Văn bản: Ca dao, dân ca - Những câu hát về tình cảm của gia đình

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
I. Gợi ý trả lời câu hỏi:

1. Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao lại khẳng định như vậy?

Bài 1
: Lời của cha (hoặc mẹ) nói với con cái trong gia đình. Vì cuối bài có từ “con ơi” – Đối tượng để căn dặn.

Bài 2
: Lời của người con gái đi lấy chồng xa, nhớ người mẹ, cũng có thể là hình ảnh người đi xa kiếm sống nhớ về quê hương, nói với những người thân trong gia đình. Vì cuối bài có từ “trông về quê mẹ” – Đối tượng để nói.

Bài 3
: Lời của con cháu trong gia đình. Vì cuối bài có từ “nhớ ông bà” – Đối tượng để biết ơn.

Bài 4
: Lời của cha (của mẹ) nói với con cái trong gia đình. Vì cuối bài có từ “hai thân”.

2. Tình cảm trong bài 1…?


- Đây là tình cảm của cha mẹ đối với con cái trong gia đình. Bài ca dao dùng lối ví von quen thuộc của dân ca. Dùng hình ảnh “núi ngất trời” để nói đến công cha và hình ảnh “nước ở ngoài biển Đông” để nói đến nghĩa mẹ.
Một số câu ca dao tương tự:

- Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

- Ơn cha nặng lắm cha ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

- Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ hơn là đi tu.

- Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

3. Nói rõ tâm trạng của người con gái lấy chồng xa quê…?

* Đây có thể là người con gái đi lấy chồng xa, nhớ người mẹ, cũng có thể là hình ảnh người đi xa kiếm sống nhớ về quê hương.

* Nỗi nhớ ấy được diễn tả để khắc sâu qua cụm từ “ruột đau chín chiều” . Cách nói ước lệ này (chín chiều là chín bể) tả nỗi xót xa vì thương nhớ của người con gái đi lấy chồng xa (như đo, đếm được, cụ thể hóa nỗi nhớ gia đình).

- Chiều chiều: là thời gian của những buổi chiều như đo đếm hàng ngày trong tình trạng âm thầm buồn tủi của người con gái. Là thời gian gợi nhớ, gợi thương đối với người ở xa quê, xa cha mẹ vì đó là thời điểm trở về, sum họp gia đình.

- Ngõ sau: là không gian biểu hiện sự vắng lặng heo hút tạo cho con người cái cảm giác cô đơn và nỗi sầu riêng không biết chia sẻ cùng ai.

Từ “ngõ sau” người con gái nhớ về quê mẹ, hồi tưởng lại cảnh họp mặt và những vui buồn với người thân yêu nay đã thành kỉ niệm.

4. Những tình cảm diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà trong bài 3…?

Bài ca diễn tả nỗi nhớ cùng sự kính yêu đối với ông bà (tổ tiên) rất chân thành, tha thiết. Tình cảm đối với ông bà được ví lên như những nuộc lạt buộc trên mái nhà, vừa nhiều vô kể, vừa bền chặt, vững chãi.

5. Những tình cảm anh em thân thương được diễn tả trong bài 4…?

* Lời bài ca dùng hình ảnh “như thể tay chân” để so sánh, ví von với tình máu mủ,ruột thịt của anh e, cùng chung một giọt máu, một huyết thống, phải sống gắn bó, sướng khổ có nhau.

* Bài ca nhắc nhở anh em phải sống với nhau hòa thuận, đùm bọc, đỡ đần…có như thế thì cha mẹ mới vui vầy được.

6. Những biện pháp cả 4 bài thơ đều sử dụng:

- Dùng thể thơ lục bát (bài đầu có 2 câu 6 nhưng vẫn không phải là biến thể lục bát).

- Âm điệu đằm thắm tâm tình.

- Đều dùng lối độc thoại, có kết cấu một vế.

- Bốn bài ca dao này là những câu hát và tình cảm gia đình trong mối quan hệ: ông bà, cha mẹ, anh em. Đó là những chủ đề nổi bật của ca dao – dân ca được thể hiện qua lời ru, véo von, so sánh, ẩn dụ về công ơn của các bậc sinh thành và dưỡng dục đối
với con cháu.

* Ngoài những đặc điểm nghệ thuật chung của thơ trữ tình, ca dao dân ca còn mang nét đặc thù riêng như:

- Về hình thức: là thơ ngắn gọn, sử dụng thể thơ lục bát, hay lục bát biến thể.

- Về kết cấu có hiện tượng trùng lắp kiểu kết cấu, toàn bài, từng dòng, từng hình ảnh.

- Về hình ảnh – ngôn ngữ thường dùng biện pháp so sánh ẩn dụ và mộc mạc, giản dị, chân thực, hồn nhiên.

* Ca dao là những câu hát dân gian biểu hiện những cảm nghĩ của người dân về thân phận cuộc đời họ và về những đối tượng thân thuộc, yêu thương của họ.

Dân ca là những câu thơ dân gian để hát theo những điệu hát, lối hát của các địa phương, các nghề nghiệp, rất phong phú và đa dạng.

- Ca dao tồn tại dưới dạng văn vần, khúc ngâm, là khuôn thước cho lối thơ trữ tình (tách khỏi điệu hát thì ca dao cũng là thơ). Ca dao khác tục ngữ: ca dao thiên về khía cạnh tình cảm, tục ngữ thiên về lí trí, kinh nghiệm.

- Quan hệ giữa ca dao và dân ca là ghi chép vào làn điệu để hát thì có thêm các tiếng luyến láy. Như thế ca dao và dân ca có lúc thâm nhập vào nhau, có khi lại chuyển hóa, tách khỏi nhau.

II. Luyện tập


1. Tình cảm được diễn tả trong cả 4 bài là tình cảm gia đình.

- Cha mẹ - con cái (diễn tả về công cha, nghĩa mẹ đối với con).

- Mẹ - con (diễn tả tình cảm của con đối với mẹ).

- Ông bà – cháu (diễn tả tình cảm của con cháu đối với ông bà).

- Anh – em (diễn tả tình cảm của anh em với nhau).

Đây là những tình cảm ruột thịt, máu mủ được diễn tả rất sâu sắc, chân thành, thiêng liêng.

2. Những bài ca có nội dung tương tự:

- Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biêt công lao mẹ thầy.

- Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều quặn đau.

- Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.

- Ngó lên ngó xuống thì vui
Ngó về quê mẹ ngùi ngùi nhớ thương.

Ghi nhớ

Nghệ thuật diễn tả tình cảm của ca dao, dân ca: thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành dưỡng dục và tình anh em ruột thịt.

Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề được nói đến nhiều, sâu sắc trong ca dao dân ca, đó là lời ru của mẹ, lời ru của mẹ cha, ông bà với con cháu, lời con cháu nói với cha mẹ và ông bà.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top