Ở Việt Nam, Tâm lý học lâm sàng là một phân ngành còn hết sức non trẻ. Nếu như chúng ta đồng ý quan niệm cho rằng Tâm lí học lâm sàng quan tâm đến những người bình thường và những người có “vấn đề tâm lí”, với phương pháp đặc thù của nó, tức là làm việc với từng trường hợp cụ thể.
Năm 1989, Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em N-T được thành lập. Người sáng lập Trung tâm là cố bác sĩ nhi khoa Nguyễn Khắc Viện. Trung tâm này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sâu từng trường hợp riêng lẻ xuất phát từ ý tưởng cho rằng mỗi một con người là một thế giới riêng, đòi hỏi phải có cách tiếp cận riêng. Trung tâm đã hợp tác với bệnh viện của Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh, thành lập nên nhiều cơ sở thăm khám tâm lí trẻ em theo mô hình CMPP của Pháp. Ý nghĩa quan trọng nhất của hoạt động Trung tâm N-T thể hiện ở chỗ đã đưa tiếp cận lâm sàng tâm lí vào việc thăm khám tâm lí trẻ em và sử dụng các biện pháp trị liệu tâm lí đối với trẻ em có rối nhiễu tâm lí.
Viện Tâm lí học thuộc Viện KHXH Việt Nam thành lập Trung tâm Tâm lí học lâm sàng vào tháng 10 năm 2005. Hiện nay Trung tâm đón tiếp các bệnh nhân đa dạng về vấn đề tâm lí, chủ yếu là trẻ em và thanh thiếu niên, đó là các trường hợp chậm phát triển ngôn ngữ, háu động, trầm cảm, nghiện trò chơi games, ...
Năm 1999-2000, Khoa Tâm lí học, trường ĐH KHXH và NV Hà Nội đã bắt đầu giảng dạy những môn học thuộc bộ môn tâm lí học lâm sàng. Đến năm học 2001-2002 bộ môn “Tâm lí học lâm sàng” được thành lập ở đây với các môn học chính là “Tâm lí học lâm sàng đại cương”, “Tâm lí học trị liệu” và “Tâm bệnh học”. Các tổ chức giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả nhất sự phát triển của bộ môn này của Khoa Tâm lí học là tổ chức ADEPASE của Pháp, AUF và Đại sứ quán Pháp.
Ngoài ra Tâm lí học lâm sàng còn được phát triển ở một số trường Đại học, đáng chú ý là mới đây Khoa Tâm lí giáo dục của trường ĐH Sư phạm Hà Nội thành lập bộ môn Tâm lí học lâm sàng.
Ứng dụng của tâm lý học lâm sàng trong trị liệu và tham vấn tại Việt Nam.
Tâm lí học lâm sàng nghiên cứu và góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra liên quan đến tâm lí con người, cả con người bình thường lẫn con người có rối nhiễu tâm lí. Phương pháp lâm sàng nghiên cứu con người theo từng trường hợp cụ thể với hoàn cảnh cụ thể, phải xem con người từ nhiều góc độ khác nhau, vừa có tính đơn nhất, vừa có tính tổng thể, vừa có tính lô gíc lại vừa có tính thường trực (R. Perron). Con người là chủ thể ý thức, nhưng cũng có khi vô thức (có những hành vi mà không biết là mình đang có những hành vi ấy) (Freud), con người luôn luôn bị giằng co giữa những sự lựa chọn, những quyết định bởi luôn tồn tại những mâu thuẫn nội tâm (Freud). Sự lo lắng là phần tự nhiên của mỗi thực thể người, con người cần có những quan hệ tình người mới có thể phát triển tốt (Carl Rogers). Qua những kinh nghiệm sống và làm việc, chúng ta bị thuyết phục sâu sắc bởi ý tưởng của Freud và của những người hậu phân tâm học, đặc biệt của những chuyên gia về các lí thuyết “gắn bó”, “chia li” về ảnh hưởng của thời kì thơ bé lên sự phát triển tâm lí về sau của con người. Về thời ấu thơ, chúng ta coi trọng vai trò của người mẹ hay người thay thế người mẹ, rất tâm đắc với ý tưởng của Winnicott về “người mẹ đủ tốt” và sự phát triển tốt đẹp của những đứa con.
Tâm lí học lâm sàng có thể làm gì với nỗi đau của con người ? Chúng ta ưu tiên quan điểm của R. Perron cho rằng “Tâm lí học lâm sàng nhằm mục đích giải thích các quá trình tâm lí của sự chuyển biến mà con người là trụ sở. Con người là một hệ thống, một cấu trúc được ngự trị bởi các luật lệ của sự tự điều chỉnh, bởi hoạt động của sự điều chỉnh lịch đại và đồng đại”. Như vậy, trước hết là niềm tin chúng ta có đối với con người nói chung và với con người đang có nỗi đau riêng của mình về ý thức hoàn thiện mình và khả năng tự điều chỉnh của họ.
