rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Hôm nay chúng ta sẽ khám phá câu hỏi: Những người hướng ngoại có hạnh phúc hơn những người hướng nội?
Quan điểm phổ biến và quan điểm khoa học trả lời câu hỏi này một cách quả quyết. Những người hướng ngoại hạnh phúc hơn. Nghiên cứu chỉ ra một mối tương quan mạnh mẽ giữa tính hướng ngoại và hạnh phúc.
Tuy nhiên, khi các nghiên cứu báo cáo về những sự khác biệt giữa những người hướng nội và hướng ngoại thì họ đang thông báo về những điểm khác biệt tương đối trong một thang đo về tính hướng ngoại. NEO PI đánh giá về sự hiện diện hoặc vắng mặt của những phẩm chất thuộc tính hướng ngoại. Nó không đánh giá một cách tích cực những phẩm chất thuộc tính hướng nội có giá trị.
Như tôi đã thảo luận trong cuốn sách của tôi, The Everything Guide to the Introvert Edge, tính hướng ngoại là:
Yếu tố tính cách này có liên quan đến ‘số lượng và cường độ của sự tương tác giữa các cá nhân; mức độ hoạt động; nhu cầu được kích thích; và khả năng tận hưởng niềm vui.’ Người có số điểm cao trong thang đo này được mô tả là ‘hòa đồng, năng động, nói nhiều, hướng đến con người, lạc quan, vui vẻ, tình cảm.’ Người có số điểm thấp ở thang đo này (có lẽ là những người hướng nội) được mô tả là ‘kín đáo, điềm đạm, không cởi mở, xa cách, hướng đến công việc, xa lánh mọi người, không thích xuất đầu lộ diện và yên lặng.’
Cái bị bỏ sót trong khái niệm này là những cảm xúc tích cực có mức độ hưng phấn thấp như ‘bình an, yên lặng, thanh thản, an lạc, thoải mái và chú tâm. Những người có số điểm thấp trong thang đo về tính hướng ngoại không hẳn là bất hạnh, họ chỉ ít “hồ hởi” và “phấn khởi.” Nếu sự hồ hởi không phải là khung tham chiếu thì khi đó chúng ta có một cuộc thảo luận khác về hạnh phúc là gì.
Nghiên cứu đã nắm bắt một hình thức hạn chế của tính hướng nội; một sự miêu tả hầu như là mang tính biếm họa về người hướng nội. Nghiên cứu khác gần đây ủng hộ thêm cho quan điểm này rằng định nghĩa về tính hướng nội góp phần vào sự ít hạnh phúc của con người. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Zelenski và những người khác trong tạp chí Emotion đã yêu cầu những người tham gia hành xử giống người hướng nội và người hướng ngoại, bất kể tính cách của họ. Không ngạc nhiên, các đối tượng cảm thấy tốt hơn khi họ hành động giống những người hướng ngoại , ngay cả những người hướng ngoại trong nhóm. Nhưng hãy xem xét kĩ hơn về thiết kế của nghiên cứu. Những người hướng ngoại được giả định là hành động như thế nào? Và những người hướng nội được giả định có hành động như thế nào?
Một lần nữa chúng ta thấy mọi người hành động “hạnh phúc hơn” và quan điểm về hạnh phúc này là định nghĩa của tính hướng ngoại. Kịch bản dành cho những người hướng ngoại khuyến khích đối tượng trở nên dũng cảm, nói nhiều, tràn đầy năng lượng, năng động và quyết đoán. Kịch bản dành cho những người hướng nội hướng dẫn họ trở nên kín đáo, yên lặng, thụ động, tuân phục và không mạo hiểm. Những kịch bản đó đại diện cho các phiên bản lỗi thời của tính hướng ngoại và hướng nội. Những người hướng nội chắc chắn có thể trở nên tràn đầy năng lượng và quả quyết về những việc họ quan tâm. Họ thậm chí có thể nói nhiều. Những chỉ dẫn dành cho những người hướng nội nghe giống như một chỉ dẫn để trở thành một người hướng nội trầm cảm. Ta không ngạc nhiên khi mọi người cảm thấy tốt hơn khi làm theo kịch bản hướng ngoại.
