trucdiepthanh
New member
- Xu
- 0
Lá trúc xanh
Đường “Thích Nử Diệu Không” ở Thành phố Huế
Trúc Diệp Thanh
Trong phiên họp ngày 17 tháng 3 năm 2011,HDND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thông qua việc đặt 68 tên đường mới cho TP Huế trong số đó có tên đường”Thích Nử Diệu Không”.
Thích Nử Diệu Không thường được biết đên dưới cái tên kính trọng mà thân thương là “sư bà Diệu Không”,thế danh Hồ Thị Hạnh,sinh năm 1905 là con gái út của quận công Hồ Đắc Trung.Trước khi xuất gia tu hành,Hồ Thị Hạnh là một quận chúa tài sắc,đức hạnh vẹn toàn.Sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc,một tiểu thư lá ngọc cành vàng,sống trong nhung lụa,xinh đẹp và thông minh học giỏi,từ nhỏ đã thông thạo Hán ngữ,Pháp ngữ,nhưng Hồ Thị Hạnh vốn có những đức tính khác hẵn các tiểu thư con nhà giàu sang cùng thời.Sống trong lầu son,gác tía nhưng Hồ Thị Hạnh không màng giàu sang,phú quý,không ham danh lợi lại sớm có ý thức hoạt động xã hội,mang hoài bão giúp đở người cùng giới thoát cảnh nghèo nàn lạc,hậu.Năm 15 tuổi,đang là một học sinh trường nử học Đồng Khánh(Huế)Hồ Thị Hạnh đã bỏ học ở nhà tự học thêm,trau dồi kiến thức và tham gia hoạt động trong phong trào phụ nử. Hồ Thị Hạnh là một hội viên tích cực trong Hội Nử công do bà Đạm Phương Nử Sử làm Hội trưởng.Hồ Thị Hạnh khới xướng phong trào “chị em người Việt dùng hàng Việt”,tổ chức cho phụ nử nghèo học các nghề thủ công truyền thống,quảng bá rộng rãi cả trong và ngoài nước các sản phẩm tinh xảo do Hội Nử công làm ra.Mật thám Pháp không ưa những hoạt động của Hội Nử công mà chúng cho là “mầm mống của tinh thần yêu nước”!Để mở rộng hoạt động nhân đạo nhưng không bị mật thám Pháp quấy rầy,với uy tín của một quận chúa và tài giao thiệp bằng tiếng Pháp lưu loát,Hồ Thị Hạnh đã sáng lập Hội Lạc Thiện mời được đông đảo các phu nhân các quan lại cao cấp ngừoi Việt,người Pháp,vận động được cả phu nhân Khâm sứ Pháp làm chủ tịch danh dự của Hội.Với cái vỏ hợp pháp đó,Hồ Thị Hạnh đã tổ chức quyên góp cứu trợ cho đồng bào bị thiệt hại qua thiên tai,địch họa đáng chú ý là quận chúa đã đích thân dẫn đầu đoàn cứu trợ của Hội Lạc Thiện ra Nghệ An thuyết phục được quan chức người Pháp,người Việt đồng ý cho Hội cứu trợ nạn nhân trong phong trào Xô Viết Nghệ tĩnh (1930-1931).
Năm 1930,một sự cố trong hôn nhân,gia đình của quận chúa (ông Cao Xuân Xang,con thứ của Thượng thư Cao Xuân Dục,người chồng mới chung sống với quận chúa chưa tròn một năm đã bị bạo bệnh qua đời)tạo một bước ngoặc cơ bản trong cuộc đời của quận chúa Hồ Thị Hạnh.Sẵn có mầm được ươm trong một gia đình mộ đạo Phật,từ lâu quận chúa muốn xuất gia tu hành nhưng còn vướng bổn phận của một người phụ nử trong gia đình theo lề thói Nho giáo,hơn nữa lúc này Phật giáo chưa có chỗ cho nử giới tu hành nên quận chúa chưa thực hiện được ước mơ của mình.Đến năm 1932,mãn tang chồng,duyên trần nhẹ gánh lại được Hòa thượng Giác Tiên trú trì chùa Trúc Lâm(Huế)giác ngộ ý nghĩa cao siêu cua con đường tu hành, Hồ Thị Hạnh đã thọ thập giới với pháp tự Diệu Không(húy Thượng Trùng Hạ Hảo hiệu Nhất Điểm Thanh).Tuy mới gia nhập giáo hội nhưng sư Diệu Không đã nhanh chóng khẳng định mình bằng một loạt hoạt động Phật sự đóng góp cho sự phát triễn của giáo hội.Đó là việc sư Diệu Không, vốn có uy tín trong Nội cung nhà Nguyễn(Sư có bà chị ruột là đệ nhât Ân phi của vua Khải Định)và tài giao thiệp khéo léo,Sư đã trợ giúp đắc lực cho Hòa thượng Giác Tiên thành lập An nam Phật học Hội vốn bị Thượng thư Nguyễn Hửu Bài, vị đại thần có quyền thế nhưng theo Công giáo cản trở.Hội Phật học do cư sĩ Lê Đình Thám,một trí thức có uy tín làm hội trưởng đã nhanh chóng được thành lập khắp các tỉnh,thành trong cả nưóc thu hút hàng vạn hội viên nhất là trong giới học sinh,sinh viên,trí thức yêu nước..Một đóng góp quan trọng nữa của Diệu không là Sư đã vận động được việc thành lập một loạt cơ sở tu hành cho nử giới ở khắp nước.Ban đầu là ni viện Diệu Đức(Huế) do Sư bỏ tiền ra xây dựng tiếp đó là nhiều ni viện được xây dựng ở nhiều địa phương Trung,Nam,Bắc tạo điều kiện cho hàng nghìn nử tu học đạo. Những năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ hoạt động của Diệu Không rất sôi nỗi và mang màu sắc phụng sự đạo pháp và tổ quốc..Sư đã hiến đất của gia đình Hồ Đắc,bỏ tiền xây dựng ni viện Hồng Ân (Huế)là nơi Sư trú trì và đào tạo nhiều thế hệ đệ tử,đây cũng là nơi trú chân,nhận tiếp tế,cứu chữa thương binh cho cán bộ,du kích và cả quân chính quy của Việt cộng.Mật thám Pháp-ngụy biết nhưng không bắt được quả tang nên cũng đành chịu thua.Sư còn tham gia thành lập Đại học Vạn Hạnh (Sài gòn)là Viện Đại học đầu tiên của Phật giáo Việt nam.Dưới chế độ Ngô Đình Diệm phân biệt đối xử đàn áp Phật giáo,Diệu Không luôn sát cánh đi hàng đầu trong phong trào Phật giáo chống lại chính quyền Diệm ở Huế,Đà Nẳng, Sàigòn. Năm 1960 (TK XX) Phật giáo mở cuộc vận động “vị pháp vong thân”(xả thân vì Phật pháp).Từ chùa Hồng Ân ở Huế, Sư Diệu Không cùng chị ruột là Sư Diệu Huệ(bà Ưng Úy thân mẩu nhà bác học Bửu Hội)đã làm đơn xin được tự thiêu.Đơn được Giáo hội tỉnh Thừa Thiên-Huế chấp nhận nhưng khi 2 Sư vào Sài gòn,TƯ Giáo hôi chưa chấp nhận vì đã chọn Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trước.Năm 1970 Sư Diệu Không được suy tôn Ni trưởng và trở thành một trong số Ni trưởng có uy tín hàng đầu của giáo hội.Sau ngày kháng chiến toàn thắng,non sông quy vào một mối,Sư có niềm vui tái ngộ với người thân trong gia đình:các anh ruột:Luật sư Hồ Đắc Điềm, GS Hồ Đắc Di,nay đã là những nhân sĩ trí thức nổi tiếng của chế độ xã hội chủ nghĩa.Trong kỳ Đại hội Mặt trận Tổ quốc đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước,(1977)trong số đại biểu có: 2 ông Hồ Đắc Điềm, Hồ Đắc Di trong đoàn đại biểu thành phố Hà Nội,Ni trưởng Diệu Không trong đòan đại biểu thành phố Huế và DS Hồ Đắc Ân, trong đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh đồng thời cũng là 4 anh em ruột con Cụ quận công Hồ Đắc Trung-một cuộc hội ngộ kỳ lạ và lý thú. Năm 1981, Ni trưởng Diệu Không là thành viên trong Đoàn đại biểu Phật giáo Miền Nam dự Hội nghị thông nhất tổ chức Phật giáo 2 miền ở Hà Nội và Sư đã có sự đóng góp tích cực cho việc hình thành tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt nam và Sư được tín nhiệm bầu làm ủy viên Hội đồng Trị sự TƯ Giáo hội đồng thời là Ủy viên thường trực Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên-Huế. Những năm cuối đời, bất chấp tuổi già sức yếu, Sư dồn sức cho việc dịch một loạt bộ Kinh Phật từ tiếng Pali sang tiếng Việt.Ngoài ra Sư còn để lại cho hậu thế một cuốn hồi ký có giá trị về lịch sử,về văn học,trên 500 bài thơ có tính tư tưởng,giáo dục cao về cả đạo và đời.Về thơ đã in thành sách “Diệu Không thi tập” với 238 bài thơ chọn lọc của Thích Nử Diệu Không-Nxb Thuận Hóa 2007-Cuốn Hồi ký của Sư cũng đã được Lê Ngân-Hồ Đắc Hoài biên soạn-và xuất bản dưới nhan đề Đường thiền sen nở-Nxb Lao động năm 2009.
