Vai trò của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay?

  • Thread starter Thread starter avoid
  • Ngày gửi Ngày gửi

avoid

New member
Xu
0
VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY​


Ý kiến cho rằng: Trong điều kiện khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại phát triển như ngày nay thì giai cấp công nhân ngày càng teo đi. Vì vậy họ không còn sứ mệnh lịch sử nữa.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
ý kiến cho rằng: trong điều kiện khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại phát triển như ngày nay thì giai cấp công nhân ngày càng teo đi. vì vậy họ không còn sứ mệnh lịch sử nữa.

Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử vô cùng trọng đại, xóa bỏ xã hội cũ, lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, giải phóng giai cấp mình đồng thời giải phóng toàn nhân loại trên phạm vi toàn thế giới. Ngày nay đứng trước tình hình phát triển mới của đất nước và thế giới, nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới, nhiều ý kiến đặt ra cho việc xây dựng và phát triển giai cấp công nhân. Đảng ta khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam vẫn là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Trong bài viết này, chúng tôi xin đề cập tới việc nhận thức vai trò của giai cấp công nhân trong điều kiện ngày nay để xây dựng và phát triển giai cấp công nhân đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước.

Trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân vẫn là lực lượng đi đầu trong quá trình xây dựng và bảo vệ chế độ mói, trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nên cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội đã có những biến đổi mới làm cho “giai cấp công nhân hiện đại” khác với “giai cấp công nhân cổ điển” ở thời kỳ thế kỷ XIX, thời kỳ Mác còn sống, trên một số điểm như là : Tỉ lệ số người làm dịch vụ so với số người sản xuất trực tiếp tăng lên; trình độ văn hóa chung và tay nghề chuyên môn cao hơn; mức thu nhập khá hơn trước, làm cho một bộ phận người lao động trở thành “trung lưu hóa”. Một bộ phận trong giai cấp công nhân đã mua cổ phần và được chia lợi nhuận với giai cấp tư sản. Tầng lớp quản lý ngày càng có vai trò quan trọng và kiêm nhiều chức năng phụ của giới chủ. Những biểu hiện trên đây chứng tỏ giai cấp công nhân ngày càng phát triển, chứ không phải "teo đi" như một số người quan niệm.

Ở thế kỷ XIX giai cấp công nhân chủ yếu là lao động chân tay, điều kiện sản xuất lúc đó còn hạn chế. Ngày nay trong điều kiện mới, khi lực lượng sản xuất đang trên đà phát triển mạnh, giai cấp công nhân không chỉ bao gồm những người lao động chân tay mà còn cả lao động trí óc thông qua các máy điện toán với những thành tựu của tin học. Giai cấp công nhân có sự phát triển về chất lượng để đảm đương được nhiệm vụ của mình trong điều kiện mới, hay nói cách khác “công nhân hóa trí thức” và “trí thức hóa công nhân” là xu thế tất yếu của nền đại công nghiệp, của quá trình tự động hóa, tin học hóa. Giai cấp công nhân đang lớn lên với đội ngũ trí thức của mình và giai cấp công nhân luôn luôn là người trực tiếp sản xuất, tham gia vào quá trình tạo ra những giá trị vật chất, những của cải to lớn cho xã hội.

Giai cấp công nhân bao gồm những người lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ công nghiệp; những nhà nghiên cứu, sáng chế, áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ phục vụ cho sản xuất; những kỹ sư, kỹ thuật viên, cán bộ kỹ thuật thực hiện chức năng của công nhân lành nghề trong sản xuất và tái sản xuất của cải vật chất. Giai cấp công nhân có mặt trong các ngành kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, trong đó công nhân công xưởng, nhà máy sản xuất công nghiệp hiện đại, tiên tiến là bộ phận nòng cốt, tiêu biểu cùng với quá trình phát triển của giai cấp công nhân, bộ phận trí thức gắn trực tiếp với lao động công nghiệp, với quy trình sản xuất công nghiệp tạo ra của cải vật chất cho xã hội cũng nằm trong nội dung khái niệm giai cấp công nhân.

