vấn đề ruộng đất lúc đó, đẩy điền trang thái ấp nhanh chóng đi đến con đường phá sản. [/FONT] [FONT=&]Rút ra được những kinh nghiệm từ các triều đại trước, trong đó có kinh nghiệm để giải quyết nhu cầu về ruộng đất cho nông dân, nhằm ổn định và phát triển đất nước, ngay từ khi mới thành lập nhà Lê Sơ đã có nhiều chính sách nhằm thủ tiêu chế độ điền nô và nô tỳ, thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất tư. Với chế độ sở hữu của nhà nước, người nông dân trong thế kỷ XV có được tự do hơn; mức độ bị bóc lột của họ cũng nhẹ hơn thân phận điền nô và nô tỳ ở thế kỉ XIV . Chẳng hạn : người nông dân khi lĩnh ruộng công thì ngoài thuế đinh theo luật pháp quy định, đem nộp cho nhà nước hoặc cho quan lại được phong cấp; họ không bị bóc lột thêm gì khác nữa. Đối với điền nô cày cấy trong các điền trang thời Trần thì không như thế. Chẳng những về thân thể của họ không được tự do mà sự bóc lột của bọn lãnh chúa cũng không có hạn định, không quy định thành luật pháp hẳn hoi. Cho nên, tình cảnh của họ đương nhiên là thua kém tình cảnh người nông dân “tá điền” của nhà nước. Chính vì vậy mà vào thời nhà Trần, ta chỉ nghe thấy nói nhiều đến khởi nghĩa của nô tỳ, điền nô trong các đại điền trang chứ không thấy nói đến những cuộc nông dân khởi nghĩa chống triều đình phong kiến. [/FONT] [FONT=&]Trong giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra đã khiến vấn đề ruộng đất trở thành bức thiết buộc nhà nước phải đề ra những chính sách tích cực nhằm cải thiện tình hình.[/FONT] [I][FONT=&]Chính sách của nhà Trịnh – Nguyễn: [/FONT][/I] [FONT=&]Cuộc khởi nghĩa mở màn cho phong trào nông dân ở thế kỷ XVIII nổ ra vào năm 1737 của nhà sư Nguyễn Dương Hưng chưa chấm dứt thì cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật từ 1738 – 1769 đã đồng thời nổ ra. Trong vòng hơn 40 năm (1737 -1770), phong trào nông dân nổ ra liên tục khắp nơi ở Đàng Ngoài làm cho chính quyền thống trị không kịp trở tay. Trước sức mạnh của phong trào nông dân, nhà Lê – Trịnh một mặt vừa lo đối phó bằng cách điều binh khiển tướng để đàn áp phong trào, mặt khác vừa có những biện pháp kinh tế - xã hội nhằm làm giảm nhẹ những nỗi thống khổ của dân đặc biệt là nông dân. [/FONT] [FONT=&]Những cuộc đàn áp phong trào nông dân thế kỷ XVIII được sử sách ghi lại nhiều và giới nghiên cứu đã đề cập đến. Ở đây, chúng tôi chỉ quan tâm đến những biện pháp kinh tế - xã hội mà chính quyền Lê – Trịnh đã thực thi nhằm ổn định trật tự xã hội, hạn chế sự nổi dậy của nông dân. Những biện pháp đó không phải chờ đến khi phong trào nông dân nổ ra mới thực hiện mà đã được tiến hành ngay từ 30 năm đầu thế kỷ XVIII khi xã hội vẫn còn yên bình. Chẳng han như : [/FONT] [FONT=&]Trịnh Cương mới lên ngôi chúa được 2 năm vào năm 1711 đã cho bàn định thể lệ quân cấp ruộng công để đem lại quyền lợi, sự công bằng và tiện lợi cho nhân dân. Theo quy định phần ruộng khẩu phần, cứ 6 năm chia lại 1 lần, khi chia ruộng không được làm ảnh hưởng đến thời vụ làm ruộng của dân. Đối tượng được cấp không phân biệt sang hèn, trên từ quan viên dưới đến thứ dân kể cả những người cô quả và phế tật. [/FONT] [FONT=&]Sau khi định lệ quân cấp ruộng, năm 1716, Trịnh Cương lại cho định phép chia đều thuế khóa và tạp dịch, thay cho phép bình lệ thời trước, chỉ có nhân đinh phải gánh chịu. Còn nay, các công việc hoặc đóng góp gì thì nhân đinh và điền mẫu mỗi bên đều chịu môt phần để cho thuế khóa và lực dịch được đều nhau. [/FONT] [FONT=&]Năm 1724, Trịnh Cương đã ra lệnh giảm tô thuế ở những nơi cần thiết như Thanh Hóa là đất “thang mộc”, Nghệ An là nơi dân hưởng ứng theo việc nghĩa (theo Lê Trang Tông khởi binh đánh Mạc) và Kinh Kỳ liền sát với xa giá của vua chúa. Ở Thanh Hóa và Nghệ An, tô ruộng được giảm một nửa, thuế thân dung được miễn trừ. Tại những vùng xa xôi như trấn Cao Bằng trước kia, Trịnh Cương cho giảm nhẹ các thuế phụ như thuế đánh vào đầu trâu, thuế nộp hồng quả, thuế vải thổ…và bỏ bớt các sở tuần ty. Từ đó dân 4 châu của trấn Cao Bằng mới dần được yên ổn. [/FONT] [FONT=&]Sang đến thời Trịnh Giang là thời kỳ phong trào nông dân nổ ra mãnh liệt nhất. Nhưng ngay những năm đầu trị vì (khoảng chục năm) trước khi phong trào nông dân bùng nổ, Trịnh Giang đã làm được một số việc về an sinh xã hội chứ không phải như quan niệm xưa nay thường lên án Trịnh Giang là người “tối tăm ươn hèn không gánh vác nổi việc nước” hoặc chỉ ăn chơi dâm dục không chú ý đến dân sinh để phong trào nông dân bùng lên mạnh mẽ hoặc chỉ lo đàn áp phong trào và nhấn chìm phong trào trong bể máu. [/FONT] [FONT=&]Đến thời Trịnh Doanh (1740 – 1767), tuy có bận rộn nhiều trong việc đối phó trực tiếp với các phong trào nông dân đang nổi dậy rầm rộ ở khắp Đàng Ngoài, nhưng Trịnh Doanh vẫn chú ý nhiều tới những biện pháp an dân. Ngay năm đầu lên cầm quyền, Trịnh Doanh đã hạ lệnh trích số thóc đong ở Sơn Nam lấy 10 vạn bát quan phát chẩn cho dân nghèo vùng Hải Dương. Cũng vào năm này, ở vùng Đông Bắc, dân bị đói, triều đình phải phát gạo công nấu cơm, cháo để phát chẩn cho dân. Không những vậy, triều đình còn khuyến khích dân ở những vùng khác vân chuyển thóc gạo đến bán cho dân.[/FONT] [FONT=&]Từ cuối đời Vĩnh Hựu (1735 – 1740), trộm giặc ở các nơi nổi dậy nhất là vùng Hải Dương, dân gian bỏ cả cày cấy, các thứ tích trữ ở làng xóm hầu như hết sạch, dân phiêu tán dắt díu nhau kiếm ăn đầy đường, giá gạo tăng vọt, dân phần nhiều phải ăn rau, ăn củ, chết đói chồng chất lên nhau, dân mười phần nay còn lại không được một… Triều đình phải lấy thóc trong kho ra phát chẩn cho dân ở tứ trấn và Kinh kỳ. [/FONT] [FONT=&]Năm 1741, do thiên tai đói kém nên vừa lên ngôi, Trịnh Doanh đã hạ chiếu tha tô thuế cho các lộ, triệt bỏ các sở tuần ti trái ngạch, cấm tố cáo xằng, bắt bớ bậy những người trước theo khởi nghĩa nay đã theo lệnh trở về. [/FONT] [FONT=&]Có thể nói, dưới thời Lê – Trịnh, do hậu quả của chiến tranh và sự phát triển của ruộng đất tư hữu về ruộng đất, sự quan tâm của nhà nước tới nông nghiệp không còn đạt được kết quả như ở thế kỷ XV. Lụt lội hạn hán thường xuyên đe dọa, đời sống nhân dân khổ cực. Để duy trì và bảo vệ cuộc sống của mình, nhân dân ta đã phải ra sức lao động, sáng tạo. Công cuộc khẩn hoang ở các vùng ven biển thuộc Sơn Nam, ở các vùng trung du thuộc Cao Bằng, Thái Nguyên được thực hiện khẩn trương. Nhiều làng mới được thành lập, diện tích ruộng đất mở rộng và ngày càng thu hút dân lưu tán. Để khuyến khích việc khai hoang, chúa Trịnh tạm thời miễn thuế cho loại ruộng “ẩn lậu”, cho phép xem ruộng khai hoang là ruộng tư, cấm quan lại không được khám xét, quấy nhiễu. Nhờ đó, nhân dân ra sức chăm lo sản xuất, như nhận xét của các giáo sĩ phương Tây ; “ đất đai màu mỡ và không lúc nào nghỉ sản xuất…nhân dân rất hiểu giá trị của ruộng đất nên không bao giờ bỏ hoang…và như vậy, mỗi năm họ thường làm được 2-3 vụ lúa…”. [/FONT] [FONT=&]Nhằm vượt qua cảnh khổ ở quê hương, người nông dân rời làng đi phiêu tán,tha phương cầu thực. Từ giữa thế kỷ XVIII, nhà nước Lê – Trịnh bắt đầu chú ý đến tầng lớp nông dân này và đưa họ vào một quy chế riêng về nghĩa vụ và quyền lợi. Trong lúc đó, ở vùng ven biển, các làng mới thành lập trên cơ sở khai hoang, ngày càng gia tăng hoặc mở rộng. Cuộc sống của người nông dân ở đây sung túc và bình đẳng hơn so với các làng cũ. Chế độ tô thuế cũng dễ chịu hơn do ý thức động viên của nhà nước. [/FONT] [FONT=&]Tuy nhiên trong thực tế, những biện pháp đó của chính quyền Lê Trịnh chỉ có tác dụng phần nào, tình trạng phiêu tán của dân vẫn tiếp diễn và ngày càng trầm trọng. Những việc làm của nhà nước phong kiến không nằm ngoài mục đích là hạn chế sự nổi dậy của các phong trào từ trong nhân dân đang tấn công vào chính quyền thống trị. Nhưng dù sao, những biện pháp mà Lê – Trịnh đã làm trong suốt thời kỳ mà phong trào nông dân nổ ra đến khi bị dập tắt đều là những biện pháp hữu ích góp phần làm ổn định tình hình lúc bấy giờ. Trong hoàn cảnh xã hội hỗn loạn ở thế kỷ XVIII, nếu triều đình Lê – Trịnh không có thêm những biện pháp kinh tế, ruộng đất nêu trên mà chỉ chú trọng tới việc đàn áp phong trào thì tình hình chắc chắn sẽ khác, chính quyền thống trị chưa chắc đã duy trì được như hiện tại. Đó là một trong những tác động của phong trào nông dân đến sự nhận thức của nhà nước Lê – Trịnh về vấn đề ruộng đất trong quá trình cai trị [/FONT] [FONT=&]- [I]Chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn[/I] : [/FONT] [FONT=&]Triều Nguyễn được biết tới là triều đại với những cuộc khởi nghĩa nông dân rầm rộ, mạnh mẽ, liên tục.Trong nửa thế kỉ XIX, hơn 500 cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra, đe dọa nền thống trị của giai cấp phong kiến Nguyễn. Nhiều cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827), Lê Văn Khôi (1833 – 1835), Nông Văn Vân (1833 – 1835) đã chứng tỏ sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân Việt Nam, khiến triều đình Nguyễn phải dồn hầu như toàn bộ lực lượng để đối phó, đàn áp. Bên cạnh những kế sách về vũ lực, các vua Nguyễn còn đề ra nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình hình ruộng đất, theo hướng tích cực.Ví dụ: chính sách khai hoang, doanh điền, quân điền … [/FONT] [FONT=&]Năm 1828, sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nguyễn Công Trứ lúc đó là Tổng đốc Hải An đề nghị ngay với Minh Mạng cho tổ chức khai hoang, lập làng ở Nam Định và Ninh Bình. Nguyễn Công Trứ được cử làm dinh điền sứ, dựa vào những người có lực ở địa phương để mộ dân nghèo mọi nơi tới khai khẩn. Công cuộc khai hoang đó đã đạt được kết quả tốt ở vùng ven biển Nam Định, Ninh Bình. Ngay năm 1828, đã xuất hiện thêm một huyện Tiền Hải ở Nam Định với 2350 dân đinh, 18970 mẫu ruộng, 2 xã thuộc Nam Trực và 1 Tổng thuộc Giao Thủy. Hết năm 1829, lại có thêm 1 huyện ở Kim Sơn – Ninh Bình gồm 1260 dân đinh với 14600 mẫu ruộng. [/FONT] [FONT=&]Tuy vậy, thực tế lịch sử cho thấy sau khi Gia Long lên ngôi (1802), quỹ đất công của nhà nước còn lại rất ít, diện tích ruộng đất tư ngày càng tăng mạnh, nhà nước phong kiến nhìn thấy nguy cơ đe dọa với mình song không thể làm gì ngoài việc tăng cường mọi chế độ bóc lột : tô thuế, lao dịch với người nông dân. Chính vì thế, tình trạng nông dân thiếu thuế hoặc không nộp được thuế cũng là một hiện tượng phổ biến phản ánh sự khốn đốn của người nông dân về nạn tô thuế. Chính sử nhà Nguyễn hầu như không năm nào không ghi lại tình hình thiếu thuế trong nhân dân nhất là những năm thiên tai nặng nề. Gia Long buộc phải dùng biện pháp giảm tô thuế trong một vụ hoặc cả năm. Biện pháp miễn giảm tô thuế mà Gia Long đưa ra coi như là một trong những kế sách đối phó với các cuộc đấu tranh của nông dân rõ ràng là một biện pháp bất đắc dĩ của nhà nước phong kiến. Mặt khác, nó đánh dấu những thắng lợi nhất định của phong trào nông dân. Tình trạng tô thuế nặng nề là một trong những nguyên nhân làm nổ ra các cuộc khởi nghĩa, nhưng đó cũng không phải là vấn đề cơ bản nhất. Bởi vậy việc miễn giảm tô thuế không thể dập tắt được những cuộc đấu tranh như ý muốn của Gia Long mặc dầu biện pháp này ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu nhập chủ yếu của triều đình, hạn chế được những chi phí và ngày càng lớn về quân sự, xây dựng cung điện, thành quách và cung cấp lương bổng cho cả một bộ máy quan lại cồng kềnh. Thực ra giữa lúc mất mùa, đói kém thì dẫu triều đình có áp dụng những biện pháp khắc nghiệt đến mấy thì nông dân cũng không thể lấy đâu ra thóc lúa để nộp tô thuế.[/FONT] [FONT=&]Như vậy, có thể nói khi các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, nhà nước phong kiến, mặc dù đã có sự điều chỉnh chính sách ruộng đất nhằm xoa dịu mâu thuẫn giai cấp song do điều kiện cụ thể của đất nước, do giai cấp thống trị ích kỉ chỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ, giai cấp mình song tình hình ruộng đất vẫn chưa được giải quyết, chính sách giai cấp phong kiến đưa ra thường mang tính chất đối phó, bị động và rất nhỏ giọt. Điều đó, không khiến cho tình hình đất nước (nhất là thế kỉ XIX) được khởi sắc mà trái lại khiến cho phong trào nông dân bùng lên ngày càng mạnh mẽ. [/FONT] [FONT=&]Trong phong trào nông dân thời trung đại,yêu cầu về ruộng đất của người nông dân là vấn đề xuyên suốt, căn bản nhất cần được giải quyết. Tuy nhiên hiếm có cuộc khởi nghĩa nông dân nào nổ ra lại giành được thắng lợi như phong trào Tây Sơn. Một nhà nước phong kiến tiến bộ được dựng lên dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải Quang Trung; với tư cách là người gần gũi với nông dân, hiểu nguyện vọng của nông dân, nhà nước Tây Sơn đã có những chính sách như thế nào đối với vấn đề ruộng đất ? [/FONT] [FONT=&]Trong cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến vào cuối thế kỷ XVIII, nền kinh tế nước ta bị đình trệ và phá hoại nghiêm trọng. Sự chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ làm cho kinh tế tiểu nông bị uy hiếp, hàng loạt nông dân bị tước đoạt mất hết tư liệu sản xuất, bị lệ thuộc vào vòng bóc lột địa tô nặng nề của địa chủ. Mặt khác, nhà nước phong kiến lại tăng cường tô thuế, phục dịch nặng nề để cung ứng cho nhu cầu xa xỉ của tầng lớp vua chúa và cả một bộ máy quan liêu sâu mọt, thối nát. Kết quả là kinh tế tiểu nông bị phá sản, hàng vạn nông dân bần cùng, mất ruộng đất, lưu vong, phiêu tán. Đồng ruộng bỏ hoang, xóm làng tiêu điều, xơ xác là tình cảnh phổ biến bao trùm nông thôn lúc bấy giờ. [/FONT] [FONT=&]Sau khi nhà Tây Sơn thành lập, phục hồi nông nghiệp là yêu cầu kinh tế quan trọng nhất của một nhà nước phong kiến tiến bộ vào cuối thế kỷ XVIII. Những yêu cầu đó đã được Quang Trung chú ý giải quyết. [/FONT] [FONT=&]Trong “chiếu khuyến nông”, Quang Trung ghi rõ : “ít lâu nay, trong nước bị binh lửa, đinh tán điền hoang, số đinh điền so với trước kia mười phần kém đến bốn năm phần. Nay trong nước đã bình định, cần phải phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang, làm cho dân du thủ du thực trở về với ruộng đất.” [/FONT] [FONT=&]Quang Trung đã đề ra hai biện pháp chủ yếu, liên quan khăng khít với nhau là đưa nông dân phiêu tán trở về sản xuất và thanh toán tình trạng ruộng đất bỏ hoang. Trên cơ sở đó, tất cả những người lang thang, ngụ cư nơi khác nhất thiết đều phải trở về nguyên quán làm ăn. Chỉ trừ trường hợp những người nào đã sinh cơ lập nghiệp ở xã khác được ba đời rồi thì cho nhập tịch ở xã ấy; những xã nào chấp chứa người trốn tránh, vi phạm pháp lệnh trên thì cả xã trưởng sở tại đều bị trừng phạt. Bọn lưu manh, côn đồ, những người trốn tránh lao động vào ẩn nấp trong chùa cũng bắt phải hoàn tục, trở về quê hương làm ăn lượng thiện. [/FONT] [FONT=&]Cũng trong “chiếu khuyến nông”, Quang Trung giao trách nhiệm cho các quan lại địa phương, gấp rút chấm dứt tình trạng ruộng đất hoang phế. Ruộng đất công đem cấp cho dân trong xã cày cấy, nộp tô cho nhà nước; ruộng đất tư giao cho chủ nhân, khai khẩn sản xuất đầy đủ, nộp thuế cho nhà nước. Các xã trưởng phải lập sổ đinh điền trong đó kê khai rõ số nhân đinh phiêu tán mới trở về, số ruộng đất còn hoang phế và đã khai khẩn nộp lên trên (tháng 9/1789). Nhà nước lại quy định thời hạn chậm nhất các xã phải đảm bảo thanh toán hết ruộng đất bỏ hoang. Quá thời hạn ấy mà không khai khẩn hết thì nếu là ruộng công sẽ thu thuế điền gấp đôi, nếu là ruộng tư sẽ tịch thu làm của công. Đó là những biện pháp phục hồi nông nghiệp rất tích cực. Chính sách ruộng đất của Quang Trung rõ ràng chỉ là những cải cách trong khuôn khổ duy trì chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến. Về cơ bản, kết cấu kinh tế và xã hội của nước ta thời Quang Trung không có nhiều thay đổi lớn so với trước. Như vậy, chính sách cải cách ruộng đất của Quang Trung chỉ giới hạn ở khía cạnh đảm bảo cho người nông dân lao động có điều kiện sản xuất, thanh toán tình trạng ruộng đất bỏ hoang, nhân dân phiêu bạt để phục hồi kinh tế nông nghiệp đang đình đốn nghiêm trọng. Chia ruộng đất công cho nông dân cày cấy, nộp tô không phải là biện pháp cách mạng nhưng trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ đó là chính sách hợp lý – đảm bảo yêu cầu ruộng đất của nông dân. [/FONT] [FONT=&]Dưới thời Quang Trung, chế độ ban cấp ruộng đất cho quan lại (lộc điền) hầu như bị bãi bỏ, nên ruộng đất công mới tịch thu đều được nhà nước giao về cho các xã chia dân cày cấy. Chính sách đó có tác dụng phục hồi kinh tế tiểu nông, và trên cơ sở đó phục hồi lại kinh tế nông nghiệp. Người nông dân cày cấy ruộng đất công tuy không có quyền sở hữu ruộng đất phải nộp tô cho nhà nước, nhưng ít nhất cũng có điều kiện sản xuất, có điều kiện xây dựng lại nền kinh tế cá thể của mình. Với Quang Trung : “ chính sách của đấng vương giả là vun gốc, cắt ngọn làm sa o cho dân được yên ổn, có ruộng đất cày cấy, để rồi trong nước không có dân lười biếng, ngoài đồng không có ruộng bỏ hoang”. Điều này khác hẳn với chính sách của họ Trịnh trước đây lũng đoạn ruộng đất công của thôn xã để cấp cho quân lính và quan lại. [/FONT] [FONT=&]Nhờ đó, đến vụ mùa năm 1791, sử cũ chép mùa màng trở lại phong đăng và năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình, đời sống nhân dân ổn định. Trong bài phú “Tụng tây hồ”, Nguyễn Huy Lượng đã nói lên lòng biết ơn của nhân dân đối với Quang Trung: “ tới Mậu Thân (1788) từ rỡ vẻ tường vân sông núi khắp nhờ công đãng địch; qua Canh Tuất (1790) lại tưới cơn thì vũ, cỏ cây đều đội đức chiêm nhu”. Trong trình độ kĩ thuật thấp kém bấy giờ và trong điều kiện kinh tế bị phá hoại nghiêm trọng thì đó là những thành tích to lớn, là kết quả lao động sáng tạo của người nông dân nói chung và vua Quang Trung nói riêng. [/FONT] [FONT=&]Trong lịch sử trung đại Việt Nam, phong trào nông dân khởi nghĩa đã trở thành một hiện tượng lịch sử, xã hội có ảnh hưởng to lớn đến sư phát triển của dân tộc. Dù chủ yếu thất bại song phong trào đã buộc chính quyền thống trị phải thực hiện một số chính sách, biện páp cải thiện cuộc sống cùng cực của nhân dân, để xoa dịu đấu tranh nhằm cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền. Có rất nhiều bằng chứng nói lên kết quả đó của phong trào nông dân điển hình là một số biện pháp như an dân, phát chẩn cho dân nghèo, tha bỏ một số loại thuế cho dân dưới thời Trịnh Doanh,Trịnh Sâm…hoặc đẩy mạnh công cuộc khai hoang, phục hóa đất đai để chia cho dân sản xuất (doanh điền – Minh Mạng). Đặc biệt vấn đề ruộng đất trong phong trào nông dân Tây Sơn đã thể hiện sự cố gắng, nô lực của Quang Trung trong việc mang lại quyền lợi cho người nông dân. Đó là biểu hiện của một nhà nước phong kiến với nhiều điểm tiến bộ. Nguồn :[COLOR=#008000] diendankienthuc.net[/COLOR][/FONT] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Vấn đề ruộng đất trong phong trào nông dân việt nam thời trung đại
Top