Quả thật, ở thời điểm này hay thời điểm khác, nỗi đau của con người là không thể tránh khỏi, tuy nhiên mỗi người lại có một kiểu đau riêng và mỗi người có một cách thức chịu đựng riêng. Khi tự họ không còn chịu được nữa bởi họ không tự điều chỉnh được nữa cần phải có trợ giúp của nhà tâm lí tâm sàng. Sự nói ra được, có người lắng nghe với một sự tôn trọng, với các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, với sự chấp nhận thân chủ vô điều kiện trong một bầu không khí ấm áp, an toàn sẽ là cách thức tốt nhất để thân chủ xác định được vấn đề của mình và từ đó dẫn đến việc tự điều chỉnh cho phù hợp. Trong trường hợp này ta xem thân chủ là “chủ thể của lời nói”. Với đứa trẻ chưa có nhiều ngôn ngữ thì sao ? Việc cần thiết là phải dùng các cách thức qua đó trẻ bộc lộ các khó khăn của mình, có thể qua việc đóng kịch, qua việc vẽ tranh, qua việc sắp xếp ngôi nhà, ngôi làng của mình, qua trò chơi,... Rõ ràng việc để thân chủ dù là trẻ em hay người lớn bộc lộ vấn đề của mình trong trị liệu lâm sàng và thái độ của nhà tâm lí trong liên minh trị liệu là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của việc can thiệp và chữa trị.
Nói như thế không có nghĩa là chúng ta không coi trọng các liệu pháp tâm lí. Liệu pháp tâm lí của các trường phái khác nhau có những điểm nhấn khác nhau. Nếu như của Tâm lí học hành vi là việc giải điều kiện hoá, tập luyện, củng cố tích cực, tiêu cực, ... của Tâm lí học nhận thức là việc giải thích hợp lí, tìm cách thuyết phục bằng những lời có lí, bằng những chứng cớ xác thực,... Của Tâm lí học nhân văn là quan hệ tình người, chấp nhận thân chủ vô điều kiện, ý thức tự do cá nhân; của Ghestal là sự bộc lộ bản thân, nâng cao tự đánh giá bản thân, hiểu biết bản thân, v.v... thì ta vẫn thấy nổi rõ lên ở đây liên minh trị liệu (quan hệ giữa nhà trị liệu và thân chủ với những điều kiện cần và đủ của nó được qui định bởi nguyên tắc đạo đức hành nghề), sự bộc lộ hay trải nghiệm của thân chủ trong mối quan hệ người – người, trong sự tôn trọng và niềm tin tưởng của nhà tâm lí đối với thân chủ. Điểm mấu chốt ở đây vẫn là để cho thân chủ được giải toả, thể hiện và qua đó tự mình biến đổi.
Câu hỏi đặt ra là con người Việt Nam vốn có truyền thống ít bộc lộ bản thân với người lạ, liệu việc lắng nghe hay sử dụng các liệu pháp tâm lí có hiệu quả hay không ? Vấn đề theo chúng tôi không phải là làm cái gì với thân chủ Việt Nam, việc này chắc chắn phụ thuộc vào việc ta chẩn đoán, đánh giá vấn đề của họ. Vấn đề đặt ra là làm như thế nào cho phù hợp với văn hoá của họ? Làm sao để họ bộc lộ, để họ trải nghiệm và thể hiện trong một niềm tin tưởng tuyệt đối? Điều này phụ thuộc vào nhân cách, sự nhạy cảm, các kĩ năng của nhà tâm lí cũng như những hiểu biết văn hoá cơ sở con người Việt Nam có tính đến yếu tố vùng, miền. Một loạt các câu hỏi đặt ra ở đây: Có phải chờ khi người ta có yêu cầu mới tiến hành thăm khám, chữa trị hay với nhạy cảm của mình nhà tâm lí có thể tạo ra yêu cầu nơi thân chủ hay người thân của thân chủ? Có thể đến nhà thân chủ? Khi thân chủ đang rất đau khổ, có thể được chạm vào vai, vào tay thân chủ? Ngồi ở vị trí như thế nào là phù hợp với việc bộc lộ của thân chủ? Ánh mắt nhìn ra sao vừa tạo cảm giác quan tâm, chân thành đồng thời không xoi mói? v.v... Rất nhiều, rất nhiều các câu hỏi như thế buộc các nhà tâm lí lâm sàng Việt Nam nghiên cứu và trả lời để từ đó tạo ra một nền Tâm lí học lâm sàng mang bản sắc Việt Nam, không lạc hậu so với thế giới và phù hợp với thân chủ Việt Nam.
Năm 1989, Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em N-T được thành lập. Người sáng lập Trung tâm là cố bác sĩ nhi khoa Nguyễn Khắc Viện. Trung tâm này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sâu từng trường hợp riêng lẻ xuất phát từ ý tưởng cho rằng mỗi một con người là một thế giới riêng, đòi hỏi phải có cách tiếp cận riêng. Trung tâm đã hợp tác với bệnh viện của Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh, thành lập nên nhiều cơ sở thăm khám tâm lí trẻ em theo mô hình CMPP của Pháp. Ý nghĩa quan trọng nhất của hoạt động Trung tâm N-T thể hiện ở chỗ đã đưa tiếp cận lâm sàng tâm lí vào việc thăm khám tâm lí trẻ em và sử dụng các biện pháp trị liệu tâm lí đối với trẻ em có rối nhiễu tâm lí.
Viện Tâm lí học thuộc Viện KHXH Việt Nam thành lập Trung tâm Tâm lí học lâm sàng vào tháng 10 năm 2005. Hiện nay Trung tâm đón tiếp các bệnh nhân đa dạng về vấn đề tâm lí, chủ yếu là trẻ em và thanh thiếu niên, đó là các trường hợp chậm phát triển ngôn ngữ, háu động, trầm cảm, nghiện trò chơi games, ...
Năm 1999-2000, Khoa Tâm lí học, trường ĐH KHXH và NV Hà Nội đã bắt đầu giảng dạy những môn học thuộc bộ môn tâm lí học lâm sàng. Đến năm học 2001-2002 bộ môn “Tâm lí học lâm sàng” được thành lập ở đây với các môn học chính là “Tâm lí học lâm sàng đại cương”, “Tâm lí học trị liệu” và “Tâm bệnh học”. Các tổ chức giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả nhất sự phát triển của bộ môn này của Khoa Tâm lí học là tổ chức ADEPASE của Pháp, AUF và Đại sứ quán Pháp.
Ngoài ra Tâm lí học lâm sàng còn được phát triển ở một số trường Đại học, đáng chú ý là mới đây Khoa Tâm lí giáo dục của trường ĐH Sư phạm Hà Nội thành lập bộ môn Tâm lí học lâm sàng.
Ứng dụng của tâm lý học lâm sàng trong trị liệu và tham vấn tại Việt Nam.
Tâm lí học lâm sàng nghiên cứu và góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra liên quan đến tâm lí con người, cả con người bình thường lẫn con người có rối nhiễu tâm lí. Phương pháp lâm sàng nghiên cứu con người theo từng trường hợp cụ thể với hoàn cảnh cụ thể, phải xem con người từ nhiều góc độ khác nhau, vừa có tính đơn nhất, vừa có tính tổng thể, vừa có tính lô gíc lại vừa có tính thường trực (R. Perron). Con người là chủ thể ý thức, nhưng cũng có khi vô thức (có những hành vi mà không biết là mình đang có những hành vi ấy) (Freud), con người luôn luôn bị giằng co giữa những sự lựa chọn, những quyết định bởi luôn tồn tại những mâu thuẫn nội tâm (Freud). Sự lo lắng là phần tự nhiên của mỗi thực thể người, con người cần có những quan hệ tình người mới có thể phát triển tốt (Carl Rogers). Qua những kinh nghiệm sống và làm việc, chúng ta bị thuyết phục sâu sắc bởi ý tưởng của Freud và của những người hậu phân tâm học, đặc biệt của những chuyên gia về các lí thuyết “gắn bó”, “chia li” về ảnh hưởng của thời kì thơ bé lên sự phát triển tâm lí về sau của con người. Về thời ấu thơ, chúng ta coi trọng vai trò của người mẹ hay người thay thế người mẹ, rất tâm đắc với ý tưởng của Winnicott về “người mẹ đủ tốt” và sự phát triển tốt đẹp của những đứa con.
Tâm lí học lâm sàng có thể làm gì với nỗi đau của con người ? Chúng ta ưu tiên quan điểm của R. Perron cho rằng “Tâm lí học lâm sàng nhằm mục đích giải thích các quá trình tâm lí của sự chuyển biến mà con người là trụ sở. Con người là một hệ thống, một cấu trúc được ngự trị bởi các luật lệ của sự tự điều chỉnh, bởi hoạt động của sự điều chỉnh lịch đại và đồng đại”. Như vậy, trước hết là niềm tin chúng ta có đối với con người nói chung và với con người đang có nỗi đau riêng của mình về ý thức hoàn thiện mình và khả năng tự điều chỉnh của họ.
