Uy Vương hỏi Mạc Ngao Tử Hoa
( Sở) Uy Vương hỏi Mạc Ngao Tử Hoa : “ Từ đời Tiên quân Văn vương đến đời ta ( quả nhân), có bề tôi không được tước cao, lộc hậu mà hết lòng lo việc xã tắc không nhỉ? Mạc Ngao Tử Hoa đáp: như Hoa tôi không biết được việc đó. Vua nói, nếu các đại phu mà không biết thì ta không có cách nào biết được. Mạc Ngao Tử Hoa trả lời: Đại vương muốn hỏi về hạng người nào? Có người làm quan thanh liêm, sống trong cảnh nghèo để lo việc xã tắc. Có người muốn đề cao tước vị, bổng lộc nhiều để lo việc xã tắc, có người tự cứa cổ, mổ bụng, nhắm mắt, vĩnh viễn lìa bỏ trần thế, không có biết lợi ích gì ( cho mình), để lo xã tắc, có người khổ thân sầu tư để lo việc xã tắc, cũng có người không vì tước cao bổng lộc nhiều để lo việc xã tắc.
Vua hỏi: Câu nói đó sẽ nói ai ( nói điều gì). Mạc Ngao Tử Hoa trả lời: “ Xưa kia, quan lệnh Doãn Tử Văn vào triều mặc áo lụa thâm, ở nhà mặc áo lông bằng da cừu, tờ mờ sáng đứng ở triều, sẩm tối mới về nhà ăn cơm, có bữa sáng không nghĩ tới bữa tối, không khi nào chứa thóc đủ một ngày. Cho nên người làm quan thanh liêm sống trong cảnh nghèo để lo việc xã tắc tức là quan lệnh Doãn Tư Văn đấy.
“ Xưa kia, Diệp Công Tử Cao xuất thân nghèo nhưng có tài giữ chức trụ quốc, giết được Bạch Công làm yên được nước Sở, khôi phục được những đất ở phía ngoài Phương Thành thời tiên quân, bốn bờ cõi không bị xâm lược, thanh uy không bị khuất phục với các nước chư hầu. Lúc đó không nước nào dám đem binh hướng về phía Nam xâm hại nước Sở và Diệp Công Tử Cao được hưởng sáu trăm khoảnh ruộng. Cho nên có người muốn đề cao tước vị và bổng lộc nhiều để lo việc xã tắc, tức là ông Diệp Công Tử Cao đấy.
Xưa kia, Ngô với Sở đánh nhau ở Bách Cử, trong khi hai bên giao chiến, Mạc Ngao Đại Tâm vỗ vào tay người đánh xe, quay lại, thở dài than: “ Hỡi ôi! Này anh, tới ngày nước Sở mất rồi! Tôi sắp tiến sâu vào quân Ngô đấy, nếu đánh được một tên giặc, nếu anh ném đầu một tên giặc xuống đất cho Đại Tâm thì xã tắc chưa đến nỗi nào. Cứa cổ, mổ bụng, nhắm mắt vĩnh viễn lìa bỏ trần thế, không biết có lợi ích gì( cho mình) để lo việc xã tắc, tức là ông Mạc Ngao Đại Tâm đấy.
Xưa kia Ngô với Sở đánh nhau ở Bách Cử, sau ba trận, Ngô vào được đất Dĩnh, vua Sở chiêu vương phải chạy trốn, các quan đại phu đều chạy theo vua, trăm họ ly tán, Phần Mạo Bột Tô bảo: Nếu ta mặc áo giáp cứng, cầm binh khí nhọn, qua nước thù địch hùng cường mà chết, đó chẳng qua là một tên lính, chẳng bằng chạy qua các nước chư hầu xin quân cứu viện. Do đó, vác lương thực, lẻn đi, leo những ngọn núi cheo leo, vượt qua những khắt khe nước thăm thẳm, xước chân, rách đầu gối, bảy ngày tới triều đình vua Tần, đứng như con chim tước, không động đậy, ngày rên, tối khóc bảy ngày liền mà không được tâu với vua Tần, không uống một giọt nước, điên cuồng và ngất xỉu, hôn mê không biết gì cả. Vua Tần nghe tin, chạy vội đến, áo mũ xộc xệch, tay trái đỡ đầu Phần Mạo Bột Tô thưa: Phần Mạo Bột Tô đây chứ không ai khác. Tôi là sứ giả của nước Sở, vừa mới có tội với đại vương. Ngô với Sở đánh nhau ở Bách Cử, sau ba trận. Ngô vào được đất Dĩnh, quốc dân của tôi phải chạy trốn, các quan đại phu đều theo vua, trăm họ ly tán sai tôi qua Tần báo tin mất nước và xin cứu viện. Vua Tần bèn bảo đừng ngồi dậy. Quả nhân nghe nói rằng ông vua một nước có vạn cỗ xe đắc tội với một kẻ sĩ thì xã tắc lâm nguy, nay lời đó nói về lỗi quả nhân vậy. Rồi phát ngàn cỗ chiến xa, vạn binh sĩ, giao cho Tử Mãn và Tử Hổ vượt biên giới mà tiến sang phía đông, giao chiến với quân Ngô ở Trọc Thủy, đánh lại quân Ngô rồi đánh Toại Phổ. Do đó, lao thân sầu tư để lo việc xã tắc, tức là Phần Mạo Bột Tô vậy.
Ngô với Sở đánh nhau ở Bách Cử, sau ba trận, Ngô vào được đất Dĩnh, vua Sở phải chạy trốn, các quan đại phu đều chạy, trăm họ ly tán.
Mông Cốc cùng với binh sĩ hết lòng chiến đấu ở phía trên đất Cung Đường, rồi bỏ cuộc chiến đấu mà chạy về đất Dĩnh, bảo: Nếu vua Chiêu vương mà còn có con côi thì xã tắc của Sở không đến nỗi nào? Rồi vào trong cung, ôm các sổ sách thất tán ra, chỉ đường thủy, trốn vào đất Vân Mộng. Khi vua Chiêu Vương trở về Dĩnh, năm quan mất hết pháp điển năm quan có được pháp điển mà trăm họ đại trị. Công của Mông Cốc lớn, ngang với công bảo tồn được quốc gia, vua phong cho tước “ Cầm ngọc Khuê” và sáu trăm khoảnh ruộng. Mông Cốc giận, bảo: Cốc không phải là bề tôi của người mà là bề tôi của xã tắc, nếu xã tắc còn được cúng tế thì ta lo gì không có vua? Nói rồi bỏ đi, vào trong núi Ma Sơn, đến nay không có lộc tước, cho nên không vì tước cao bổng lộc hậu để lo việc xã tắc, tức là Mông Cốc đấy.
Uy Vương thở dài bảo: Những vị đó là người thời xưa! Người đời nay đâu có được như vậy, Mạc Ngao Tử Hoa đáp. “ Xưa kia, tiên quân là Linh vương thích những người lưng thon, mà những kẻ sĩ ở nước Sở đều nhịn ăn, yếu đến nỗi phải dựa rồi mới đứng được, phải vịn rồi mới đứng được. Ăn gì ai chẳng muốn nhưng nhịn đói không ăn, chết thì ai chẳng sợ nhưng không chạy trốn, không sợ chết. Hoa tôi nghe nói. “ Nếu vua thích bắn thì bề tôi gắng luyện cung tên”. Đại vương chỉ không thích kẻ hiền đấy thôi, nếu thực tâm thích thì năm vị bề tôi thời cổ kia có thể tìm được lắm chứ.
Nguồn: NXBVHTT.