Ưu điểm và hạn chế của phương thức tuyển chọn quan lại thời phong kiến Việt Nam

lovelyba

New member
Xu
0
ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA PHƯƠNG THỨC TUYỂN CHỌN QUA LẠI THỜI PHONG KIẾN VIỆT NAM

Bạn nào có tài liệu cho câu hỏi:"ưu điểm và hạn chế của phương thức tuyển chọn quan lại thời phong kiến việt nam" giúp mình với....
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
trong thoi phong kien viet nam co the noi co cac phuong thuc tuyen chon
quan lai chu yeu:tap am,tien cu bao cu,mua quan va khoa cu.
moi mot hinh thuc co nhung dac diem va co diem tich cuc,han che rieng
y kien cua cac ban the nao hay cung nhau chia se nhe!
 
ĐÀO TẠO VÀ TUYỂN DỤNG QUAN LẠI THỜI PHONG KIẾN VIỆT NAM





1- Về con đường hình thành quan lại:
Có các cách thức sau:
  • Khoa cử: thông qua các kì chi chọn người đỗ đạt;
  • Tiến cử: Quan lại phát hiện giới thiệu những người có tài, có đức ra làm quan và chịu trách nhiệm về họ;
  • Nhiệm tử (Tập ấm): Con cháu quí tộc, quan lại ra làm quan;
  • Mua bán: khi nhà nước gặp khó khăn về tài chính, áp dụng đối với những chức quan nhỏ...
Trong các hình thức trên, Khoa cử là con đường chính và phổ biến. Chính sách thi cử và tuyển dụng quan lại là chính sách cơ bản, là con đường quan trọng nhất để hình thành nên đội ngũ quan lại thời kỳ phong kiến, đặc biệt là triều đình trung ương.

Suy ngẫm từ lịch sử:
Thử tìm ra các điểm hạn chế và tích cực từ các con đường hình thành quan lại trên? Bài học gì cho hiện tại?
Xây dựng xã hội học tập hiện nay nhưng chỉ dựa vào bằng cấp để đánh giá và tuyển dụng, liệu đã đúng?
2 - Về hình thức, tiêu chí thi cử:
Thời kì phong kiến có một đặc điểm là trọng người hiền tài (tức là vừa có tài vừa có đức).
Thi cử thời kì phong kiến là để chọn người hiền tài về bản chất là một việc làm tốt và có ý nghĩa. Thi cử có 3 kì thi là thi Hương, Thi Hội, Thi Đình:
  • Kỳ thi 1: Thi Hương 3 năm tổ chức 1 lần (Đỗ cử nhân: làm quan; Đỗ tú tài: đỗ vớt; trượt: thầy đồ);
  • Kỳ thi 2: Thi Hội sau 1 năm của thi Hương, chỉ dành cho cử nhân dự thi, nếu đỗ thành tiến sĩ;
  • Kỳ thi 3: Thi Đình – kỳ thi phân loại, chọn 3 người có điểm cao nhất: Trạng Nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.
Nội dung thi chủ yếu là Tứ thư (Đại học, Trung Dung, Luận ngữ, Mạnh Tử) và Ngũ kinh (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu).
Hình thức thi là làm thơ, đối đáp, thi viết.
Tiêu chí thi cử là MINH KINH, NĂNG VĂN (thuộc lòng kinh sử và tài làm thơ phú).
Suy ngẫm từ lịch sử:
Điểm hạn chế từ chính sách thi cử, tuyển chọn quan lại? Bài học cho hiện tại?
3 - Về chính sách sử dụng quan lại:
Thứ nhất, qui định hồi tỵ, tức là cấm những người họ hàng thân thích làm việc cùng một nơi; cấm làm việc ở nơi mình đã sinh ra, học tập…

Thứ hai, chế độ khảo khoá: đây là việc kiểm tra lại năng lực phẩm chất của đội ngũ quan lại thường tổ chức 3 năm 1 lần, xếp thành 4 loại:
Loại ưu: thăng chức;
Loại tốt, bình thường: giữ nguyên chức;
Loại khuyết: hạ chức;
Loại yếu: sa thải, bãi chức.

Sinh viên tự đánh giá những ưu điểm của các chính sách trên? Bài học gì cho hiện tại?
4 - Về chức năng, nghĩa vụ của quan lại:
Danh xưng phụ mẫu chi dân (cha mẹ dân) mà người ta thường dùng để chỉ các quan là một bằng chứng điển hình về vai trò quan trọng cũng như về nghĩa vụ nặng nề của các quan thời bấy giờ.
Quan lại phải có nghĩa vụ:
+ Nghĩa vụ đối với vua;
+ Nghĩa vụ đối với dân chúng;
+ Nghĩa vụ đối với bản thân mình;
Quan lại phải thành thực với vua, phải tỏ lòng tôn kính đối với Vua hay Hoàng gia, phải thi hành nhanh chóng, nghiêm chỉnh và cẩn thận mệnh lệnh của nhà vua ban ra.
Đối với dân chúng quan phải thanh liêm, phải giữ bí mật công vụ, phải làm việc nhanh chóng, cần mẫn. Quan lại là người đại diện cho nhà vua và được coi như cha mẹ dân do đó cần phải có một nếp sống khả kính để làm gương cho dân chúng noi theo.
Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, quyển thứ 19 có viết: “Nếu không có qui chế để khuyên răn và phân biệt kẻ hay người kém thì lấy gì để răn những kẻ tham lam, khuyến khích những người biết giữ khí tiết. ủy thác làm cho phên dậu để giữ gìn nước nhà, giao phó tính mệnh của dân chúng mà để mặc các quan chức chăm chú về lộc vị, chỉ vơ vét cho đầy túi tham, thì tài nào chả làm xấu quan trường và hại dân chúng. Cho nên muốn cho dân yên thì không gì bằng chỉnh đốn quan lại, mà cách chỉnh đốn thì ắt phải có khảo sát công việc, xét rõ hạng thượng hạ, làm cái mức cho thăng giáng; mới phan biệt được người có liêm sỉ và chính trị mới được hoàn toàn. Yếu điểm của bậc đế vương để làm nên cuộc thịnh trị đều không vượt qua lối ấy”.

Quan lại thời kỳ phong kiến chỉ có hai chức năng đó là: Tư vấn (chủ động tâu lên nhà vua); Phụ tá, thực thi quyền lực của vua (giúp vua quản lí các lĩnh vực, giám sát quan lại cấp dưới).
 
1. Chế độ khoa cử.[FONT=&quot][/FONT]
Khoa cử là chế độ tuyển chọn người để cất nhắc vào đội ngũ quan lại thông qua các kỳ thi do Nhà nước tổ chức. Khoa cử căn cứ vào các đối tượng khác nhau mà có ba hình thức chủ yếu là thi tuyển quan văn, thi tuyển quan võ và tuyển lại viên.[FONT=&quot][/FONT]
a. Thi tuyển quan văn: Là hình thức khoa cử sớm nhất, phổ biến nhất thời kỳ phong kiến, được áp dụng lần đầu tiên dưới thời nhà Lý, năm 1075. Thời nhà Trần, khoa cử đi vào nền nếp hơn. Nhưng phải từ thời Lê sơ chế độ khoa cử mới được hoàn thiện và việc tuyển lựa quan lại dựa trên kết quả khoa cử mới trở thành phương thức chủ yếu trong quan chế của Nhà nước. Bất kỳ ai, dù là con quan đại thần hay thứ dân, dù học ở trường tư nơi làng, xã hay trường công nơi phủ lộ, kinh thành như Quốc Tử Giám, nếu có đủ tư cách đạo đức, đều có quyền dự thi để làm quan. Chế độ thi cử trong nhiều triều đại phong kiến có tiếng là nghiêm túc và công bằng, đặc biệt là ở các thời có minh quân trị nước.[FONT=&quot][/FONT]
Ỏ thời Lê sơ cứ ba năm mở một khoa thi, mỗi khoa có ba lần thi (Tam trường): Thi Hương, thi Hội, thi Đình. Trước kỳ thi Hương, những người muốn dự thi phải qua kỳ khảo hạch để chính quyền địa phương xem xét về lý lịch, tư cách đạo đức và học vấn tối thiểu. Mỗi lần thi Hương và thi Hội, các sĩ tử phải trải qua bốn kỳ: ám tả (viết chính tả), kinh nghĩa, thơ, phú, chiếu, chế, biểu (các loại công văn), văn sách (văn chương, lịch sử và triết lý); riêng năm 1404 nhà Hồ còn tổ chức thêm kỳ thi thứ 5 là thi toán và viết chữ. Về thể thức: Đỗ kỳ thi trước mới được dự thi kỳ tiếp theo; sau mỗi kỳ kết quả thi đều được dán công khai. Những người thi đỗ tất cả các kỳ của thi Hương gọi là cống sĩ hay hương cống, hương tiến (gọi theo học vị là Cử nhân). Cách gọi này có ý nghĩa là các địa phương cống lên, tiến cử lên để triều đình tuyển chọn nhân tài. Kỳ thi Hội chọn ra các Tiến sĩ. Ba chức danh cao nhất của chế độ khoa cử là Tam khôi gồm Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa dành cho những người đạt điểm cao nhất của kỳ thi Đình với các ứng viên là Tiến sĩ. Vua không chỉ là người ra đề cho các kỳ thi Hội, thi Đình mà còn trực tiếp chấm bài một số người đạt điểm cao nhất. Các bài làm xuất sắc nhất của thí sinh các trường cũng thường được vua thẩm định. Thi Tam trường buộc các nho sinh phải tập trung cao độ năng lực học tập và làm bài trong khoảng 2-3 năm cho mỗi khoa thi. Đó là một hình thức học đại học rất đáng chú ý - chủ yếu là tự học và học qua các kỳ thi.[FONT=&quot][/FONT]
Lịch sử khoa bảng Việt Nam kéo dài 744 năm, từ khoa thi đầu tiên năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919. Theo số liệu thống kê được, có 2.898 người đỗ đại khoa (từ Tiến sĩ trở lên, trong đó 50 Trạng nguyên, song không có phụ nữ). Số không thống kê được có tới hàng vạn người đỗ các mức thấp hơn (Cử nhân trở xuống). Phần lớn những người đỗ đạt đều tham gia vào bộ máy quản lý đất nước và có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.[FONT=&quot][/FONT]
Bên cạnh hệ thống thi Tam trường, một số triều đại còn tổ chức thêm các khoa thi thay thế hoặc bổ sung cho kỳ thi Hội, thi Đình nhằm tuyển chọn thêm nhân tài từ nguồn những thí sinh có khả năng song do phạm quy, phạm húy mà hỏng thi ở kỳ thi Hội. Năm 1426, Lê Lợi sau khi đánh đuổi quân Minh đã tổ chức ngay một kỳ thi tại Thăng Long mong thu hút lực lượng trí thức cũ bất cộng tác với nhà Minh. Thi chỉ có một đề mang tính thời sự nóng hổi: “Bảng văn dụ hàng thành Đông Quan”. Kết quả có 36 người đỗ, trong đó, sáu người được bổ ngay làm Viên ngoại lang các bộ, 24 người được cử đi làm An phủ sứ các lộ. [FONT=&quot][/FONT]
Một tổ chức đặc biệt của triều đình phong kiến Việt Nam là Đông các (cơ quan tham mưu, cố vấn tối cao của triều đình, có quan hệ phối hợp với Hàn lâm viện với chức năng vạch ra và hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách quản lý vĩ mô) được chọn nhân tài bằng một kỳ thi riêng - thi Đông các - để tuyển chọn các Đông các đại học sĩ. Kỳ thi này rất quan trọng và số người đỗ mỗi kỳ rất ít, có khoa thi chỉ lấy đỗ ba người; chính sách đãi ngộ như với Tam khôi.[FONT=&quot][/FONT]
b. Thi quan võ: Có từ thời Lý, nhưng đến thời Lê sơ mới được tổ chức một cách quy củ và nền nếp(1). [FONT=&quot][/FONT]
