Một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, lúc mới bắt đầu sự nghiệp, đã mở một trường dạy nghề trong thành phố, sau đó lần lượt mở thêm cơ sở ở nhiều nơi khác. Ông đã phải chi rất nhiều tiền cho quảng cáo, thuê mặt bằng, thuê giáo viên v.v… Vốn đầu tư không nhỏ, cho nên doanh thu phải khá cao mới đủ tiền trang trải chi phí, ngoài ra còn phải tính đến lợi nhuận nữa chứ!
Buồn rầu quá, ông luôn tự trách mình vô dụng, lúc nào cũng dằn vặt khổ sở vì thất bại đầu đời đó. Tình trạng này kéo dài khá lâu, ông ngày đêm u sầu ủ dột, tinh thần xuống dốc nghiêm trọng, tưởng chừng như không bao giờ đứng lên nổi để làm lại từ đầu.
Một ngày nọ, ông tìm đến thầy giáo cũ dạy môn tâm lý thời trung học, khẩn thiết xin thầy một lời khuyên, làm thế nào để thoát khỏi tình cảnh này.
“Không nên khóc vì đã làm đổ sữa!” Người thầy chỉ nói gọn lỏn như thế.
Nhưng người thông minh như ông thì vừa nghe đã hiểu. Câu nói đó giống như một luồng nước thánh dội vào ông, khiến ông giật mình tỉnh ngộ. Thế là bao muộn phiền trong ông bỗng chốc tan biến mất, tinh thần cũng hăng hái, phấn khởi hẳn lên.
“Đúng vậy, sữa một khi đã đổ ra rồi, còn làm gì được nữa? Cứ đứng đó nhìn nó mà khóc à? Đi lấy một ly sữa khác có phải hay không! Nên nhớ, sữa đã đổ thì không thể hốt lại vào ly như cũ. Việc duy nhất mà ta có thể làm là rút ra bài học cho bản thân mình, sau đó nhanh chóng quên đi những chuyện không vui để bắt đầu kế hoạch mới” Lời dạy của thầy theo ông mãi suốt con đường lập nghiệp.
Về sau, ông thường sử dụng bài học này để giáo dục học trò, cũng như để tự nhắc nhở chính mình phải luôn giữ tinh thần lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Cuộc sống vẫn thường xảy ra nhiều việc không như ý muốn. Những gì không thể cứu vãn được thì hãy cố quên đi. Những gì còn trong tầm kiểm thoát thì nên nắm bắt cơ hội để chuyển đổi tình thế. Khi sự đã rồi, có hối hận bao nhiêu, có dằn vặt thế nào cũng không thay đổi được, mà còn có nguy cơ ngăn cản bước đột phá để tiến lên phía trước.
Sữa đã đổ thì không thể hốt lại vào ly như cũ. Việc duy nhất mà ta có thể làm là rút ra bài học cho bản thân mình... (ảnh: Internet)
Nhưng khi trường học hoạt động được một thời gian, ông tính toán lời lỗ thì thấy chẳng có được bao nhiêu đồng lời. Do còn thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính, tiền cứ thâm hụt đi đâu hết, thành ra thu nhập chẳng được đồng nào. Thế là mấy tháng ròng lao động vất vả coi như làm công không.
Buồn rầu quá, ông luôn tự trách mình vô dụng, lúc nào cũng dằn vặt khổ sở vì thất bại đầu đời đó. Tình trạng này kéo dài khá lâu, ông ngày đêm u sầu ủ dột, tinh thần xuống dốc nghiêm trọng, tưởng chừng như không bao giờ đứng lên nổi để làm lại từ đầu.
Một ngày nọ, ông tìm đến thầy giáo cũ dạy môn tâm lý thời trung học, khẩn thiết xin thầy một lời khuyên, làm thế nào để thoát khỏi tình cảnh này.
“Không nên khóc vì đã làm đổ sữa!” Người thầy chỉ nói gọn lỏn như thế.
Nhưng người thông minh như ông thì vừa nghe đã hiểu. Câu nói đó giống như một luồng nước thánh dội vào ông, khiến ông giật mình tỉnh ngộ. Thế là bao muộn phiền trong ông bỗng chốc tan biến mất, tinh thần cũng hăng hái, phấn khởi hẳn lên.
“Đúng vậy, sữa một khi đã đổ ra rồi, còn làm gì được nữa? Cứ đứng đó nhìn nó mà khóc à? Đi lấy một ly sữa khác có phải hay không! Nên nhớ, sữa đã đổ thì không thể hốt lại vào ly như cũ. Việc duy nhất mà ta có thể làm là rút ra bài học cho bản thân mình, sau đó nhanh chóng quên đi những chuyện không vui để bắt đầu kế hoạch mới” Lời dạy của thầy theo ông mãi suốt con đường lập nghiệp.
Về sau, ông thường sử dụng bài học này để giáo dục học trò, cũng như để tự nhắc nhở chính mình phải luôn giữ tinh thần lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Cuộc sống vẫn thường xảy ra nhiều việc không như ý muốn. Những gì không thể cứu vãn được thì hãy cố quên đi. Những gì còn trong tầm kiểm thoát thì nên nắm bắt cơ hội để chuyển đổi tình thế. Khi sự đã rồi, có hối hận bao nhiêu, có dằn vặt thế nào cũng không thay đổi được, mà còn có nguy cơ ngăn cản bước đột phá để tiến lên phía trước.
Trích từ “Chỉ là bước khởi đầu”
Theo GDTĐ
Theo GDTĐ