Đứng trên cầu Long Biên

Chien Tong

New member
Xu
33
Tháng 8 mùa thu, lá vàng rơi xao xác. Đến Hà Nội thì cũng nên đến cầu Long Biên ngắm cảnh đây đó.
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên của thành phố Hà Nội. Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng và được coi như một chứng tích lịch sử chứng kiến biết bao thăng trầm của Thủ đô Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

CauLongBien-1a056.jpg

Cầu Long Biên gợi nhớ về lịch sử, thích hợp du ngoạn tiết thu
Dự án xây dựng cầu Long Biên được Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer thông qua vào năm 1897 nhằm mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng cần thiết cho công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Năm 1898, công ty Daydé & Pille của Pháp đã trúng thầu thiết kế và thi công cầu. Việc khởi công xây dựng cầu được tiến hành vào năm 1899 và hoàn thành vào năm 1902, lấy tên là cầu Doumer theo tên của Toàn quyền Đông Dương. Đây là cây cầu lớn nhất Đông Dương thời đó và được người Pháp ca ngợi là “cây cầu nối liền hai thế kỷ”. Cầu gồm đoạn bắc qua sông dài 2.290m với 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (cả móng) và 896m đường dẫn lên cầu xây bằng đá. Thiết kế cầu có đường sắt cho xe lửa chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ. Đường dành cho người đi bộ hai bên cầu là nơi dạo mát, vãn cảnh sông Hồng đẹp nhất Hà Nội thời đó.

Sau ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954), cầu được đổi tên thành Long Biên. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975), quân đội Việt Nam đã xây dựng hai trận địa pháo phòng không trên bãi giữa sông Hồng và sử dụng các điểm cao trên thành cầu làm ụ pháo cao xạ bắn phá máy bay Mỹ. Các nhịp cầu bị máy bay Mỹ ném bom đánh hỏng được thay thế bằng các dầm bán vĩnh cửu, có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới để đảm bảo giao thông qua cầu không bị gián đoạn. Năm 2002, cầu Long Biên được sửa chữa, gia cố lại.

Hiện nay, cầu chỉ dành cho xe lửa, xe máy, xe đạp và người đi bộ. Điểm đặc biệt ở cầu Long Biên là hướng đi của các phương tiện nằm bên trái cầu, trái ngược với luồng giao thông ở Việt Nam. Ở đầu cầu Long Biên vẫn còn gắn tấm biển kim loại khắc thời gian xây dựng cầu và tên nhà thầu thi công.
 
Cái này cũng không rõ lắm, để thì vướng phá thì tội thì phải. Nó là một công trình giao thông đang đóng vai trò văn hoá lịch sủ đặc biệt . Cầu Long Biên là dấu ấn lịch sử, là một phần không thể tách rời trong quần thể không gian đô thị-di sản kiến trúc đầu thế kỷ 20 mà Hà Nội may mắn giữ được.
 
Có nhiều ý kiến muốn bảo tồn cây cầu này thì phải, có moottj số tham khảo trên thế giới cây cầu cổ Ponte Vecchio ở Florence- Ý. Cây cầu đã có lịch sử hàng ngàn năm nhưng giờ vẫn là cây cầu nổi tiếng thế giới với nhiều shops ngay trên cầu. Và hiện nay nó vẫn đang tồn tại rực rỡ bởi những sự kiện season show được tổ chức hàng năm. Nó cũng là địa điểm thu hút rất nhiều du khách thế giới tham quan, du lịch. Điều quan trọng là nó vẫn ở đó và vẫn là cây cầu để qua lại. Cầu Tràng Tiền ở Huế cũng đã từng tổ chức rất nhiều hoạt động dạng như vậy rồi.
 
Tui ở trong Nam thấy cầu Long Biên cũng bình thường thôi, có nuối tiếc chăng là những người sống gần gũi với cầu mới có tiềm thức đó ( như người Hà Nội chẳng hạn) . Đối với người trong Nam , Chùa Một Cột, Tháp Rùa, Đền Hùng, Kinh đô Huế, Lăng Bác....mới có ấn tượng mạnh mẽ trong toàn cõi quốc gia. Tôi tin chắc không sớm thì muộn cầu Long Biên sẽ biến mất, bởi cá nhân tôi và nhiều bạn bè bàn luận với nhau, nó thật sự không ấn tượng gì cả...
 
Về mặt giá trị trong hệ thống kết nối giao thông, lâu nay cầu Long Biên chỉ còn chút ít không đáng kể nữa. Để cầu sống được đừng bắt lịch sử phải quay ngược kim đồng hồ. Hãy khai thác giá trị dấu ấn lịch sử trong sự phát triển bùng nổ của toàn cầu hóa, làm cho cây cầu bừng sáng khi đem lại nhiều giá trị mới mà nó sẽ mang lại cho thủ đô bởi những năm tháng cầu Long Biên đã và sẽ gắn bó mãi mãi với Hà Nội. Còn nhiệm vụ kết nối giao thông, nên để một cây cầu phù hợp với thời đại gánh vác. Chỉ có nhìn xa hơn những gì có trước mắt thì giá trị của tầm nhìn mới đem lại sự hài hòa lợi ích cho cả hôm nay và mãi mai sau.
 
Một cách vô trách nhiệm thì ở đây có các anh chị làm bên chính quyền lo thôi. Vụ đèn xanh đèn vàng đèn đỏ cũng còn tù mù, nên cây cầu còn tù mù hơn. Đèn xanh được phép đi, đèn đỏ không được đi, đèn vàng không được đi mà dành thời gian cho xe đã ở trong giao lộ đi ra. Không nắm cái này như ở Việt, ra nước ngoài ăn phạt hoặc gây tai nạn như chơi.
 
Xem ra cái cây cầu này cũng nổi tiếng ghê
Hiện nay, cầu chỉ dành cho xe lửa, xe máy, xe đạp và người đi bộ. Điểm đặc biệt ở cầu Long Biên là hướng đi của các phương tiện nằm bên trái cầu, trái ngược với luồng giao thông ở Việt Nam
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top