Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cận Đại (1858-1945)
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuyển hóa lập trường giải phóng dân tộc
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trang Dimple" data-source="post: 182975" data-attributes="member: 288054"><p><span style="font-size: 18px"><strong>Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam những năm 1921-1929</strong></span></p><p></p><p><strong>Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Trong đó, việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam đóng vai trò quan trọng đã góp phần thức tỉnh tinh thần cách mạng của nhân dân, tạo tiền để cách mạng Việt Nam bước vào một thời kỳ lịch sử mới.</strong> </p><p></p><p>Từ năm 1911 đến năm 1919, sau khi đi qua nhiều nước, làm nhiều nghề khác nhau, vừa nghiên cứu, vừa học tập một cách độc lập, tự chủ, sáng tạo, đem lý luận đối chiếu với thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá các học thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam nhằm chuẩn bị các tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. Một vấn đề đặt ra là, làm thế nào để truyền bá học thuyết cách mạng và khoa học vào Việt Nam - một nước có trình độ dân trí thấp, hơn 90% dân số bị mù chữ, lại bị sự kìm kẹp bởi chế độ thực dân phong kiến. Đây là một bài toán khó đặt ra cho Người.</p><p>Do vậy, quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin được triển khai thực hiện một cách liên tục, không hề đứt đoạn tương ứng với các thời kỳ Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở nước ngoài. Đó là các thời kỳ 1921-1923: Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp; 1923-1924: Người hoạt động ở Nga; 1924-1929: Người hoạt động ở Trung Quốc, Xiêm. Dù hoạt động ở đâu, Nguyễn Ái Quốc cũng tích cực tìm mọi cách để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam. Quá trình truyền bá đi từ thức tỉnh đến giác ngộ, lựa chọn con đường đến hành động cách mạng theo quỹ đạo cách mạng vô sản.</p><p>Mục đích truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam là làm chuyển biến nhận thức của quần chúng, nhất là giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, làm phong trào yêu nước chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, xích lại gần lập trường của giai cấp công nhân. Nội dung mà Nguyễn Ái Quốc truyền bá là những nguyên lý hết sức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã được cụ thể hóa cho dễ hiểu, phù hợp với trình độ của các giai tầng trong xã hội Việt Nam. Đó trước hết là những tác phẩm ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm, lối sống, ngôn ngữ của người Việt Nam. Những bài viết, bài giảng với nội dung giản dị, thiết thực của Người đã nhanh chóng ăn sâu, bám rễ vào các tuyên truyền viên để rồi những tuyên truyền viên ấy truyền thụ tích cực đến quảng đại quần chúng nhân dân. Nội dung tuyên truyền là những vấn đề cơ bản, đó là: Xác định rõ tính chất, nhiệm vụ, đối tượng của cách mạng, lực lượng cách mạng, phương pháp cách mạng, vấn đề đoàn kết quốc tế, vấn đề vai trò của Đảng… Những nội dung tuyên truyền ấy đã tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân vững bước đi theo ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tin tưởng vào tư tưởng Hồ Chí Minh để làm cách mạng.</p><p>Trong quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc sử dụng nhiều phương tiện thông tin khác nhau. Trước hết phải kể đến phương tiện báo chí. Tháng 9/1923, xuất hiện những bài viết của Người trên báo <em>Nhân đạo</em> và những bài viết của Người về Quốc tế cộng sản, về Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân, về Đại học Phương Đông, về nước Nga Xô viết cũng được đăng trên báo <em>Người cùng khổ</em> bắt đầu từ số 18. Tờ báo <em>Người cùng khổ</em> mang nội dung chiến đấu cao, là phương tiện tuyên truyền chủ yếu cho các dân tộc bị áp bức, phù hợp với độc giả là nhân dân lao động ở các thuộc địa. Vì vậy, năm 1921 số lượng đặt mua báo dài hạn Người cùng khổ được thống kê “ước khoảng 500 người, chủ yếu từ các thuộc địa và phần lớn các công chức bản xứ”(1). Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc còn đặt quan hệ với những ấn phẩm định kỳ của Quốc tế Cộng sản như Tạp chí <em>Thông tin quốc tế</em>; của Quốc tế Nông dân như Tạp chí Quốc tế Nông dân; với Báo của Đảng Cộng sản Liên Xô như tờ <em>Sự thật</em>, <em>Người nông dân Bacu</em>.</p><p><em><img src="http://btlsqsvn.org.vn/Portals/0/News/An%20pham%20-%20Tai%20lieu/2017-11-10%20Nguyen%20Ai%20Quoc%20truyen%20ba%20Mac%20Lenin.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></em></p><p><em>Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp, ủng hộ Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (12/1920)- Ảnh Tư liệu.</em></p><p>Ngoài báo chí, Nguyễn Ái Quốc sử dụng các phương tiện thông tin mới chưa từng có trước đó như: truyền đơn, sách báo, diễn đàn. Trong thời gian học tại trường Phương Đông, Nguyễn Ái Quốc đã cùng với một số sinh viên Trung Quốc viết cuốn <em>Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc</em>. Ở Mátxcơva, từ những tài liệu sưu tầm, tập hợp từ nhiều năm, Người đã biên soạn cuốn <em>Bản án chế độ thực dân Pháp</em> bằng tiếng Pháp. Tác phẩm được gửi về in tại Pháp vào năm 1925, tác phẩm này có tác dụng rất lớn đối với thanh niên, học sinh. Hầu hết các trường trung học đều có tủ sách riêng của học sinh và tủ nào cũng có quyển sách <em>Bản án chế độ thực dân Pháp</em>. Cuốn sách đã trả lời đúng vào ý nghĩ, nguyện vọng và tâm tình thế hệ thanh niên lúc bấy giờ(2). Thời gian hoạt động ở Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế lớn như: Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân, Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Đại hội III Quốc tế Công hội đỏ, Đại hội IV Quốc tế Thanh niên… Tại các diễn đàn đó, Người đều có tham luận nói lên tiếng nói của các dân tộc bị áp bức và bảo vệ những luận điểm đúng đắn của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đồng thời tuyên truyền những tư tưởng cách mạng của mình trên lập trường mác-xít cung cấp cho nhân dân ta hiểu biết những thông tin về tổ chức <em>Quốc tế Cộng sản </em>- một tổ chức chính trị quốc tế bênh vực quyền lợi của các dân tộc thuộc địa và theo Người “Chỉ có trong chủ nghĩa cộng sản thì chúng ta mới tìm được sự giải phóng của chúng ta”(3).</p><p></p><p>Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng hai con đường: công khai và bí mật. Công khai là sử dụng đường dây bưu điện thông thường, còn bí mật là xây dựng thông qua những thủy thủ yêu nước làm việc trên tuyến đường vận tải biển Pháp - Đông Dương. Khởi điểm của đường dây bí mật ấy là việc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam dưới dạng truyền đơn về nước vào quý IV năm 1919 cho hành khách hồi hương tại cảng Mácxây. Từ đó về sau con đường đó được xây dựng hoàn chỉnh và bí mật với một hệ thống các trạm tiếp nhận như: Le Havrơ, Mácxây, Sài Gòn, Hải Phòng…</p><p>Người sử dụng cả lực lượng cả người Việt, người Pháp, người Trung Quốc để tạo đường dây liên lạc. Lực lượng tuyên truyền được Nguyễn Ái Quốc sử dụng lúc đầu là những trí thức yêu nước làm nòng cốt, cầu nối để đưa lý luận Mác - Lênin đi vào quần chúng. Đặc biệt, Người đã sử dụng triệt để và có hiệu quả lực lượng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925) để tuyên truyền, vận động quần chúng giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, thúc đẩy nhanh quá trình vận động thành lập Đảng.</p><p></p><p>Tờ báo <em>Thanh Niên</em> do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên vào ngày 21/6/1925 tại Quảng Châu, mở đầu cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Tờ báo đã góp phần quan trọng để thức tỉnh, đoàn kết, tập hợp quần chúng nhân dân lao khổ đứng lên làm cách mạng. Do đó, tờ báo có ý nghĩa lớn lao về mặt chính trị, tư tưởng, lý luận và thực tiễn to lớn.</p><p></p><p>Từ năm 1927, cuốn sách <em>Đường Cách Mệnh </em>được xuất bản. Đó là tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc giảng dạy cho lớp huấn luyện cán bộ chính trị. Tác phẩm chỉ rõ mục đích của việc cách mệnh, nội dung của cách mệnh, xác định rõ bạn, thù và muốn cách mệnh thì phải làm thế nào… Tác phẩm <em>Đường Cách mệnh</em>được phổ biến khắp cả nước dưới nhiều hình thức như: những bài in ở Quảng Châu, những bản in lại ở trong nước, có địa phương như ở An Giang, Đường Cách Mệnh được ngụy trang “dưới hình thức kinh phật bên trong là nội dung tác phẩm”.</p><p>Trong thời gian hoạt động ở vùng Đông Bắc Xiêm (Thái Lan) - nơi chủ yếu là Việt kiều quần tụ thành từng làng xóm riêng, Nguyễn Ái Quốc đã áp dụng trên thực tế những điểm mà Người đã từng chứng kiến ở Liên Xô và đã trình bày trong cuốn <em>Đường Cách Mệnh</em> <em>- lập những hợp tác xã và mở những lớp học cho con em Việt kiều</em>. Những việc làm thiết thực đó của Nguyễn Ái Quốc đã có ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm và lý trí của những người yêu nước Việt Nam đang sống ở Xiêm và dội mạnh về nước.</p><p></p><p>Rõ ràng, Nguyễn Ái Quốc đã nắm vững phương pháp cách mạng vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Người đã kết hợp một cách khéo léo việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin với công tác cổ động chính trị hàng ngày, gắn lý luận với hoạt động thực tiễn. Người luôn nghiên cứu và đưa ra phương pháp tuyên truyền thích hợp. Do vậy, cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác - Lênin đã được truyền bá sâu rộng vào phong trào công nhân, điều này thể hiện qua phong trào “vô sản hóa” (1928), làm cho phong trào công nhân có sự chuyển hóa về chất, thúc đẩy phong trào yêu nước cũng chuyển biến theo. Sự hòa quyện giữa phong trào công nhân, phong trào yêu nước dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, “xua đi màn đêm đen tối”, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác./.</p><p>----------------------</p><p>(1) Nguyễn Ái Quốc, <em>Những bài đăng trên báo Le Paria</em>, tr.137.</p><p>(2) Báo <em>Thống nhất</em>, số 155, ngày 19/5/1965.</p><p>(3) Trần Xuân Hộ, <em>Tiếng nói của một người Việt Nam</em>, đăng trên Le Paria, số 18-19, tháng 9/1923.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trang Dimple, post: 182975, member: 288054"] [SIZE=5][B]Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc truyền bá Chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam những năm 1921-1929[/B][/SIZE] [B]Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Trong đó, việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam đóng vai trò quan trọng đã góp phần thức tỉnh tinh thần cách mạng của nhân dân, tạo tiền để cách mạng Việt Nam bước vào một thời kỳ lịch sử mới.[/B] Từ năm 1911 đến năm 1919, sau khi đi qua nhiều nước, làm nhiều nghề khác nhau, vừa nghiên cứu, vừa học tập một cách độc lập, tự chủ, sáng tạo, đem lý luận đối chiếu với thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn đánh giá các học thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam nhằm chuẩn bị các tiền đề về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản. Một vấn đề đặt ra là, làm thế nào để truyền bá học thuyết cách mạng và khoa học vào Việt Nam - một nước có trình độ dân trí thấp, hơn 90% dân số bị mù chữ, lại bị sự kìm kẹp bởi chế độ thực dân phong kiến. Đây là một bài toán khó đặt ra cho Người. Do vậy, quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin được triển khai thực hiện một cách liên tục, không hề đứt đoạn tương ứng với các thời kỳ Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở nước ngoài. Đó là các thời kỳ 1921-1923: Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Pháp; 1923-1924: Người hoạt động ở Nga; 1924-1929: Người hoạt động ở Trung Quốc, Xiêm. Dù hoạt động ở đâu, Nguyễn Ái Quốc cũng tích cực tìm mọi cách để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về Việt Nam. Quá trình truyền bá đi từ thức tỉnh đến giác ngộ, lựa chọn con đường đến hành động cách mạng theo quỹ đạo cách mạng vô sản. Mục đích truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam là làm chuyển biến nhận thức của quần