Khi uống thuốc Nam, người bệnh thường phải kiêng một số loại thức ăn để thuốc có thể phát huy được tác dụng.
Ngay cả đối với thuốc Tây, người bệnh cũng phải tránh dùng một số loại thực phẩm khi uống thuốc để tránh những tương tác không có lợi của thực phẩm đối với thuốc, làm cho thuốc không phát huy hết tác dụng trong quá trình điều trị. Chẳng hạn khi uống kháng sinh, không nên sử dụng các sản phẩm làm từ sữa…
Các thuốc chữa bệnh tim mạch
Thuốc làm giảm mạch và điều trị bệnh tăng huyết áp (làm giãn mạch máu, cung cấp máu và ôxy cho tim và điều hoà nhịp tim), nên hạn chế dùng muối để thuốc có tác dụng vì khi ăn nhiều muối, lượng natri trong muối sẽ hút nước từ thành của động mạch làm cho động mạch bị thu hẹp trong khi lượng nước và áp suất lại tăng lên.
Ảnh minh họa. Ảnh: gettyimages.com
Thuốc chống đông máu (có tác dụng làm giảm sự tạo thành cục máu) nên hạn chế ăn thức ăn có nhiều vitamin K (như rau chân vịt, súp lơ, khoai lang, dầu thực vật và lòng đỏ trứng) vì tác dụng của vitamin K là giúp cho quá trình đông máu diễn ra tốt và hạn chế lượng máu bị mất nên làm giảm tác dụng của thuốc.
Thuốc giảm đau, chống viêm
Thuốc Aspirin có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhưng có thể gây rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, loét và gây chảy máu dạ dày. Tránh dùng với rượu cũng không nên uống thuốc với nước hoa quả vì sẽ có cảm giác nôn nao.
Các thuốc chống viêm như Corticosterid (Corticoid), Ibuprofen, Indomethacin, Indocin, Piroxican... có tác dụng phụ trên dạ dày nhưng nhẹ hơn so với aspirin, vì vậy không nên dùng với rượu để tránh cảm giác nôn nao. Dùng Corticosteroid không nên ăn mặn.
Các thuốc kháng khuẩn
Metronidazol: Không uống rượu khi dùng thuốc vì có thể gây đau dạ dày; buồn nôn, nhức đầu, nóng bừng mặt.
Những kháng sinh thuốc họ Tetracyclin (Achromycin, Sumycin, Panmycin) nên dùng sau khi ăn khoảng 2 giờ, không dùng khi uống những sản phẩm làm từ sữa vì sữa và thức ăn ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc.
Với các thuốc gây ngủ như Meperdin, Morphin... không dùng với rượu vì làm tăng tác dụng của thuốc an thần. Không nên dùng trong bữa ăn vì dễ gây nôn nao.
Thuốc chữa dị ứng, suyễn
Thuốc chống histamin, chất gây nên phản ứng ban đỏ, nổi mề đay khi da bị tổn hại do nọc động vật và độc tố cũng như một số triệu chứng khác của tình trạng suyễn: tránh đồ uống có rượu vì chất chống histamin tác dụng với rượu gây ra buồn ngủ và kém lanh lợi.
Các thuốc làm giãn phế quản kỵ với thức ăn và đồ uống có chất cafein vì cả thuốc giãn phế quản và chất cafein đều có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, có thể gây tổn hại cho bạn.
Nếu sử dụng một đơn thuốc làm tình trạng bệnh nặng thêm hoặc cơ thể nóng lên thì ngưng dùng thuốc để tham khảo ý kiến bác sĩ.
Với những loại thuốc cần bảo quản lạnh từ 2-8 độ C, cần bảo quản trong tủ lạnh, chỉ lấy ra trước vài phút khi cần sử dụng. Với thuốc cần giữ ở nhiệt độ 25-30 độ C thì không nên giữ trong thời gian dài, nhớ kiểm tra hạn dùng của thuốc. Nếu phát hiện thuốc có dấu hiệu biến dạng, đổi màu hoặc tan chảy thì phải bỏ ngay.