Hãy nghĩ về lối giải thích về hạnh phúc của Đức Phật. Ông ấy thường được miêu tả với nụ cười nửa miệng, với một sắc thái bình tĩnh, hiện diện và kiên nhẫn cao độ. Vào cái đêm tỉnh thức khi ông bị tâm trí hoài nghi của ông hỏi: “ai sẽ chứng kiến thành tựu của ông?” ông đã không nói ra. Ông đơn giản là cúi xuống và chạm vào mặt đất. Một việc làm rất hướng nội.
Hạnh phúc không phải là sự tối đa hóa và tích lũy những kinh nghiệm thú vị. Như đức Phật đã chỉ ra, những thú vui là thoáng qua và không đem lại một nền tảng vững chắc cho sự thỏa mãn lâu dài. Nhà tâm lý học tích cực Martin Seligman đã vạch ra PERMA để nắm bắt những khía cạnh của hạnh phúc. PERMA là viết tắt của Positivity (Tích cực), Engagement (Dấn thân), Relationships (Những mối quan hệ), Meaning (Ý nghĩa), và Accomplishment (Thành tựu).
Khi bạn quan tâm đến ý nghĩa thì sự tích cực có cách để quan tâm đến bản thân nó. Nói cách khác, bạn không cần phải phấn đấu để được hạnh phúc và sưu tập tất cả những kiểu kinh nghiệm “hạnh phúc” hướng ngoại đó. Thay vào đó, khi bạn dấn thân vào những công việc ý nghĩa trong thời điểm hiện tại, đặc biệt là những việc có lợi cho người khác, thì những cảm xúc tích cực tự nhiên sẽ xuất hiện.
Cách giải thích về hạnh phúc của Phật có thể được nắm bắt đúng nhất bởi thuật ngữ ‘tính bình thản’. Bình thản nói về sự hiện diện ở đó giữa sự việc, mà không cần sự việc phải khác đi. Bình thản đem đến sự chấp nhận và hứng thú với những gì đang xảy ra ngay lúc này.
Từ quan điểm này, bạn có thể “hạnh phúc” ngay cả khi sự việc không diễn ra tốt đẹp. Bạn tìm thấy một sự tự do to lớn trong khả năng trở nên bình thản. Có lẽ đây là lí do tại sao Phật luôn luôn có nụ cười nửa miệng hài lòng trên khuôn mặt của ông ấy.
Phật không cần sự phấn khích, những sự rộn ràng và “những thời điểm tốt đẹp” để được hạnh phúc. Hạnh phúc của ông ấy là một sự mãn nguyện trong yên lặng tồn tại trong mọi khoảnh khắc, bất kể điều gì đã xảy ra. Những người hướng nội, giống như đức Phật, đã tiếp cận được với một kinh nghiệm nội tâm phong phú. Chúng ta cần học cách tránh không để cho sự mãnh liệt nội tâm đó trở nên ám ảnh, nghiền ngẫm và lo lắng.
Chúng ta có thể nắm bắt được khía cạnh của bản chất-Phật này của chúng ta khi chúng ta mở rộng định nghĩa hạnh phúc của chúng ta vượt ra ngoài một kiểu hưng phấn cao, theo kiểu hướng ngoại và tính đến những cảm xúc dựa vào tính hướng nội, có mức độ hưng phấn thấp.
Hạnh phúc nằm trong sự bình an, hài lòng và đánh giá cao mọi thứ đang diễn ra xung quanh chúng ta trong mọi khoảnh khắc. Phiên bản này của hạnh phúc là có sẵn, thiết thực và lâu dài hơn.
Nguồn
Are Extroverts Really Happier?
Redefining happiness for introverts and extroverts
Published on November 26, 2013 by Arnie Kozak, Ph.D. in The Buddha Was an Introvert
PsychologyToday
Quan điểm phổ biến và quan điểm khoa học trả lời câu hỏi này một cách quả quyết. Những người hướng ngoại hạnh phúc hơn. Nghiên cứu chỉ ra một mối tương quan mạnh mẽ giữa tính hướng ngoại và hạnh phúc.
Tuy nhiên, khi các nghiên cứu báo cáo về những sự khác biệt giữa những người hướng nội và hướng ngoại thì họ đang thông báo về những điểm khác biệt tương đối trong một thang đo về tính hướng ngoại. NEO PI đánh giá về sự hiện diện hoặc vắng mặt của những phẩm chất thuộc tính hướng ngoại. Nó không đánh giá một cách tích cực những phẩm chất thuộc tính hướng nội có giá trị.
Như tôi đã thảo luận trong cuốn sách của tôi, The Everything Guide to the Introvert Edge, tính hướng ngoại là:
Yếu tố tính cách này có liên quan đến ‘số lượng và cường độ của sự tương tác giữa các cá nhân; mức độ hoạt động; nhu cầu được kích thích; và khả năng tận hưởng niềm vui.’ Người có số điểm cao trong thang đo này được mô tả là ‘hòa đồng, năng động, nói nhiều, hướng đến con người, lạc quan, vui vẻ, tình cảm.’ Người có số điểm thấp ở thang đo này (có lẽ là những người hướng nội) được mô tả là ‘kín đáo, điềm đạm, không cởi mở, xa cách, hướng đến công việc, xa lánh mọi người, không thích xuất đầu lộ diện và yên lặng.’
Cái bị bỏ sót trong khái niệm này là những cảm xúc tích cực có mức độ hưng phấn thấp như ‘bình an, yên lặng, thanh thản, an lạc, thoải mái và chú tâm. Những người có số điểm thấp trong thang đo về tính hướng ngoại không hẳn là bất hạnh, họ chỉ ít “hồ hởi” và “phấn khởi.” Nếu sự hồ hởi không phải là khung tham chiếu thì khi đó chúng ta có một cuộc thảo luận khác về hạnh phúc là gì.
Nghiên cứu đã nắm bắt một hình thức hạn chế của tính hướng nội; một sự miêu tả hầu như là mang tính biếm họa về người hướng nội. Nghiên cứu khác gần đây ủng hộ thêm cho quan điểm này rằng định nghĩa về tính hướng nội góp phần vào sự ít hạnh phúc của con người. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Zelenski và những người khác trong tạp chí Emotion đã yêu cầu những người tham gia hành xử giống người hướng nội và người hướng ngoại, bất kể tính cách của họ. Không ngạc nhiên, các đối tượng cảm thấy tốt hơn khi họ hành động giống những người hướng ngoại , ngay cả những người hướng ngoại trong nhóm. Nhưng hãy xem xét kĩ hơn về thiết kế của nghiên cứu. Những người hướng ngoại được giả định là hành động như thế nào? Và những người hướng nội được giả định có hành động như thế nào?
Một lần nữa chúng ta thấy mọi người hành động “hạnh phúc hơn” và quan điểm về hạnh phúc này là định nghĩa của tính hướng ngoại. Kịch bản dành cho những người hướng ngoại khuyến khích đối tượng trở nên dũng cảm, nói nhiều, tràn đầy năng lượng, năng động và quyết đoán. Kịch bản dành cho những người hướng nội hướng dẫn họ trở nên kín đáo, yên lặng, thụ động, tuân phục và không mạo hiểm. Những kịch bản đó đại diện cho các phiên bản lỗi thời của tính hướng ngoại và hướng nội. Những người hướng nội chắc chắn có thể trở nên tràn đầy năng lượng và quả quyết về những việc họ quan tâm. Họ thậm chí có thể nói nhiều. Những chỉ dẫn dành cho những người hướng nội nghe giống như một chỉ dẫn để trở thành một người hướng nội trầm cảm. Ta không ngạc nhiên khi mọi người cảm thấy tốt hơn khi làm theo kịch bản hướng ngoại.
