Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VN dân chủ cộng hòa. 63 năm đã trôi qua, câu chuyện về bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ ấy vẫn còn nhiều điều mới mẻ.
Tháng 5-1941, hội nghị lần thứ 8 Trung ương Đảng khai mạc tại Pắc Bó, Cao Bằng dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vừa từ nước ngoài trở về chưa được bốn tháng. Nghị quyết của hội nghị xác định: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
Bốn năm sau, năm 1945, Nguyễn Ái Quốc trở thành Chủ tịch nước, đọc Tuyên ngôn độc lập ở vườn hoa Ba Đình. Chàng học sinh Trường Bưởi Vũ Long Chuẩn (Vũ Kỳ) trở thành thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt ba đêm liền trên căn gác hai của ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội, anh thức canh cho Nguyễn Ái Quốc viết bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử. Còn Võ Nguyên Giáp trở thành bộ trưởng Bộ Nội vụ. Chiều 2-9-1945, Võ Nguyên Giáp cùng ngồi trong chiếc xe Ford - V8 tháp tùng Hồ Chí Minh từ Bắc bộ phủ đến vườn hoa, sau đó đứng bên cạnh Chủ tịch nước trong suốt ba giờ liền của một cuộc mittinh đông tới 50 vạn người.
Tuy nhiên, thời gian bốn năm trước đó cũng là thời gian Nguyễn Ái Quốc tiến hành một chuyến đi lịch sử vượt qua hàng nghìn cây số từ Pắc Bó đến Côn Minh bằng những đôi dép bện rơm với hai bàn chân sưng húp để trực tiếp giao thiệp với quân đồng minh, chủ yếu là Hoa Kỳ, bàn chuyện hợp tác đánh Nhật.
Kết quả là đội quân đầu tiên của Hoa Kỳ mang mật danh “Con Nai” đã nhảy dù xuống Tân Trào vào ngày 16-7-1945 cùng với nhiều vũ khí và đạn dược. Và một đại đội Việt - Mỹ đã được thành lập do đồng chí Đàm Quang Trung làm đại đội trưởng và thiếu tá Thomas (thiếu tá tình báo chỉ huy nhóm “Con Nai”) là tham mưu trưởng. Ngày 16-8-1945, chính đại đội Việt - Mỹ này, theo lệnh của Võ Nguyên Giáp, đã xuất phát từ cây đa Tân Trào về giải phóng Thái Nguyên.
Có một điều ít người biết, chính ở sân bay Lũng Cò (Tuyên Quang), một bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ đã được máy bay của không đoàn 14 thả xuống theo yêu cầu của Nguyễn Ái Quốc. Qua chi tiết này, chúng ta càng thấy rõ tầm nhìn xa của thiên tài Hồ Chí Minh. Ngay khi còn ở chiến khu với một đội quân nhỏ bé, Bác đã nghĩ đến buổi lễ lịch sử, công bố tuyên ngôn độc lập ở thủ đô Hà Nội.
Nếu đi ngược lại thời gian bốn năm đó, chúng ta thấy Hồ Chí Minh còn là một nhà tiên tri vĩ đại. Ngay từ năm 1941, trong hang Pắc Bó ẩm lạnh, bằng trí nhớ siêu việt của mình, Bác đã soạn thảo xong tập lịch sử diễn ca để làm tài liệu giáo dục truyền thống cho cán bộ đảng viên.
Trong mục những năm quan trọng, Bác đã hạ một câu kết thúc làm kinh ngạc mọi người: “1945: VN độc lập”. Khi chuẩn bị đưa in, nhiều người cứ phân vân câu khẳng định của Bác bởi lúc này lực lượng ta đã có gì đâu. Vỏn vẹn trong tay chỉ mới có một đội du kích Cao Bằng, thành lập được vài tháng với 11 tay súng, chủ yếu là súng kíp (rất thô sơ). Trong lúc đó, kẻ địch còn rất mạnh, cả bộ máy cai trị của thực dân Pháp còn nguyên vẹn, lại thêm hàng vạn quân phát xít Nhật vừa tràn vào, tàn phá đất nước. Hai tên đế quốc thực dân đang cấu kết với nhau kìm kẹp dân ta. Thế mà Bác dám khẳng định đến năm 1945 thì VN độc lập. Có ai ngờ, lịch sử đã diễn ra đúng như lời tiên tri của Người.
Tối 27-8-1945, đồng chí Trần Đăng Ninh dẫn Vũ Long Chuẩn (vừa cùng Đỗ Mười vượt ngục Hỏa Lò đêm 9-3-1945) đến nhận nhiệm vụ làm thư ký cho Bác Hồ. Đây là những ngày Thường vụ Trung ương Đảng khẩn trương chuẩn bị cho lễ độc lập và việc quan trọng nhất là chuẩn bị bản tuyên ngôn dự kiến sẽ đọc vào ngày 2-9-1945. Nhiệm vụ quan trọng này được Thường vụ nhất trí tin tưởng giao cho Hồ Chí Minh.
Chúng ta hãy đọc lại những dòng hồi ký xúc động của ông Vũ Kỳ trong những ngày này: “Kể từ ngày thứ ba, 28-8-1945, tức 21-7 năm Ất Dậu, Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung vào việc soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Trên gác hai nhà 48 Hàng Ngang, trong một căn phòng rộng mà chủ nhà làm phòng ăn, ở giữa kê một cái bàn gỗ dài, quanh bàn có tám ghế tựa, đệm mềm là nơi Bác thường làm việc với các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng. Cuối phòng ở sát tường phía sau kê một chiếc bàn tròn mà Bác và chúng tôi thường ăn sáng và ăn cơm bữa tối (bữa trưa Bác ăn ở cơ quan như mọi người tại Bắc bộ phủ, 12 Ngô Quyền).
Suốt mấy ngày liền, Bác tập trung suy nghĩ rồi tự đánh máy bên chiếc bàn con kê sát tường góc phía trong. Mặt bàn hình vuông, bọc da xanh màu lá mạ vừa đủ để tập giấy bút và chiếc máy chữ nhỏ mang từ chiến khu về. Nửa đêm hôm ấy tôi chợt thức giấc thấy Bác vẫn ngồi chăm chú làm việc.
Hà Nội sau một ngày sôi động đang đi vào yên tĩnh. Đêm mùa thu, trên căn gác thoáng rộng, không khí mát lành. Tôi trở dậy, bước thật nhẹ ra phía hành lang, nhìn xuống đường. Ban ngày, phố Hàng Ngang náo nhiệt, chật chội, giờ đây rộng vắng giữa đêm khuya. Hai đường ray tàu điện chạy thành hai vệt thẳng, đen nhánh. Trước mỗi căn nhà dọc phố, cờ đỏ sao vàng sẫm lại trong đêm. Một tốp tự vệ mặc quần soóc đầu đội mũ calô đang đi tuần dọc phố, bóng dáng hiên ngang.
Chỉ mới cách đây hơn một tuần, Hà Nội còn là một thành phố bảo hộ, mật thám như rươi, chỉ thoáng thấy màu cờ đỏ là cả bộ máy cai trị của kẻ thù lồng lên như thú dữ. Thế mà giờ đây cờ đỏ phấp phới tung bay khắp phố phường. Và đêm nay, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - người từng bị bọn thực dân kết án tử hình - đang ngồi giữa lòng Hà Nội soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập để mai đây, tuyên bố trước quốc dân đồng bào, tuyên bố trước toàn thế giới nước VN đã trở thành một nước VN độc lập, tự do”.
***
Một điều có lẽ ít người được biết là có một người Mỹ, người đầu tiên đã được nghe toàn văn bản Tuyên ngôn độc lập của VN khi nó đang còn là bản dự thảo.
Năm 1945, đội Con Nai, gồm những người lính Mỹ lập tức được gọi về nước khi Truman lên làm tổng thống Mỹ. Mặc dù đội Con Nai được lệnh rút về nhưng chính người Mỹ vẫn là những người đầu tiên có mặt ở Hà Nội sau khi VN giành được chính quyền, trong đó có thiếu tá tình báo L. A. Patti - một người bạn cũ của Bác hồi ở Côn Minh.