Sư viên tịch vào ngày 22 tháng 8 Đinh Sửu tức ngày 23 tháng 9 năm 1997,hưởng thọ 93 tuổi đời với 53 hạ lạp.Lễ tang được cử hành trọng thể ở chùa Hồng Ân (Huế) theo nghi lễ cao nhất của Phật giáo với sự có mặt của hàng ngàn tăng ni, Phật tử từ khắp mọi miền của đất nước.Bảo tháp được xây dựng trên ngọn đồi thông nằm cạnh nghĩa trang có phần mộ của song thân và nhiều người thân khác trong đại gia đình Hồ Đắc thuộc khuôn viên chùa Hồng Ân.
HĐND tỉnh TT-H thông qua việc đặt tên đường “Thích Nử Diệu Không” tại thành phố Huế là sự tôn vinh rất xứng đáng đối với một nử chân tu tiêu biểu cho tinh thần “tốt đời,đẹp đạo” của giáo hội Phật giáo VN.Riêng đối với gia đình cố đại thần Hồ Đắc Trung đây là người con thứ 2 của ông được chế độ xã hội chủ nghĩa đặt tên đường(trước đây là GS Hồ Đắc Di,anh ruột của Hồ Thị Hạnh tức sư bà Diệu Không).
Hà Nội Xuân Tân Mão (2011)
TDT
Đường “Thích Nử Diệu Không” ở Thành phố Huế
Trúc Diệp Thanh
Trong phiên họp ngày 17 tháng 3 năm 2011,HDND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã thông qua việc đặt 68 tên đường mới cho TP Huế trong số đó có tên đường”Thích Nử Diệu Không”.
Thích Nử Diệu Không thường được biết đên dưới cái tên kính trọng mà thân thương là “sư bà Diệu Không”,thế danh Hồ Thị Hạnh,sinh năm 1905 là con gái út của quận công Hồ Đắc Trung.Trước khi xuất gia tu hành,Hồ Thị Hạnh là một quận chúa tài sắc,đức hạnh vẹn toàn.Sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc,một tiểu thư lá ngọc cành vàng,sống trong nhung lụa,xinh đẹp và thông minh học giỏi,từ nhỏ đã thông thạo Hán ngữ,Pháp ngữ,nhưng Hồ Thị Hạnh vốn có những đức tính khác hẵn các tiểu thư con nhà giàu sang cùng thời.Sống trong lầu son,gác tía nhưng Hồ Thị Hạnh không màng giàu sang,phú quý,không ham danh lợi lại sớm có ý thức hoạt động xã hội,mang hoài bão giúp đở người cùng giới thoát cảnh nghèo nàn lạc,hậu.Năm 15 tuổi,đang là một học sinh trường nử học Đồng Khánh(Huế)Hồ Thị Hạnh đã bỏ học ở nhà tự học thêm,trau dồi kiến thức và tham gia hoạt động trong phong trào phụ nử. Hồ Thị Hạnh là một hội viên tích cực trong Hội Nử công do bà Đạm Phương Nử Sử làm Hội trưởng.Hồ Thị Hạnh khới xướng phong trào “chị em người Việt dùng hàng Việt”,tổ chức cho phụ nử nghèo học các nghề thủ công truyền thống,quảng bá rộng rãi cả trong và ngoài nước các sản phẩm tinh xảo do Hội Nử công làm ra.Mật thám Pháp không ưa những hoạt động của Hội Nử công mà chúng cho là “mầm mống của tinh thần yêu nước”!Để mở rộng hoạt động nhân đạo nhưng không bị mật thám Pháp quấy rầy,với uy tín của một quận chúa và tài giao thiệp bằng tiếng Pháp lưu loát,Hồ Thị Hạnh đã sáng lập Hội Lạc Thiện mời được đông đảo các phu nhân các quan lại cao cấp ngừoi Việt,người Pháp,vận động được cả phu nhân Khâm sứ Pháp làm chủ tịch danh dự của Hội.Với cái vỏ hợp pháp đó,Hồ Thị Hạnh đã tổ chức quyên góp cứu trợ cho đồng bào bị thiệt hại qua thiên tai,địch họa đáng chú ý là quận chúa đã đích thân dẫn đầu đoàn cứu trợ của Hội Lạc Thiện ra Nghệ An thuyết phục được quan chức người Pháp,người Việt đồng ý cho Hội cứu trợ nạn nhân trong phong trào Xô Viết Nghệ tĩnh (1930-1931).
