hoangphuong
New member
- Xu
- 110
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc thành lập Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam
1. Hành trình tìm đường cứu nước:
+ Người sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An trong gia đình nhà nho yêu nước. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm có lòng yêu nước và cũng sớm nhận thấy những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các vị tiền bối nên đã quyết định sang Phương Tây tìm con đường cứu nước mới.
+ Ngày 5 - 6 - 1911 Người đi tìm đường cứu nước từ cảng Nhà Rồng (Sài Gòn nay là TP. HCM). Người lấy tên là Văn Ba, làm phụ bếp cho tầu vận tải Latusơ Tơrêvin sang Pháp cấp bến cảng Mac Xây ngày 6/7/1911. Trên đường đi, Người có ghé qua cảng Colôngbô (Xâylan), cảng Poxait (Ai Cập)....Sau những năm bôn ba qua nhiều nước TBCN và thuộc địa, và làm nhiều nghề khác nhau, Người đã nhận thấy kẻ thù của cách mạng là bọn đế quốc và lực lượng của cách mạng là giai cấp công nhân.
+ Tháng 11/1917, CM tháng 10 Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướng hoạt động của Người.
+ 1919 Người lấy tên Nguyễn ái Quốc, gửi đến hội nghị Vecxai (của các nước đế quốc) bản yêu sách 8 điểm về quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Sự kiện đó đã thức tỉnh ý thức đấu tranh của nhân dân ta.
+ Tháng 7/1920, Người đọc "Sơ thảo luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta là CMVS.
+ Tháng 12/1920 Người tham gia hội nghị Tua (của Đảng xã hội Pháp), Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập ĐCS Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Như vậy sau nhiều năm bôn ba hải ngoại, Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc với CNXH.
2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị cho việc thành lập Đảng cộng sản(1920 - 1930)
a. Thời kỳ ở Pháp (1920 - 1923)
+ 1921: Người cùng với một số nhà yêu nước ở các thuộc địa Pháp sáng lập "Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa" để xây dựng tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thuộc địa thế giới.
+ 1922: Người xây dựng báo "Lơ Paria" (Người cùng khổ). Trong thời gian ở Pháp, Người viết nhiều bài đăng trên báo "nhân đạo" cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp), báo "Đời sống công nhân" (của Tổng liên đoàn lao động Pháp). Người viết vở kịch "Con Rồng tre" để chế giễu tên vua bù nhìn Khải Định khi hắn sang Pháp. Song tiêu biểu nhất là cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp". Những sách báo do Người viết một mặt tố cáo tội ác của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương, mặt khác khích lệ lòng yêu nước cho đồng bào, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và vận động quần chúng đấu tranh.
b. Thời kỳ ở Liên Xô (1923 - 1924)
+ Tháng 6 - 1923, Nguyễn ái Quốc bí mật rời Pháp đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923). Trong thời gian này, Người viết nhiều bài báo đăng trên tờ "Sự thật" cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sant Liên Xô, tạp chí "Thư tín quốc tế" của Quốc tế cộng sản.
+ Người còn dự nhiều hội nghị quốc tế quan trọng như Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản (1924), các Đại hội của Quốc tế thanh niên, Quốc tế phụ nữ...
+ Tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (7/1924). Người đã trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược cách mạng các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa...
c. Thời kỳ ở Trung Quốc (1924 - 1928)
+ Tháng 11/1924 Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) để tập hợp những người yêu nước của Việt Nam, truyền bá, giáo dục cho họ chủ nghĩa Mac - Lênin.
+ Tháng 2/1925, Người thành lập nhóm cộng sản đoàn. Trên cơ sở ấy tháng 6/1925, Người thành lập "Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng". Người lập báo "Thanh niên" (21/6/1925) để truyền bá chủ nghĩa Mac - Lênin về nước.
+ Tháng 7/1925, Người tham gia sáng lập "Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông" để xây dựng tình đoàn kết giữa cách mạng các nước trong khu vực.
+ Từ 1924 đến 1927, tại Quảng Châu, Người đã mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày được đào tạo được 75 cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Sau đó một số cán bộ được cử đi học tập ở Liên Xô, Một số học ở trường quân sự Hoàng Phố của Trung Quốc, còn lại được đưa về nước để hoạt động cách mạng.
+ Năm 1928, Người phát động phong trào "Vô sản hoá" đưa các cán bộ đã đào tạo về nước hoạt động cách mạng.
Những bài giảng của Người sau này tập hợp trong cuốn "Đường Cách mệnh" (xuất bản lần đầu vào năm 1927). Những quan điểm cứu nước là:
- Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các thuộc địa. Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới giải phóng được giai cấp vô sản và nhân dân các thuộc địa. Do đó cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa của mối quan hệ gắn bó với nhau.
- Lực lượng cách mạng chủ yếu để đánh đổ ách thống trị của đế quốc là công nhân và nông dân.
- Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Báo Thanh niên và sách Đường cách mệnh đã vũ trang lý luận cách mạng cho cán bộ của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, tuyên truyền vào giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam, kết nạp hội viên, thành lập tổ chức cơ sở của hội.
d. Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam
+ Phong trào công nhân và phong trào yêu nước lên cao đòi hỏi phải thành lập Đảng cộng sản để đủ sức lãnh đạo cuộc đấu tranh. Từ đó dẫn đến sự phá sản các tổ chức "Thanh niên" và "Tân Việt" để thành lập 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929); An Nam Cộng sản Đảng (7/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929).
+ Đến cuối năm 1929, ở Việt Nam có ba tổ chức cộng sản, hoạt động riêng rẽ và còn công kích lẫn nhau. Tình hình đó càng kéo dài, càng bất lợi cho cách mạng. Yêu cầu khách quan đòi hỏi các tổ chức cộng sản phải hợp nhất mới đủ sức lãnh đạo cách mạng.
+ Được sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị gồm đại biểu các tổ chức cộng sản trong nước để bàn về việc hợp nhất thành một Đảng. Hội nghị diễn ra từ ngày mồng 3 đến ngày 7/02/1930 tại Cửu Long thuộc Hương Cảng - Trung Quốc, do Nguyễn ái Quốc chủ trì. Ngày 3/02/1930, Đảng đã ra đời, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hội nghị này Nguyễn ái Quốc còn thảo ra những văn kiện quan trọng, được hội nghị thông qua: "Chính cương vắn tắt", và "Sách lược vắn tắt", "Điều lệ vắn tắt", "Chương trình hành động vắn tắt". Tuy còn sơ sài, song là những văn kiện vạch ra những nét cơ bản nhất về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam.
(Sưu tầm)
VAI TRÒ CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG CỦA GIAI CẤP VÔ SẢN Ở VIỆT NAM
1. Hành trình tìm đường cứu nước:
+ Người sinh ngày 19/5/1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An trong gia đình nhà nho yêu nước. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm có lòng yêu nước và cũng sớm nhận thấy những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các vị tiền bối nên đã quyết định sang Phương Tây tìm con đường cứu nước mới.
+ Ngày 5 - 6 - 1911 Người đi tìm đường cứu nước từ cảng Nhà Rồng (Sài Gòn nay là TP. HCM). Người lấy tên là Văn Ba, làm phụ bếp cho tầu vận tải Latusơ Tơrêvin sang Pháp cấp bến cảng Mac Xây ngày 6/7/1911. Trên đường đi, Người có ghé qua cảng Colôngbô (Xâylan), cảng Poxait (Ai Cập)....Sau những năm bôn ba qua nhiều nước TBCN và thuộc địa, và làm nhiều nghề khác nhau, Người đã nhận thấy kẻ thù của cách mạng là bọn đế quốc và lực lượng của cách mạng là giai cấp công nhân.
+ Tháng 11/1917, CM tháng 10 Nga thành công đã ảnh hưởng quyết định đến xu hướng hoạt động của Người.
+ 1919 Người lấy tên Nguyễn ái Quốc, gửi đến hội nghị Vecxai (của các nước đế quốc) bản yêu sách 8 điểm về quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Sự kiện đó đã thức tỉnh ý thức đấu tranh của nhân dân ta.
+ Tháng 7/1920, Người đọc "Sơ thảo luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta là CMVS.
+ Tháng 12/1920 Người tham gia hội nghị Tua (của Đảng xã hội Pháp), Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba, tham gia sáng lập ĐCS Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Như vậy sau nhiều năm bôn ba hải ngoại, Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn: kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc với CNXH.
2. Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị cho việc thành lập Đảng cộng sản(1920 - 1930)
a. Thời kỳ ở Pháp (1920 - 1923)
+ 1921: Người cùng với một số nhà yêu nước ở các thuộc địa Pháp sáng lập "Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa" để xây dựng tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân thuộc địa thế giới.