Ngày 19-8-1945, Hà Nội giành được chính quyền thì ngày 22-8-1945 phái bộ Mỹ đã có mặt ở Hà Nội, trên chiếc máy bay quân sự của đồng minh. Nghe tin có phái đoàn Mỹ do một viên tướng dẫn đầu, trong đoàn lại có cả L. A. Patti, Bác Hồ vui lắm. Bác nói với mọi người xung quanh: “Đây là khách quý đặc biệt, hi vọng sẽ là một điều lành”. Ngày 26-8-1945, Bác cử Võ Nguyên Giáp dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ VN chính thức đến thăm phái đoàn Mỹ. Buổi chiều hôm đó Bác mời cơm Patti ở 48 Hàng Ngang. Đó là một cuộc gặp cảm động.
Ngày 30-8-1945, Bác hoàn thành bản dự thảo Tuyên ngôn độc lập. Châm một điếu thuốc, Bác sung sướng nói với những người xung quanh: “Trong đời, Bác đã viết rất nhiều tài liệu nhưng sung sướng nhất, sảng khoái nhất là những giờ phút soạn thảo bản tuyên ngôn này”. Sau khi được Thường vụ tham gia góp ý kiến, Bác đã bảo thư ký và Patti đến. Bác muốn chính người Mỹ được nghe bản tuyên ngôn trước khi nó chính thức được truyền đi trên toàn thế giới.
Và Patti đã giật mình khi nghe câu đầu tiên của bản tuyên ngôn: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lúc đó, Patti tưởng như mình nghe nhầm vì giống tuyên ngôn của Mỹ. Sau hỏi lại thì được Bác khẳng định: “Đúng thế! Mục đích cao cả của cách mạng VN, của cách mạng Mỹ là vì hạnh phúc của con người. Chúng ta chiến đấu vì hạnh phúc của con người”.
Ngay tối hôm đó, Patti điện về Mỹ: “Ngày 2-9-1945 sắp tới, VN sẽ tổ chức lễ tuyên bố độc lập. Câu mở đầu của bản tuyên ngôn do Hồ Chí Minh đọc sẽ là câu mở đầu của bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ”.
Tháng 5-1941, hội nghị lần thứ 8 Trung ương Đảng khai mạc tại Pắc Bó, Cao Bằng dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vừa từ nước ngoài trở về chưa được bốn tháng. Nghị quyết của hội nghị xác định: “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
Bốn năm sau, năm 1945, Nguyễn Ái Quốc trở thành Chủ tịch nước, đọc Tuyên ngôn độc lập ở vườn hoa Ba Đình. Chàng học sinh Trường Bưởi Vũ Long Chuẩn (Vũ Kỳ) trở thành thư ký riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, suốt ba đêm liền trên căn gác hai của ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội, anh thức canh cho Nguyễn Ái Quốc viết bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử. Còn Võ Nguyên Giáp trở thành bộ trưởng Bộ Nội vụ. Chiều 2-9-1945, Võ Nguyên Giáp cùng ngồi trong chiếc xe Ford - V8 tháp tùng Hồ Chí Minh từ Bắc bộ phủ đến vườn hoa, sau đó đứng bên cạnh Chủ tịch nước trong suốt ba giờ liền của một cuộc mittinh đông tới 50 vạn người.
Tuy nhiên, thời gian bốn năm trước đó cũng là thời gian Nguyễn Ái Quốc tiến hành một chuyến đi lịch sử vượt qua hàng nghìn cây số từ Pắc Bó đến Côn Minh bằng những đôi dép bện rơm với hai bàn chân sưng húp để trực tiếp giao thiệp với quân đồng minh, chủ yếu là Hoa Kỳ, bàn chuyện hợp tác đánh Nhật.
Kết quả là đội quân đầu tiên của Hoa Kỳ mang mật danh “Con Nai” đã nhảy dù xuống Tân Trào vào ngày 16-7-1945 cùng với nhiều vũ khí và đạn dược. Và một đại đội Việt - Mỹ đã được thành lập do đồng chí Đàm Quang Trung làm đại đội trưởng và thiếu tá Thomas (thiếu tá tình báo chỉ huy nhóm “Con Nai”) là tham mưu trưởng. Ngày 16-8-1945, chính đại đội Việt - Mỹ này, theo lệnh của Võ Nguyên Giáp, đã xuất phát từ cây đa Tân Trào về giải phóng Thái Nguyên.
Có một điều ít người biết, chính ở sân bay Lũng Cò (Tuyên Quang), một bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ đã được máy bay của không đoàn 14 thả xuống theo yêu cầu của Nguyễn Ái Quốc. Qua chi tiết này, chúng ta càng thấy rõ tầm nhìn xa của thiên tài Hồ Chí Minh. Ngay khi còn ở chiến khu với một đội quân nhỏ bé, Bác đã nghĩ đến buổi lễ lịch sử, công bố tuyên ngôn độc lập ở thủ đô Hà Nội.
Nếu đi ngược lại thời gian bốn năm đó, chúng ta thấy Hồ Chí Minh còn là một nhà tiên tri vĩ đại. Ngay từ năm 1941, trong hang Pắc Bó ẩm lạnh, bằng trí nhớ siêu việt của mình, Bác đã soạn thảo xong tập lịch sử diễn ca để làm tài liệu giáo dục truyền thống cho cán bộ đảng viên.
Trong mục những năm quan trọng, Bác đã hạ một câu kết thúc làm kinh ngạc mọi người: “1945: VN độc lập”. Khi chuẩn bị đưa in, nhiều người cứ phân vân câu khẳng định của Bác bởi lúc này lực lượng ta đã có gì đâu. Vỏn vẹn trong tay chỉ mới có một đội du kích Cao Bằng, thành lập được vài tháng với 11 tay súng, chủ yếu là súng kíp (rất thô sơ). Trong lúc đó, kẻ địch còn rất mạnh, cả bộ máy cai trị của thực dân Pháp còn nguyên vẹn, lại thêm hàng vạn quân phát xít Nhật vừa tràn vào, tàn phá đất nước. Hai tên đế quốc thực dân đang cấu kết với nhau kìm kẹp dân ta. Thế mà Bác dám khẳng định đến năm 1945 thì VN độc lập. Có ai ngờ, lịch sử đã diễn ra đúng như lời tiên tri của Người.
***
Ngày 22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Do vừa bị sốt, người còn yếu nên trên đường đi, có nhiều quãng Bác phải nằm võng. Lại thêm nhiều vùng đang lụt to, nước ngập băng đồng, Bác phải đi bằng thuyền. Ngày 25-8-1945, Bác mới về tới làng Gạ thuộc xã Phú Thượng, ngoại thành Hà Nội. Ngày 26-8-1945, đồng chí Trường Chinh lên đón Bác vào nội thành, ở nhà ông bà Trịnh Văn Bô, một thương gia lớn ở 48 Hàng Ngang, là cơ sở cách mạng của Thành ủy Hà Nội.
Tối 27-8-1945, đồng chí Trần Đăng Ninh dẫn Vũ Long Chuẩn (vừa cùng Đỗ Mười vượt ngục Hỏa Lò đêm 9-3-1945) đến nhận nhiệm vụ làm thư ký cho Bác Hồ. Đây là những ngày Thường vụ Trung ương Đảng khẩn trương chuẩn bị cho lễ độc lập và việc quan trọng nhất là chuẩn bị bản tuyên ngôn dự kiến sẽ đọc vào ngày 2-9-1945. Nhiệm vụ quan trọng này được Thường vụ nhất trí tin tưởng giao cho Hồ Chí Minh.
Chúng ta hãy đọc lại những dòng hồi ký xúc động của ông Vũ Kỳ trong những ngày này: “Kể từ ngày thứ ba, 28-8-1945, tức 21-7 năm Ất Dậu, Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung vào việc soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Trên gác hai nhà 48 Hàng Ngang, trong một căn phòng rộng mà chủ nhà làm phòng ăn, ở giữa kê một cái bàn gỗ dài, quanh bàn có tám ghế tựa, đệm mềm là nơi Bác thường làm việc với các đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng. Cuối phòng ở sát tường phía sau kê một chiếc bàn tròn mà Bác và chúng tôi thường ăn sáng và ăn cơm bữa tối (bữa trưa Bác ăn ở cơ quan như mọi người tại Bắc bộ phủ, 12 Ngô Quyền).
Suốt mấy ngày liền, Bác tập trung suy nghĩ rồi tự đánh máy bên chiếc bàn con kê sát tường góc phía trong. Mặt bàn hình vuông, bọc da xanh màu lá mạ vừa đủ để tập giấy bút và chiếc máy chữ nhỏ mang từ chiến khu về. Nửa đêm hôm ấy tôi chợt thức giấc thấy Bác vẫn ngồi chăm chú làm việc.
Hà Nội sau một ngày sôi động đang đi vào yên tĩnh. Đêm mùa thu, trên căn gác thoáng rộng, không khí mát lành. Tôi trở dậy, bước thật nhẹ ra phía hành lang, nhìn xuống đường. Ban ngày, phố Hàng Ngang náo nhiệt, chật chội, giờ đây rộng vắng giữa đêm khuya. Hai đường ray tàu điện chạy thành hai vệt thẳng, đen nhánh. Trước mỗi căn nhà dọc phố, cờ đỏ sao vàng sẫm lại trong đêm. Một tốp tự vệ mặc quần soóc đầu đội mũ calô đang đi tuần dọc phố, bóng dáng hiên ngang.
Chỉ mới cách đây hơn một tuần, Hà Nội còn là một thành phố bảo hộ, mật thám như rươi, chỉ thoáng thấy màu cờ đỏ là cả bộ máy cai trị của kẻ thù lồng lên như thú dữ. Thế mà giờ đây cờ đỏ phấp phới tung bay khắp phố phường. Và đêm nay, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - người từng bị bọn thực dân kết án tử hình - đang ngồi giữa lòng Hà Nội soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập để mai đây, tuyên bố trước quốc dân đồng bào, tuyên bố trước toàn thế giới nước VN đã trở thành một nước VN độc lập, tự do”.
***
Năm 1945, đội Con Nai, gồm những người lính Mỹ lập tức được gọi về nước khi Truman lên làm tổng thống Mỹ. Mặc dù đội Con Nai được lệnh rút về nhưng chính người Mỹ vẫn là những người đầu tiên có mặt ở Hà Nội sau khi VN giành được chính quyền, trong đó có thiếu tá tình báo L. A. Patti - một người bạn cũ của Bác hồi ở Côn Minh.
Ngày 19-8-1945, Hà Nội giành được chính quyền thì ngày 22-8-1945 phái bộ Mỹ đã có mặt ở Hà Nội, trên chiếc máy bay quân sự của đồng minh. Nghe tin có phái đoàn Mỹ do một viên tướng dẫn đầu, trong đoàn lại có cả L. A. Patti, Bác Hồ vui lắm. Bác nói với mọi người xung quanh: “Đây là khách quý đặc biệt, hi vọng sẽ là một điều lành”. Ngày 26-8-1945, Bác cử Võ Nguyên Giáp dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ VN chính thức đến thăm phái đoàn Mỹ. Buổi chiều hôm đó Bác mời cơm Patti ở 48 Hàng Ngang. Đó là một cuộc gặp cảm động.
Ngày 30-8-1945, Bác hoàn thành bản dự thảo Tuyên ngôn độc lập. Châm một điếu thuốc, Bác sung sướng nói với những người xung quanh: “Trong đời, Bác đã viết rất nhiều tài liệu nhưng sung sướng nhất, sảng khoái nhất là những giờ phút soạn thảo bản tuyên ngôn này”. Sau khi được Thường vụ tham gia góp ý kiến, Bác đã bảo thư ký và Patti đến. Bác muốn chính người Mỹ được nghe bản tuyên ngôn trước khi nó chính thức được truyền đi trên toàn thế giới.
Và Patti đã giật mình khi nghe câu đầu tiên của bản tuyên ngôn: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lúc đó, Patti tưởng như mình nghe nhầm vì giống tuyên ngôn của Mỹ. Sau hỏi lại thì được Bác khẳng định: “Đúng thế! Mục đích cao cả của cách mạng VN, của cách mạng Mỹ là vì hạnh phúc của con người. Chúng ta chiến đấu vì hạnh phúc của con người”.
Ngay tối hôm đó, Patti điện về Mỹ: “Ngày 2-9-1945 sắp tới, VN sẽ tổ chức lễ tuyên bố độc lập. Câu mở đầu của bản tuyên ngôn do Hồ Chí Minh đọc sẽ là câu mở đầu của bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ”.
Đại tá THẾ KỶ
(người giúp việc cho ông Vũ Kỳ - thư ký của Bác Hồ)
Sưu tầm
(người giúp việc cho ông Vũ Kỳ - thư ký của Bác Hồ)
Sưu tầm