Năm 1478 Lê Thánh Tông tổ chức kỳ thi Đô ti ở kinh đô cho quân đội và tổ chức Trường Võ bị (Giảng võ sở), đối tượng dự thi là con cháu các quan văn, võ ở kinh thành; học ba năm, ai đỗ trường này được bổ chức võ úy. Năm 1721, chúa Trịnh Cương mở Sở Võ học ở Thăng Long, cứ ba năm một lần mở kỳ thi võ (khoa Bác cử). Thi võ cử có hai cấp: Sở cử (tương đương với thi Hương bên văn) và thi Bác cử (tương đương với thi Hội, thi Đình). Việc cấp bằng cho những người thi đỗ hai kỳ thi võ cử cũng có sự tương đương với thi văn: Hương cống, Cử nhân và Tạo sĩ - Tiến sĩ võ, người đỗ cao nhất gọi là Tuấn sĩ - Trạng nguyên võ. “Ai có bằng Tạo sĩ được ra làm quan võ, làm trấn thủ, được phong tước công, hầu, bá, tử nam”. Có người xuất thân từ võ sĩ trở thành quan đầu triều(2).[FONT=&quot][/FONT]
Nội dung thi Sở cử thời Lê - Trịnh gồm ba kỳ. Kỳ 1: Hỏi sáu câu về binh pháp Tôn Tử. Kỳ 2: Thi cưỡi ngựa, múa đâu mâu, bắn cung, lăn khiên, múa kiếm, đấu kích, chạy bộ. Kỳ 3: thi một bài văn sách hỏi về phương lược và một bài thơ Đường.[FONT=&quot][/FONT]
Sau cuộc thi Sở cử sẽ thi Bác cử gồm có ba trường: Trường nhất hỏi về bảy bộ Binh thư; trường nhì thi đấu về cưỡi ngựa múa đâu mâu, múa siêu đao, lăn khiên và đấu gươm giáo; trường ba thi một bài văn sách về phương lược thao luyện, đánh giữ và về trận pháp. [FONT=&quot][/FONT]
Nội dung các môn thi võ cử có sự thay đổi cho phù hợp với thời cuộc. Vào thời kỳ nhà Nguyễn, vua Minh Mạng quy định các võ sinh dự thi hương lấy bằng Võ cử nhân gồm ba kỳ.[FONT=&quot][/FONT]
c. Thi lại viên: Lại viên (còn gọi là lại điển, liêu thuộc) là những người giúp việc cho các quan, tương đương với địa vị của các công chức hệ thống chính trị của ta hiện nay. Lại có thể chuyển thành quan nếu có công lao và thành tích làm việc. Kỳ thi lại viên đầu tiên được tổ chức vào đầu đời Lý. Nếu nhà Lý cho rằng lại viên cần thông thạo phép viết chữ, làm tính và hiểu biết về hình luật thì nhà Trần lại quan tâm trước tiên đến việc dạy lại viên biết viết công văn hành chính. Từ đời Lê sơ, các môn làm toán, viết chữ, thảo công văn đều là môn thi bắt buộc đối với kỳ thi lại viên(3).[FONT=&quot][/FONT]
Càng về sau, do yêu cầu tổ chức của nền hành chính, nhu cầu dự thi của xã hội ngày càng tăng (có kỳ thi tới hàng vạn người) nên các nhà cầm quyền quan tâm nhiều hơn đối với việc tổ chức thi lại viên. Triều Nguyễn, bên cạnh kỳ thi lại viên còn tổ chức thêm kỳ thi thủ thủ tuyển những người viết chữ đẹp cho các nha môn.[FONT=&quot][/FONT]
2. Chế độ tiến cử, bảo cử.[FONT=&quot][/FONT]
Chế độ tiến cử hay bảo cử đều là phương thức tuyển chọn nhân tài thông qua phát hiện, giới thiệu của một người có chức vị và uy tín xã hội mà không phải qua khoa thi.[FONT=&quot][/FONT]
a. Chế độ tiến cử cho phép một vị quan được đề nghị đưa một người có tài - đức được giữ một chức quan phù hợp. Người tiến cử phải lấy tước vị, danh dự của mình để đảm bảo rằng người được tiến cử xứng đáng với chức vị được giao.[FONT=&quot][/FONT]
Lê Thánh Tông đã phê phán các quan không thực thi chính sách tiến cử là “bọn bịt đường của bậc hiền tài, khơi nguồn cho kẻ cầu may”(4). [FONT=&quot][/FONT]
Còn có hình thức ít được áp dụng hơn là tự tiến cử, thường xuất lộ trong tình trạng đất nước có chiến tranh. Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Mạc Đĩnh Chi, Đào Duy Từ… là những vị đại thần có công với nước đã ra nhập nghiệp quan trường bằng con đường này. [FONT=&quot][/FONT]
Chế độ tiến cử đã nuôi dưỡng trong dân chúng một niềm tin người hiền tài sẽ không bị bỏ sót.[FONT=&quot][/FONT]
b. Chế độ bảo cử cho phép một vị quan được đề nghị đưa một người có tài năng, kinh nghiệm thực tiễn vào một chức vụ nào đó đang bị khuyết người và cũng lấy phẩm hàm, chức vụ của mình ra để bảo đảm rằng người được bảo cử là xứng đáng. Nếu bảo cử đúng, giúp nhà nước phát hiện và sử dụng được quan lại hiền tài thì người làm bảo cử được khen thưởng, song nếu người được họ đề đạt cất nhắc làm việc kém năng lực hoặc mắc sai lầm lớn thì người đứng ra bảo cử cũng bị trừng phạt. Sử gia Phan Huy Chú viết: “Lệ bảo cử từ thời Hồng Đức. Bấy giờ việc ấy làm thận trọng, cho nên không ai dám bảo cử thiên tư, các chức đều xứng đáng, rút cục thu được hiệu quả là chọn được người hiền tài”. [FONT=&quot][/FONT]
Triều Nguyễn không có sự phân biệt rạch ròi giữa hai chế độ trên mà gọi chung là đề cử hoặc tiến cử và đã luật hoá chính sách này với chế tài phạt nghiêm khắc hơn. Điều 174 Quốc triều hình luật của triều Nguyễn quy định, người làm quan trong thời gian thực hiện công vụ mà không cử được người giỏi thì bị biếm hoặc bị phạt theo luật tuỳ mức độ nặng nhẹ; nếu vì tình riêng hoặc vì ăn tiền mà tiến cử thì xử nặng thêm hai bậc.[FONT=&quot][/FONT]
3. Chế độ cất nhắc và sử dụng.[FONT=&quot][/FONT]
Hệ thống thang bậc quan chức thời phong kiến nước ta chia làm 24 bậc, từ thấp đến cao; trong đó, 18 bậc đầu thuộc về chín phẩm (cửu phẩm) hành chính, mỗi phẩm lại được chia làm hai bậc- chính và phụ- gọi là chánh và tòng. Như vậy chức quan thấp nhất là Tòng cửu phẩm (1 tư), chức quan cao nhất là Chánh nhất phẩm (18 tư) - thường là chức vị của Thượng thư (như Bộ trưởng ngày nay). Từ bậc 19 đến 24 (trên nhất phẩm) được xem như ngạch đặc biệt vua chỉ phong tặng cho các vị hoàng thân quốc thích thuộc hoàng gia và một số vị đại thần đứng đầu triều, thường là người giữ các chức vị Tể tướng hoặc Tam Thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), Tam Thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo), Tam Tư (Tư đồ, Tư mã, Tư không).[FONT=&quot][/FONT]
Chức vị gắn liền với chế độ lương bổng mà triều đình ban tặng cho các quan, ngạch bậc càng cao thì lương bổng càng nhiều. Nhưng không phải cứ có ngạch bậc càng cao là được giao các chức vụ càng quan trọng. Những người ruột thịt của nhà vua thường được phong tước vị cao, phẩm hàm ngoại ngạch, nhưng nếu không có thực tài và tư cách đạo đức tốt thì chỉ được giao những chức vụ không quan trọng. Chính bộ phận quan lại xuất hiện từ chế độ khoa cử, sau đó là tiến cử và bảo cử, chứ không phải qua chế độ thế tập “cha truyền, con nối”, là lực lượng trụ cột trong bộ máy quản lý đất nước. Quan chế triều Lê Thánh Tông quy định đỗ Trạng nguyên được phong quan bậc 8, đỗ đầu thi Đông các được phong quan bậc 11; đỗ Tiến sĩ thường phong bậc 4 và được bổ vào các cơ quan quan trọng của triều đình hoặc đi làm Tri huyện ngoài kinh thành. Cùng với được phong danh vị, quan tước, các Tiến sĩ còn được nhà nước ban cho chế độ đãi ngộ rất hậu, bổ dụng rất cao: Được dự lễ xướng danh; được ghi tên vào bảng vàng, bia đá; được vua ban mũ áo, đai và cho ăn yến; hưởng lệ vinh quy với sự đón tiếp long trọng của chính quyền địa phương và dân chúng; được cấp phủ đệ và ruộng đất,… So với các triều đại phong kiến Trung Quốc cùng thời thì chế độ bổ dụng và đãi ngộ đối với bậc Tiến sĩ của Việt Nam cao hơn(5). Truyền thống tôn vinh và trọng dụng nhân tài của nước ta hiện nay đã có cơ sở chính trị và cơ sở xã hội vững chắc từ thời phong kiến. Và đó là một giá trị của văn hoá Việt Nam.[FONT=&quot][/FONT]
Tuy nhiên, xã hội nào cũng có khoảng cách giữa danh và thực, giữa học và làm trong khi nhà nước chỉ cần những người có thực tài trong công việc. Các triều đại phong kiến giải quyết vấn đề này bằng hai giải pháp chính là: - Thực hiện chính sách thực tập nghề nghiệp đối với quan lại bậc thấp trước khi bổ dụng chính thức và - áp dụng chính sách khảo khoá đánh giá kết quả công việc và công lao của quan lại các cấp một cách định kỳ để quyết định việc thăng giáng, bổ dụng họ. Vì vậy dẫn đến một thực tiễn không đơn giản trong chốn quan trường: Phần lớn những người đứng đầu các cơ quan quan trọng của triều đình đều xuất thân từ chế độ khoa cử song không phải vị tiến sĩ nào cũng vươn tới ngạch quan lại cấp nhị, nhất phẩm; ngược lại, có nhiều người chỉ có học vị cử nhân, thậm chí bắt đầu sự nghiệp từ chức lại, nhưng vẫn được vua trọng dụng và trở thành quan đầu triều. Do việc học có nề nếp, thi cử nghiêm túc, công bằng nên hiện tượng “Tiến sĩ giấy”, tệ chạy bằng, chạy chức có diễn ra nhưng không nhiều, chưa đến mức khiến cả xã hội bức xúc; nó chỉ là hậu quả của một số triều đại suy đồi, kỷ cương bị buông lỏng.[FONT=&quot][/FONT]
Chế độ cất nhắc, sử dụng và đãi ngộ quan lại qua kết quả thi cử và kết quả cai trị đã tạo nên một đội ngũ quan lại trí thức và chuyên nghiệp. [FONT=&quot][/FONT]
Hạn chế căn bản của chế độ khoa cử là chương trình học quá thiên lệch về lý luận chính trị-xã hội, còn khoa học tự nhiên và kỹ thuật bị bỏ rơi; việc thi cử càng về sau càng mang tính kinh viện, nặng nề và kéo dài khiến cho ít người thành đạt còn tuổi trẻ. Sai lầm nghiêm trọng của chế độ khoa cử là đã gạt bỏ hoàn toàn phụ nữ - phần nửa của xã hội - khỏi nền giáo dục chính thống và đội ngũ quan lại. Song, sai lầm nghiêm trọng nhất của nền khoa cử nói riêng, chế độ chính trị phong kiến nói chung, theo chúng tôi, là sự quá tự tin, tự hào và tự bằng lòng với thể chế và truyền thống văn hiến đã tồn tại nhiều thế kỷ của mình, không chịu đổi mới để thích nghi với thời cuộc mới. Vào thời cận đại, khi nước ta có cơ hội giao lưu và mở cửa với kinh tế thị trường, khoa học, công nghệ và nền văn minh phương Tây thì chính tầng lớp vua quan triều Nguyễn - sản phẩm và chủ thể của chế độ khoa cử hậu kỳ bảo thủ và kinh viện - đã ngoảnh mặt làm ngơ, cự tuyệt với đề nghị cải cách của một số nho sĩ tiến bộ, giữ khư khư lối tư duy và lề thói cũ khiến đất nước rơi vào cảnh bại vong trước sự xâm lăng của thực dân Pháp. [FONT=&quot][/FONT]
Bài học đắt giá rút ra từ lịch sử nước ta thời trung đại là từ tư duy, văn hoá chính trị đến tổ chức thể chế, chế độ xây dựng và quản lý quan lại… đều cần sự đổi mới có hệ thống và kịp thời để phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và các chuẩn mực mới của nền văn minh thế giới.[FONT=&quot][/FONT]
_______ [FONT=&quot][/FONT]
 
