phukiennhat
Banned
- Xu
- 0
Trong nhiều bài kinh chúng ta cũng thường thấy hình ảnh đức Phật bị bệnh tật, bị thọ bệnh. Đúng vậy đã có thân thì phải có bệnh.
Vậy bệnh từ đâu đến? đức Phật dạy bệnh tật cũng do nhân quả sinh ra, do nghiệp lực tác thành. Sau khi đọc qua bài Kinh Miếng Đá Vụn, chúng ta sẽ thấy được một hình ảnh mô tả rất cụ thể và sinh động về một sự việc xảy ra khi chân của Thế Tôn bị miếng đá bể đâm phải vào chân.
Đó là một sự việc rất thường tình, rất bình thường, rất giản dị của đức Phật trong những lúc Ngài bị những chướng ngại ác pháp của môi trường nhân quả tấn công vào xác thân vô thường.
Những lần đức Phật bị những cảm thọ trên cái thân tứ đại vô thường này, thì tâm tư của Thế Tôn không hờ biểu lộ một chút sợ hãi hoặc lo lắng gì cả.
Về thân thì những cảm thọ rất đau đớn khốc liệt đang hoành hành liên tục hiện hữu trên xác thân của Phật, mà về tâm thì Thế Tôn chỉ hướng đến đó là chính niệm tỉnh giác. Chúng ta hãy xem cách thức, phương pháp đức Phật làm chủ vượt qua những cảm thọ của bệnh tật “Cảm thọ Thế Tôn mãnh liệt. Thân cảm thọ khổ đau, nhói đau, nhức nhối, khốc liệt, không khoái tâm, không thích thú. Nhưng Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn chịu, không phiền não”.
Phương pháp mà đức Phật làm chủ bệnh, vượt qua bệnh tật đó là Phật chỉ dùng phương pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác. Trên thân này dù cảm thọ đau đớn khốc liệt đến đâu thì Ngài vẫn không hờ sợ hãi, vẫn không hờ lo lắng, vẫn không hờ bị tác động, vẫn không hờ bị chi phối bởi những cảm giác, cảm thọ đau đớn khốc liệt đang hiện hữu trên thân của Ngài.
Đời sống sinh hoạt của đức Phật rất bình thường. Hằng ngày, đức Phật vẫn sống một đời sống phạm hạnh trong sạch hoàn toàn. Sống với ba y một bát, ngày ăn một bữa, không cất giữ tiền bạc, đức Phật là một du tăng khất sĩ nên không có nơi nào là chùa, tịnh xá, để Ngài làm trú xứ lâu dài, Ngài thường đi du tăng từ chỗ này đến chỗ kia để đem giáo pháp giác ngộ sự thật của khổ đau đến cho chúng sanh có đầy đủ nhân duyên tiếp nhận chánh pháp.
Qua đó chúng ta cũng thấy rõ ràng sinh hoạt thường nhật của Phật rất giản dị bình thường. Cứ mỗi buổi sáng Phật vào làng khất thực xin ăn, khi dùng cơm xong Ngài đi rửa bình bát, rồi Ngài đi kinh hành thư giãn, nghỉ ngơi để cho cái thân xả nghĩ.
Đến đầu giờ buổi chiều, buổi tối, khuya. Ngài thường giảng dạy thuyết pháp về giáo lý trung đạo như giáo lý nhân quả, giáo lý vô thường vô ngã, Tứ Diệu đế, thập nhị nhân duyên, Bát chánh đạo, ngũ căn, ngũ lực, tứ chánh cần, tứ như ý túc, tứ niệm xứ và bảy bồ đề phần. Ngài nói pháp giảng dạy cho các hàng đệ tử xuất gia, cư sĩ tại gia hoặc thuyết pháp cho những ai (ngoại đạo bà la môn) có nhu cầu muốn nghe pháp hoặc chất vấn, cho dù có một người muốn đến thưa hỏi pháp thì Ngài vẫn thuyết pháp. Đức Phật thuyết những pháp mình đã tu tập, đã chứng ngộ từ sơ thiện, trung thiện và hậu thiện trình bày đầy đủ ý nghĩa rõ ràng mạch lạc và nêu rõ phạm hạnh một cách trong sạch thanh tịnh hoàn toàn.
Có một hình ảnh rất giản dị đến nỗi chúng ta cảm nhận rằng đức Thế Tôn là một người rất gần gũi, và thực tế. Mỗi khi bị bệnh tật đau nhức thì Ngài trải y nằm kiết tường với tâm tư luôn luôn chánh niệm tỉnh giác “Rồi Thế Tôn cho trải áo Sanghàti (Tăng-già-lê) xếp tư lại, nằm xuống phía hông bên phải như dáng điệu con sư tử, chân đặt trên chân, chánh niệm tỉnh giác”.
