[f=800]https://d.violet.vn/uploads/resources/225/2635328/preview.swf[/f]
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
(Đáp án – Thang điểm có 03 trang)
Câu Đáp án Điểm
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)
(2,0 điểm)
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đã tác động như
thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?
- Từ năm 1919 đến năm 1929, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai. Điểm nổi bật là tư bản Pháp đẩy mạnh đầu tư vốn sang thuộc địa, nhiều nhất là đầu tư vào nông nghiệp, chủ yếu là cao su.
- Công nghiệp được mở rộng quy mô, khai thác mỏ được coi trọng, đặc biệt là mỏ than. Thương mại, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng đều có bước phát triển.
- Thực dân Pháp còn thi hành các biện pháp tăng thuế, do vậy ngân sách Đông Dương tăng lên. Nhìn chung kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới do có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế.
- Cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối. Sự chuyển biến kinh tế chỉ diễn ra có tính chất cục bộ, tình trạng lạc hậu vẫn là phổ biến. Kinh tế Việt Nam bị cột chặt vào kinh tế Pháp, là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
0,50
Từ năm 1919 đến năm 2000, lịch sử Việt Nam đã trải qua những thời kì nào? Khái quát nội dung chính của thời kì lịch sử diễn ra sự kiện quân và dân ta đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp.
Từ năm 1919 đến năm 2000, lịch sử Việt Nam đã trải qua 5 thời kì:
1919 - 1930; 1930 - 1945; 1945 - 1954; 1954 - 1975; 1975 - 2000. 0,50
- Thời kì 1945 - 1954 (từ sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đến
ngày 21 - 7 - 1954), là thời kì diễn ra sự kiện chiến thắng Điện Biên Phủ
năm 1954, đập tan tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của Pháp.
- Sau Cách mạng tháng Tám, tình hình đất nước gặp muôn vàn khó khăn. Nhân dân ta vừa xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết các khó khăn, vừa phải đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản và từ cuối năm 1946 chống thực dân Pháp mở rộng xâm lược.
- Kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), trong đó, nhiệm vụ kháng chiến được đánh dấu bằng những chiến thắng tiêu biểu như Việt Bắc 1947, Biên giới 1950, Đông - Xuân 1953 - 1954, Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954.
Câu Đáp án Điểm
(3,0 điểm)
Cuối tháng 3 - 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã có quyết định gì để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam? Quyết định đó được đề ra dựa trên những cơ sở nào? Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh (4 - 1975).
Quyết định của Bộ Chính trị
- Sau thắng lợi của hai chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị quyết định: “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật
chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5 - 1975)”. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
Cơ sở đề ra quyết định đó
- Cuối năm 1974 - đầu năm 1975, Bộ Chính trị nhấn mạnh “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Sau chiến dịch Tây Nguyên, cuộc kháng chiến của ta đã chuyển sang giai đoạn mới: Từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên sang Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
- Nắm bắt thời cơ chiến lược đến nhanh, Bộ Chính trị có quyết định kịp thời kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam... Sau chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”.
Tóm tắt diễn biến của chiến dịch