Ông bà lão nọ có con ngựa muốn đem bán hoặc đổi lấy cái gì đó có giá trị.
-Việc ấy thì còn ai tính toán giỏi bằng ông chứ! Ông làm thế nào tôi cũng ưng! Bà lão nói rồi mỉm cười.
Ông lão đem ngựa đi, mang về cuối ngày túi táo còi. Ông đã dùng ngựa đổi bò, bò đổi cừu, cừu lấy ngỗng, ngỗng lấy gà, rốt cục thay gà bằng nhúm táo!
Những tưởng bà lão sẽ nổi cơn tam bành, ngờ đâu càng nghe bà càng háo hức. Bà kể chuyện mình sang nhà hàng xóm có cây xạ hương định vay họ một nắm, họ bảo:"chẳng có xạ hương cũng chẳng có táo còi."
-Đã thế, mai tôi sẽ đem biếu bà ta táo còi, giả miếng thế mới hay!
Rồi bà lão ôm ông lão thắm thiết.
Tôi không hoang tưởng "một túp lều tranh hai trái tim vàng", nhưng lòng bỗng ngân lên trước tình yêu giản dị như vòng tay ôm cùng lời bà lão:"ông già làm gì cũng đúng!"
Câu nói ấy thành tên câu chuyện nhỏ, rất nhỏ nhưng đủ ấn tượng để tôi_đã 18 tuổi đầu_bỗng dưng nghiến ngấu bộ truyện cổ Andecxen, một thứ "ru ngủ trẻ con" năm xưa.
Lạ thay, có những điều không hề con nít!
Một đồng siling bạc lạc ra nước ngoài, bị coi là tiền giả, bị khinh bỉ và căm ghét đến độ hoang mang về bản thân. Tới khi vào tay người nước mình, nó mới được trở lại là đồng bạc chân chính."Có kiên tâm chờ đợi thì bao giờ cũng được người ta đánh giá đúng thực tế của mình".
Cổ tích đâu nhẹ nhàng...ru ngủ, đâu chỉ rực một màu hồng?
Cổ tích động viên ta tin vào bản thân, qua lời chú mèo:"Khi ở trên cao, đừng nghĩ rằng mình có thể ngã, thì cậu sẽ không bao giờ ngã!"
Cổ tích làm lòng ta bùng lên với những đốm lửa nhỏ nhoi đêm Noel của cô bé bán diêm. Làm trái tim ta buốt giá vì một mụ hư hỏng nghiện rượu, chết khi đang ngâm mình giặt quần áo giữa mùa đông, trong tiếng nức nở của cậu con trai nhỏ:
-Có thật mẹ là người hư hỏng không?
Mụ hư hỏng là thợ giặt. Chị uống rượu để bớt lạnh khi làm việc kiếm đồng tiền trong sạch nuôi con. Một lời nhắn nhỏ nhoi mà tha thiết, không chỉ dành cho con chị:
-...Hãy mặc cho người đời chê bai mẹ cháu là người hư hỏng. Cháu phải luôn tôn kính thương yêu mẹ.
Sâu sắc và lắng đọng, tình yêu ẩn hiện trong từng trang sách "trẻ con". Khi câm lặng là hạt nhân đắng ở trái tim cậu con trai bánh ngọt. Khi không mệt mỏi cùng bước chân Giéc-đa tìm lại Kay từ bà Chúa Tuyết. Lúc vụt qua đầy tiếc nuối như mối tình của Nàng tiên cá không lời. Khi vĩnh cửu kết lại trái tim nơi đống tro tàn, bằng sự tiên tan của nàng vũ nữ và chú lính chì một chân dũng cảm.
18 tuổi, không phải lần đầu đọc Andecxen, nhưng có những điều bây giờ mới hiểu và thấm thía. Andecxen đã nối gần cổ tích với đời thường, đã đưa cuộc đời vào cổ tích.
Thấy mình như trẻ nhỏ, khi ước mong cổ tích cũng sẽ sống trong đời. Trong tôi, trong bạn......
