H
HuyNam
Guest
ĐỪNG ĐÁNH MẤT NIỀM TIN
"Nếu đánh mất niềm tin bạn sẽ mất tất cả"
Câu này mình đã đọc rất nhiều lần, nói lại cho người khác cũng không ít lần nhưng để thực sự hiểu và vận dụng nó cũng không dễ dàng chút nào. Sau đây xin bàn một vài khía cạnh về vấn đề này.
Vòng tròn niềm tin. (Belief – The power to create or destroy by David Shephard)
- Điểm bắt đầu từ đâu?
Đây là cái vòng tròn nên điểm bắt đầu có thể xảy ra ở bất kỳ mắt xích nào, đó có thể là niềm tin, hoặc khả năng hoặc hành động hoặc cũng có thể là từ một kết quả nào đó. Cho dù bắt đầu từ đâu thì nó vẫn tác động qua lại theo một quy tắc vòng tròn được giải thích như sau:
Nếu bạn có niềm tin vào kết quả, khả năng của bản thân bạn sẽ được phát huy, khi đó chắc chắn bạn sẽ hành động. Khi có hành động điều hiễn nhiên là sẽ có kết quả, nếu kết quả tốt sẽ làm tăng niềm tin, tăng khả năng của bạn và nó thúc đẩy bạn tiếp tục hành động => kết quả mới => niềm tin mới => khả năng mới ....
Nếu bạn không có niềm tin => bạn không hành động => chẳng có kết quả gì.
Theo các con số thống kê hơn 80% những người thành công thường họ gặp nhiều thất bại trong những hành động đầu tiên, vậy tại sao họ có thể thành công? vì họ không tin rằng họ sẽ thất bại.Đây cũng là câu trả lời cho một số câu hỏi: Tại sao con nhà giàu sẽ trở thành người giàu? (vì họ tin là họ sẻ giàu). Tại sao có những ngôi làng toàn là tiến sĩ (vì họ tin rằng họ đa số người trong làng họ sẽ trở thành tiến sĩ) ...Tại sao con nhà nghèo lại càng nghèo? Tại sao người Mĩ, người Nhật họ lại tự tin?
Chút chia sẻ đề cùng các bạn hiểu thêm một số quy luật, kinh nghiệm mà các nước họ sử dụng để giáo dục học sinh, con em của họ.
Những điều rút ra từ bài viết này là gì?
- Nếu bạn muốn giàu có => Hãy học cách suy nghĩ của những người giàu.
- Bạn muốn học giỏi => Hãy học cách suy nghĩ của những người học giỏi.
Nguồn: CLB khoa học trẻ
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: