Ứng xử tình huống trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

  • Thread starter Thread starter liti
  • Ngày gửi Ngày gửi

liti

New member
Ứng xử tình huống trong bài “Vội Vàng” của Xuân Diệu


Tình huống 1: Tác giả đã cảm nhận về thời gian như thế nào ? Phân tích đoạn từ câu 14 đến câu 24 để làm nổi bật cảm nhận ấy.


A. Mở bài:


- Trước hết cần khẳng định: Thời gian trong vũ trụ này thì muôn đời vẫn thế. Chỉ có quan niệm của con người về thời gian thì đổi thay. Sự đổi thay này có thế do trình độ nhận thức khoa học, ý thức triết học, ý thức thẩm mĩ … của mỗi thời một khác.


- Trong bài thơ “Vội Vàng”, Xuân Diệu đã đưa ra một quan niệm mới của mình về thời gian.


B. Thân bài:


I. Quan niệm của Xuân Diệu về thời gian:


1. Cách thức trình bày của Xuân Diệu là “chống đối”, “tranh cãi” lại quan niệm xưa; đồng thời bộc bạch quan niệm của mình bằng một cảm xúc sôi nổi cuồng nhiệt, nghĩa là một dạng ý thức triết học đã thấm nhuần cảm xúc.

2. Đoạn thơ ( từ câu 14 đến câu 24, có thể đến câu 28 ) với giọng tranh luận, biện bác, nhịp điệu sôi nổi, khẩn trương và những câu thơ đầy mĩ cảm về cảnh sắc thiên nhiên đã chứa đựng cảm nhận về thời gian của thi sĩ.


II. Phân tích cụ thể:


1. Quan niệm cũ về thời gian mà Xuân Diệu muốn chống đối là “thời gian tuần hoàn”. Nghĩa là thời gian được hình dung như một vòng tròn liên tục tái diễn, hết một vòng lại quay về điểm xuất phát, cứ trở đi rồi trở lại mãi mãi. Mà đã là vòng tuần hoàn thì thời khắc, thời đoạn có ra đi thì cũng quay trở về.


- Xuân đi rồi xuân lại quay trở lại, một năm là một vòng tuần hoàn như thế.


- Trong dân gian còn có quan niệm về sự kết thúc của kiếp này ( người ta chết đi ) là sẽ lại bắt đầu bằng một kiếp khác ( đầu thai vào một sinh mệnh mới ).

è Quan niệm “thời gian tuần hoàn” xuất phát từ cái nhìn tĩnh có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian.

· Xuân Diệu đã phủ định trực tiếp quan niệm “thời gian tuần hoàn” bằng một câu thật dứt khoát: “Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn”.


2. Xuân Diệu lựa chọn cho mình một quan niệm khác “thời gian tuyến thính”. Nghĩa là thời gian được hình dung như một dòng chãyuôi chiều, một đi không trở lại. Vì thế mỗi khoảnh khắc trồi qua là mất đi vĩnh viễn.

a. Quan niệm “thời gian tuyến thính” xuất phát từ cái nhìn động, rất biện chứng về vũ trụ, về thời gian: “ Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua – Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”.


b. Xuân Diệu lấy sinh mệnh cá thể của mình làm thước đo thời gian. Tức là lấy quỹ thời gian hữu hạn của cuộc đời mình ( sinh mện cá thể ) ra để đo đếm thời gian trong vũ trụ. Thậm chí thi sĩ lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong sinh mệnh của con người là tuổi trẻ để làm thước đo:

“ Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ trật

Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời



c. Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát. Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát; đó chính là môtj phần đời trong sinh mệnh, cá thể đã mất đi vĩnh viễn, thấm thía hơn là phần vô cùng đáng giá của tuổi trẻ mình đã mất đi vĩnh viễn ( hai câu thơ ):


“ Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”


thể hiển rất rõ cách cảm nhận tinh vi về thời gian của Xuân Diệu. Mỗi khoảnh khắc đang rời bỏ hiện tại để trở thành quá khứ được hình dung như một cuộc chia lìa. Khoảnh khắc nào cũng là một chia lìa, một mất mát. Và dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô tận của những mất mát, chia phôi. Cho nên, thời gian thẫm đẫm hương vị của sự chia lìa. Dậy lên đó đây khắp không gian là lời than thở tiễn biệt. Nó là lời thở than của vạn vật, là không gian đang tiễn biệt thời gian, mà sâu xa hơn là mỗi sự vật thời gian đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó.


- Những phần đời của sinh mệnh cá thể đang ra đi không thể nào cưỡng lại, nó tạo nên sự trôi chảy không ngừng, tạo nên sự phôi pha, phai tàn của từng cá thể:

“ Con gió xinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”


gió đùa trong lá không phải là những âm thanh của thiên nhiên tươi vui của mùa xuân, mà là lời “thì thào” về nỗi hờn giận, buồn thương. Gió phải chia tay với cây lá mà bay đi; chim chóc trên cây đang ca hát rộn ràng chào xuân bỗng ngừng bặt, chẳng phải có sự đe dọa nguy hiểm nào, mà chỉ vì chúng buồn tiếc cho mùa xuân sắp trôi qua. Thế là chẳn riêng gì Xuân Diệu mà cả vạn vật trong thiên nhiên cũng thức nhận về cái quy luật nghiệt ngã, cái một đi không bao giờ trở lại của thời gian:


“ Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”.


Vậy Xuân Diệu đưa ra một quyết định hợp lí cho mình và cho tất cả mọi người “Không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.


C. Kết luận:


- Cách cảm nhận về thời gian như vậy xét đến cùng là xuất phát từ ý thức sâu xa về giá trị của sự sống cá thể. Mỗi khoảnh khắc trong đời mỗi người đều vô cùng quý giá, chính vì một khi đã mất đi là vĩnh viễn mất đi! Quan niệm ấy khiến cho con người biết quý từng giây phút của đời mình. Và người ta biết làm cho mỗi khoảnh khắc của đời mình cần phải tràn đầy ý nghĩa. Có như thế mới là biết sống. Đây là cơ sở sâu xa của thái độ sống “Vội Vàng”.


- Rõ ràng toàn bộ quan niệm, thái độ về “thời gian tuyến thính” phải sống “Vội Vàng” cho cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng tràn đầy ý nghĩa, đã thể hiện rất tích cực, rất đáng trân trọng của tư tưởng Xuân Diệu.

Sưu tầm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top