H
HuyNam
Guest
VAI TRÒ TÁC DỤNG YẾU TỐ TRONG TRUYỆN TẤM CÁM
Tôi yêu truyện cổ nước tôi.
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa”
(Lâm Thị Mĩ Dạ)
Từ lâu, Tấm Cám đã được coi là truyện cổ tích thần kì tiêu biểu và hay nhất Việt Nam. Nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.Những giá trị đặc sắc về nội dung, những giá trị độc đáo về nghệ thuật cùng với sức biểu cảm to lớn đã tạo nên sức cuốn hút cũng như sức sống vĩnh cửu của truyện. Chính niềm yêu thích, lòng ham mê từ thuở nhỏ đối với “thế giới cổ tích” Tấm Cám là nẻo đường đầu tiên dẫn người viết đến việc lựa chọn đề tài của mình.
Một tác phẩm hay bao giờ cũng là một tác phẩm khó dạy. Đặc biệt Tấm Cám lại là tác phẩm có nội dung đa tầng văn hoá và hết sức phong phú nên việc giảng dạy càng khó hơn.
Thực tiễn cho thấy việc giảng dạy truyện cổ tích này là vấn đề không dễ đối với mỗi giáo viên. Và đã có rất nhiều thầy cô băn khoăn, trăn trở đi tìm hướng giảng dạy tốt nhất cho tác phẩm.
Đã nhiều năm, Tấm Cám được đưa vào chương trình văn học dân gian lớp 7 – THCS. Do có nhiều tranh luận xung quanh truyện, nên từ năm 1995 Tấm Cám không còn được dạy và học ở trường phổ thông. Đến năm 2003, truyện lại được tuyển chọn vào sách giáo khoa thí điểm lớp 10THPT, được giảng dạy theo quan điểm mới – quan điểm tích hợp.
Như vậy, đối tượng giảng dạy đã thay đổi, quan điểm giảng dạy không còn như trước, phương pháp giảng dạy tất yếu không thể giữ nguyên như cũ. Vấn đề đặt ra là cần phải có một phương pháp giảng dạy tác phẩm đúng đắn, giúp học sinh khám phá được giá trị nổi bật của truyện, giúp các em phát huy năng lực nhận thức và cảm thụ thẩm mĩ của mình
Tải xem TẠI ĐÂY
Nguồn đh sư phạm hn 1