Quả thật, ở thời điểm này hay thời điểm khác, nỗi đau của con người là không thể tránh khỏi, tuy nhiên mỗi người lại có một kiểu đau riêng và mỗi người có một cách thức chịu đựng riêng. Khi tự họ không còn chịu được nữa bởi họ không tự điều chỉnh được nữa cần phải có trợ giúp của nhà tâm lí tâm sàng. Sự nói ra được, có người lắng nghe với một sự tôn trọng, với các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, với sự chấp nhận thân chủ vô điều kiện trong một bầu không khí ấm áp, an toàn sẽ là cách thức tốt nhất để thân chủ xác định được vấn đề của mình và từ đó dẫn đến việc tự điều chỉnh cho phù hợp. Trong trường hợp này ta xem thân chủ là “chủ thể của lời nói”. Với đứa trẻ chưa có nhiều ngôn ngữ thì sao ? Việc cần thiết là phải dùng các cách thức qua đó trẻ bộc lộ các khó khăn của mình, có thể qua việc đóng kịch, qua việc vẽ tranh, qua việc sắp xếp ngôi nhà, ngôi làng của mình, qua trò chơi,... Rõ ràng việc để thân chủ dù là trẻ em hay người lớn bộc lộ vấn đề của mình trong trị liệu lâm sàng và thái độ của nhà tâm lí trong liên minh trị liệu là vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của việc can thiệp và chữa trị.
Nói như thế không có nghĩa là chúng ta không coi trọng các liệu pháp tâm lí. Liệu pháp tâm lí của các trường phái khác nhau có những điểm nhấn khác nhau. Nếu như của Tâm lí học hành vi là việc giải điều kiện hoá, tập luyện, củng cố tích cực, tiêu cực, ... của Tâm lí học nhận thức là việc giải thích hợp lí, tìm cách thuyết phục bằng những lời có lí, bằng những chứng cớ xác thực,... Của Tâm lí học nhân văn là quan hệ tình người, chấp nhận thân chủ vô điều kiện, ý thức tự do cá nhân; của Ghestal là sự bộc lộ bản thân, nâng cao tự đánh giá bản thân, hiểu biết bản thân, v.v... thì ta vẫn thấy nổi rõ lên ở đây liên minh trị liệu (quan hệ giữa nhà trị liệu và thân chủ với những điều kiện cần và đủ của nó được qui định bởi nguyên tắc đạo đức hành nghề), sự bộc lộ hay trải nghiệm của thân chủ trong mối quan hệ người – người, trong sự tôn trọng và niềm tin tưởng của nhà tâm lí đối với thân chủ. Điểm mấu chốt ở đây vẫn là để cho thân chủ được giải toả, thể hiện và qua đó tự mình biến đổi.
Câu hỏi đặt ra là con người Việt Nam vốn có truyền thống ít bộc lộ bản thân với người lạ, liệu việc lắng nghe hay sử dụng các liệu pháp tâm lí có hiệu quả hay không ? Vấn đề theo chúng tôi không phải là làm cái gì với thân chủ Việt Nam, việc này chắc chắn phụ thuộc vào việc ta chẩn đoán, đánh giá vấn đề của họ. Vấn đề đặt ra là làm như thế nào cho phù hợp với văn hoá của họ? Làm sao để họ bộc lộ, để họ trải nghiệm và thể hiện trong một niềm tin tưởng tuyệt đối? Điều này phụ thuộc vào nhân cách, sự nhạy cảm, các kĩ năng của nhà tâm lí cũng như những hiểu biết văn hoá cơ sở con người Việt Nam có tính đến yếu tố vùng, miền. Một loạt các câu hỏi đặt ra ở đây: Có phải chờ khi người ta có yêu cầu mới tiến hành thăm khám, chữa trị hay với nhạy cảm của mình nhà tâm lí có thể tạo ra yêu cầu nơi thân chủ hay người thân của thân chủ? Có thể đến nhà thân chủ? Khi thân chủ đang rất đau khổ, có thể được chạm vào vai, vào tay thân chủ? Ngồi ở vị trí như thế nào là phù hợp với việc bộc lộ của thân chủ? Ánh mắt nhìn ra sao vừa tạo cảm giác quan tâm, chân thành đồng thời không xoi mói? v.v... Rất nhiều, rất nhiều các câu hỏi như thế buộc các nhà tâm lí lâm sàng Việt Nam nghiên cứu và trả lời để từ đó tạo ra một nền Tâm lí học lâm sàng mang bản sắc Việt Nam, không lạc hậu so với thế giới và phù hợp với thân chủ Việt Nam.
(Sưu tầm)