Theo Dược sĩ Trần Thúy Mỵ (Sức Khỏe & Đời Sống)
Ngay cả đối với thuốc Tây, người bệnh cũng phải tránh dùng một số loại thực phẩm khi uống thuốc để tránh những tương tác không có lợi của thực phẩm đối với thuốc, làm cho thuốc không phát huy hết tác dụng trong quá trình điều trị. Chẳng hạn khi uống kháng sinh, không nên sử dụng các sản phẩm làm từ sữa…
Các thuốc chữa bệnh tim mạch
Thuốc làm giảm mạch và điều trị bệnh tăng huyết áp (làm giãn mạch máu, cung cấp máu và ôxy cho tim và điều hoà nhịp tim), nên hạn chế dùng muối để thuốc có tác dụng vì khi ăn nhiều muối, lượng natri trong muối sẽ hút nước từ thành của động mạch làm cho động mạch bị thu hẹp trong khi lượng nước và áp suất lại tăng lên.
Ảnh minh họa. Ảnh: gettyimages.com
Thuốc chống đông máu (có tác dụng làm giảm sự tạo thành cục máu) nên hạn chế ăn thức ăn có nhiều vitamin K (như rau chân vịt, súp lơ, khoai lang, dầu thực vật và lòng đỏ trứng) vì tác dụng của vitamin K là giúp cho quá trình đông máu diễn ra tốt và hạn chế lượng máu bị mất nên làm giảm tác dụng của thuốc.
Thuốc giảm đau, chống viêm
Thuốc Aspirin có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhưng có thể gây rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, loét và gây chảy máu dạ dày. Tránh dùng với rượu cũng không nên uống thuốc với nước hoa quả vì sẽ có cảm giác nôn nao.
Các thuốc chống viêm như Corticosterid (Corticoid), Ibuprofen, Indomethacin, Indocin, Piroxican... có tác dụng phụ trên dạ dày nhưng nhẹ hơn so với aspirin, vì vậy không nên dùng với rượu để tránh cảm giác nôn nao. Dùng Corticosteroid không nên ăn mặn.
Các thuốc kháng khuẩn
Metronidazol: Không uống rượu khi dùng thuốc vì có thể gây đau dạ dày; buồn nôn, nhức đầu, nóng bừng mặt.
Những kháng sinh thuốc họ Tetracyclin (Achromycin, Sumycin, Panmycin) nên dùng sau khi ăn khoảng 2 giờ, không dùng khi uống những sản phẩm làm từ sữa vì sữa và thức ăn ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc.
Với các thuốc gây ngủ như Meperdin, Morphin... không dùng với rượu vì làm tăng tác dụng của thuốc an thần. Không nên dùng trong bữa ăn vì dễ gây nôn nao.
Thuốc chữa dị ứng, suyễn
Thuốc chống histamin, chất gây nên phản ứng ban đỏ, nổi mề đay khi da bị tổn hại do nọc động vật và độc tố cũng như một số triệu chứng khác của tình trạng suyễn: tránh đồ uống có rượu vì chất chống histamin tác dụng với rượu gây ra buồn ngủ và kém lanh lợi.
Các thuốc làm giãn phế quản kỵ với thức ăn và đồ uống có chất cafein vì cả thuốc giãn phế quản và chất cafein đều có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, có thể gây tổn hại cho bạn.
Nếu sử dụng một đơn thuốc làm tình trạng bệnh nặng thêm hoặc cơ thể nóng lên thì ngưng dùng thuốc để tham khảo ý kiến bác sĩ.
Với những loại thuốc cần bảo quản lạnh từ 2-8 độ C, cần bảo quản trong tủ lạnh, chỉ lấy ra trước vài phút khi cần sử dụng. Với thuốc cần giữ ở nhiệt độ 25-30 độ C thì không nên giữ trong thời gian dài, nhớ kiểm tra hạn dùng của thuốc. Nếu phát hiện thuốc có dấu hiệu biến dạng, đổi màu hoặc tan chảy thì phải bỏ ngay.
Theo Dược sĩ Trần Thúy Mỵ (Sức Khỏe & Đời Sống)