Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔN NGỮ HỌC
Tiếng Việt
Phương ngữ
Vài thổ âm, thổ ngữ của người Quảng
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 7796" data-attributes="member: 7"><p>Hiện nay, 'thương hiệu' tơ lụa Quảng Nam vẫn còn giữ một vị trí đáng kể trên thương trường. Có một điều không thể không tự hào, tại Sài Gòn khi nhắc đến địa danh Bảy Hiền (quận Tân Bình) lập tức người ta biết đây là làng dệt của người Quảng Nam và nơi đó cũng còn giữ được nhiều thổ âm, thổ ngữ quê nhà.</p><p></p><p>Bây giờ, ta tiếp tục đọc bài vè trên, đoạn nói về nghề trồng dâu nuôi tằm rất nổi tiếng ở đất Quảng. Nhân đây, thiết tưởng cũng nên nhắc lại rằng, từ năm 1615, thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Lan đã xe duyên với cô thôn nữ Đoàn Thị Ngọc Phi ở thôn Diên Sơn (huyện Diên Phước). Hai người sống với nhau rất hạnh phúc ở dinh trấn Thanh Chiêm. Về sau người dân Quảng Nam xưng tụng bà Ngọc Phi là Bà Chúa Tầm Tang, vì đã có công lớn trong việc khuyến khích nghề trồng dâu nuôi tằm. Vùng đất này nổi tiếng với các mặt hàng tơ lụa không thua kém gì hàng của nước ngoài, một phần là nhờ chủ trương đúng đắn của bà. Hiện nay, lăng mộ của bà, gọi là lăng Vĩnh Diên tọa lạc tại Gò Cốc, làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh (Duy Xuyên) được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích văn hóa, lịch sử. Hằng năm đến ngày 14/3 âm lịch, nhân dân và tộc họ quanh vùng thường làm lễ dâng hương và tưởng niệm công đức của bà.</p><p></p><p>Trong tập ký sự viết năm 1621, Cristophoro Borri ghi nhận: "Còn tất cả những gì thuộc về đời sống hằng ngày, xứ Đàng Trong cũng rất đầy đủ. Thứ nhất, là áo mặc, họ có rất nhiều tơ lụa đến nỗi dân lao động và người nghèo cũng dùng hàng ngày. Vì thế đã hơn một lần tôi rất thích thú thấy đàn ông, đàn bà khuân vác đá, vôi và những vật liệu tương tự mà không hề cẩn thận giữ cho áo đẹp, khỏi rách hay bẩn. Điều này không có gì lạ, nếu biết rằng có những cây dâu cao lớn người ta hái lá nuôi tằm được trồng trong những thửa ruộng lớn như cây gai bên ta (tức ở Italy) và mọc lên rất chóng. Thế nên chỉ trong một ít tháng là tằm được nuôi ra ngoài khí trời và đồng thời nhả tơ, làm thành cái kén nhỏ với số lượng rất nhiều và dư thừa đến nỗi người Đàng Trong đủ dùng riêng cho mình mà còn bán cho Nhật Bản và gửi sang Lào để rồi sang Tây Tạng. Thứ lụa này tuy không thanh và mịn, nhưng bền và chắc hơn lụa Tàu".</p><p></p><p>Hiện nay,"thương hiệu" tơ lụa Quảng Nam vẫn còn giữ một vị trí đáng kể trên thương trường. Có một điều không thể không tự hào, tại Sài Gòn khi nhắc đến địa danh Bảy Hiền (quận Tân Bình) lập tức người ta biết đây là làng dệt của người Quảng Nam và nơi đó cũng còn giữ được nhiều thổ âm, thổ ngữ quê nhà. Cái làng dệt Bảy Hiền này nổi tiếng không kém gì Chợ Lớn - nơi tập trung hầu đông đúc người Hoa tại Sài Gòn.</p><p></p><p>Đã "lỡ trớn" lan man về chuyện dệt, thì cứ nói luôn thể. Ai có chê "lạc đề" thì cũng đành chịu! Mà không nói thì chịu không được, bởi sự tự hào của quê mình mà mình không kể ra thì coi sao được? Có thể nói những người thợ dệt Quảng Nam có công rất lớn trong việc chế tạo ra loại vải Xi-ta một thời rất nổi tiếng. Trong kháng chiến chống Pháp, loại vải này được chọn may trang phục, làm chăn đắp cho bộ đội. Không những thế, quân dân Quảng Nam còn may bộ quân phục bằng vải này để kính tặng chủ tịch Hồ Chí Minh - mà nay vẫn còn trưng bày tại Bảo tàng Quân đội. Gọi là vải Xi-ta vì vải dệt ra chắc bền, mặt vải mịn, trơn, phơi mau khô không thua gì chất lượng của loại vải Socièté Industrielle de Trxlile d’Annam do Pháp sản tại Việt Nam (viết tắt là S.I.T.A) mà người dân thường đọc trại thành Xi-ta. Sự tôn vinh nghề nghiệp qua một loại vải nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của người phụ nữ ở xứ Quảng.</p><p></p><p>Bà tên Trần Thị Khương (1906-1965) quê ở La Thọ (Điện Bàn), mọi người thường gọi bà Tân - gọi theo tên chồng. Sinh ra trên vùng đất có truyền thống về nghề dệt, sau khi có chồng, theo chồng về Đà Nẵng làm ăn, bà cũng không bỏ nghề. Cuối năm 1946, khi giặc Pháp đánh Đà Nẵng bà chạy về quê, rồi vào An Phú (Tam Kỳ) sống bằng nghề làm bánh tráng. Bấy giờ, thực hiện chủ trương của Chính phủ toàn dân “tự lực tự cường” để phục vụ kháng chiến, bà Tân khôi phục lại nghề cũ và kêu gọi thợ An Phú, xóm hàng chợ Vạn cùng góp vốn sản xuất. Bà còn có sáng kiến làm bàn quay đánh chỉ để đánh được 5 - 6 cặp, sau cải tiến nâng lên 20 - 30 cặp. Rồi từ quay tay, bà cải tiến sang đạp chân để tăng năng suất. Trong khi đó, chồng bà cùng nhiều thợ giỏi đi nhiều nơi trong tỉnh và vào tận Quảng Ngãi để tìm giống tốt và đặt hàng trồng bông kéo sợi...</p><p></p><p>Tiếng lành đồn xa. Công ty Việt Thắng - đang hoạt động tạo vốn cho Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã đặt hàng xưởng dệt của bà nhuộm màu tro bằng than để may quân phục cho bộ đội. Không những thế, để phục vụ kháng chiến, bà và những thợ giỏi đã được Công ty Việt Thắng mời đi truyền nghề cho thợ của các tỉnh phía nam. Hình ảnh những người thợ bình dị, nhẫn nại, giỏi nghề dệt đã lặng lẽ đóng góp cho kháng chiến là niềm tự hào của con dân xứ Quảng.</p><p></p><p>Làng ta ươm dịt tơ tằm</p><p>Tay thoi dịu nhút đũa tranh sợi vàng</p><p>Vải ta chẳng dúng láng giềng</p><p>Khổ tuy hẹp tré nhưng mình mịn thanh</p><p>Lụa mỡ gà, vải Hà Đông</p><p>Đông hàn ấm hỉn, hè nồng mát ghê</p><p>Tuýt-so chỉ đánh hết chê</p><p>Đúng bộ đồ lớn bắt mê bắt thèm</p><p>Sa-tanh, hạnh phước đệm bông</p><p>Mặc vô mướt rượt anh hoanh hơn nàng</p><p>Trơn lu láng cón tay rờ</p><p>Gái trai thêm ngộ, thêm gồ, thêm ngon</p><p></p><p>Ở đây ta có thể hiểu "dịt" là dệt, "dúng" là giống; "mướt rượt" là rất mướt, mướt hết chỗ chê... Đọc qua cái câu "Lụa mỡ gà, vải Hà Đông", xin đừng nhầm với đại danh Hà Đông ở ngoài Bắc trong câu thơ "Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông". Xin thưa, Hà Đông chính là Tam Kỳ ngày nay, được đổi tên từ năm 1906. Ta hiểu "hẹp tré" là hơi hẹp; "trơn lu" là rất trơn... Vậy đó, giọng nói Quảng Nam với những đặc trưng riêng đã tạo nên một bản sắc khá độc đáo...</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 7796, member: 7"] Hiện nay, 'thương hiệu' tơ lụa Quảng Nam vẫn còn giữ một vị trí đáng kể trên thương trường. Có một điều không thể không tự hào, tại Sài Gòn khi nhắc đến địa danh Bảy Hiền (quận Tân Bình) lập tức người ta biết đây là làng dệt của người Quảng Nam và nơi đó cũng còn giữ được nhiều thổ âm, thổ ngữ quê nhà. Bây giờ, ta tiếp tục đọc bài vè trên, đoạn nói về nghề trồng dâu nuôi tằm rất nổi tiếng ở đất Quảng. Nhân đây, thiết tưởng cũng nên nhắc lại rằng, từ năm 1615, thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Lan đã xe duyên với cô thôn nữ Đoàn Thị Ngọc Phi ở thôn Diên Sơn (huyện Diên Phước). Hai người sống với nhau rất hạnh phúc ở dinh trấn Thanh Chiêm. Về sau người dân Quảng Nam xưng tụng bà Ngọc Phi là Bà Chúa Tầm Tang, vì đã có công lớn trong việc khuyến khích nghề trồng dâu nuôi tằm. Vùng đất này nổi tiếng với các mặt hàng tơ lụa không thua kém gì hàng của nước ngoài, một phần là nhờ chủ trương đúng đắn của bà. Hiện nay, lăng mộ của bà, gọi là lăng Vĩnh Diên tọa lạc tại Gò Cốc, làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh (Duy Xuyên) được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích văn hóa, lịch sử. Hằng năm đến ngày 14/3 âm lịch, nhân dân và tộc họ quanh vùng thường làm lễ dâng hương và tưởng niệm công đức của bà. Trong tập ký sự viết năm 1621, Cristophoro Borri ghi nhận: "Còn tất cả những gì thuộc về đời sống hằng ngày, xứ Đàng Trong cũng rất đầy đủ. Thứ nhất, là áo mặc, họ có rất nhiều tơ lụa đến nỗi dân lao động và người nghèo cũng dùng hàng ngày. Vì thế đã hơn một lần tôi rất thích thú thấy đàn ông, đàn bà khuân vác đá, vôi và những vật liệu tương tự mà không hề cẩn thận giữ cho áo đẹp, khỏi rách hay bẩn. Điều này không có gì lạ, nếu biết rằng có những cây dâu cao lớn người ta hái lá nuôi tằm được trồng trong những thửa ruộng lớn như cây gai bên ta (tức ở Italy) và mọc lên rất chóng. Thế nên chỉ trong một ít tháng là tằm được nuôi ra ngoài khí trời và đồng thời nhả tơ, làm thành cái kén nhỏ với số lượng rất nhiều và dư thừa đến nỗi người Đàng Trong đủ dùng riêng cho mình mà còn bán cho Nhật Bản và gửi sang Lào để rồi sang Tây Tạng. Thứ lụa này tuy không thanh và mịn, nhưng bền và chắc hơn lụa Tàu". Hiện nay,"thương hiệu" tơ lụa Quảng Nam vẫn còn giữ một vị trí đáng kể trên thương trường. Có một điều không thể không tự hào, tại Sài Gòn khi nhắc đến địa danh Bảy Hiền (quận Tân Bình) lập tức người ta biết đây là làng dệt của người Quảng Nam và nơi đó cũng còn giữ được nhiều thổ âm, thổ ngữ quê nhà. Cái làng dệt Bảy Hiền này nổi tiếng không kém gì Chợ Lớn - nơi tập trung hầu đông đúc người Hoa tại Sài Gòn. Đã "lỡ trớn" lan man về chuyện dệt, thì cứ nói luôn thể. Ai có chê "lạc đề" thì cũng đành chịu! Mà không nói thì chịu không được, bởi sự tự hào của quê mình mà mình không kể ra thì coi sao được? Có thể nói những người thợ dệt Quảng Nam có công rất lớn trong việc chế tạo ra loại vải Xi-ta một thời rất nổi tiếng. Trong kháng chiến chống Pháp, loại vải này được chọn may trang phục, làm chăn đắp cho bộ đội. Không những thế, quân dân Quảng Nam còn may bộ quân phục bằng vải này để kính tặng chủ tịch Hồ Chí Minh - mà nay vẫn còn trưng bày tại Bảo tàng Quân đội. Gọi là vải Xi-ta vì vải dệt ra chắc bền, mặt vải mịn, trơn, phơi mau khô không thua gì chất lượng của loại vải Socièté Industrielle de Trxlile d’Annam do Pháp sản tại Việt Nam (viết tắt là S.I.T.A) mà người dân thường đọc trại thành Xi-ta. Sự tôn vinh nghề nghiệp qua một loại vải nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của người phụ nữ ở xứ Quảng. Bà tên Trần Thị Khương (1906-1965) quê ở La Thọ (Điện Bàn), mọi người thường gọi bà Tân - gọi theo tên chồng. Sinh ra trên vùng đất có truyền thống về nghề dệt, sau khi có chồng, theo chồng về Đà Nẵng làm ăn, bà cũng không bỏ nghề. Cuối năm 1946, khi giặc Pháp đánh Đà Nẵng bà chạy về quê, rồi vào An Phú (Tam Kỳ) sống bằng nghề làm bánh tráng. Bấy giờ, thực hiện chủ trương của Chính phủ toàn dân “tự lực tự cường” để phục vụ kháng chiến, bà Tân khôi phục lại nghề cũ và kêu gọi thợ An Phú, xóm hàng chợ Vạn cùng góp vốn sản xuất. Bà còn có sáng kiến làm bàn quay đánh chỉ để đánh được 5 - 6 cặp, sau cải tiến nâng lên 20 - 30 cặp. Rồi từ quay tay, bà cải tiến sang đạp chân để tăng năng suất. Trong khi đó, chồng bà cùng nhiều thợ giỏi đi nhiều nơi trong tỉnh và vào tận Quảng Ngãi để tìm giống tốt và đặt hàng trồng bông kéo sợi... Tiếng lành đồn xa. Công ty Việt Thắng - đang hoạt động tạo vốn cho Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã đặt hàng xưởng dệt của bà nhuộm màu tro bằng than để may quân phục cho bộ đội. Không những thế, để phục vụ kháng chiến, bà và những thợ giỏi đã được Công ty Việt Thắng mời đi truyền nghề cho thợ của các tỉnh phía nam. Hình ảnh những người thợ bình dị, nhẫn nại, giỏi nghề dệt đã lặng lẽ đóng góp cho kháng chiến là niềm tự hào của con dân xứ Quảng. Làng ta ươm dịt tơ tằm Tay thoi dịu nhút đũa tranh sợi vàng Vải ta chẳng dúng láng giềng Khổ tuy hẹp tré nhưng mình mịn thanh Lụa mỡ gà, vải Hà Đông Đông hàn ấm hỉn, hè nồng mát ghê Tuýt-so chỉ đánh hết chê Đúng bộ đồ lớn bắt mê bắt thèm Sa-tanh, hạnh phước đệm bông Mặc vô mướt rượt anh hoanh hơn nàng Trơn lu láng cón tay rờ Gái trai thêm ngộ, thêm gồ, thêm ngon Ở đây ta có thể hiểu "dịt" là dệt, "dúng" là giống; "mướt rượt" là rất mướt, mướt hết chỗ chê... Đọc qua cái câu "Lụa mỡ gà, vải Hà Đông", xin đừng nhầm với đại danh Hà Đông ở ngoài Bắc trong câu thơ "Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông". Xin thưa, Hà Đông chính là Tam Kỳ ngày nay, được đổi tên từ năm 1906. Ta hiểu "hẹp tré" là hơi hẹp; "trơn lu" là rất trơn... Vậy đó, giọng nói Quảng Nam với những đặc trưng riêng đã tạo nên một bản sắc khá độc đáo... [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔN NGỮ HỌC
Tiếng Việt
Phương ngữ
Vài thổ âm, thổ ngữ của người Quảng
Top