Đừng chạy!

  • Thread starter Thread starter pen
  • Ngày gửi Ngày gửi

pen

New member
Xu
0
Đọc câu chuyện “Rước hoạ vào thân?”, nhiều bạn gửi thư về toà soạn thú nhận “khi gặp người bị tai nạn ngoài đường, tớ…cũng không chạy đến.


kynang-nd.jpg


Vì có chạy đến tớ cũng không biết làm gì để cứu người ta!". Nhân kết thúc đề tài này, MT đã mời bác sĩ Lê Quang Ninh, Giám đốc Trung tâm Sơ cấp cứu TP.HCM, hướng dẫn bạn một số kĩ năng cứu người qua vài tình huống tai nạn thường gặp trên đường.

Tình huống 1: Cố định xương gãy

Khi bị đụng xe, nạn nhân có thể bị gãy xương ở nhiều vị trí: cổ, tay chân…Nhưng ở vị trí nào, bạn cũng nên thực hiện hai bước: Cố định tạm thời chỗ gãy và xử lí cố định xương cho nạn nhân

Bước 1: Cố định tạm thời chỗ gãy:

Đầu tiên, bạn quan sát để biết nạn nhân bị gãy xương kín hay hở. Gãy xương kín là tổn thương bên trong nên bạn không nhìn thấy dấu hiện, gãy hở là dạng đầu xương lòi ra ngoài, dễ dàng nhận biết. Nếu nạn nhân bị gãy xương kín, bạn nên dặn nạn nhân không được đụng chạm đến chỗ đau, không di chuyển. Sau đó, gọi cấp cứu để đưa nạn nhân đến trạm y tế gần nhất. Tình huống gãy xương hở, bạn có thể tạm thời xử lí xương gãy.

Bước đầu, bạn tìm nẹp (có thể thay bằng tre, các thanh gỗ, thước kẻ….thẳng) có bề ngang khoảng 5cm, dày từ 0,5-0,7 cm là tốt nhất, chiều dài tuỳ theo vết thương, để thực hiện việc cố định chỗ gãy

Bước 2: Xử lí cố định xương gãy. Ví dụ, nạn nhân bị gãy xương cẳng tay, cánh tay:


+ Gãy xương cẳng tay


Đặt một nẹp ở phía trước cẳng tay từ nếp khuủy đến đầu khớp ngón bàn tay.

Đặt 1 nẹp thứ 2 sau cẳng tay.

Sau đó treo cánh tay gãy lên cổ nạn nhân như hình a.

+ Gãy xương cánh tay:


Đặt 1nẹp bên trong cánh tay (từ hố nách đến nếp khuỷu) và một nẹp đạt bên ngoài (mỏm vai đến qua dưới khớp khuỷu).Sau đó bạn cố định cẳng tay gãy bằng 2 dây. Dây 1: 1/3 trên cánh tay, dây 2: 1/3 dưới cánh tay. Nếu không có nẹp, bạn có thể cột cẳng tay gãy vào ngực nạn nhân như hình b .

Lưu ý: Khi cột dây, bạn nhớ tránh cột chỗ gãy.


Sau khi cố định xương gãy, bạn nên nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.

Tình huống 2: Khi người bị nạn bị chảy máu quá nhiều, bạn phải làm sao?



kynang2.jpg

Cách cầm máu:


À, bạn nhớ rửa tay trước và sau khi sơ cứu nhé!


Rửa vết thường bằng cách dùng vòi nước sạch xả vào vết thường (có xà phòng diệt trùng càng tốt). Nếu vết thương cạn, bạn chỉ cần dùng 1 miếng gạc đắp lên vết thương rồi dùng băng cuộn hoặc khăn tay,… buộc chặc lại. Nếu vết thương sâu, bạn dùng các ngón tay (đã đeo găng tay hoặc túi ni lông) ép chặt lên vết thương ít nhất 10 phút để cầm máu. Sau đó, đặt nạn nhân nằm xuống. Nếu vết thương ở tay hoặc chân, gác tay hoặc chân lên cao hơn so với tim, đồng thời, tay bạn vẫn ép chặt vết thương. Phủ lên vết thương một miếng gạc sạch rồi băng lại. Nếu vết thương còn chảy máu, bạn tiếp tục đặt thêm một miếng gạc nữa và băng lại. Nhớ là không tháo lớp băng đầu tiên ra. Nếu băng ở các chi, bạn phải thường xuyên kiểm tra xem các ngón chân, ngón tay còn ấm không và nạn nhân cảm thấy bình thường không, nếu ngón chân, tay bị lạnh, bạn phải nới lỏng băng để máu được lưu thông. Bây giờ thì chuyển người bị thương đến cơ sở ý tế gần nhất. Cố gắng nâng cao các chi trong lúc vận chuyển.

kynang3.jpg


Còn rất nhiều tình huống nguy kịch khác bất ngờ bạn gặp trong cuộc sống. Khi có cơ hội, bạn nên đăng kí tham gia lớp sơ cấp cứu ở trường, Hội chữ thập đỏ… Những kĩ năng được học sẽ rất quý giá, không chỉ giúp bạn ra tay nghĩa hiệp cứu người đi đường, mà còn sẽ có dịp cứu được bạn bè, người thân và chính mình khi gặp nạn nữa đó
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top