-Việc ấy thì còn ai tính toán giỏi bằng ông chứ! Ông làm thế nào tôi cũng ưng! Bà lão nói rồi mỉm cười.
Ông lão đem ngựa đi, mang về cuối ngày túi táo còi. Ông đã dùng ngựa đổi bò, bò đổi cừu, cừu lấy ngỗng, ngỗng lấy gà, rốt cục thay gà bằng nhúm táo!
Những tưởng bà lão sẽ nổi cơn tam bành, ngờ đâu càng nghe bà càng háo hức. Bà kể chuyện mình sang nhà hàng xóm có cây xạ hương định vay họ một nắm, họ bảo:"chẳng có xạ hương cũng chẳng có táo còi."
-Đã thế, mai tôi sẽ đem biếu bà ta táo còi, giả miếng thế mới hay!
Rồi bà lão ôm ông lão thắm thiết.
Tôi không hoang tưởng "một túp lều tranh hai trái tim vàng", nhưng lòng bỗng ngân lên trước tình yêu giản dị như vòng tay ôm cùng lời bà lão:"ông già làm gì cũng đúng!"
Câu nói ấy thành tên câu chuyện nhỏ, rất nhỏ nhưng đủ ấn tượng để tôi_đã 18 tuổi đầu_bỗng dưng nghiến ngấu bộ truyện cổ Andecxen, một thứ "ru ngủ trẻ con" năm xưa.
Lạ thay, có những điều không hề con nít!
Một đồng siling bạc lạc ra nước ngoài, bị coi là tiền giả, bị khinh bỉ và căm ghét đến độ hoang mang về bản thân. Tới khi vào tay người nước mình, nó mới được trở lại là đồng bạc chân chính."Có kiên tâm chờ đợi thì bao giờ cũng được người ta đánh giá đúng thực tế của mình".
Cổ tích đâu nhẹ nhàng...ru ngủ, đâu chỉ rực một màu hồng?
Cổ tích động viên ta tin vào bản thân, qua lời chú mèo:"Khi ở trên cao, đừng nghĩ rằng mình có thể ngã, thì cậu sẽ không bao giờ ngã!"
Cổ tích làm lòng ta bùng lên với những đốm lửa nhỏ nhoi đêm Noel của cô bé bán diêm. Làm trái tim ta buốt giá vì một mụ hư hỏng nghiện rượu, chết khi đang ngâm mình giặt quần áo giữa mùa đông, trong tiếng nức nở của cậu con trai nhỏ:
-Có thật mẹ là người hư hỏng không?
Mụ hư hỏng là thợ giặt. Chị uống rượu để bớt lạnh khi làm việc kiếm đồng tiền trong sạch nuôi con. Một lời nhắn nhỏ nhoi mà tha thiết, không chỉ dành cho con chị:
-...Hãy mặc cho người đời chê bai mẹ cháu là người hư hỏng. Cháu phải luôn tôn kính thương yêu mẹ.
Sâu sắc và lắng đọng, tình yêu ẩn hiện trong từng trang sách "trẻ con". Khi câm lặng là hạt nhân đắng ở trái tim cậu con trai bánh ngọt. Khi không mệt mỏi cùng bước chân Giéc-đa tìm lại Kay từ bà Chúa Tuyết. Lúc vụt qua đầy tiếc nuối như mối tình của Nàng tiên cá không lời. Khi vĩnh cửu kết lại trái tim nơi đống tro tàn, bằng sự tiên tan của nàng vũ nữ và chú lính chì một chân dũng cảm.
18 tuổi, không phải lần đầu đọc Andecxen, nhưng có những điều bây giờ mới hiểu và thấm thía. Andecxen đã nối gần cổ tích với đời thường, đã đưa cuộc đời vào cổ tích.
Thấy mình như trẻ nhỏ, khi ước mong cổ tích cũng sẽ sống trong đời. Trong tôi, trong bạn......