chúng, nhất là giai cấp công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác - Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, làm phong trào yêu nước chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, xích lại gần lập trường của giai cấp công nhân. Nội dung mà Nguyễn Ái Quốc truyền bá là những nguyên lý hết sức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã được cụ thể hóa cho dễ hiểu, phù hợp với trình độ của các giai tầng trong xã hội Việt Nam. Đó trước hết là những tác phẩm ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm, lối sống, ngôn ngữ của người Việt Nam. Những bài viết, bài giảng với nội dung giản dị, thiết thực của Người đã nhanh chóng ăn sâu, bám rễ vào các tuyên truyền viên để rồi những tuyên truyền viên ấy truyền thụ tích cực đến quảng đại quần chúng nhân dân. Nội dung tuyên truyền là những vấn đề cơ bản, đó là: Xác định rõ tính chất, nhiệm vụ, đối tượng của cách mạng, lực lượng cách mạng, phương pháp cách mạng, vấn đề đoàn kết quốc tế, vấn đề vai trò của Đảng… Những nội dung tuyên truyền ấy đã tạo niềm tin cho quần chúng nhân dân vững bước đi theo ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tin tưởng vào tư tưởng Hồ Chí Minh để làm cách mạng. Trong quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc sử dụng nhiều phương tiện thông tin khác nhau. Trước hết phải kể đến phương tiện báo chí. Tháng 9/1923, xuất hiện những bài viết của Người trên báo [I]Nhân đạo[/I] và những bài viết của Người về Quốc tế cộng sản, về Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân, về Đại học Phương Đông, về nước Nga Xô viết cũng được đăng trên báo [I]Người cùng khổ[/I] bắt đầu từ số 18. Tờ báo [I]Người cùng khổ[/I] mang nội dung chiến đấu cao, là phương tiện tuyên truyền chủ yếu cho các dân tộc bị áp bức, phù hợp với độc giả là nhân dân lao động ở các thuộc địa. Vì vậy, năm 1921 số lượng đặt mua báo dài hạn Người cùng khổ được thống kê “ước khoảng 500 người, chủ yếu từ các thuộc địa và phần lớn các công chức bản xứ”(1). Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc còn đặt quan hệ với những ấn phẩm định kỳ của Quốc tế Cộng sản như Tạp chí [I]Thông tin quốc tế[/I]; của Quốc tế Nông dân như Tạp chí Quốc tế Nông dân; với Báo của Đảng Cộng sản Liên Xô như tờ [I]Sự thật[/I], [I]Người nông dân Bacu[/I]. [I][IMG]http://btlsqsvn.org.vn/Portals/0/News/An%20pham%20-%20Tai%20lieu/2017-11-10%20Nguyen%20Ai%20Quoc%20truyen%20ba%20Mac%20Lenin.jpg[/IMG] Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp, ủng hộ Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (12/1920)- Ảnh Tư liệu.[/I] Ngoài báo chí, Nguyễn Ái Quốc sử dụng các phương tiện thông tin mới chưa từng có trước đó như: truyền đơn, sách báo, diễn đàn. Trong thời gian học tại trường Phương Đông, Nguyễn Ái Quốc đã cùng với một số sinh viên Trung Quốc viết cuốn [I]Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc[/I]. Ở Mátxcơva, từ những tài liệu sưu tầm, tập hợp từ nhiều năm, Người đã biên soạn cuốn [I]Bản án chế độ thực dân Pháp[/I] bằng tiếng Pháp. Tác phẩm được gửi về in tại Pháp vào năm 1925, tác phẩm này có tác dụng rất lớn đối với thanh niên, học sinh. Hầu hết các trường trung học đều có tủ sách riêng của học sinh và tủ nào cũng có quyển sách [I]Bản án chế độ thực dân Pháp[/I]. Cuốn sách đã trả lời đúng vào ý nghĩ, nguyện vọng và tâm tình thế hệ thanh niên lúc bấy giờ(2). Thời gian hoạt động ở Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự nhiều hội nghị quốc tế lớn như: Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân, Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Đại hội III Quốc tế Công hội đỏ, Đại hội IV Quốc tế Thanh niên… Tại các diễn đàn đó, Người đều có tham luận nói lên tiếng nói của các dân tộc bị áp bức và bảo vệ những luận điểm đúng đắn của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đồng thời tuyên truyền những tư tưởng cách mạng của mình trên lập trường mác-xít cung cấp cho nhân dân ta hiểu biết những thông tin về tổ chức [I]Quốc tế Cộng sản [/I]- một tổ chức chính trị quốc tế bênh vực quyền lợi của các dân tộc thuộc địa và theo Người “Chỉ có trong chủ nghĩa cộng sản thì chúng ta mới tìm được sự giải phóng của chúng ta”(3). Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng hai con đường: công khai và bí mật. Công khai là sử dụng đường dây bưu điện thông thường, còn bí mật là xây dựng thông qua những thủy thủ yêu nước làm việc trên tuyến đường vận tải biển Pháp - Đông Dương. Khởi điểm của đường dây bí mật ấy là việc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam dưới dạng truyền đơn về nước vào quý IV năm 1919 cho hành khách hồi hương tại cảng Mácxây. Từ đó về sau con đường đó được xây dựng hoàn chỉnh và bí mật với một hệ thống các trạm tiếp nhận như: Le Havrơ, Mácxây, Sài Gòn, Hải Phòng… Người sử dụng cả lực lượng cả người Việt, người Pháp, người Trung Quốc để tạo đường dây liên lạc. Lực lượng tuyên truyền được Nguyễn Ái Quốc sử dụng lúc đầu là những trí thức yêu nước làm nòng cốt, cầu nối để đưa lý luận Mác - Lênin đi vào quần chúng. Đặc biệt, Người đã sử dụng triệt để và có hiệu quả lực lượng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925) để tuyên truyền, vận động quần chúng giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, thúc đẩy nhanh quá trình vận động thành lập Đảng. Tờ báo [I]Thanh Niên[/I] do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên vào ngày 21/6/1925 tại Quảng Châu, mở đầu cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Tờ báo đã góp phần quan trọng để thức tỉnh, đoàn kết, tập hợp quần chúng nhân dân lao khổ đứng lên làm cách mạng. Do đó, tờ báo có ý nghĩa lớn lao về mặt chính trị, tư tưởng, lý luận và thực tiễn to lớn. Từ năm 1927, cuốn sách [I]Đường Cách Mệnh [/I]được xuất bản. Đó là tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc giảng dạy cho lớp huấn luyện cán bộ chính trị. Tác phẩm chỉ rõ mục đích của việc cách mệnh, nội dung của cách mệnh, xác định rõ bạn, thù và muốn cách mệnh thì phải làm thế nào… Tác phẩm [I]Đường Cách mệnh[/I]được phổ biến khắp cả nước dưới nhiều hình thức như: những bài in ở Quảng Châu, những bản in lại ở trong nước, có địa phương như ở An Giang, Đường Cách Mệnh được ngụy trang “dưới hình thức kinh phật bên trong là nội dung tác phẩm”. Trong thời gian hoạt động ở vùng Đông Bắc Xiêm (Thái Lan) - nơi chủ yếu là Việt kiều quần tụ thành từng làng xóm riêng, Nguyễn Ái Quốc đã áp dụng trên thực tế những điểm mà Người đã từng chứng kiến ở Liên Xô và đã trình bày trong cuốn [I]Đường Cách Mệnh[/I] [I]- lập những hợp tác xã và mở những lớp học cho con em Việt kiều[/I]. Những việc làm thiết thực đó của Nguyễn Ái Quốc đã có ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm và lý trí của những người yêu nước Việt Nam đang sống ở Xiêm và dội mạnh về nước. Rõ ràng, Nguyễn Ái Quốc đã nắm vững phương pháp cách mạng vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Người đã kết hợp một cách khéo léo việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin với công tác cổ động chính trị hàng ngày, gắn lý luận với hoạt động thực tiễn. Người luôn nghiên cứu và đưa ra phương pháp tuyên truyền thích hợp. Do vậy, cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác - Lênin đã được truyền bá sâu rộng vào phong trào công nhân, điều này thể hiện qua phong trào “vô sản hóa” (1928), làm cho phong trào công nhân có sự chuyển hóa về chất, thúc đẩy phong trào yêu nước cũng chuyển biến theo. Sự hòa quyện giữa phong trào công nhân, phong trào yêu nước dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, “xua đi màn đêm đen tối”, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác./. ---------------------- (1) Nguyễn Ái Quốc, [I]Những bài đăng trên báo Le Paria[/I], tr.137. (2) Báo [I]Thống nhất[/I], số 155, ngày 19/5/1965. (3) Trần Xuân Hộ, [I]Tiếng nói của một người Việt Nam[/I], đăng trên Le Paria, số 18-19, tháng 9/1923. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cận Đại (1858-1945)
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuyển hóa lập trường giải phóng dân tộc
Top