Hãy nghĩ về lối giải thích về hạnh phúc của Đức Phật. Ông ấy thường được miêu tả với nụ cười nửa miệng, với một sắc thái bình tĩnh, hiện diện và kiên nhẫn cao độ. Vào cái đêm tỉnh thức khi ông bị tâm trí hoài nghi của ông hỏi: “ai sẽ chứng kiến thành tựu của ông?” ông đã không nói ra. Ông đơn giản là cúi xuống và chạm vào mặt đất. Một việc làm rất hướng nội.
Hạnh phúc không phải là sự tối đa hóa và tích lũy những kinh nghiệm thú vị. Như đức Phật đã chỉ ra, những thú vui là thoáng qua và không đem lại một nền tảng vững chắc cho sự thỏa mãn lâu dài. Nhà tâm lý học tích cực Martin Seligman đã vạch ra PERMA để nắm bắt những khía cạnh của hạnh phúc. PERMA là viết tắt của Positivity (Tích cực), Engagement (Dấn thân), Relationships (Những mối quan hệ), Meaning (Ý nghĩa), và Accomplishment (Thành tựu).
Khi bạn quan tâm đến ý nghĩa thì sự tích cực có cách để quan tâm đến bản thân nó. Nói cách khác, bạn không cần phải phấn đấu để được hạnh phúc và sưu tập tất cả những kiểu kinh nghiệm “hạnh phúc” hướng ngoại đó. Thay vào đó, khi bạn dấn thân vào những công việc ý nghĩa trong thời điểm hiện tại, đặc biệt là những việc có lợi cho người khác, thì những cảm xúc tích cực tự nhiên sẽ xuất hiện.
Cách giải thích về hạnh phúc của Phật có thể được nắm bắt đúng nhất bởi thuật ngữ ‘tính bình thản’. Bình thản nói về sự hiện diện ở đó giữa sự việc, mà không cần sự việc phải khác đi. Bình thản đem đến sự chấp nhận và hứng thú với những gì đang xảy ra ngay lúc này.
Từ quan điểm này, bạn có thể “hạnh phúc” ngay cả khi sự việc không diễn ra tốt đẹp. Bạn tìm thấy một sự tự do to lớn trong khả năng trở nên bình thản. Có lẽ đây là lí do tại sao Phật luôn luôn có nụ cười nửa miệng hài lòng trên khuôn mặt của ông ấy.
Phật không cần sự phấn khích, những sự rộn ràng và “những thời điểm tốt đẹp” để được hạnh phúc. Hạnh phúc của ông ấy là một sự mãn nguyện trong yên lặng tồn tại trong mọi khoảnh khắc, bất kể điều gì đã xảy ra. Những người hướng nội, giống như đức Phật, đã tiếp cận được với một kinh nghiệm nội tâm phong phú. Chúng ta cần học cách tránh không để cho sự mãnh liệt nội tâm đó trở nên ám ảnh, nghiền ngẫm và lo lắng.
Chúng ta có thể nắm bắt được khía cạnh của bản chất-Phật này của chúng ta khi chúng ta mở rộng định nghĩa hạnh phúc của chúng ta vượt ra ngoài một kiểu hưng phấn cao, theo kiểu hướng ngoại và tính đến những cảm xúc dựa vào tính hướng nội, có mức độ hưng phấn thấp.
Hạnh phúc nằm trong sự bình an, hài lòng và đánh giá cao mọi thứ đang diễn ra xung quanh chúng ta trong mọi khoảnh khắc. Phiên bản này của hạnh phúc là có sẵn, thiết thực và lâu dài hơn.
Nguồn
Are Extroverts Really Happier?
Redefining happiness for introverts and extroverts
Published on November 26, 2013 by Arnie Kozak, Ph.D. in The Buddha Was an Introvert
PsychologyToday