Trong điều kiện ngày nay, cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại rất đa dạng, có nhiều trình độ khác nhau và không ngừng biến đổi theo hướng không thuần nhất: Công nhân kỹ thuật ngày càng tăng công nhân ngày càng được nâng cao về trình độ, đóng vai trò chính trong quá trình phát triển, công'nhân truyền thống giảm dần. ở các nước tư bản phát triển “công nhân áo xanh” chỉ chiếm 12 - 15% tổng số công nhân (l). ở Italia công nhân kỹ thuật cao “công nhân áo trắng” chiếm 53% tổng số công nhân. ở Nhật 90% công nhân có trình độ đại học. ở Tây Ban Nha công nhân kỹ thuật chiếm 53%. Công nhân làm việc trong các ngành dịch vụ tăng lên xấp xỉ 50% tổng số công nhân (2). Mặc dù một số ít trong giai cấp công nhân có cổ phần trong các xí nghiệp của tư bản, nhưng về cơ bản giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột, mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, sự phân biệt giàu nghèo và tình trạng bất công xã hội vẫn tăng lên, bản chất bóc lột giá trị thặng dư vẫn tồn tại, dù được biểu hiện dưới hình thức tinh vi hơn. Cả sự bần cùng hóa tuyệt đối lẫn bần cùng hóa tương đối của giai cấp công nhân vẫn đang tồn tại. Tuy đại bộ phận tầng lớp trí thức và lao động có kỹ năng đang có việc làm được cải thiện mức sống và gia nhập vào tầng lớp trung lưu, nhưng vẫn không xóa được sự phân hóa giàu nghèo. Chính những nhà xã hội học tư sản tiến bộ đã chứng minh ở các nước tư bản hiện nay sự bóc lột còn cao hơn và với cơ chế càng tinh vi hơn thời Mác. Tỉ lệ m/v thời Mác là 1/1 thì thời nay là 3/1.

Như vậy dù mức sống có cao hơn trước, dù công nhân có được tham gia quản lý thông qua đại biểu trong hội đồng xí nghiệp theo “chế độ tham dự” và “chế độ ủy nhiệm”' nhưng họ vẫn là người làm thuê bán sức lao động, ý chí của chủ nghĩa tư bản vẫn là quyền lực chi phối, tầng lớp “nhà quản lý” vẫn chỉ là kẻ phụ thuộc vào giới chủ. Giai cấp công nhân vẫn luôn là lực lượng sản xuất cơ bản và trực tiếp, vẫn là giai cấp tiên phong trong xã hội. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không thể chuyển vào tay một giai cấp hay tầng lớp xã hội nào khác: Những chỉ dẫn cơ bản về đặc trưng bản chất của giai cấp công nhân của Mác - ăng Ghen - Lênin đưa ra vẫn là cơ sở phương pháp luận để xem xét, phân tích giai cấp công nhân hiện đại trong các quốc gia tư bản chủ nghĩa phát triển hay trong những nước đang tiếp tục con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, các nước thế giới thứ ba và toàn thế giới nói chung, trước đây cũng như hiện nay.

Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động ra của cải vật chất trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có và sự phát triển của xã hội.

Giai cấp công nhân vừa là người lãnh đạo, đồng thời cùng với nông dân, trí thức và các giai cấp, tầng lớp lao động khác họp thành lực lượng tổng hợp của quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử đó.

Giai cấp công nhân Việt Nam đã và đang là lực lượng xã hội đi đầu trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong điều kiện hiện nay chúng ta phải xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, mở cửa, hội nhập với bên ngoài nhằm phát huy tốt nhất bản chất và những đặc điểm của giai cấp công nhân.


Sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trước kia khi còn nhiều cở sở sản xuất nhỏ thì người chủ cũng là người quản lí. Sau đó quá trình cạnh tranh đã hình thành các tổng công ty và tập đoàn lớn lúc này thì đến giám đốc hay tổng giám đốc cũng chỉ là người công nhân làm thuê dưới sự chỉ đạo của hội đồng quản trị. Nghĩa là quá trình "vô sản hóa" đã lan rộng hơn tới nhiều tầng lớp khác nhau và ở nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau thu gọn xã hội về thế phân cực rõ ràng là đại đa số công nhân làm thuê và một số ít các nhà tư bản kếch xù. Công nhân có cả trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Bên cạnh đó dưới quan hệ làm thuê thì giai cấp công nhân cũng có sự cạnh tranh lẫn nhau. Người chủ thường trả lương cao ưu đãi cho những công nhân có trình độ, tay nghề cao hơn, có thái độ lao động tốt hơn và sa thải những người không đủ năng lực và phẩm chất. Như thế công nhân sẽ không ngừng tìm cách nâng cao trình độ toàn diện về mọi mặt: sức khỏe, trí tuệ, tâm lí...