Như đã thấy có 4 cách chính để tuyển chọn quan lại trong đó sử dụng 2 cách chính là thi và cử và hiện nay chúng ta vẫn dùng
Quan chế thời PK có Chức-tước-phẩm -hàm
Hình thức 'tập ấm' thường chỉ là tập tước (ko có thực quyền)
Hình thức mua quan chức cũng thường chỉ mua được phẩm hàm cho sang trọng
Còn các chức vụ nói chung là phải qua thi cử trong đó thi được coi trọng hơn
Chế độ PK chú trọng đức hơn tài như câu nói Hiền tài là nguyên khí quốc gia đã đặt 'hiền' lên trước 'tài'

Ưu điểm của hệ thống tuyển chọn PK là: Đào tạo và sử dụng những con người có đạo đức
-Trong thời điểm quan trọng để hình thành nhân cách (lúc tuổi trẻ), con người được giáo dục đạo đức theo yêu cầu xã hội
-Các kĩ năng cơ bản cũng được giáo dục đồng thời (viết chiếu, chế, biểu... )
-Các kĩ năng cần cho công việc được bổ sung sau khi thi đỗ. Khi thi đỗ, các vị tân khoa phải có 1 thời gian học việc ở những vị trí như Hậu bổ (chờ bổ nhiệm), Hàn lâm viện đãi chiếu (chờ chiếu chỉ), Hành tẩu (nhân viên văn phòng)... Kẻ có thực tài mới được bổ nhiệm vào chức vụ quản lí còn nếu chỉ văn thơ suông thì có thể chuyển sang Bộ lễ, làm Học đạo, giáo thụ...
-Có hệ thống thanh tra: ngự sử, gián quan... lấy từ hàng ngũ ít học nhưng tư cách tốt để kiềm chế hàng ngũ quan lại loại bỏ những kẻ tham nhũng, bất tài

Nhược điểm của hệ thống tuyển chọn PK là:
1. Có thể đào tạo ra những kẻ giả dối. Bỏ sót những người thực tài
-Thời nào cũng có những kẻ văn thơ viết một đằng làm một nẻo. Giáo dục nhân cách là một việc rất khó. Nên trong xã hội PK vẫn có nhiều hiện tượng tham nhũng, thối nát
-Người thực tài thường ko theo quy củ nên khó có thể thi đỗ
2. Bảo thủ, trì trệ thiếu sáng tạo
-Vì giáo dục và thi cử dựa vào những kinh sử tử tập từ thời xưa nên có những điều ko phù hợp với xã hội hiện tại
-Người học thường coi những điều trong sách là chuẩn mực, ko có ý thức sáng tạo thêm. Coi trọng đạo đức, coi nhẹ tài năng

Vì vậy ko lạ là các nhà nước PK đã bị thôn tính và thay thế bởi các chế độ tư bản
 
[PDF][/PDF]hoa cử là chế độ tuyển chọn người để cất nhắc vào đội ngũ quan lại thông qua các kỳ thi do Nhà nước tổ chức. Khoa cử căn cứ vào các đối tượng khác nhau mà có ba hình thức chủ yếu là thi tuyển quan văn, thi tuyển quan võ và tuyển lại viên.
a. Thi tuyển quan văn: Là hình thức khoa cử sớm nhất, phổ biến nhất thời kỳ phong kiến, được áp dụng lần đầu tiên dưới thời nhà Lý, năm 1075. Thời nhà Trần, khoa cử đi vào nền nếp hơn. Nhưng phải từ thời Lê sơ chế độ khoa cử mới được hoàn thiện và việc tuyển lựa quan lại dựa trên kết quả khoa cử mới trở thành phương thức chủ yếu trong quan chế của Nhà nước. Bất kỳ ai, dù là con quan đại thần hay thứ dân, dù học ở trường tư nơi làng, xã hay trường công nơi phủ lộ, kinh thành như Quốc Tử Giám, nếu có đủ tư cách đạo đức, đều có quyền dự thi để làm quan. Chế độ thi cử trong nhiều triều đại phong kiến có tiếng là nghiêm túc và công bằng, đặc biệt là ở các thời có minh quân trị nước.
Ỏ thời Lê sơ cứ ba năm mở một khoa thi, mỗi khoa có ba lần thi (Tam trường): Thi Hương, thi Hội, thi Đình. Trước kỳ thi Hương, những người muốn dự thi phải qua kỳ khảo hạch để chính quyền địa phương xem xét về lý lịch, tư cách đạo đức và học vấn tối thiểu. Mỗi lần thi Hương và thi Hội, các sĩ tử phải trải qua bốn kỳ: ám tả (viết chính tả), kinh nghĩa, thơ, phú, chiếu, chế, biểu (các loại công văn), văn sách (văn chương, lịch sử và triết lý); riêng năm 1404 nhà Hồ còn tổ chức thêm kỳ thi thứ 5 là thi toán và viết chữ. Về thể thức: Đỗ kỳ thi trước mới được dự thi kỳ tiếp theo; sau mỗi kỳ kết quả thi đều được dán công khai. Những người thi đỗ tất cả các kỳ của thi Hương gọi là cống sĩ hay hương cống, hương tiến (gọi theo học vị là Cử nhân). Cách gọi này có ý nghĩa là các địa phương cống lên, tiến cử lên để triều đình tuyển chọn nhân tài. Kỳ thi Hội chọn ra các Tiến sĩ. Ba chức danh cao nhất của chế độ khoa cử là Tam khôi gồm Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa dành cho những người đạt điểm cao nhất của kỳ thi Đình với các ứng viên là Tiến sĩ. Vua không chỉ là người ra đề cho các kỳ thi Hội, thi Đình mà còn trực tiếp chấm bài một số người đạt điểm cao nhất. Các bài làm xuất sắc nhất của thí sinh các trường cũng thường được vua thẩm định. Thi Tam trường buộc các nho sinh phải tập trung cao độ năng lực học tập và làm bài trong khoảng 2-3 năm cho mỗi khoa thi. Đó là một hình thức học đại học rất đáng chú ý - chủ yếu là tự học và học qua các kỳ thi.
Lịch sử khoa bảng Việt Nam kéo dài 744 năm, từ khoa thi đầu tiên năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919. Theo số liệu thống kê được, có 2.898 người đỗ đại khoa (từ Tiến sĩ trở lên, trong đó 50 Trạng nguyên, song không có phụ nữ). Số không thống kê được có tới hàng vạn người đỗ các mức thấp hơn (Cử nhân trở xuống). Phần lớn những người đỗ đạt đều tham gia vào bộ máy quản lý đất nước và có những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bên cạnh hệ thống thi Tam trường, một số triều đại còn tổ chức thêm các khoa thi thay thế hoặc bổ sung cho kỳ thi Hội, thi Đình nhằm tuyển chọn thêm nhân tài từ nguồn những thí sinh có khả năng song do phạm quy, phạm húy mà hỏng thi ở kỳ thi Hội. Năm 1426, Lê Lợi sau khi đánh đuổi quân Minh đã tổ chức ngay một kỳ thi tại Thăng Long mong thu hút lực lượng trí thức cũ bất cộng tác với nhà Minh. Thi chỉ có một đề mang tính thời sự nóng hổi: “Bảng văn dụ hàng thành Đông Quan”. Kết quả có 36 người đỗ, trong đó, sáu người được bổ ngay làm Viên ngoại lang các bộ, 24 người được cử đi làm An phủ sứ các lộ.
Một tổ chức đặc biệt của triều đình phong kiến Việt Nam là Đông các (cơ quan tham mưu, cố vấn tối cao của triều đình, có quan hệ phối hợp với Hàn lâm viện với chức năng vạch ra và hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách quản lý vĩ mô) được chọn nhân tài bằng một kỳ thi riêng - thi Đông các - để tuyển chọn các Đông các đại học sĩ. Kỳ thi này rất quan trọng và số người đỗ mỗi kỳ rất ít, có khoa thi chỉ lấy đỗ ba người; chính sách đãi ngộ như với Tam khôi.
b. Thi quan võ: Có từ thời Lý, nhưng đến thời Lê sơ mới được tổ chức một cách quy củ và nền nếp(1).
Năm 1478 Lê Thánh Tông tổ chức kỳ thi Đô ti ở kinh đô cho quân đội và tổ chức Trường Võ bị (Giảng võ sở), đối tượng dự thi là con cháu các quan văn, võ ở kinh thành; học ba năm, ai đỗ trường này được bổ chức võ úy. Năm 1721, chúa Trịnh Cương mở Sở Võ học ở Thăng Long, cứ ba năm một lần mở kỳ thi võ (khoa Bác cử). Thi võ cử có hai cấp: Sở cử (tương đương với thi Hương bên văn) và thi Bác cử (tương đương với thi Hội, thi Đình). Việc cấp bằng cho những người thi đỗ hai kỳ thi võ cử cũng có sự tương đương với thi văn: Hương cống, Cử nhân và Tạo sĩ - Tiến sĩ võ, người đỗ cao nhất gọi là Tuấn sĩ - Trạng nguyên võ. “Ai có bằng Tạo sĩ được ra làm quan võ, làm trấn thủ, được phong tước công, hầu, bá, tử nam”. Có người xuất thân từ võ sĩ trở thành quan đầu triều(2).
Nội dung thi Sở cử thời Lê - Trịnh gồm ba kỳ. Kỳ 1: Hỏi sáu câu về binh pháp Tôn Tử. Kỳ 2: Thi cưỡi ngựa, múa đâu mâu, bắn cung, lăn khiên, múa kiếm, đấu kích, chạy bộ. Kỳ 3: thi một bài văn sách hỏi về phương lược và một bài thơ Đường.
Sau cuộc thi Sở cử sẽ thi Bác cử gồm có ba trường: Trường nhất hỏi về bảy bộ Binh thư; trường nhì thi đấu về cưỡi ngựa múa đâu mâu, múa siêu đao, lăn khiên và đấu gươm giáo; trường ba thi một bài văn sách về phương lược thao luyện, đánh giữ và về trận pháp.
Nội dung các môn thi võ cử có sự thay đổi cho phù hợp với thời cuộc. Vào thời kỳ nhà Nguyễn, vua Minh Mạng quy định các võ sinh dự thi hương lấy bằng Võ cử nhân gồm ba kỳ.
c. Thi lại viên: Lại viên (còn gọi là lại điển, liêu thuộc) là những người giúp việc cho các quan, tương đương với địa vị của các công chức hệ thống chính trị của ta hiện nay. Lại có thể chuyển thành quan nếu có công lao và thành tích làm việc. Kỳ thi lại viên đầu tiên được tổ chức vào đầu đời Lý. Nếu nhà Lý cho rằng lại viên cần thông thạo phép viết chữ, làm tính và hiểu biết về hình luật thì nhà Trần lại quan tâm trước tiên đến việc dạy lại viên biết viết công văn hành chính. Từ đời Lê sơ, các môn làm toán, viết chữ, thảo công văn đều là môn thi bắt buộc đối với kỳ thi lại viên(3).
Càng về sau, do yêu cầu tổ chức của nền hành chính, nhu cầu dự thi của xã hội ngày càng tăng (có kỳ thi tới hàng vạn người) nên các nhà cầm quyền quan tâm nhiều hơn đối với việc tổ chức thi lại viên. Triều Nguyễn, bên cạnh kỳ thi lại viên còn tổ chức thêm kỳ thi thủ thủ tuyển những người viết chữ đẹp cho các nha môn.
2. Chế độ tiến cử, bảo cử.
Chế độ tiến cử hay bảo cử đều là phương thức tuyển chọn nhân tài thông qua phát hiện, giới thiệu của một người có chức vị và uy tín xã hội mà không phải qua khoa thi.
a. Chế độ tiến cử cho phép một vị quan được đề nghị đưa một người có tài - đức được giữ một chức quan phù hợp. Người tiến cử phải lấy tước vị, danh dự của mình để đảm bảo rằng người được tiến cử xứng đáng với chức vị được giao.
Lê Thánh Tông đã phê phán các quan không thực thi chính sách tiến cử là “bọn bịt đường của bậc hiền tài, khơi nguồn cho kẻ cầu may”(4).
Còn có hình thức ít được áp dụng hơn là tự tiến cử, thường xuất lộ trong tình trạng đất nước có chiến tranh. Lý Thường Kiệt, Phạm Ngũ Lão, Mạc Đĩnh Chi, Đào Duy Từ… là những vị đại thần có công với nước đã ra nhập nghiệp quan trường bằng con đường này.
Chế độ tiến cử đã nuôi dưỡng trong dân chúng một niềm tin người hiền tài sẽ không bị bỏ sót.
b. Chế độ bảo cử cho phép một vị quan được đề nghị đưa một người có tài năng, kinh nghiệm thực tiễn vào một chức vụ nào đó đang bị khuyết người và cũng lấy phẩm hàm, chức vụ của mình ra để bảo đảm rằng người được bảo cử là xứng đáng. Nếu bảo cử đúng, giúp nhà nước phát hiện và sử dụng được quan lại hiền tài thì người làm bảo cử được khen thưởng, song nếu người được họ đề đạt cất nhắc làm việc kém năng lực hoặc mắc sai lầm lớn thì người đứng ra bảo cử cũng bị trừng phạt. Sử gia Phan Huy Chú viết: “Lệ bảo cử từ thời Hồng Đức. Bấy giờ việc ấy làm thận trọng, cho nên không ai dám bảo cử thiên tư, các chức đều xứng đáng, rút cục thu được hiệu quả là chọn được người hiền tài”.
Triều Nguyễn không có sự phân biệt rạch ròi giữa hai chế độ trên mà gọi chung là đề cử hoặc tiến cử và đã luật hoá chính sách này với chế tài phạt nghiêm khắc hơn. Điều 174 Quốc triều hình luật của triều Nguyễn quy định, người làm quan trong thời gian thực hiện công vụ mà không cử được người giỏi thì bị biếm hoặc bị phạt theo luật tuỳ mức độ nặng nhẹ; nếu vì tình riêng hoặc vì ăn tiền mà tiến cử thì xử nặng thêm hai bậc.
3. Chế độ cất nhắc và sử dụng.
Hệ thống thang bậc quan chức thời phong kiến nước ta chia làm 24 bậc, từ thấp đến cao; trong đó, 18 bậc đầu thuộc về chín phẩm (cửu phẩm) hành chính, mỗi phẩm lại được chia làm hai bậc- chính và phụ- gọi là chánh và tòng. Như vậy chức quan thấp nhất là Tòng cửu phẩm (1 tư), chức quan cao nhất là Chánh nhất phẩm (18 tư) - thường là chức vị của Thượng thư (như Bộ trưởng ngày nay). Từ bậc 19 đến 24 (trên nhất phẩm) được xem như ngạch đặc biệt vua chỉ phong tặng cho các vị hoàng thân quốc thích thuộc hoàng gia và một số vị đại thần đứng đầu triều, thường là người giữ các chức vị Tể tướng hoặc Tam Thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), Tam Thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo), Tam Tư (Tư đồ, Tư mã, Tư không).
Chức vị gắn liền với chế độ lương bổng mà triều đình ban tặng cho các quan, ngạch bậc càng cao thì lương bổng càng nhiều. Nhưng không phải cứ có ngạch bậc càng cao là được giao các chức vụ càng quan trọng. Những người ruột thịt của nhà vua thường được phong tước vị cao, phẩm hàm ngoại ngạch, nhưng nếu không có thực tài và tư cách đạo đức tốt thì chỉ được giao những chức vụ không quan trọng. Chính bộ phận quan lại xuất hiện từ chế độ khoa cử, sau đó là tiến cử và bảo cử, chứ không phải qua chế độ thế tập “cha truyền, con nối”, là lực lượng trụ cột trong bộ máy quản lý đất nước. Quan chế triều Lê Thánh Tông quy định đỗ Trạng nguyên được phong quan bậc 8, đỗ đầu thi Đông các được phong quan bậc 11; đỗ Tiến sĩ thường phong bậc 4 và được bổ vào các cơ quan quan trọng của triều đình hoặc đi làm Tri huyện ngoài kinh thành. Cùng với được phong danh vị, quan tước, các Tiến sĩ còn được nhà nước ban cho chế độ đãi ngộ rất hậu, bổ dụng rất cao: Được dự lễ xướng danh; được ghi tên vào bảng vàng, bia đá; được vua ban mũ áo, đai và cho ăn yến; hưởng lệ vinh quy với sự đón tiếp long trọng của chính quyền địa phương và dân chúng; được cấp phủ đệ và ruộng đất,… So với các triều đại phong kiến Trung Quốc cùng thời thì chế độ bổ dụng và đãi ngộ đối với bậc Tiến sĩ của Việt Nam cao hơn(5). Truyền thống tôn vinh và trọng dụng nhân tài của nước ta hiện nay đã có cơ sở chính trị và cơ sở xã hội vững chắc từ thời phong kiến. Và đó là một giá trị của văn hoá Việt Nam.
Tuy nhiên, xã hội nào cũng có khoảng cách giữa danh và thực, giữa học và làm trong khi nhà nước chỉ cần những người có thực tài trong công việc. Các triều đại phong kiến giải quyết vấn đề này bằng hai giải pháp chính là: - Thực hiện chính sách thực tập nghề nghiệp đối với quan lại bậc thấp trước khi bổ dụng chính thức và - áp dụng chính sách khảo khoá đánh giá kết quả công việc và công lao của quan lại các cấp một cách định kỳ để quyết định việc thăng giáng, bổ dụng họ. Vì vậy dẫn đến một thực tiễn không đơn giản trong chốn quan trường: Phần lớn những người đứng đầu các cơ quan quan trọng của triều đình đều xuất thân từ chế độ khoa cử song không phải vị tiến sĩ nào cũng vươn tới ngạch quan lại cấp nhị, nhất phẩm; ngược lại, có nhiều người chỉ có học vị cử nhân, thậm chí bắt đầu sự nghiệp từ chức lại, nhưng vẫn được vua trọng dụng và trở thành quan đầu triều. Do việc học có nề nếp, thi cử nghiêm túc, công bằng nên hiện tượng “Tiến sĩ giấy”, tệ chạy bằng, chạy chức có diễn ra nhưng không nhiều, chưa đến mức khiến cả xã hội bức xúc; nó chỉ là hậu quả của một số triều đại suy đồi, kỷ cương bị buông lỏng.
Chế độ cất nhắc, sử dụng và đãi ngộ quan lại qua kết quả thi cử và kết quả cai trị đã tạo nên một đội ngũ quan lại trí thức và chuyên nghiệp.
Hạn chế căn bản của chế độ khoa cử là chương trình học quá thiên lệch về lý luận chính trị-xã hội, còn khoa học tự nhiên và kỹ thuật bị bỏ rơi; việc thi cử càng về sau càng mang tính kinh viện, nặng nề và kéo dài khiến cho ít người thành đạt còn tuổi trẻ. Sai lầm nghiêm trọng của chế độ khoa cử là đã gạt bỏ hoàn toàn phụ nữ - phần nửa của xã hội - khỏi nền giáo dục chính thống và đội ngũ quan lại. Song, sai lầm nghiêm trọng nhất của nền khoa cử nói riêng, chế độ chính trị phong kiến nói chung, theo chúng tôi, là sự quá tự tin, tự hào và tự bằng lòng với thể chế và truyền thống văn hiến đã tồn tại nhiều thế kỷ của mình, không chịu đổi mới để thích nghi với thời cuộc mới. Vào thời cận đại, khi nước ta có cơ hội giao lưu và mở cửa với kinh tế thị trường, khoa học, công nghệ và nền văn minh phương Tây thì chính tầng lớp vua quan triều Nguyễn - sản phẩm và chủ thể của chế độ khoa cử hậu kỳ bảo thủ và kinh viện - đã ngoảnh mặt làm ngơ, cự tuyệt với đề nghị cải cách của một số nho sĩ tiến bộ, giữ khư khư lối tư duy và lề thói cũ khiến đất nước rơi vào cảnh bại vong trước sự xâm lăng của thực dân Pháp.
Bài học đắt giá rút ra từ lịch sử nước ta thời trung đại là từ tư duy, văn hoá chính trị đến tổ chức thể chế, chế độ xây dựng và quản lý quan lại… đều cần sự đổi mới có hệ thống và kịp thời để phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và các chuẩn mực mới của nền văn minh thế giới.
_______
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top