Năm 1930,một sự cố trong hôn nhân,gia đình của quận chúa (ông Cao Xuân Xang,con thứ của Thượng thư Cao Xuân Dục,người chồng mới chung sống với quận chúa chưa tròn một năm đã bị bạo bệnh qua đời)tạo một bước ngoặc cơ bản trong cuộc đời của quận chúa Hồ Thị Hạnh.Sẵn có mầm được ươm trong một gia đình mộ đạo Phật,từ lâu quận chúa muốn xuất gia tu hành nhưng còn vướng bổn phận của một người phụ nử trong gia đình theo lề thói Nho giáo,hơn nữa lúc này Phật giáo chưa có chỗ cho nử giới tu hành nên quận chúa chưa thực hiện được ước mơ của mình.Đến năm 1932,mãn tang chồng,duyên trần nhẹ gánh lại được Hòa thượng Giác Tiên trú trì chùa Trúc Lâm(Huế)giác ngộ ý nghĩa cao siêu cua con đường tu hành, Hồ Thị Hạnh đã thọ thập giới với pháp tự Diệu Không(húy Thượng Trùng Hạ Hảo hiệu Nhất Điểm Thanh).Tuy mới gia nhập giáo hội nhưng sư Diệu Không đã nhanh chóng khẳng định mình bằng một loạt hoạt động Phật sự đóng góp cho sự phát triễn của giáo hội.Đó là việc sư Diệu Không, vốn có uy tín trong Nội cung nhà Nguyễn(Sư có bà chị ruột là đệ nhât Ân phi của vua Khải Định)và tài giao thiệp khéo léo,Sư đã trợ giúp đắc lực cho Hòa thượng Giác Tiên thành lập An nam Phật học Hội vốn bị Thượng thư Nguyễn Hửu Bài, vị đại thần có quyền thế nhưng theo Công giáo cản trở.Hội Phật học do cư sĩ Lê Đình Thám,một trí thức có uy tín làm hội trưởng đã nhanh chóng được thành lập khắp các tỉnh,thành trong cả nưóc thu hút hàng vạn hội viên nhất là trong giới học sinh,sinh viên,trí thức yêu nước..Một đóng góp quan trọng nữa của Diệu không là Sư đã vận động được việc thành lập một loạt cơ sở tu hành cho nử giới ở khắp nước.Ban đầu là ni viện Diệu Đức(Huế) do Sư bỏ tiền ra xây dựng tiếp đó là nhiều ni viện được xây dựng ở nhiều địa phương Trung,Nam,Bắc tạo điều kiện cho hàng nghìn nử tu học đạo. Những năm kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ hoạt động của Diệu Không rất sôi nỗi và mang màu sắc phụng sự đạo pháp và tổ quốc..Sư đã hiến đất của gia đình Hồ Đắc,bỏ tiền xây dựng ni viện Hồng Ân (Huế)là nơi Sư trú trì và đào tạo nhiều thế hệ đệ tử,đây cũng là nơi trú chân,nhận tiếp tế,cứu chữa thương binh cho cán bộ,du kích và cả quân chính quy của Việt cộng.Mật thám Pháp-ngụy biết nhưng không bắt được quả tang nên cũng đành chịu thua.Sư còn tham gia thành lập Đại học Vạn Hạnh (Sài gòn)là Viện Đại học đầu tiên của Phật giáo Việt nam.Dưới chế độ Ngô Đình Diệm phân biệt đối xử đàn áp Phật giáo,Diệu Không luôn sát cánh đi hàng đầu trong phong trào Phật giáo chống lại chính quyền Diệm ở Huế,Đà Nẳng, Sàigòn. Năm 1960 (TK XX) Phật giáo mở cuộc vận động “vị pháp vong thân”(xả thân vì Phật pháp).Từ chùa Hồng Ân ở Huế, Sư Diệu Không cùng chị ruột là Sư Diệu Huệ(bà Ưng Úy thân mẩu nhà bác học Bửu Hội)đã làm đơn xin được tự thiêu.