Xem thêm các tin tức mới nhất tại trang thông tin trực tuyến : vnol.vn
Vậy bệnh từ đâu đến? đức Phật dạy bệnh tật cũng do nhân quả sinh ra, do nghiệp lực tác thành. Sau khi đọc qua bài Kinh Miếng Đá Vụn, chúng ta sẽ thấy được một hình ảnh mô tả rất cụ thể và sinh động về một sự việc xảy ra khi chân của Thế Tôn bị miếng đá bể đâm phải vào chân.
Đó là một sự việc rất thường tình, rất bình thường, rất giản dị của đức Phật trong những lúc Ngài bị những chướng ngại ác pháp của môi trường nhân quả tấn công vào xác thân vô thường.
Những lần đức Phật bị những cảm thọ trên cái thân tứ đại vô thường này, thì tâm tư của Thế Tôn không hờ biểu lộ một chút sợ hãi hoặc lo lắng gì cả.
Về thân thì những cảm thọ rất đau đớn khốc liệt đang hoành hành liên tục hiện hữu trên xác thân của Phật, mà về tâm thì Thế Tôn chỉ hướng đến đó là chính niệm tỉnh giác. Chúng ta hãy xem cách thức, phương pháp đức Phật làm chủ vượt qua những cảm thọ của bệnh tật “Cảm thọ Thế Tôn mãnh liệt. Thân cảm thọ khổ đau, nhói đau, nhức nhối, khốc liệt, không khoái tâm, không thích thú. Nhưng Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn chịu, không phiền não”.
Phương pháp mà đức Phật làm chủ bệnh, vượt qua bệnh tật đó là Phật chỉ dùng phương pháp Chánh Niệm Tỉnh Giác. Trên thân này dù cảm thọ đau đớn khốc liệt đến đâu thì Ngài vẫn không hờ sợ hãi, vẫn không hờ lo lắng, vẫn không hờ bị tác động, vẫn không hờ bị chi phối bởi những cảm giác, cảm thọ đau đớn khốc liệt đang hiện hữu trên thân của Ngài.
Đời sống sinh hoạt của đức Phật rất bình thường. Hằng ngày, đức Phật vẫn sống một đời sống phạm hạnh trong sạch hoàn toàn. Sống với ba y một bát, ngày ăn một bữa, không cất giữ tiền bạc, đức Phật là một du tăng khất sĩ nên không có nơi nào là chùa, tịnh xá, để Ngài làm trú xứ lâu dài, Ngài thường đi du tăng từ chỗ này đến chỗ kia để đem giáo pháp giác ngộ sự thật của khổ đau đến cho chúng sanh có đầy đủ nhân duyên tiếp nhận chánh pháp.
Qua đó chúng ta cũng thấy rõ ràng sinh hoạt thường nhật của Phật rất giản dị bình thường. Cứ mỗi buổi sáng Phật vào làng khất thực xin ăn, khi dùng cơm xong Ngài đi rửa bình bát, rồi Ngài đi kinh hành thư giãn, nghỉ ngơi để cho cái thân xả nghĩ.
Đến đầu giờ buổi chiều, buổi tối, khuya. Ngài thường giảng dạy thuyết pháp về giáo lý trung đạo như giáo lý nhân quả, giáo lý vô thường vô ngã, Tứ Diệu đế, thập nhị nhân duyên, Bát chánh đạo, ngũ căn, ngũ lực, tứ chánh cần, tứ như ý túc, tứ niệm xứ và bảy bồ đề phần. Ngài nói pháp giảng dạy cho các hàng đệ tử xuất gia, cư sĩ tại gia hoặc thuyết pháp cho những ai (ngoại đạo bà la môn) có nhu cầu muốn nghe pháp hoặc chất vấn, cho dù có một người muốn đến thưa hỏi pháp thì Ngài vẫn thuyết pháp. Đức Phật thuyết những pháp mình đã tu tập, đã chứng ngộ từ sơ thiện, trung thiện và hậu thiện trình bày đầy đủ ý nghĩa rõ ràng mạch lạc và nêu rõ phạm hạnh một cách trong sạch thanh tịnh hoàn toàn.
Có một hình ảnh rất giản dị đến nỗi chúng ta cảm nhận rằng đức Thế Tôn là một người rất gần gũi, và thực tế. Mỗi khi bị bệnh tật đau nhức thì Ngài trải y nằm kiết tường với tâm tư luôn luôn chánh niệm tỉnh giác “Rồi Thế Tôn cho trải áo Sanghàti (Tăng-già-lê) xếp tư lại, nằm xuống phía hông bên phải như dáng điệu con sư tử, chân đặt trên chân, chánh niệm tỉnh giác”.
Xem thêm các tin tức mới nhất tại trang thông tin trực tuyến : vnol.vn
Sửa lần cuối: