Trước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
Nhưng nếu tôi hoài nghi một chút về cái lẽ tự nhiên trên, tôi sẽ hỏi: Tôi không thể hỏi về vật lý, về cái bàn như hỏi về triết học không? Nói cách khác câu hỏi về vật lý, về cái bàn có cùng thuộc về một loại câu hỏi với câu hỏi về triết học không? Nêu lên thắc mắc trên, tôi thấy không con chú ý đến điều tôi hỏi, mà phải chú ý tới chính việc hỏi.
Trước đây, khi tôi hỏi: cái bàn là gì, tôi chỉ chú ý tới điều tôi hỏi về vật đó. Tôi hỏi anh cái bàn là gì? Như thể người hỏi, việc hỏi là những chỗ tựa vững chắc, những điểm chắc chắn, hiển nhiên, không thành vấn đề và chỉ được người hỏi hay vật bị hỏi là vấn đề thắc mắc. Đôi khi câu hỏi và việc hỏi chỉ là một cớ, một dịp để tôi làm quen, bắt chuyện với người tôi hỏi.
Nói cách khác, khi tôi hỏi, thái độ tra hỏi của tôi dựa trên một số những tiền đề được coi là hiển nhiên, đã hẳn là thế, không cần chứng minh vì không gây thắc mắc.
Nhưng bây giờ, sau khi tôi đã biết(trước đây không biết) rằng khi tôi hỏi, tôi thường dựa trên những tiền đề được coi là hiển nhiên tôi bắt đầu hoài nghi cả những tiền đề đó và đặt chúng thành vấn đề, nỗi niềm thắc mắc của tôi. Tôi suy nghĩ: tôi là người hỏi việc này, sự kia, nhưng tôi có được hỏi không, có thể hỏi không và nếu có thể hỏi thì phải chăng có thể hỏi mọi sự như nhau không?
Rồi tôi hỏi, nhưng chính việc hỏi là gì? Trước đây khi hỏi, tôi đã coi việc hỏi như là đã có một ý nghĩa nhất định, một công dụng rõ rệt, đó là một hình thức chung để tìm hiểu bất cứ một công việc gì, điều gì tôi chưa biết và do đó có thể dùng để tìm hiểu cả triết học. Nhưng bây giờ, tôi phải thắc mắc, không phải về ý nghĩa điều tôi muốn hỏi mà là về nghĩa của chính việc hỏi. Tôi hỏi cái này, cái kia nhưng hỏi là gì?
Cái này là cái gì?
Cái gì là cái gì?
Triết học là gì?
Là gì là gì?
Khi hỏi triết học là gì? Câu hỏi nhằm vào triết học nhưng phải chăng triết học là thắc mắc về chính câu hỏi, là hỏi ngay việc hỏi: hỏi là gì và do đó tìm hiểu câu hỏi là tìm hiểu triết học là gì? Thắc mắc về chính việc hỏi, vì việc hỏi bao hàm những yếu tố, những điều kiện cấu tạo đưa đến những loại câu hỏi có những nghĩa khác nhau. Trong câu hỏi, tôi phải xem xét cách đặt câu hỏi, vị trí của người hỏi, vị trí của người được hỏi, vị trí và bản chất của sự kiện, sự vật tôi hỏi, mục đích việc hỏi, nền tảng câu hỏi…
Triết học là lý tưởng nhận thức về nền tảng. Khi ta đứng trên một ngọn đồi, ta chỉ chú ý nhìn cảnh vật chung quanh và thắc mắc về những người vật ở trước mặt mà không thắc mắc về đất đứng ở dưới chân như thế đó là nền vững chãi. Nhưng giả sử đất chỗ ta đứng lún, lở như sắp ném ta xuống vực sâu, ta phải băn khoăn thắc mắc về chỗ ta đứng, là nền tảng, quan điểm, từ đó ta nhìn về cuộc đời trước mặt.
Cũng vậy, khi ta hỏi ta chỉ để ý đến điều ta hỏi và không thắc mắc về chính câu hỏi như nền tảng, chỗ đứng vững chãi để ta hỏi về người ngày điều kia. Bây giờ phải thắc mắc về chính câu hỏi và đi dần vào những thắc mắc đụng chạm đến nền tảng đó là suy luận triết học.
Khi tôi hỏi cái này là gì? Hoặc tôi hỏi người khác hoặc tôi đặt ra cho mình tôi như một vấn đề cần phải giải quyết. Trả lời cái bàn. Cái bàn là một tiếng để gọi tên một sự vật. Nhưng cái bàn là gì? Câu hỏi nhằm tìm hiểu sự vật như là một khác biệt với những sự vật không phải là nó: Cái bàn khác cái bút. Cái xác định sự khác biệt giữa các sự vật là những đặc điểm, tính chất riêng tư của mỗi sự vật, gọi bằng một danh từ chuyên môn thì cái khác biệt là yếu tính của sự vật đó, yếu tính của cái bàn là cái mà không có cái đó, cái bàn không còn phải là cái bàn nữa.
Nhưng sở dĩ tôi có thể hỏi về cái bàn, vì nó là một sự vật, một đồ dùng khác tôi, ở ngoài tôi, và tôi, người hỏi, đứng trước vật tôi tra hỏi. Vậy tôi chỉ có thể tìm hiểu một sự vật nếu tôi không phải là vật tôi muốn tìm hiểu. Giữa tôi và sự vật phải có một quảng cách tối thiểu để tôi có thể nhìn thấy nó và quan sát nó. Vì đã rõ nếu tôi đồng hóa với sự vật thì không thể thấy và do đó không thể tra hỏi được.
Hơn nữa tôi cũng chỉ hỏi vì chưa biết. Bất cứ câu hỏi nào cũng bao hàm cái chưa biết. Vì nếu biết rồi thì không cần hỏi, tìm kiếm gì nữa. Nhưng nếu tôi không biết gì hết mù tịt thì cũng không thể thắc mắc tra hỏi.
Khi đứng trước cái bàn, tôi biết có cái bàn, tôi thấy nó trước mặt nhưng chưa biết nó là gì, làm bằng gì của ai, giá bao nhiêu. Vậy câu hỏi là con đường tìm kiếm cái chưa biết từ những cái đã biết.
Những cái chưa biết có phải là cái mới biết, hoàn toàn chưa bao giờ biết hay chỉ là cái đã biết bị bỏ quên? Nếu cho rằng cái chưa biết là cái hoàn toàn mới biết và nhận thức là đi từ cái đã biết bị bỏ quên? Nếu cho rằng cái chưa biết là cái hoàn toàn mới biết và nhận thức là đi từ cái đã biết đến cái chưa biết thì đó là công nhận có sự tiến bộ tri thức. Trái lại nếu cho rằng cái chưa biết chỉ là cái đã biết bị bỏ quên đó, không phải tìm ra cái biết mới. Từ thuở xưa, Platon đã đưa ra một luận chứng để biện hộ cho thuyết hồi tưởng của ông: “Không thể tìm điều người ta đã biết hay cái người ta không biết gì hết, điều người ta biết, không cần phải tìm nữa, còn điều người ta không biết người ta không thể đi tìm được vì sự tìm không có đối tượng và giả sử tình cờ người ta thấy, người ta cũng sẽ không biết rằng đó là điều người ta không biết”.
Nói cách khác, với Platon, ta không thể triết lý, nếu như đã không ở trong triết lý đã biết triết lý, vì làm sao có thể thắc mắc về triết học, tra hỏi về triết học, nếu không biết gì về triết học, làm sao người ta có thể đi tìm cái gì, nếu như thể đã không tìm thấy, vì nếu không biết gì hết thì không thể tìm. Vậy triết học phải chăng chỉ là nhớ lại cái đã biết, đã sống, cái vẫn có đó, ở trong ta, ta ở trong đó, nhưng đã trở thành xa lạ, cái chưa biết vì ta bỏ quên nó?
Trong trường hợp câu hỏi nhằm tìm hiểu sự vật thì hỏi tức là đặt vấn đề có tính cách hoàn toàn trí thức. Vấn đề kim khí giãn co, vấn đề rơi của một vật nặng, vấn đề nước đông thành đá, băng…
Đặt thành vấn đề liên quan đến thế giới bên ngoài là tính cách ở ngoài tôi, tôi bắt gặp trên đường đi của tôi, khi giải quyết xong , không còn vấn đề và tôi có thêm một kiến thức mới về sự kiện đã gặp.
Do đó vấn đề là một câu hỏi đặt ra về sự vật và vị trí của người hỏi bao giờ cũng là đứng trước sự vật, như thể đang bắt gặp một vật ngăn cản đường và cần phải tìm cách giải tỏa.
“Tôi có vấn đề cần giải quyết khi tôi làm việc trên những dữ kiện của vấn đề, những dữ kiện này ở ngoài tôi, chúng còn ở tình trạng lộn xộn và tôi có nhiệm vụ xếp đặt chúng vào một trật tự để thỏa mãn những đòi hỏi của tư tưởng. Khi công việc đó xong xuôi, thế là vấn đề được giải quyết. Còn tôi là người làm công việc đó, tôi ở ngoài vấn đề trên”(1)
Vấn đề là một cái gì người ta gặp chắn ngang đường. Nó đứng sừng sững trước mặt tôi… Đó là một cái gì mà lý trí đụng tới như trán vấp phải hòn đá”(2)
Bây giờ đứng trước một người. Chẳng hạn anh X, tôi nhận xét: Anh X là một người và tôi hỏi: người là gì? Câu hỏi này khác hẳn: cái bàn là gì? Vì trong trường hợp sự vật tôi luôn đứng trước con người như một vật gì ở trước mặt tôi, như một đối tượng khách quan, mà lại lẫn lộn hòa đồng với điều tôi tra hỏi vì tôi, người tra hỏi cũng là người. Do đó câu hỏi: “người là gì?” đưa tới “tôi là gì?”.
Vậy hỏi về con người khác hẳn hỏi về sự vật. Vị trí của người hỏi không còn phải là vị trí đứng trước, mặt đối mặt, cách quãng đối với vật mình như đứng trước cái bàn mà là vị trí ở trong câu hỏi, là câu hỏi. Tôi, người tra hỏi, trở thành một vấn đề cho chính tôi. Tôi ở trong vấn đề tôi muốn hỏi, tôi là vấn đề tôi hỏi.
Cái bàn là gì? Người là gì? Tôi là gì?
Người hỏi: sự vật, vấn đề. Người hỏi vấn đề.
Khi tôi hỏi cái bàn là gì, tuy tôi chưa biết nó là gì, nhưng ít ra tôi cũng biết chắc nó ở một vị trí nhất định trong không gian, nghĩa là chiếm một khoảng trống nào đó, là một sự vật đơn biệt, cụ thể và tôi, người hỏi về cái bàn, tôi đứng trước nó, có thể thấy nó vì nó khác tôi, không phải là tôi.
Còn khi tôi hỏi: người là gì, tôi là gì, không những tôi chưa biết người là gì, tôi là gì mà còn không biết vị trí của người, của tôi ở đâu nhất định, để có thể nhìn thấy mà tìm hiểu, vì chính tôi, người hỏi, ở trong câu hỏi nghĩa là còn chưa biết.
G. Marcel dùng chữ huyền nhiệm (mystere) để gọi một vấn đề mà người đặt vấn đề ở trong vấn đề, trở thành vấn đề.
Huyền nhiệm là một vấn đề dẫm chân lên chính những dữ kiện của vấn đề xâm nhập vào những dữ kiện và vượt khỏi vấn đề(1)
Nói cách khác, chính những dữ kiện là yếu tố đã biết để có thể từ đó đặt vấn đề, tìm hiểu cái chưa biết, thì trở thành yếu tố chưa biết, trở thành vấn đề.
Khi tôi hỏi, cái bàn là gì, vị trí của tôi, người hỏi và vị trí của cái bàn là là những dữ kiện đã biết để tôi có thể dựa vào đó mà hỏi về công dụng, giá tiền của cái bàn là yếu tố chưa biết.
Trái lại khi hỏi: Tôi là gì? Thì quả thật vấn đề đã dẫm chân lên dữ kiện, vì chỗ đứng, vị trí của người hỏi cũng trở thành vấn đề, yếu tố chưa biết.
Giữa vấn đề và huyền nhiệm có một khác biệt thiết yếu này “vấn đề là cái gì mà tôi gặp, tôi tìm thấy nó đứng trước tôi và do đó tôi có thể nắm lấy nó, giản lược nó trong khi huyền nhiệm là cái gì chính tôi ở trong đó và do đó chỉ có thể quan niệm như một trái cầu mà sự phân biệt cái trong tôi và cái trước tôi đã mất hết ý nghĩa và giá trị khởi thủy. Đặc tính của huyền nhiệm là không hoàn toàn ở trước mặt tôi”(2)
Nhưng nếu tôi hoài nghi một chút về cái lẽ tự nhiên trên, tôi sẽ hỏi: Tôi không thể hỏi về vật lý, về cái bàn như hỏi về triết học không? Nói cách khác câu hỏi về vật lý, về cái bàn có cùng thuộc về một loại câu hỏi với câu hỏi về triết học không? Nêu lên thắc mắc trên, tôi thấy không con chú ý đến điều tôi hỏi, mà phải chú ý tới chính việc hỏi.
Trước đây, khi tôi hỏi: cái bàn là gì, tôi chỉ chú ý tới điều tôi hỏi về vật đó. Tôi hỏi anh cái bàn là gì? Như thể người hỏi, việc hỏi là những chỗ tựa vững chắc, những điểm chắc chắn, hiển nhiên, không thành vấn đề và chỉ được người hỏi hay vật bị hỏi là vấn đề thắc mắc. Đôi khi câu hỏi và việc hỏi chỉ là một cớ, một dịp để tôi làm quen, bắt chuyện với người tôi hỏi.
Nói cách khác, khi tôi hỏi, thái độ tra hỏi của tôi dựa trên một số những tiền đề được coi là hiển nhiên, đã hẳn là thế, không cần chứng minh vì không gây thắc mắc.
Nhưng bây giờ, sau khi tôi đã biết(trước đây không biết) rằng khi tôi hỏi, tôi thường dựa trên những tiền đề được coi là hiển nhiên tôi bắt đầu hoài nghi cả những tiền đề đó và đặt chúng thành vấn đề, nỗi niềm thắc mắc của tôi. Tôi suy nghĩ: tôi là người hỏi việc này, sự kia, nhưng tôi có được hỏi không, có thể hỏi không và nếu có thể hỏi thì phải chăng có thể hỏi mọi sự như nhau không?
Rồi tôi hỏi, nhưng chính việc hỏi là gì? Trước đây khi hỏi, tôi đã coi việc hỏi như là đã có một ý nghĩa nhất định, một công dụng rõ rệt, đó là một hình thức chung để tìm hiểu bất cứ một công việc gì, điều gì tôi chưa biết và do đó có thể dùng để tìm hiểu cả triết học. Nhưng bây giờ, tôi phải thắc mắc, không phải về ý nghĩa điều tôi muốn hỏi mà là về nghĩa của chính việc hỏi. Tôi hỏi cái này, cái kia nhưng hỏi là gì?
Cái này là cái gì?
Cái gì là cái gì?
Triết học là gì?
Là gì là gì?
Khi hỏi triết học là gì? Câu hỏi nhằm vào triết học nhưng phải chăng triết học là thắc mắc về chính câu hỏi, là hỏi ngay việc hỏi: hỏi là gì và do đó tìm hiểu câu hỏi là tìm hiểu triết học là gì? Thắc mắc về chính việc hỏi, vì việc hỏi bao hàm những yếu tố, những điều kiện cấu tạo đưa đến những loại câu hỏi có những nghĩa khác nhau. Trong câu hỏi, tôi phải xem xét cách đặt câu hỏi, vị trí của người hỏi, vị trí của người được hỏi, vị trí và bản chất của sự kiện, sự vật tôi hỏi, mục đích việc hỏi, nền tảng câu hỏi…
Triết học là lý tưởng nhận thức về nền tảng. Khi ta đứng trên một ngọn đồi, ta chỉ chú ý nhìn cảnh vật chung quanh và thắc mắc về những người vật ở trước mặt mà không thắc mắc về đất đứng ở dưới chân như thế đó là nền vững chãi. Nhưng giả sử đất chỗ ta đứng lún, lở như sắp ném ta xuống vực sâu, ta phải băn khoăn thắc mắc về chỗ ta đứng, là nền tảng, quan điểm, từ đó ta nhìn về cuộc đời trước mặt.
Cũng vậy, khi ta hỏi ta chỉ để ý đến điều ta hỏi và không thắc mắc về chính câu hỏi như nền tảng, chỗ đứng vững chãi để ta hỏi về người ngày điều kia. Bây giờ phải thắc mắc về chính câu hỏi và đi dần vào những thắc mắc đụng chạm đến nền tảng đó là suy luận triết học.
Khi tôi hỏi cái này là gì? Hoặc tôi hỏi người khác hoặc tôi đặt ra cho mình tôi như một vấn đề cần phải giải quyết. Trả lời cái bàn. Cái bàn là một tiếng để gọi tên một sự vật. Nhưng cái bàn là gì? Câu hỏi nhằm tìm hiểu sự vật như là một khác biệt với những sự vật không phải là nó: Cái bàn khác cái bút. Cái xác định sự khác biệt giữa các sự vật là những đặc điểm, tính chất riêng tư của mỗi sự vật, gọi bằng một danh từ chuyên môn thì cái khác biệt là yếu tính của sự vật đó, yếu tính của cái bàn là cái mà không có cái đó, cái bàn không còn phải là cái bàn nữa.
Nhưng sở dĩ tôi có thể hỏi về cái bàn, vì nó là một sự vật, một đồ dùng khác tôi, ở ngoài tôi, và tôi, người hỏi, đứng trước vật tôi tra hỏi. Vậy tôi chỉ có thể tìm hiểu một sự vật nếu tôi không phải là vật tôi muốn tìm hiểu. Giữa tôi và sự vật phải có một quảng cách tối thiểu để tôi có thể nhìn thấy nó và quan sát nó. Vì đã rõ nếu tôi đồng hóa với sự vật thì không thể thấy và do đó không thể tra hỏi được.
Hơn nữa tôi cũng chỉ hỏi vì chưa biết. Bất cứ câu hỏi nào cũng bao hàm cái chưa biết. Vì nếu biết rồi thì không cần hỏi, tìm kiếm gì nữa. Nhưng nếu tôi không biết gì hết mù tịt thì cũng không thể thắc mắc tra hỏi.
Khi đứng trước cái bàn, tôi biết có cái bàn, tôi thấy nó trước mặt nhưng chưa biết nó là gì, làm bằng gì của ai, giá bao nhiêu. Vậy câu hỏi là con đường tìm kiếm cái chưa biết từ những cái đã biết.
Những cái chưa biết có phải là cái mới biết, hoàn toàn chưa bao giờ biết hay chỉ là cái đã biết bị bỏ quên? Nếu cho rằng cái chưa biết là cái hoàn toàn mới biết và nhận thức là đi từ cái đã biết bị bỏ quên? Nếu cho rằng cái chưa biết là cái hoàn toàn mới biết và nhận thức là đi từ cái đã biết đến cái chưa biết thì đó là công nhận có sự tiến bộ tri thức. Trái lại nếu cho rằng cái chưa biết chỉ là cái đã biết bị bỏ quên đó, không phải tìm ra cái biết mới. Từ thuở xưa, Platon đã đưa ra một luận chứng để biện hộ cho thuyết hồi tưởng của ông: “Không thể tìm điều người ta đã biết hay cái người ta không biết gì hết, điều người ta biết, không cần phải tìm nữa, còn điều người ta không biết người ta không thể đi tìm được vì sự tìm không có đối tượng và giả sử tình cờ người ta thấy, người ta cũng sẽ không biết rằng đó là điều người ta không biết”.
Nói cách khác, với Platon, ta không thể triết lý, nếu như đã không ở trong triết lý đã biết triết lý, vì làm sao có thể thắc mắc về triết học, tra hỏi về triết học, nếu không biết gì về triết học, làm sao người ta có thể đi tìm cái gì, nếu như thể đã không tìm thấy, vì nếu không biết gì hết thì không thể tìm. Vậy triết học phải chăng chỉ là nhớ lại cái đã biết, đã sống, cái vẫn có đó, ở trong ta, ta ở trong đó, nhưng đã trở thành xa lạ, cái chưa biết vì ta bỏ quên nó?
Trong trường hợp câu hỏi nhằm tìm hiểu sự vật thì hỏi tức là đặt vấn đề có tính cách hoàn toàn trí thức. Vấn đề kim khí giãn co, vấn đề rơi của một vật nặng, vấn đề nước đông thành đá, băng…
Đặt thành vấn đề liên quan đến thế giới bên ngoài là tính cách ở ngoài tôi, tôi bắt gặp trên đường đi của tôi, khi giải quyết xong , không còn vấn đề và tôi có thêm một kiến thức mới về sự kiện đã gặp.
Do đó vấn đề là một câu hỏi đặt ra về sự vật và vị trí của người hỏi bao giờ cũng là đứng trước sự vật, như thể đang bắt gặp một vật ngăn cản đường và cần phải tìm cách giải tỏa.
“Tôi có vấn đề cần giải quyết khi tôi làm việc trên những dữ kiện của vấn đề, những dữ kiện này ở ngoài tôi, chúng còn ở tình trạng lộn xộn và tôi có nhiệm vụ xếp đặt chúng vào một trật tự để thỏa mãn những đòi hỏi của tư tưởng. Khi công việc đó xong xuôi, thế là vấn đề được giải quyết. Còn tôi là người làm công việc đó, tôi ở ngoài vấn đề trên”(1)
Vấn đề là một cái gì người ta gặp chắn ngang đường. Nó đứng sừng sững trước mặt tôi… Đó là một cái gì mà lý trí đụng tới như trán vấp phải hòn đá”(2)
Bây giờ đứng trước một người. Chẳng hạn anh X, tôi nhận xét: Anh X là một người và tôi hỏi: người là gì? Câu hỏi này khác hẳn: cái bàn là gì? Vì trong trường hợp sự vật tôi luôn đứng trước con người như một vật gì ở trước mặt tôi, như một đối tượng khách quan, mà lại lẫn lộn hòa đồng với điều tôi tra hỏi vì tôi, người tra hỏi cũng là người. Do đó câu hỏi: “người là gì?” đưa tới “tôi là gì?”.
Vậy hỏi về con người khác hẳn hỏi về sự vật. Vị trí của người hỏi không còn phải là vị trí đứng trước, mặt đối mặt, cách quãng đối với vật mình như đứng trước cái bàn mà là vị trí ở trong câu hỏi, là câu hỏi. Tôi, người tra hỏi, trở thành một vấn đề cho chính tôi. Tôi ở trong vấn đề tôi muốn hỏi, tôi là vấn đề tôi hỏi.
Cái bàn là gì? Người là gì? Tôi là gì?
Người hỏi: sự vật, vấn đề. Người hỏi vấn đề.
Khi tôi hỏi cái bàn là gì, tuy tôi chưa biết nó là gì, nhưng ít ra tôi cũng biết chắc nó ở một vị trí nhất định trong không gian, nghĩa là chiếm một khoảng trống nào đó, là một sự vật đơn biệt, cụ thể và tôi, người hỏi về cái bàn, tôi đứng trước nó, có thể thấy nó vì nó khác tôi, không phải là tôi.
Còn khi tôi hỏi: người là gì, tôi là gì, không những tôi chưa biết người là gì, tôi là gì mà còn không biết vị trí của người, của tôi ở đâu nhất định, để có thể nhìn thấy mà tìm hiểu, vì chính tôi, người hỏi, ở trong câu hỏi nghĩa là còn chưa biết.
G. Marcel dùng chữ huyền nhiệm (mystere) để gọi một vấn đề mà người đặt vấn đề ở trong vấn đề, trở thành vấn đề.
Huyền nhiệm là một vấn đề dẫm chân lên chính những dữ kiện của vấn đề xâm nhập vào những dữ kiện và vượt khỏi vấn đề(1)
Nói cách khác, chính những dữ kiện là yếu tố đã biết để có thể từ đó đặt vấn đề, tìm hiểu cái chưa biết, thì trở thành yếu tố chưa biết, trở thành vấn đề.
Khi tôi hỏi, cái bàn là gì, vị trí của tôi, người hỏi và vị trí của cái bàn là là những dữ kiện đã biết để tôi có thể dựa vào đó mà hỏi về công dụng, giá tiền của cái bàn là yếu tố chưa biết.
Trái lại khi hỏi: Tôi là gì? Thì quả thật vấn đề đã dẫm chân lên dữ kiện, vì chỗ đứng, vị trí của người hỏi cũng trở thành vấn đề, yếu tố chưa biết.
Giữa vấn đề và huyền nhiệm có một khác biệt thiết yếu này “vấn đề là cái gì mà tôi gặp, tôi tìm thấy nó đứng trước tôi và do đó tôi có thể nắm lấy nó, giản lược nó trong khi huyền nhiệm là cái gì chính tôi ở trong đó và do đó chỉ có thể quan niệm như một trái cầu mà sự phân biệt cái trong tôi và cái trước tôi đã mất hết ý nghĩa và giá trị khởi thủy. Đặc tính của huyền nhiệm là không hoàn toàn ở trước mặt tôi”(2)