Trong thời đại kinh tế tri thức, tri thức cũng là tư liệu sản xuất thì người chủ sẽ đòi hỏi công nhân về trí tuệ,tri thức và dẫn tới một xã hội học tập sôi nổi. Quá trình này sẽ phân hóa công nhân thành "công nhân trí thức hóa" và một số ít nhũng nhân tài là: giáo sư tiến sĩ, nhà phát minh sáng chế, nhà nghiên cứu khoa học... nhưng thực chất vẫn là công nhân, vẫn phải làm thuê cho nhà tư bản chỉ khác là được hưởng lương cao và ưu ái hơn (một đề tài hay một phát minh có thể đem lại món lợi khổng lồ cho nhà tư bản) nên có thể gọi họ là "trí thức hóa công nhân".

Khi tài nguyên đang cạn kiệt dần,thì chỉ tri thức mới có thể làm sản xuất tiết kiệm hơn, tái tạo sáng chế ra tài nguyên mới lúc này tri thức sẽ thành tư liệu sản xuất chủ lực và khi đó đội ngũ "trí thức hóa công nhân" sẽ trở thành người sở hữu tư liệu sản xuất. Và nếu như trước đây tầng lớp tư sản "quý tộc mới" đã lật đổ tầng lớp địa chủ phong kiến thì cái logic của lịch sử ấy bây giờ lại dẫn tới mâu thuẫn giữa đông đảo công nhân với nhà tư bản,đấu tranh giai cấp sẽ lại làm hình thành trật tự xã hội mới.