Đơn được Giáo hội tỉnh Thừa Thiên-Huế chấp nhận nhưng khi 2 Sư vào Sài gòn,TƯ Giáo hôi chưa chấp nhận vì đã chọn Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trước.Năm 1970 Sư Diệu Không được suy tôn Ni trưởng và trở thành một trong số Ni trưởng có uy tín hàng đầu của giáo hội.Sau ngày kháng chiến toàn thắng,non sông quy vào một mối,Sư có niềm vui tái ngộ với người thân trong gia đình:các anh ruột:Luật sư Hồ Đắc Điềm, GS Hồ Đắc Di,nay đã là những nhân sĩ trí thức nổi tiếng của chế độ xã hội chủ nghĩa.Trong kỳ Đại hội Mặt trận Tổ quốc đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước,(1977)trong số đại biểu có: 2 ông Hồ Đắc Điềm, Hồ Đắc Di trong đoàn đại biểu thành phố Hà Nội,Ni trưởng Diệu Không trong đòan đại biểu thành phố Huế và DS Hồ Đắc Ân, trong đoàn đại biểu TP Hồ Chí Minh đồng thời cũng là 4 anh em ruột con Cụ quận công Hồ Đắc Trung-một cuộc hội ngộ kỳ lạ và lý thú. Năm 1981, Ni trưởng Diệu Không là thành viên trong Đoàn đại biểu Phật giáo Miền Nam dự Hội nghị thông nhất tổ chức Phật giáo 2 miền ở Hà Nội và Sư đã có sự đóng góp tích cực cho việc hình thành tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt nam và Sư được tín nhiệm bầu làm ủy viên Hội đồng Trị sự TƯ Giáo hội đồng thời là Ủy viên thường trực Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên-Huế. Những năm cuối đời, bất chấp tuổi già sức yếu, Sư dồn sức cho việc dịch một loạt bộ Kinh Phật từ tiếng Pali sang tiếng Việt.Ngoài ra Sư còn để lại cho hậu thế một cuốn hồi ký có giá trị về lịch sử,về văn học,trên 500 bài thơ có tính tư tưởng,giáo dục cao về cả đạo và đời.Về thơ đã in thành sách “Diệu Không thi tập” với 238 bài thơ chọn lọc của Thích Nử Diệu Không-Nxb Thuận Hóa 2007-Cuốn Hồi ký của Sư cũng đã được Lê Ngân-Hồ Đắc Hoài biên soạn-và xuất bản dưới nhan đề Đường thiền sen nở-Nxb Lao động năm 2009.
Sư viên tịch vào ngày 22 tháng 8 Đinh Sửu tức ngày 23 tháng 9 năm 1997,hưởng thọ 93 tuổi đời với 53 hạ lạp.Lễ tang được cử hành trọng thể ở chùa Hồng Ân (Huế) theo nghi lễ cao nhất của Phật giáo với sự có mặt của hàng ngàn tăng ni, Phật tử từ khắp mọi miền của đất nước.Bảo tháp được xây dựng trên ngọn đồi thông nằm cạnh nghĩa trang có phần mộ của song thân và nhiều người thân khác trong đại gia đình Hồ Đắc thuộc khuôn viên chùa Hồng Ân.
HĐND tỉnh TT-H thông qua việc đặt tên đường “Thích Nử Diệu Không” tại thành phố Huế là sự tôn vinh rất xứng đáng đối với một nử chân tu tiêu biểu cho tinh thần “tốt đời,đẹp đạo” của giáo hội Phật giáo VN.Riêng đối với gia đình cố đại thần Hồ Đắc Trung đây là người con thứ 2 của ông được chế độ xã hội chủ nghĩa đặt tên đường(trước đây là GS Hồ Đắc Di,anh ruột của Hồ Thị Hạnh tức sư bà Diệu Không).
Hà Nội Xuân Tân Mão (2011)
TDT
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: