• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Chia Sẻ Vai trò của Mĩ đối với Đức sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Trang Dimple

New member
Xu
38
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất có vẻ như ở rất xa nước Mỹ, nhưng lại gây ra những ảnh hưởng rất nhanh chóng và sâu sắc với đất nước này. Mỹ thu được nguồn lợi lớn từ những đơn đặt hàng quân trang, vũ khí của các nước phương Tây. Nhờ đó, kinh tế Mĩ có mức tăng trưởng cao trong và sau chiến tranh, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. Thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần, nắm trong tay 40% dự trữ vàng của thế giới. Từ một con nợ châu Âu, Mĩ đã trở thành chủ nợ. Bên cạnh đó, việc cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất đã đưa nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trong khi châu Âu suy sụp thì Mĩ đã dần vươn lên trở thành một trung tâm công nghiệp, tài chính của thế giới. Từ sự phát triển vượt trội về kinh tế, Mĩ có tham vọng bành trướng và mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài.



1. Hoàn cảnh

1.1. Hoàn cảnh nước Mĩ sau chiến tranh

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất có vẻ như ở rất xa nước Mỹ, nhưng lại gây ra những ảnh hưởng rất nhanh chóng và sâu sắc với đất nước này. Mỹ thu được nguồn lợi lớn từ những đơn đặt hàng quân trang, vũ khí của các nước phương Tây. Nhờ đó, kinh tế Mĩ có mức tăng trưởng cao trong và sau chiến tranh, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. Thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng 4 lần, nắm trong tay 40% dự trữ vàng của thế giới. Từ một con nợ châu Âu, Mĩ đã trở thành chủ nợ. Bên cạnh đó, việc cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất đã đưa nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trong khi châu Âu suy sụp thì Mĩ đã dần vươn lên trở thành một trung tâm công nghiệp, tài chính của thế giới. Từ sự phát triển vượt trội về kinh tế, Mĩ có tham vọng bành trướng và mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài.


1.2. Hoàn cảnh nước Đức sau chiến tranh.

Nước Đức bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là kẻ thua trận. Hệ thống Vecsxai – Oasinhtơn do các cường quốc thắng trận thiết lập đã đẩy nước Đức vào chân tường. Đức bị mất hết thuộc đại, phải trả lại hai vùng Andát và Loren cho Pháp, lãnh thổ bị xâu xé. Đức mất hầu như toàn bộ sức mạnh quân sự, bị hạn chế vũ trang đến mức thấp nhất, chỉ được giữ lại 100 000 quân với vũ khí thông thường. Nền kinh tế kiệt quệ bởi chiến tranh. Đức cũng không có khả năng khôi phục kinh tế do không có vốn, không có nguyên liệu. Xã hội Đức rối loạn trong khủng hoảng chính trị và nạn siêu lạm phát.
Trong hoàn cảnh đó, Đức còn phải chịu gánh nặng các khoản bồi thường chiến tranh khổng lồ cho các nước thắng trận. Đây là một nội dung quan trọng, tác động lớn đến quan hệ quốc tế những năm 20 của thế kỉ XX. Hội nghị Luân Đôn ngày 30/4/1921 quy định số tiền bồi thường của Đức là 132 tỉ mác vàng, trong đó phải trả cho Pháp 52%, Anh 22%, Italia 10%, Bỉ 8%. Đức phải bắt đầu trả số nợ này từ mùa hè 1921. Ngoài ra, mỗi năm cũng phải chịu thêm khoản lãi suất 500 triệu USD, bị trưng thu 26% khoản phí ngoài định mức đối với hàng hóa xuất khẩu. Nhưng tình trạng khủng hoảng kinh tế tài chính trầm trọng của Đức khiến nước này không có khả năng để trả nợ.
Thực trạng nước Đức sau chiến tranh chính là cơ sở để các nước tư bản phương Tây trong đó đứng đầu là Mĩ hoạch định và thực hiện những chính sách của mình đối với nước Đức.


2. Vai trò Mĩ với Đức sau chiến tranh thế giới thứ nhất

Trước những khó khăn to lớn của Đức mà trong hoàn cảnh các nước châu Âu đang suy yếu khủng hoảng thì chỉ có Mĩ mới có khả năng giúp Đức. Mĩ đã giúp đỡ nước Đức hồi phục và phát triển bằng việc cho Đức vay tiền để trả nợ và khôi phục kinh tế. Những khoản tiền cho Đức vay được thiết kế bởi ngân hàng trung ương Mĩ thông qua hai kế hoạch Dawes (1924) và Young (1929).

2.1. Mục đích của Mĩ qua việc thực hiện hai kế hoạch.

Trước hết là thu về mình lợi nhuận từ chính những khoản cho vay này, đồng thời khống chế nền kinh tế của Đức và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ở châu Âu, ngăn chặn âm mưu làm bá chủ của Pháp.
Mặt khác, sau chiến tranh thế giới thứ I, nước Nga Xô viết và Đức xích lại gần nhau trong quan hệ ngoại giao, điều này làm cho lo sợ Mĩ về sự nhân rộng của mô hình Chủ nghĩa xã hội ở châu Âu. Do vậy, Mĩ đã hướng mục tiêu sử dụng Đức như một “công cụ” để hướng mũi nhọn tiến công về phía Liên Xô.
Bên cạnh đó, Mĩ còn muốn duy trì một nước Đức tương đối mạnh để đối phó với phong trào cách mạng đang lên cao ở châu Âu.
Như vậy, bằng chính sách “cân bằng lực lượng” của mình, Mĩ đã giúp Đức vực dậy sau chiến tranh thế giới thứ I.


2.2. Nội dung của kế hoạch.

2.2.1. Kế hoạch Dawes.

Vào năm 1924, một chủ nhà băng Mỹ tên là Charles Dawes đã giúp nước Đức vạch kế hoạch chi trả, sau này được gọi là kế hoạch Dawes. Theo đó các ngân hàng Mỹ, như J.P. Morgan sẽ thay mặt nước Đức đứng ra phát hành trái phiếu để các nhà đầu tư tư nhân thu mua, lấy tiền trả nợ bồi thường chiến tranh, sau đó nước Đức sẽ phải trả nợ lại cho các nhà đầu tư khi trái phiếu đáo hạn. Nhờ sáng kiến ra kế hoạch táo bạo này mà Dawes được trao Giải Nobel Hoà bình năm 1925.
Nội dung chủ yếu của kế hoạch Dawes là Mĩ và Anh sẽ giúp đỡ Đức trong việc phục hồi và phát triển kinh tế - tài chính, để nước này có khả năng trả các khoản bồi thường chiến tranh.
Kế hoạch Dawes quy định số tiền bồi thường của Đức là 130 tỉ Mark được trả dần qua các năm. Năm thứ nhất (8/1924) Đức trả 1 tỉ Mark, năm thứ hai 1,2 tỉ, năm thứ ba 1,5 tỉ, năm thứ tư 1,7 tỉ và từ tháng 8/1928 trở đi mỗi năm 2,5 tỉ. Các khoản nợ của Đức thế chấp bằng đượng sắt và công nghiệp. Bên cạnh kế hoạch Dawes, một loạt khoản vay dành cho Đức với tổng số tiền lên đến 800 triệu Mark được thông qua, trong đó riêng Mĩ bỏ ra 460 triệu Mark


Kế hoạch Dawes dọn đường cho tư bản nước ngoài nhất là Mĩ đầu tư vào Đức. Từ năm 1924 – 1929, trong tổng số đầu tư dài hạn của các nước tư bản vào Đức khoảng 10 – 15 tỉ Mark, thì 70% trong đó là Mĩ. Nhờ nguồn tài chính khổng lồ này Đức có cơ hội trang bị cho bản thân những kĩ thuật hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất nhiều mặt.
Xuất phát từ mục tiêu giúp Đức trả nợ chiến tranh, kế hoạch Dawes góp phần quan trọng vào việc phục hồi và phát triển kinh tế Đức, đồng thời mở rộng ảnh hưởng của Mĩ đối với Đức. Qua kế hoạch này, những trận “mưa đôla” từ Mĩ và Anh đã tạo điều kiện trang bị kĩ thuật hiện đại và nâng cao lực sản xuất của nền kinh tế Đức.
Ngoài ra, còn tạo ra những nguồn vốn để phát triển những tổ hợp công nghiệp then chốt của Đức, tạo điều kiện để Đức phát triển trở lại nền công nghiệp chiến tranh.
Tuy nhiên, đến khi trái phiếu đáo hạn vào năm 1928, Đức lại “mất khả năng chi trả”. Vì thế, năm 1929, kế hoạch Dawes một lần nữa điều chỉnh theo hướng giảm bớt gánh nặng bồi thường chiến tranh bằng sự ra đời kế hoạch Young.


2.2.2. Kế hoạch Young.

Kế hoạch Young là kế hoạch bồi thường chiến tranh của nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất do Yuong- chủ tịch ngân hàng Hoa Kì vạch ra, được Hội nghị quốc tế 12 nước tư bản họp tại La Hay chính thức thông qua. Theo kế hoạch Young các trái phiếu do Mỹ bảo lãnh sẽ được phát hành nhiều hơn, đồng thời quy định tổng số tiền bồi thường chiến tranh Đức phải là 113,9 tỉ mác vàng, thời hạn trả nợ kéo dài gần 58 năm.
Mục tiêu của kế hoạch Young không chỉ giúp Đức trả nợ mà còn muốn tạo ra một công cụ để khống chế Đức thông qua việc nắm giữ kinh tế
Tuy nhiên, cuối năm 1929, đại khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra, vấn đề trả nợ và bồi thường chiến tranh của Đức mặc nhiên bị xóa bỏ.
Hệ quả của kế hoạch Dawes và Young là nó phá vỡ dần những điều khoản mà các cường quốc phương Tây đã áp đặt đối với nước Đức, tạo điều kiện cho nước này rũ bỏ Hòa ước Versailles.


2.3. Tác động của kế hoạch Dawes và Young.

2.3.1. Tác động tích cực.

Những chính sách của Mĩ đối với Đức sau chiến tranh thế giới thứ nhất được thể hiện qua kế hoạch Dawes và Young có ảnh hưởng hết sức to lớn, cả về mặt tích cực và tiêu cực đối với Đức. Những tác động tích cực chủ yếu được thể hiện qua kế hoạch Dawes. Biểu hiện cụ thể như sau:
* Phục hồi và phát triển kinh tế Đức.
Ngay sau khi thông qua Dawes, Mỹ đã cho Đức vay 200 triệu đô la để đầu tư vào cơ sở hạ tầng Đức.
Việc tiến hành kế hoạch Dawes đã thúc đẩy lượng đô la từ Mỹ đổ ồ ạt vào châu Âu, trong đó nhiều nhất là vào Đức.
Kết quả là trong 5 năm (1924-1929), các nước tư bản đầu tư vào Đức khoảng 10- 15 tỉ đô la Mỹ thì 70% trong số đó là của Mỹ. Đức đã tận dụng tốt kế hoạch Dawes, trong đó phần lớn số tiền được dùng để xây dựng các xí ngiệp mới. Vì thế công nghệp Đức nhanh chóng được khôi phục và phát triển.


Từ kế hoạch Dawes, Đức đã có một khoản hỗ trợ tài chính khổng lồ trị giá 52 tỉ mác từ Mỹ, nhờ đó mà nền công nghiệp quân sự của Đức đã phát triển với tốc độ chưa thấy. Vào năm 1924, tình trạng nước Đức cũng khả quan hơn về nhiều mặt. Nạn lạm phát đã được giảm bớt vì các cải cách tài chính và các bạo động chính trị cũng giảm đi. Các tiểu bang Đức và chính phủ liên bang đã hòa giải được một số bất đồng. Tại mọi nơi trong nước Đức dã có dấu hiệu phục hồi sau chiến tranh. Phần lớn người dân Đức đã có công ăn việc làm, nhà ở, lương thực….
Mặt khác hệ thống tiền tệ được ổn định lại và khống chế lạm phát. Tiền của Đức đảm bảo và có gía hơn so với trước đó. Bằng chứng là: Tháng 12/1923, 1 đô la Mỹ tườn đương 4200 mác. Đến đầu năm 1924, 1 đô la Mỹ tương đương 4329 mác. Sau khi tiến hành kế hoạch Dawes, một loại tiền tệ mới được ra đời là reichsmark trong khoảng thời gian 1925-1929.
Năm 1927, xuất khẩu của Đức đạt mức trước chiến tranh. Năm 1929 tổng sản lượng công nghiệp Đức đạt 113% mức trước chiến tranh, vượt qua Anh, Pháp. Năng suất nông nghiệp Đức so với Anh năm 1925 là 53,8%, đến năm 1929 năng xuất này lên tới 56,9%. Năng xuất khai thác mỏ ở Đức so với Anh năm 1925 là 106,8%, đến năm 1929 năng xuất khai thác mỏ lên tới 116,4%.
Sản lượng sản xuất của Đức cũng tăng lên nhanh chóng. Nếu lấy mức sản xuất năm 1913 là 100% thì đến năm 1924, nước Đức về cơ bản đã khôi phục sản xuất đạt 99,3% và đến 1929 vượt mức trước chiến tranh đạt 117%. Bên cạnh đó tiền lương công nhân tăng trong thực tế trong suốt thời gian 1924 – 1929, mức sống tăng và chi phí sinh hoạt giảm. Tiền lương tăng, giúp cho đời sống người lao động được cải thiện đáng kể.


* Nâng cao vị thế chính trị của Đức trên trường quốc tế.

Cùng với sự phát triển kinh tế, kế hoạch Dawes còn góp phần nâng cao vị thế chính trị của nước Đức trên trường quốc tế.Trước năm 1924, nước Đức lâm vào khủng hoảng và không có được sự ủng hộ của các nước tư bản phương Tây, thậm chí không trả được nợ, Đức còn bị Pháp đem quân chiếm vùng Ruhn. Lúc này, do bại trận, Đức được coi là một tư bản có vị trí thấp, không thể đứng ngang hàng cùng các nước tư bản khác. Ngay cả Hội Quốc liên vốn rộng mở cho các nước tư bản cũng không mở cửa cho Đức vào.
Thế nhưng, kế hoạch Dawes đã mang lại một lối đi cho Đức, giúp Đức ngẩng cao đầu trong quan hệ vơi thế giới tư bản. Nội dung quan trọng trong kế hoạch Dawes là buộc quân đội Pháp rút khỏi vùng Ruhn. Như thế, nước Đức hoàn toàn được độc lập và không bị xâm lấn.
Mặt khác, Đức được triệu tập tham gia Hội nghị Locarno và tham gia Hội quốc liên. Điều này chứng tỏ Đức đã bình đẳng, ngang hàng với các nước khác và được các nước tư bản khác quan tâm tới.
Như vậy, chỉ sau hơn một năm sau thực hiện kế hoạch Dawes, Đức đã đi lên nhanh chóng, từ chỗ bị đẩy xuống hàng dưới của hệ thống tư bản chủ nghĩa đến vị thế ngang bằng các cường quốc, từ chỗ không có quyền quyết định vận mệnh của mình trong hội nghị Versailles đến chỗ đã có tiếng nói trong các hội nghị quốc tế. Có được như vậy là do kế hoạch Dawes đã giúp Đức từng bước trả nợ cho các nuôc thắng trận, đảm bảo cho Đức có thể làm tròn bổn phận trong hiệp ước Versailles trong 5 năm thực hiện. Từ đó, kế hoạch Dawes giúp các nước này xoa dịu quan hệ thù địch với Đức. Đó là cơ sở để các nước tư bản khác nhìn nhận Đức như một cường quốc.
Hơn nữa, Đức vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ với Liên Xô trong thời gian này nhằm mục đích phát triển quân sự.
Tóm lại, kế hoạch Dawes giúp Đức ngày càng nâng cao vị thế một cường quốc thông qua các mối quan hệ với cả thế giới tư bản chủ nghĩa và Liên Xô xã hội chủ nghĩa.


2.3.1.2. Kế hoạch Young.

Bên cạnh những tác động tích cực, chính sách của Mĩ đối với Đức cũng có không ít những điểm hạn chế. Những hạn chế trong chính sách của Mĩ đối với Đức sau chiến tranh thế giới thứ nhất chủ yếu được thể hiện qua kế hoạch Young.
Kế hoạch Young được thông qua vào tháng 8 năm 1929 nhưng kế hoạch này dường như chỉ trên giấy tờ, không mang lại hiệu quả kinh tế cho Đức.


Kế hoạch Young ngay sau khi ra đời đã vấp phải khó khăn bởi cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. Vì thế, sau khi nhận được một số khoản cho vay của Mĩ theo kế hoạch, nước Đức vẫn không thể phục hồi và thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Trái lại, kế hoạch Young khiến cho các nước tư bản lúc này cùng nhau lao vào khủng hoảng và ngày càng trầm trọng. Kế hoạch Young vấp phải sự chống đối từ nhiều thành phần của các đảng phái chính trị và người dân Đức. Mặt khác nó gián tiếp thúc đẩy sự ra đời của chủ nghĩa phát xít ở Đức làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn và nền kinh tế Đức, biến nền kinh tế Đức phụ thuộc hơn vào nước Mĩ.

Nguồn : diendankienthuc.net*
 
Sửa lần cuối:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top