+ 1922: Người xây dựng báo "Lơ Paria" (Người cùng khổ). Trong thời gian ở Pháp, Người viết nhiều bài đăng trên báo "nhân đạo" cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp), báo "Đời sống công nhân" (của Tổng liên đoàn lao động Pháp). Người viết vở kịch "Con Rồng tre" để chế giễu tên vua bù nhìn Khải Định khi hắn sang Pháp. Song tiêu biểu nhất là cuốn "Bản án chế độ thực dân Pháp". Những sách báo do Người viết một mặt tố cáo tội ác của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương, mặt khác khích lệ lòng yêu nước cho đồng bào, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và vận động quần chúng đấu tranh.
b. Thời kỳ ở Liên Xô (1923 - 1924)
+ Tháng 6 - 1923, Nguyễn ái Quốc bí mật rời Pháp đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923). Trong thời gian này, Người viết nhiều bài báo đăng trên tờ "Sự thật" cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sant Liên Xô, tạp chí "Thư tín quốc tế" của Quốc tế cộng sản.
+ Người còn dự nhiều hội nghị quốc tế quan trọng như Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản (1924), các Đại hội của Quốc tế thanh niên, Quốc tế phụ nữ...
+ Tại Đại hội V Quốc tế cộng sản (7/1924). Người đã trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược cách mạng các nước thuộc địa, mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa...
c. Thời kỳ ở Trung Quốc (1924 - 1928)
+ Tháng 11/1924 Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) để tập hợp những người yêu nước của Việt Nam, truyền bá, giáo dục cho họ chủ nghĩa Mac - Lênin.
+ Tháng 2/1925, Người thành lập nhóm cộng sản đoàn. Trên cơ sở ấy tháng 6/1925, Người thành lập "Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng". Người lập báo "Thanh niên" (21/6/1925) để truyền bá chủ nghĩa Mac - Lênin về nước.
+ Tháng 7/1925, Người tham gia sáng lập "Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông" để xây dựng tình đoàn kết giữa cách mạng các nước trong khu vực.
+ Từ 1924 đến 1927, tại Quảng Châu, Người đã mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày được đào tạo được 75 cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Sau đó một số cán bộ được cử đi học tập ở Liên Xô, Một số học ở trường quân sự Hoàng Phố của Trung Quốc, còn lại được đưa về nước để hoạt động cách mạng.
+ Năm 1928, Người phát động phong trào "Vô sản hoá" đưa các cán bộ đã đào tạo về nước hoạt động cách mạng.
Những bài giảng của Người sau này tập hợp trong cuốn "Đường Cách mệnh" (xuất bản lần đầu vào năm 1927). Những quan điểm cứu nước là:
- Chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các thuộc địa. Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới giải phóng được giai cấp vô sản và nhân dân các thuộc địa. Do đó cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa của mối quan hệ gắn bó với nhau.
- Lực lượng cách mạng chủ yếu để đánh đổ ách thống trị của đế quốc là công nhân và nông dân.
- Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của mình là Đảng cộng sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Báo Thanh niên và sách Đường cách mệnh đã vũ trang lý luận cách mạng cho cán bộ của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, tuyên truyền vào giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam, kết nạp hội viên, thành lập tổ chức cơ sở của hội.
d. Sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam
+ Phong trào công nhân và phong trào yêu nước lên cao đòi hỏi phải thành lập Đảng cộng sản để đủ sức lãnh đạo cuộc đấu tranh. Từ đó dẫn đến sự phá sản các tổ chức "Thanh niên" và "Tân Việt" để thành lập 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929); An Nam Cộng sản Đảng (7/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929).
+ Đến cuối năm 1929, ở Việt Nam có ba tổ chức cộng sản, hoạt động riêng rẽ và còn công kích lẫn nhau. Tình hình đó càng kéo dài, càng bất lợi cho cách mạng. Yêu cầu khách quan đòi hỏi các tổ chức cộng sản phải hợp nhất mới đủ sức lãnh đạo cách mạng.
+ Được sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị gồm đại biểu các tổ chức cộng sản trong nước để bàn về việc hợp nhất thành một Đảng. Hội nghị diễn ra từ ngày mồng 3 đến ngày 7/02/1930 tại Cửu Long thuộc Hương Cảng - Trung Quốc, do Nguyễn ái Quốc chủ trì. Ngày 3/02/1930, Đảng đã ra đời, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hội nghị này Nguyễn ái Quốc còn thảo ra những văn kiện quan trọng, được hội nghị thông qua: "Chính cương vắn tắt", và "Sách lược vắn tắt", "Điều lệ vắn tắt", "Chương trình hành động vắn tắt". Tuy còn sơ sài, song là những văn kiện vạch ra những nét cơ bản nhất về đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam.
(Sưu tầm)