Như vậy trong thời đại khoa học kĩ thuật và công nghệ thì chính giai cấp tư sản mới là bị teo lại bất lợi, giai cấp công nhân cành lúc càng trưởng thành và chiếm vai trò quan trọng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Giai cấp công nhân là lực lượng trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Những máy móc dù có hiện đại tiên tiến đến mấy cũng chỉ là vô dụng nếu như không có bàn tay và công sức của người lao động. Trong gia đình người phụ nữ là người trực tiếp sinh đẻ và nuôi dạy con cái,họ đại diện cho lực lượng sản xuất. Nhưng các chế độ trước vẫn ngược đãi họ và cho đàn ông đặc quyền nhiều hơn đó là sự phân biệt giai cấp. Ngày nay luật pháp văn minh luôn bênh vực ủng hộ việc con cái nghiêng theo mẹ nhiều hơn để thiết lập sự bình đẳng giới.
Công nhân là đối tượng sử dụng tư liệu sản xuất(TLSX),còn nhà tư bản là đối tượng sở hữu trong đó sử dụng luôn là mặt có tính quyết định vì nếu có sở hứu mà không sử dụng thì cũng chỉ là vô dụng. Sử dụng và sở hữu luôn bị tách rời nhau qua bao chế độ xã hội. Thời chiếm hữu nô lệ thân thể người nô lệ chính là công cụ lao động nhưng nó lại là của chủ nô. Người lao động đấu tranh để làm chủ thân thể mình,sử dụng và sở hữu được hợp nhất làm một.
Quan hệ sản xuất tư bản tách rời người công nhân khỏi mặt sở hữu,dẫn tới tình trạng lao động bị tha hóa. Việc gắn kết mặt sử dụng với sở hữu sẽ làm cho công nhân có quyền tham gia tổ chức điều hành việc sản xuất,có quyền làm chủ và phân chia định đoạt thành quả lao động do họ làm ra.
Vì thế Cách Mạng sẽ phải làm sao để người lao động,người sử dụng TLSX cũng chính là người sở hữu.
Nhưng quan hệ sản xuất lại phụ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất. Khi nền sản xuất chuyển sang giai đoạn quy mô lớn,máy móc liên hoàn theo dây truyền sản xuất và không thể phân chia tách rời cho từng người sử dụng thì buộc công nhân phải liên kết thành một khối thống nhất trong hệ thống dây truyền sản xuất đó. Giống như quy luật tiến hóa các tế bào lúc đầu là đơn bào riêng lẻ,sau gộp lại thành tập đoàn,nhưng tập đoàn vẫn chỉ là phép cộng gộp đơn giản về số lượng. Đại tế bào hình thành từ nhiều tế bào riêng lẻ có sự phân chia,chuyên biệt tổ chức quy mô lớn mới là cơ thể sống cao cấp hơn về chất .Những TLSX chung cơ bản cho nhiều ngành nghề như xăng dầu,đất đai,tài chính...sẽ buộc phải do nhiều người sở hữu. Việc tư hữu những tài nguyên đặc biệt này sẽ đẻ ra sự bất công giữa các nghành nghề,đẻ ra một trùm tư bản của các tư bản khác,lấn sân thâu tóm và nô dịch mọi hoạt động sản xuất.
Lúc này chế độ công hữu ra đời. Thiên hạ của mọi người chứ không phải của mình vua chúa,ai cũng có quyền làm vua nếu như đủ tài đức chứ không nhất thiết phải thuộc dòng dõi hoàng tộc.Cá nhân không đặt mình lên trên tập thể và tập thể không xâm phạm quyền chính đáng của cá nhân. Quan hệ cá nhân và tập thể tương tự như quan hệ giữa cái chung cơ bản thống nhất và cái riêng đặc thù. Cái chung nằm trong cái riêng nhưng chỉ là một mặt cơ bản của cái riêng. Tập thể chỉ giữ vai trò ở cái chung thống nhất và cá nhân nắm giữ cái riêng biệt đặc thù nên không thể cào bằng nhất là đối với cá nhân kiệt xuất vì một cá nhân kiệt xuất lúc đầu họ là cái đơn nhất nhưng sau đó quần chúng sẽ công nhận và họ sẽ chuyển hóa thành cái chung mới. Một tập thể đồng đều thống nhất thì ít có sự mâu thuẫn giữa cá nhân và tập thể,khó làm hình thành chủ nghĩa tự do cá nhân.
Chế độ công hữu tồn tại được hay không phụ thuộc hiều vào trình độ và ý thức,thái độ và đạo đức của người lao động.
Người lao động cấp cao cứ thấy việc là làm,lấy năng suất và chất lượng công việc làm tiêu chí cơ bản. Họ cứ làm trước đã rồi mới nghĩ tới chuyện phân chia quyền lợi. Làm để phát triển lực lượng sản xuất là chính,còn những quan hệ trong quản lí và phân phối chỉ là phụ.
Những công nhân là việc trong chế độ tư bản biết mình đang bị bóc lột nhưng vẫn cứ làm thật tốt rồi sẽ đấu tranh đòi công bằng sau mới là những người có khả năng làm việc trong chế độ công hữu. Sự tư hữu tư bản và kinh tế thị trường đã đẻ ra một số vô sản lưu manh,làm việc lươn lẹo chỉ tuyệt đối mặt quan hệ sản xuất mà xem thường việc phát triển lực lượng sản xuất." Ông ấy trả lương thấp nên tôi làm lười."
Công nhân chưa tốt sang chế độ tập thể sẽ chỉ thấy tài sản của chùa,cha chung không ai khóc chứ không phải của mình. Tất cả phó mặc cho tập thể chứ không nhận ra phần quyền lợi của mình trong tập thể. Quyền lợi và trách nhiệm thì luôn gắn kết với nhau nên nhận ra quyền lợi thì trách nhiệm sẽ có,ngược lại có trách nhiệm thì sẽ được chia quyền lợi.
Công hữu rồi thì mặt quản lí điều hành cũng phải mang tính tập thể chứ không thể giao phó hoàn toàn cho cá nhân hay nhóm người cầm đầu. Vì thế cơ chế dân chủ tập thể phải ra đời. Việc cá nhân lợi dụng quyền hạn chức vụ để nô dịch tham nhũng là do cơ chế dân chủ tập thể chưa cao.
Việc phân chia và nắm giữ thành quả lao động cũng như vậy không thể giao hẳn cho thủ kho và những người làm nhiệm vụ phân phối. Điều này cũng dẫn tới sự lợi dụng tập thể để gây ra bất công như thời bao cấp.

Tóm lại đế có chế độ cộng sản thì phải có công hữu. Nhưng công hữu có tồn tại được hay không thì phải phụ thuộc vào trình độ của công nhân vì người lao động là mắt xích tiên quyết nhất.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top