Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Vài nét về Ernest Hemingway
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="thongoc" data-source="post: 2355" data-attributes="member: 74"><p>Tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển</p><p></p><p>Anders Österling, Thư ký thường trực Viện hàn lâm Thụy Điển</p><p></p><p>Trong thời đại chúng ta, các nhà văn Mỹ ngày càng in dấu ấn mạnh mẽ trên diện mạo chung của nền văn học. Đặc biệt, thế hệ chúng ta trong vài thập kỷ qua đã được chứng kiến một sự tái định hướng của quan tâm văn học, vốn không chỉ hàm ẩn một sự thay đổi tạm thời trên văn đàn mà thực sự là một sự dịch chuyển của giới hạn tinh thần, với những hệ quả hết sức to lớn. Tất cả các nhà văn mới nổi lên nhanh chóng ở nước Mỹ, những người mà tên tuổi được chúng ta thừa nhận là những dấu hiệu đầy khích lệ, đều có một điểm chung: họ đã biết tận dụng tính cách Mỹ, tính cách bẩm sinh của họ. Và công chúng Châu Âu đón nhận họ một cách nồng nhiệt. Tất cả đều mong muốn rằng người Mỹ hãy viết như người Mỹ, bằng cách đó góp phần mình vào cuộc tranh đua trên trường quốc tế.</p><p></p><p>Một trong những nhà tiên phong đó chính là nhà văn hiện đang là trung tâm chú ý của chúng ta. Chẳng có gì quá đáng khi ta nói rằng Ernest Hemingway, hơn bất cứ đồng nghiệp nào khác ở nước ông, đã khiến chúng ta cảm thấy phải đối mặt với một quốc gia còn non trẻ nhưng đã biết tìm kiếm và thực tế đã tìm thấy cách biểu đạt chính xác cho mình. [Vả chăng], khác hẳn với nhà văn bình thường, chính đời sống của Hemingway cũng có đặc trưng nổi bật là nhịp điệu đầy kịch tính và những khúc ngoặt gắt. Với ông, năng lượng sống này tiến triển theo cách riêng của nó, không hề bị ảnh hưởng bởi [tâm trạng] bi quan hay vỡ mộng tiêu biểu của thời đại. Ông đã tu dưỡng phong cách của mình ở trường phóng viên báo chí. Ngay từ lúc làm phóng viên tập sự ở phòng biên tập báo Kansas City, ông đã thấm nhuần tiên đề của cuốn cẩm nang nhà báo: “Hãy viết câu ngắn. Hãy viết đoạn văn ngắn.” Việc tôi luyện kỹ năng thuần túy mang tính kỹ thuật của Hemingway rõ ràng đã giúp ông đạt được một kỷ luật tự giác trong nghệ thuật với sức mạnh khác thường. Ông từng nói: thuật hùng biện chỉ là những đốm sáng xanh leo lét được phát ra từ chiếc máy phát điện. Nhà văn ông coi là bậc thầy trong nền văn học Mỹ trước đó là Mark Twain với tác phẩm Huckleberry Finn, với dòng chảy nhịp nhàng của lối tự sự trực tiếp và "dân dã".</p><p></p><p>Nhà báo trẻ đến từ Illinois bị cuốn vào cuộc Thế chiến thứ nhất khi ông tình nguyện làm lái xe cứu thương ở Italia. Ông bị thương lần đầu ở chiến tuyến Piave với những vết thương rất nặng do vỏ đạn vỡ bắn vào. Lần bị thương khốc liệt ở độ tuổi 19 là một nhân tố quan trọng trong tiểu sử của Hemingway. Chẳng những sự kiện đó không làm ông nhụt chí, mà ngược lại, ông coi việc một nhà văn được tận mắt chứng kiến chiến tranh - như Tolstoy ở Sevastopol - là một tài sản vô giá: chứng kiến, và mô tả chiến tranh một cách chân thực nhất. Tuy nhiên, phải mất vài năm ông mới diễn tả được trọn vẹn dưới góc độ nghệ thuật những ấn tượng hỗn độn một cách đau đớn của ông về chiến tuyến Piave năm 1918: kết quả là tác phẩm Giã từ vũ khí (A Farewell to Arms) ra đời năm 1929. Nó đã thực sự đem lại danh tiếng cho ông, mặc dù phong cách tự sự độc đáo của ông đã được minh chứng qua hai tác phẩm nổi bật [trước đó] về thời hậu chiến ở Châu Âu, Trong thời đại chúng ta (In Our Times, 1924) và Mặt trời cũng mọc (The Sun Also Rises, 1926). Những năm sau đó, thiên hướng bẩm sinh của ông về những cảnh tượng đau thương và nhẫn tâm đã đưa ông đến Châu Phi với tập quán săn thú rừng quy mô lớn và Tây Ban Nha với trò đấu bò. Khi Tây Ban Nha trở thành bãi chiến trường, ông đã tìm được cảm hứng cho tác phẩm lớn thứ hai, Chuông nguyện hồn ai (For Whom the Bell Tolls, 1940) về một người Mỹ tham gia cuộc chiến vì tự do và "phẩm giá con người", một cuốn sách mà ở đó những cảm xúc cá nhân của nhà văn được thể hiện sâu sắc hơn bất cứ đâu khác.</p><p></p><p>Khi nhắc đến những yếu tố quan trọng này trong sáng tác của Hemingway, ta không nên quên rằng kỹ năng tự sự của ông thường thành công nhất khi nó được tập trung vào một khuôn mẫu nhỏ, những câu chuyện ngắn súc tích, giản lược đến nghiệt ngã, với sự kết hợp vô song giữa đơn giản và chính xác, cứ thế nó đóng đinh chủ đề câu chuyện vào ý thức chúng ta, và rồi mỗi cú giáng đều kinh động chúng ta. Kiệt tác lớn nhất của ông theo tiêu chí này là Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea, 1952), câu chuyện khó quên về cuộc chiến tay đôi giữa ông lão đánh cá người Cuba với con cá kiếm khổng lồ trên Đại Tây Dương. Trong khuôn khổ một câu chuyện giải trí mở ra bức tranh xúc động về số phận con người; câu chuyện là lời ngợi ca tinh thần tranh đấu của con người, không qui phục cho dù không đạt được thắng lợi vật chất, lời ngợi ca chiến thắng tinh thần ngay cả khi bại trận. Vở kịch diễn ra ngay trước mắt chúng ta, từng giờ từng giờ một, các chi tiết gay cấn ngày một dồn dập và ngày càng chất nặng ý nghĩa. “Nhưng con người sinh ra không phải là để thất bại”, cuốn sách nói, “Con người có thể bị tiêu diệt chứ không thể bị đánh bại” (Có thể tiêu diệt con người, nhưng không thể đánh bại hắn).</p><p></p><p>Có lẽ đúng là những sáng tác ban đầu của Hemingway thiên về những cảnh nhẫn tâm, yếm thế, độc ác, những đặc điểm có thể bị coi là mâu thuẫn với yêu cầu của giải Nobel về một tác phẩm mang "thiên hướng lý tưởng". Nhưng mặt khác, ông cũng có nỗi bi tráng của người anh hùng vốn là một nhân tố cơ bản trong cảm nhận của ông về cuộc sống; đó là lòng yêu thích đầy nam tính đối với hiểm nguy và phiêu lưu, với lòng ngưỡng mộ bẩm sinh trước bất cứ ai hiến mình cho những cuộc chiến chính nghĩa trong một thế giới hiện thực bị đè nén bởi bạo lực và chết chóc. Trong mọi trường hợp, đây chính là phương diện tích cực trong sự sùng bái nam tính của ông; nếu không, sự sùng bái đó có huynh hướng chỉ thuần phô trương khoe mẽ và làm thất bại những mục đích của chính nó. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, đề tài chủ đạo của Hemingway là lòng dũng cảm - sức chịu đựng của người anh hùng được thử lửa và tự tôi luyện để đối mặt với sự độc ác lạnh lùng của hiện hữu, mà đồng thời vẫn không khước từ những khoảnh khắc tuyệt vời và sung mãn [của hiện hữu].</p><p></p><p>Mặt khác, Hemingway không phải là một trong những nhà văn viết để minh họa các đề tài hay các nguyên tắc theo cách này hay cách khác. Một nhà văn hiện thực phải hoàn toàn khách quan và không được cố gắng đóng vai Chúa trời. Ông đã học được điều này ngay khi còn làm biên tập ở tờ Kansas City. Chính vì thế ông có thể cảm nhận chiến tranh như một số phận bi thảm có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ thế hệ của ông; nhưng ông nhìn nó với một [tinh thần] hiện thực bình thản, không ảo tưởng, khinh thị tất cả những bình luận thiên về cảm tính, một tính khách quan được trui rèn, càng mạnh mẽ hơn bởi vì đạt được nó không dễ.</p><p></p><p>Vai trò của Hemingway như một trong những nhà kiến tạo phong cách vĩ đại nhất trong kỷ nguyên này là rất rõ ràng trong nghệ thuật tự sự của cả Mỹ và Châu Âu trong hơn hai mươi lăm năm qua, nổi bật nhất là những cuộc đối thoại sinh động và những cuộc khẩu chiến mà trong đó ông đã tạo ra một chuẩn mực rất dễ bắt chước nhưng đồng thời rất khó đạt được. Với kỹ năng bậc thầy, ông tái tạo mọi sắc thái của ngôn ngữ nói cũng như những lần ngắt quãng mà trong đó dòng suy nghĩ ngừng bặt và bộ máy thần kinh lồng lên vuột khỏi vòng cương tỏa. Đôi khi nó giống như những câu chuyện phiếm, nhưng không tầm phào chút nào một khi ta biết được phương pháp của ông. Ông thích để độc giả tự suy ngẫm về những diễn biến tâm lý, và chính sự tự do này giúp ông có thể thoải mái quan sát tự nhiên.</p><p></p><p>Khi ta nghiên cứu sáng tác của Hemingway, những quang cảnh rõ nét bừng lên trong tâm trí: cuộc chiến đấu của Trung úy Henry trong mưa tầm tã và bùn lầy sau cơn hoảng loạn ở Caporetto, cảnh sụp cầu ở vùng núi Tây Ban Nha khi Jordan hy sinh tính mạng, hay cuộc độc chiến của ông lão đánh cá chống lại những con cá mập trong những ánh đèn đêm lan tỏa từ Havana.</p><p></p><p>Không dừng lại ở đó, ta có thể tìm thấy một sợi giây kết nối, hãy gọi đó là một sợi giây biểu tượng kéo ngược trở lại hàng trăm năm chiếc khung cửi thời gian, giữa tác phẩm mới nhất của Hemingway, Ông già và biển cả, và một trong những sáng tác cổ điển nhất của văn học Mỹ, cuốn Moby Dick của Herma Melville; một con cá voi trắng bị kẻ thù của mình, vị thuyền trưởng bị chứng độc tưởng rượt đuổi một cách điên cuồng. Cả Melville và Hemingway đều không muốn tạo ra một câu chuyện ngụ ngôn; cái sâu thăm thẳm của đại dương mặn chát cùng những con thủy quái là quá đủ để tạo nên yếu tố thơ ca. Nhưng, bằng các phương thức khác nhau, kẻ lãng mạn, người hiện thực, cả hai đều đạt đến một chủ đề chung: khả năng chịu đựng của con người, và nếu cần, thách thức cả những cái không thể. "Có thể tiêu diệt con người, nhưng không thể đánh bại hắn".</p><p></p><p>Vì những lý do trên, giải thưởng Nobel văn học năm nay được trao cho một trong những nhà văn vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, một trong những tác giả, một cách chân thực và dũng cảm, đã tái tạo những tính cách thuần khiết trong giai đoạn đầy gian khó của thời cuộc. Hemingway, nay ở tuổi năm mươi sáu, là nhà văn thứ năm của Mỹ có vinh hạnh này. Vì lý do sức khoẻ, người đạt giải không thể có mặt ở đây, giải thưởng này sẽ được chuyển cho ngài đại sứ Hoa kỳ.</p><p></p><p> Tân Đôn dịch, Trần Tiễn Cao Đăng hiệu đính</p><p>Theo vietbao.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="thongoc, post: 2355, member: 74"] Tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển Anders Österling, Thư ký thường trực Viện hàn lâm Thụy Điển Trong thời đại chúng ta, các nhà văn Mỹ ngày càng in dấu ấn mạnh mẽ trên diện mạo chung của nền văn học. Đặc biệt, thế hệ chúng ta trong vài thập kỷ qua đã được chứng kiến một sự tái định hướng của quan tâm văn học, vốn không chỉ hàm ẩn một sự thay đổi tạm thời trên văn đàn mà thực sự là một sự dịch chuyển của giới hạn tinh thần, với những hệ quả hết sức to lớn. Tất cả các nhà văn mới nổi lên nhanh chóng ở nước Mỹ, những người mà tên tuổi được chúng ta thừa nhận là những dấu hiệu đầy khích lệ, đều có một điểm chung: họ đã biết tận dụng tính cách Mỹ, tính cách bẩm sinh của họ. Và công chúng Châu Âu đón nhận họ một cách nồng nhiệt. Tất cả đều mong muốn rằng người Mỹ hãy viết như người Mỹ, bằng cách đó góp phần mình vào cuộc tranh đua trên trường quốc tế. Một trong những nhà tiên phong đó chính là nhà văn hiện đang là trung tâm chú ý của chúng ta. Chẳng có gì quá đáng khi ta nói rằng Ernest Hemingway, hơn bất cứ đồng nghiệp nào khác ở nước ông, đã khiến chúng ta cảm thấy phải đối mặt với một quốc gia còn non trẻ nhưng đã biết tìm kiếm và thực tế đã tìm thấy cách biểu đạt chính xác cho mình. [Vả chăng], khác hẳn với nhà văn bình thường, chính đời sống của Hemingway cũng có đặc trưng nổi bật là nhịp điệu đầy kịch tính và những khúc ngoặt gắt. Với ông, năng lượng sống này tiến triển theo cách riêng của nó, không hề bị ảnh hưởng bởi [tâm trạng] bi quan hay vỡ mộng tiêu biểu của thời đại. Ông đã tu dưỡng phong cách của mình ở trường phóng viên báo chí. Ngay từ lúc làm phóng viên tập sự ở phòng biên tập báo Kansas City, ông đã thấm nhuần tiên đề của cuốn cẩm nang nhà báo: “Hãy viết câu ngắn. Hãy viết đoạn văn ngắn.” Việc tôi luyện kỹ năng thuần túy mang tính kỹ thuật của Hemingway rõ ràng đã giúp ông đạt được một kỷ luật tự giác trong nghệ thuật với sức mạnh khác thường. Ông từng nói: thuật hùng biện chỉ là những đốm sáng xanh leo lét được phát ra từ chiếc máy phát điện. Nhà văn ông coi là bậc thầy trong nền văn học Mỹ trước đó là Mark Twain với tác phẩm Huckleberry Finn, với dòng chảy nhịp nhàng của lối tự sự trực tiếp và "dân dã". Nhà báo trẻ đến từ Illinois bị cuốn vào cuộc Thế chiến thứ nhất khi ông tình nguyện làm lái xe cứu thương ở Italia. Ông bị thương lần đầu ở chiến tuyến Piave với những vết thương rất nặng do vỏ đạn vỡ bắn vào. Lần bị thương khốc liệt ở độ tuổi 19 là một nhân tố quan trọng trong tiểu sử của Hemingway. Chẳng những sự kiện đó không làm ông nhụt chí, mà ngược lại, ông coi việc một nhà văn được tận mắt chứng kiến chiến tranh - như Tolstoy ở Sevastopol - là một tài sản vô giá: chứng kiến, và mô tả chiến tranh một cách chân thực nhất. Tuy nhiên, phải mất vài năm ông mới diễn tả được trọn vẹn dưới góc độ nghệ thuật những ấn tượng hỗn độn một cách đau đớn của ông về chiến tuyến Piave năm 1918: kết quả là tác phẩm Giã từ vũ khí (A Farewell to Arms) ra đời năm 1929. Nó đã thực sự đem lại danh tiếng cho ông, mặc dù phong cách tự sự độc đáo của ông đã được minh chứng qua hai tác phẩm nổi bật [trước đó] về thời hậu chiến ở Châu Âu, Trong thời đại chúng ta (In Our Times, 1924) và Mặt trời cũng mọc (The Sun Also Rises, 1926). Những năm sau đó, thiên hướng bẩm sinh của ông về những cảnh tượng đau thương và nhẫn tâm đã đưa ông đến Châu Phi với tập quán săn thú rừng quy mô lớn và Tây Ban Nha với trò đấu bò. Khi Tây Ban Nha trở thành bãi chiến trường, ông đã tìm được cảm hứng cho tác phẩm lớn thứ hai, Chuông nguyện hồn ai (For Whom the Bell Tolls, 1940) về một người Mỹ tham gia cuộc chiến vì tự do và "phẩm giá con người", một cuốn sách mà ở đó những cảm xúc cá nhân của nhà văn được thể hiện sâu sắc hơn bất cứ đâu khác. Khi nhắc đến những yếu tố quan trọng này trong sáng tác của Hemingway, ta không nên quên rằng kỹ năng tự sự của ông thường thành công nhất khi nó được tập trung vào một khuôn mẫu nhỏ, những câu chuyện ngắn súc tích, giản lược đến nghiệt ngã, với sự kết hợp vô song giữa đơn giản và chính xác, cứ thế nó đóng đinh chủ đề câu chuyện vào ý thức chúng ta, và rồi mỗi cú giáng đều kinh động chúng ta. Kiệt tác lớn nhất của ông theo tiêu chí này là Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea, 1952), câu chuyện khó quên về cuộc chiến tay đôi giữa ông lão đánh cá người Cuba với con cá kiếm khổng lồ trên Đại Tây Dương. Trong khuôn khổ một câu chuyện giải trí mở ra bức tranh xúc động về số phận con người; câu chuyện là lời ngợi ca tinh thần tranh đấu của con người, không qui phục cho dù không đạt được thắng lợi vật chất, lời ngợi ca chiến thắng tinh thần ngay cả khi bại trận. Vở kịch diễn ra ngay trước mắt chúng ta, từng giờ từng giờ một, các chi tiết gay cấn ngày một dồn dập và ngày càng chất nặng ý nghĩa. “Nhưng con người sinh ra không phải là để thất bại”, cuốn sách nói, “Con người có thể bị tiêu diệt chứ không thể bị đánh bại” (Có thể tiêu diệt con người, nhưng không thể đánh bại hắn). Có lẽ đúng là những sáng tác ban đầu của Hemingway thiên về những cảnh nhẫn tâm, yếm thế, độc ác, những đặc điểm có thể bị coi là mâu thuẫn với yêu cầu của giải Nobel về một tác phẩm mang "thiên hướng lý tưởng". Nhưng mặt khác, ông cũng có nỗi bi tráng của người anh hùng vốn là một nhân tố cơ bản trong cảm nhận của ông về cuộc sống; đó là lòng yêu thích đầy nam tính đối với hiểm nguy và phiêu lưu, với lòng ngưỡng mộ bẩm sinh trước bất cứ ai hiến mình cho những cuộc chiến chính nghĩa trong một thế giới hiện thực bị đè nén bởi bạo lực và chết chóc. Trong mọi trường hợp, đây chính là phương diện tích cực trong sự sùng bái nam tính của ông; nếu không, sự sùng bái đó có huynh hướng chỉ thuần phô trương khoe mẽ và làm thất bại những mục đích của chính nó. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, đề tài chủ đạo của Hemingway là lòng dũng cảm - sức chịu đựng của người anh hùng được thử lửa và tự tôi luyện để đối mặt với sự độc ác lạnh lùng của hiện hữu, mà đồng thời vẫn không khước từ những khoảnh khắc tuyệt vời và sung mãn [của hiện hữu]. Mặt khác, Hemingway không phải là một trong những nhà văn viết để minh họa các đề tài hay các nguyên tắc theo cách này hay cách khác. Một nhà văn hiện thực phải hoàn toàn khách quan và không được cố gắng đóng vai Chúa trời. Ông đã học được điều này ngay khi còn làm biên tập ở tờ Kansas City. Chính vì thế ông có thể cảm nhận chiến tranh như một số phận bi thảm có ảnh hưởng quyết định đến toàn bộ thế hệ của ông; nhưng ông nhìn nó với một [tinh thần] hiện thực bình thản, không ảo tưởng, khinh thị tất cả những bình luận thiên về cảm tính, một tính khách quan được trui rèn, càng mạnh mẽ hơn bởi vì đạt được nó không dễ. Vai trò của Hemingway như một trong những nhà kiến tạo phong cách vĩ đại nhất trong kỷ nguyên này là rất rõ ràng trong nghệ thuật tự sự của cả Mỹ và Châu Âu trong hơn hai mươi lăm năm qua, nổi bật nhất là những cuộc đối thoại sinh động và những cuộc khẩu chiến mà trong đó ông đã tạo ra một chuẩn mực rất dễ bắt chước nhưng đồng thời rất khó đạt được. Với kỹ năng bậc thầy, ông tái tạo mọi sắc thái của ngôn ngữ nói cũng như những lần ngắt quãng mà trong đó dòng suy nghĩ ngừng bặt và bộ máy thần kinh lồng lên vuột khỏi vòng cương tỏa. Đôi khi nó giống như những câu chuyện phiếm, nhưng không tầm phào chút nào một khi ta biết được phương pháp của ông. Ông thích để độc giả tự suy ngẫm về những diễn biến tâm lý, và chính sự tự do này giúp ông có thể thoải mái quan sát tự nhiên. Khi ta nghiên cứu sáng tác của Hemingway, những quang cảnh rõ nét bừng lên trong tâm trí: cuộc chiến đấu của Trung úy Henry trong mưa tầm tã và bùn lầy sau cơn hoảng loạn ở Caporetto, cảnh sụp cầu ở vùng núi Tây Ban Nha khi Jordan hy sinh tính mạng, hay cuộc độc chiến của ông lão đánh cá chống lại những con cá mập trong những ánh đèn đêm lan tỏa từ Havana. Không dừng lại ở đó, ta có thể tìm thấy một sợi giây kết nối, hãy gọi đó là một sợi giây biểu tượng kéo ngược trở lại hàng trăm năm chiếc khung cửi thời gian, giữa tác phẩm mới nhất của Hemingway, Ông già và biển cả, và một trong những sáng tác cổ điển nhất của văn học Mỹ, cuốn Moby Dick của Herma Melville; một con cá voi trắng bị kẻ thù của mình, vị thuyền trưởng bị chứng độc tưởng rượt đuổi một cách điên cuồng. Cả Melville và Hemingway đều không muốn tạo ra một câu chuyện ngụ ngôn; cái sâu thăm thẳm của đại dương mặn chát cùng những con thủy quái là quá đủ để tạo nên yếu tố thơ ca. Nhưng, bằng các phương thức khác nhau, kẻ lãng mạn, người hiện thực, cả hai đều đạt đến một chủ đề chung: khả năng chịu đựng của con người, và nếu cần, thách thức cả những cái không thể. "Có thể tiêu diệt con người, nhưng không thể đánh bại hắn". Vì những lý do trên, giải thưởng Nobel văn học năm nay được trao cho một trong những nhà văn vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, một trong những tác giả, một cách chân thực và dũng cảm, đã tái tạo những tính cách thuần khiết trong giai đoạn đầy gian khó của thời cuộc. Hemingway, nay ở tuổi năm mươi sáu, là nhà văn thứ năm của Mỹ có vinh hạnh này. Vì lý do sức khoẻ, người đạt giải không thể có mặt ở đây, giải thưởng này sẽ được chuyển cho ngài đại sứ Hoa kỳ. Tân Đôn dịch, Trần Tiễn Cao Đăng hiệu đính Theo vietbao. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Vài nét về Ernest Hemingway
Top